top of page

4 nguyên tắc "vàng" giúp hôn nhân bền vững và hạnh phúc

Updated: Oct 3, 2023

Hôn nhân, khác với tình yêu và những cảm xúc rung động nhất thời, nó được xây dựng dựa trên tính cam kết dài lâu, là cam kết của một đời người; và đồng thời cũng mang theo nhiều tinh thần trách nhiệm hơn thảy.


Tuy nhiên về lâu dài, nếu thiếu đi những yếu tố vun bồi cho cảm xúc, tình yêu, hay nói cách khác là sự hòa hợp về tâm hồn của cả hai người, “tính trách nhiệm” trong hôn nhân dần dần sẽ biến thành gánh nặng và thậm chí trở thành “mồ chôn hạnh phúc” như bao người vẫn lo sợ. Hiểu được nỗi đau đó, bài viết sau đây sẽ gợi mở 4 nguyên tắc thiết yếu để xây dựng hôn nhân bền lâu và hạnh phúc:


1. Lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn

Nhà giáo dục người Mỹ - William Arthur Ward từng chia sẻ: “Yêu không chỉ là một danh từ - nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc - nó là quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh.” Thật vậy, nếu muốn hôn nhân hạnh phúc, các bạn còn phải cần đến yếu tố “hiểu và thương”, tức là các bạn phải sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông, và dành cho đối phương một tấm lòng hòa ái.

Bởi nếu thiếu đi sự thấu hiểu và bao dung cho nhau thì tính “trách nhiệm” trong tình yêu lại dần dà trở thành “nghĩa vụ”. Cả hai vì thiếu đi sự thấu hiểu, cảm thông cho nhau nên dần mất đi tiếng nói chung, tư tưởng chung, để rồi trở nên xa cách như thể người dưng cùng nhà.

Cũng vì lẽ đó mà rất nhiều cặp đôi vì “nghĩa vụ” nên vẫn phải chung sống với nhau, nuôi dưỡng con cái cùng nhau mà không hề tìm thấy hạnh phúc và tình yêu thương trong mối quan hệ vợ chồng.

Vợ chồng nắm tay nhau.
Lắng nghe và thấu hiểu cùng với lòng từ bi là chìa khóa cốt lõi để giữ hôn nhân hòa hợp.

Vì vậy, khi gặp những điểm không hòa hợp giữa cả hai, hãy quan sát lại tâm mình và đặt bản thân mình vào góc nhìn của đối phương. Đừng vội sân giận, đừng vội phán xét, cũng đừng cố gắng phân định trắng đen khi những điều bất như ý đã len lỏi khởi sinh.


Những gì cả hai cần làm lúc đó thật lắng tâm và lắng nghe đối phương giãi bày với một tấm lòng từ bi rộng mở, sau cùng hãy đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất dựa trên lợi ích tổng hòa và hạnh phúc gia đình của cả hai. Tuy nhiên, việc thấu hiểu và bao dung cho ưu-nhược điểm của nhau cũng phải dựa trên nền tảng của sự tỉnh thức, nhìn nhận đúng đắn để tình yêu có thể trưởng thành theo con đường hướng thiện.


2. Dành những khoảng thời gian chất lượng cho nhau

Dù cùng chung sống dưới một mái nhà, song nhiều cặp vợ chồng lại thường cảm thấy cáu gắt, khó chịu mỗi khi trò chuyện với nhau. Điều đó khiến cho hôn nhân ngày thêm căng thẳng, không còn tìm thấy điểm đồng thuận trong những cuộc trò chuyện thường ngày. Thử ngẫm lại xem, có phải nguyên nhân tạo nên “bức tường vô hình” cho mối quan hệ đều khởi nguồn từ việc cả hai cố gắng trò chuyện với nhau trong lúc:

  • Mệt mỏi và kiệt sức

  • Bị phân tâm bởi công nghệ

  • Bị phân tâm bởi sở thích giữa cả hai quá khác nhau

  • Để công việc xen vào khoảng thời gian bên gia đình

Nắm tay nhau đi trên bờ biển.
Hãy dành cho "nửa kia" những giây phút thật chất lượng, tức là đừng để những yếu tố khác gây xao nhãng cả hai.

