top of page

4 cách thực hành vị tha trong cuộc sống hiện tại

Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩa là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lý trí

1. Thực tập tứ vô lượng tâm

  1. Tu tập Từ – Bi – Hỷ – Xả là phương pháp tối ưu giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận. Như vậy, ta sẽ mở rộng lòng, hướng thiện và vị tha hơn. Đây là cách đầu tiên trong 4 cách thực hành vị tha, tiếp theo là:

2. Hiểu nhân – quả

  1. Việc quán nhân duyên, nghiệp báo cũng giúp chúng ta dứt trừ sân hận. Khi nghĩ rằng tất cả những gì xảy đến với chúng ta đều có nhân duyên cả, từ đó chúng ta dễ dàng chấp nhận những điều không như ý. Chúng ta biết rằng thái độ buông xả, chấp nhận trả nghiệp báo và không tiếp tục tạo nhân bất thiện là một thái độ sáng suốt. Còn điều gì quý hơn thấu hiểu Nhân – Quả cuộc đời, đó cũng là một điều quan trọng trong 4 cách thực hành vị tha mà chúng ta nhắc tới.

Quy luật nhân quả là một trong bốn cách thực hành lòng vị tha

3. Hiểu vô thường

Tất cả mọi người đều sẽ bị hủy diệt bởi luật vô thường. Ai rồi cũng sẽ chết, mọi sự hơn thua chẳng có nghĩa lý gì. Tức giận để làm gì? Hơn thì sao? Thua thì sao? Tại sao không để cho lòng thanh thản, sống vui vẻ mà lại gây thêm phiền phức, làm cho cuộc sống bị xáo trộn, bất an. Hãy để dành thời gian, hơi sức làm những việc có ích cho bản thân và cuộc đời. Thấu hiểu vô thường chấp nhận mọi thứ được mất trong thực tại là rất tuyệt vời mà chúng ta đều phải hiểu rõ trong 4 cách thực hành vị tha này.

4. Thực tập chánh niệm

Ý thức rõ cơn giận đang có mặt trong tâm. Việc nhận biết sự hiện diện của cơn giận giúp chúng ta kiểm soát nó trước khi nó chế ngự tâm trí chúng ta. Nếu hướng tâm chú ý đến đối tượng làm cho chúng ta tức giận thì cơn giận trong ta càng thêm lớn. Nhưng nếu hướng tâm vào bên trong, quán sát, theo dõi cơn giận, cảm xúc giận dữ của mình thì cơn giận trong ta sẽ dần dần lắng xuống.

Làm chủ cảm xúc bằng cách thực hiện chánh niệm thường xuyên

Phương pháp quán niệm hơi thở cũng giúp chúng ta làm chủ cơn giận. Mỗi khi tức giận, nên hít thở sâu, hơi thở chậm, đều, êm, nhẹ, để tâm ý tập trung theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. Biện pháp này giúp tâm lý ổn định, chúng ta có được sự bình tĩnh, có bình tĩnh mới đủ sáng suốt để xem xét sự việc và có cách giải quyết, ứng xử phù hợp. Bình tĩnh và làm chủ bản thân, cảm xúc cũng sẽ khiến bạn trở nên bao dung hơn, rộng lòng hơn.

Trước những thử thách của cuộc sống hiện nay, ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có “toà án lương tâm” để định hướng cho hành động của mình.

4 views

4 cách thực hành vị tha trong cuộc sống hiện tại

Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩa là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lý trí

1. Thực tập tứ vô lượng tâm

  1. Tu tập Từ – Bi – Hỷ – Xả là phương pháp tối ưu giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận. Như vậy, ta sẽ mở rộng lòng, hướng thiện và vị tha hơn. Đây là cách đầu tiên trong 4 cách thực hành vị tha, tiếp theo là:

2. Hiểu nhân – quả

  1. Việc quán nhân duyên, nghiệp báo cũng giúp chúng ta dứt trừ sân hận. Khi nghĩ rằng tất cả những gì xảy đến với chúng ta đều có nhân duyên cả, từ đó chúng ta dễ dàng chấp nhận những điều không như ý. Chúng ta biết rằng thái độ buông xả, chấp nhận trả nghiệp báo và không tiếp tục tạo nhân bất thiện là một thái độ sáng suốt. Còn điều gì quý hơn thấu hiểu Nhân – Quả cuộc đời, đó cũng là một điều quan trọng trong 4 cách thực hành vị tha mà chúng ta nhắc tới.

Quy luật nhân quả là một trong bốn cách thực hành lòng vị tha

3. Hiểu vô thường

Tất cả mọi người đều sẽ bị hủy diệt bởi luật vô thường. Ai rồi cũng sẽ chết, mọi sự hơn thua chẳng có nghĩa lý gì. Tức giận để làm gì? Hơn thì sao? Thua thì sao? Tại sao không để cho lòng thanh thản, sống vui vẻ mà lại gây thêm phiền phức, làm cho cuộc sống bị xáo trộn, bất an. Hãy để dành thời gian, hơi sức làm những việc có ích cho bản thân và cuộc đời. Thấu hiểu vô thường chấp nhận mọi thứ được mất trong thực tại là rất tuyệt vời mà chúng ta đều phải hiểu rõ trong 4 cách thực hành vị tha này.

4. Thực tập chánh niệm

Ý thức rõ cơn giận đang có mặt trong tâm. Việc nhận biết sự hiện diện của cơn giận giúp chúng ta kiểm soát nó trước khi nó chế ngự tâm trí chúng ta. Nếu hướng tâm chú ý đến đối tượng làm cho chúng ta tức giận thì cơn giận trong ta càng thêm lớn. Nhưng nếu hướng tâm vào bên trong, quán sát, theo dõi cơn giận, cảm xúc giận dữ của mình thì cơn giận trong ta sẽ dần dần lắng xuống.

Làm chủ cảm xúc bằng cách thực hiện chánh niệm thường xuyên

Phương pháp quán niệm hơi thở cũng giúp chúng ta làm chủ cơn giận. Mỗi khi tức giận, nên hít thở sâu, hơi thở chậm, đều, êm, nhẹ, để tâm ý tập trung theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. Biện pháp này giúp tâm lý ổn định, chúng ta có được sự bình tĩnh, có bình tĩnh mới đủ sáng suốt để xem xét sự việc và có cách giải quyết, ứng xử phù hợp. Bình tĩnh và làm chủ bản thân, cảm xúc cũng sẽ khiến bạn trở nên bao dung hơn, rộng lòng hơn.

Trước những thử thách của cuộc sống hiện nay, ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có “toà án lương tâm” để định hướng cho hành động của mình.

4 views0 comments
bottom of page