Kỳ thực, việc dành thời gian chất lượng cho nhau cũng giống như việc “lắng nghe và thấu hiểu” mà tôi đã đề cập. Dành thời gian chất lượng cho ai có nghĩa là ta quan tâm tới người đó. Có nghĩa là, tâm trí và tư tưởng của ta luôn đặt nơi người đó ngoài ra không một thứ gì khác. Chỉ khi ta dành thời gian để trò chuyện cùng nhau, lắng nghe nhau nói, tập trung hoàn toàn về nhau thì sự liên kết giữa cả hai mới càng thêm hòa hợp và sâu sắc.


Vì vậy, để mối quan hệ không còn mắc kẹt trong tình trạng “gần ngay cạnh nhưng tưởng xa vạn dặm”, cả hai hãy dành cho nhau những khoảng thời gian chất lượng, ví dụ như:

  • Dùng bữa chung với nhau ít nhất mỗi ngày một lần, và đặt điện thoại ra chỗ khác

  • Cùng nhau đi dạo hoặc chạy bộ nhằm nâng cao sức khỏe

  • Làm việc nhà cùng nhau

  • Học một khóa học có giá trị cùng nhau

3. Rèn luyện nội lực, nâng đỡ cho nhau phát triển

Trong đời sống gia đình, đời sống lứa đôi những nỗi khổ niềm đau, những oan trái điều bất nguồn bởi sự lệch nhau về gốc rễ. Đó là lệch nhau về đạo đức, trí tuệ và nghị lực. Hay nói cách khác, là lệch nhau về nội lực và trình độ tâm thức.


Ví như về phương diện đạo đức, liệu điều gì sẽ xảy ra nếu một người hướng về việc ăn chay và có lòng xót thương với các loài vật; còn người phối ngẫu lại làm nghề liên quan đến giết mổ, buôn bán động vật?

Hay là về phương diện nghị lực, liệu điều gì sẽ xảy ra có một nửa luôn kiên trì, quyết tâm đến cùng còn nửa kia gặp khó một chút là bỏ, cho rằng cuộc đời là vô thường có cố gắng rồi cũng chết, sao lại chết trong nỗ lực khó nhọc vậy? Thử hỏi ngày qua ngày, liên tục như thế, liệu có thể đi với nhau lâu dài hay không?

Giúp đỡ nhau phát triển.
Nâng đỡ cho nhau phát triển chính là chiếc chìa khóa giữ cho mối quan hệ thêm hạnh phúc bền lâu.

Để có thể sống hạnh phúc chúng ta phải cùng nhau chuyển hóa, nâng đỡ đời nhau, giúp nhau cùng gọt giũa tâm hồn, nâng cao nhân cách của mình để vượt qua những sóng gió có trong đời.


Và để có thể làm được điều đó, cả hai hãy cùng nhau tiến bước về hành trình nâng tầm nội lực và phát triển tâm linh sâu sắc thông qua Tam Bảo cuộc đời (thầy - sách - bạn).


Hãy tìm được vị thầy hiền trí cho cả hai, cũng như cùng nhau tham gia các lớp học dạy về đạo học, đạo đức, tâm thức,.. về gọt giũa tâm hồn. Hãy cùng đọc những quyển sách tinh hoa để có thể cùng nhau chia sẻ, trao đồi, bồi dưỡng nhau về kiến thức, góc nhìn nhân sinh quan. Hãy cùng nhau xây dựng nhóm bạn tốt, bạn tốt của vợ cũng như là bạn tốt của chồng và ngược lại để nhắc nhở nhau những thói hư cần bỏ, những đức tính tốt cần vun bồi.


Cả hai phải nâng đỡ cho nhau rèn luyện nội lực (đạo đức - trí tuệ - nghị lực), tu dưỡng tâm tính, tiến bước vào hành đường phát triển tâm linh cùng nhau,... Bởi khi yêu không phải là nhìn vào nhau, mà khi yêu là cùng nhìn về một hướng.


4. Tôn trọng thời gian riêng tư của nhau

Tình yêu, cũng như những mối quan hệ khác, cũng cần những “khoảng thở” để cả hai dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, đồng thời cân bằng lại mối quan hệ. Đọc đến đây, hẳn sẽ nhiều bạn bắt đầu có suy nghĩ rằng: “Yêu nhau thì tại sao phải tách nhau ra? Yêu nhau là phải chia sẻ mọi điều cho nhau chứ?”


Lập luận trên không hoàn toàn sai nhưng cũng không thể xem là đúng. Như Erich Fromm từng nói: “Trong tình yêu có nghịch lý là hai cá thể trở thành một mà vẫn là hai cá thể”. Thật vậy, chúng ta thường có xu hướng làm mọi thứ cùng nhau khi yêu, đặc biệt là sự gắn kết này càng thêm mạnh mẽ khi nhắc đến hôn nhân một đời.


Ví như, chúng ta ăn cùng nhau, sống cùng nhau, nuôi dưỡng gia đình cùng nhau, như thể “trở thành một” với nhau. Tuy nhiên, các bạn nên hiểu rõ: “Một” ở đây là một con đường hướng thiện; một lý tưởng cao cả; một tấm lòng thiện lương. Còn thật chất chúng ta vẫn là hai thể xác, hai tính cách, hai nền văn hóa, hai giới tính khác nhau. Cho nên cả hai không thể nào suốt ngày quấn vào nhau, không thể nào dựa dẫm hoàn toàn vào nhau được.

Ngồi thiền
Dù có khắng khít đến mấy thì cũng nên cho nhau những khoảng thời gian riêng tư để có thể tịnh tâm nhìn về bản thân, nhìn về mối quan hệ của chính mình.

Chính những khoảng thời gian riêng tư là một bí quyết để giúp cho tình cảm của cả hai trở nên hòa hợp và sâu sắc hơn. Bởi khi có thời gian riêng tư, chúng ta mới có thể nhìn nhận lại bản thân; để hiểu rõ về bản thân; để biết mình cần gì và muốn gì, cũng như hiểu được chính mối quan hệ giữa cả hai cần gì để có thể giúp nhau tiến bộ thêm, từ đó tránh được trạng thái “nguội lạnh” trong mối quan hệ, mà ở đây các bạn thường gọi là “chán yêu”.


Ví dụ: bạn muốn dành ít nhất 10 phút mỗi ngày để thiền Chánh Niệm và muốn nửa kia không làm phiền bạn trong khoảng thời gian này.


Hãy dành cho bản thân những khoảng lặng để quay về nuôi dưỡng tâm hồn, quay về dọn dẹp “khu vườn nội tâm“ của chính bản thân. Nếu một trong hai có dấu hiệu của sự vướng mắc, vậy thì hãy giúp nửa kia hiểu rõ và thay đổi nhận thức bằng cách tiếp tục trau dồi nội lực của bản thân thông qua thầy - sách - bạn.


LỜI KẾT

Bài viết trên đã điểm ra 4 nguyên tắc cốt lõi giúp hôn nhân đôi lứa thêm bền chặt, song quan trọng nhất vẫn là cách bạn đưa những bí quyết “mặt chữ” đó áp dụng vào chính đời sống như thế nào.


Nếu vẫn còn cảm thấy hoang mang, loay hoay, cảm thấy hôn nhân hiện tại đang dần dà “nhạt” đi và thậm chí tìm được tiếng nói chung giữa cả hai, vậy thì lớp Tình Yêu Hôn Nhân 3 Gốc sẽ là giải pháp tuyệt đối giúp cho bạn và nửa kia thắp lại “ngọn lửa” tình yêu và tìm ra "sợi chỉ đỏ" gắn liền mối tương giao giữa hai tâm hồn!


Nội dung bài giảng trong lớp sẽ bao hàm lý thuyết lẫn công thức thực hành xây dựng mối quan hệ hòa hợp, thấu hiểu và hạnh phúc vững bền. Đồng thời trong lớp có câu lạc bộ se duyên tìm người yêu, bạn đời, bạn đạo chuẩn 3 gốc rất hay nhé!


Lớp học giới hạn số lượng học viên và thường đóng link sớm hơn so với dự kiến. Nhanh tay đăng ký trước để nhận nhiều ưu đãi và cơ hội nắm giữ công thức giúp hôn nhân thêm bền vững nhé!


1,637 views

4 nguyên tắc "vàng" giúp hôn nhân bền vững và hạnh phúc

Updated: Oct 3, 2023

Hôn nhân, khác với tình yêu và những cảm xúc rung động nhất thời, nó được xây dựng dựa trên tính cam kết dài lâu, là cam kết của một đời người; và đồng thời cũng mang theo nhiều tinh thần trách nhiệm hơn thảy.


Tuy nhiên về lâu dài, nếu thiếu đi những yếu tố vun bồi cho cảm xúc, tình yêu, hay nói cách khác là sự hòa hợp về tâm hồn của cả hai người, “tính trách nhiệm” trong hôn nhân dần dần sẽ biến thành gánh nặng và thậm chí trở thành “mồ chôn hạnh phúc” như bao người vẫn lo sợ. Hiểu được nỗi đau đó, bài viết sau đây sẽ gợi mở 4 nguyên tắc thiết yếu để xây dựng hôn nhân bền lâu và hạnh phúc:


1. Lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn

Nhà giáo dục người Mỹ - William Arthur Ward từng chia sẻ: “Yêu không chỉ là một danh từ - nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc - nó là quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh.” Thật vậy, nếu muốn hôn nhân hạnh phúc, các bạn còn phải cần đến yếu tố “hiểu và thương”, tức là các bạn phải sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông, và dành cho đối phương một tấm lòng hòa ái.

Bởi nếu thiếu đi sự thấu hiểu và bao dung cho nhau thì tính “trách nhiệm” trong tình yêu lại dần dà trở thành “nghĩa vụ”. Cả hai vì thiếu đi sự thấu hiểu, cảm thông cho nhau nên dần mất đi tiếng nói chung, tư tưởng chung, để rồi trở nên xa cách như thể người dưng cùng nhà.

Cũng vì lẽ đó mà rất nhiều cặp đôi vì “nghĩa vụ” nên vẫn phải chung sống với nhau, nuôi dưỡng con cái cùng nhau mà không hề tìm thấy hạnh phúc và tình yêu thương trong mối quan hệ vợ chồng.

Vợ chồng nắm tay nhau.
Lắng nghe và thấu hiểu cùng với lòng từ bi là chìa khóa cốt lõi để giữ hôn nhân hòa hợp.

Vì vậy, khi gặp những điểm không hòa hợp giữa cả hai, hãy quan sát lại tâm mình và đặt bản thân mình vào góc nhìn của đối phương. Đừng vội sân giận, đừng vội phán xét, cũng đừng cố gắng phân định trắng đen khi những điều bất như ý đã len lỏi khởi sinh.


Những gì cả hai cần làm lúc đó thật lắng tâm và lắng nghe đối phương giãi bày với một tấm lòng từ bi rộng mở, sau cùng hãy đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất dựa trên lợi ích tổng hòa và hạnh phúc gia đình của cả hai. Tuy nhiên, việc thấu hiểu và bao dung cho ưu-nhược điểm của nhau cũng phải dựa trên nền tảng của sự tỉnh thức, nhìn nhận đúng đắn để tình yêu có thể trưởng thành theo con đường hướng thiện.


2. Dành những khoảng thời gian chất lượng cho nhau

Dù cùng chung sống dưới một mái nhà, song nhiều cặp vợ chồng lại thường cảm thấy cáu gắt, khó chịu mỗi khi trò chuyện với nhau. Điều đó khiến cho hôn nhân ngày thêm căng thẳng, không còn tìm thấy điểm đồng thuận trong những cuộc trò chuyện thường ngày. Thử ngẫm lại xem, có phải nguyên nhân tạo nên “bức tường vô hình” cho mối quan hệ đều khởi nguồn từ việc cả hai cố gắng trò chuyện với nhau trong lúc:

  • Mệt mỏi và kiệt sức

  • Bị phân tâm bởi công nghệ

  • Bị phân tâm bởi sở thích giữa cả hai quá khác nhau

  • Để công việc xen vào khoảng thời gian bên gia đình

Nắm tay nhau đi trên bờ biển.
Hãy dành cho "nửa kia" những giây phút thật chất lượng, tức là đừng để những yếu tố khác gây xao nhãng cả hai.

Kỳ thực, việc dành thời gian chất lượng cho nhau cũng giống như việc “lắng nghe và thấu hiểu” mà tôi đã đề cập. Dành thời gian chất lượng cho ai có nghĩa là ta quan tâm tới người đó. Có nghĩa là, tâm trí và tư tưởng của ta luôn đặt nơi người đó ngoài ra không một thứ gì khác. Chỉ khi ta dành thời gian để trò chuyện cùng nhau, lắng nghe nhau nói, tập trung hoàn toàn về nhau thì sự liên kết giữa cả hai mới càng thêm hòa hợp và sâu sắc.


Vì vậy, để mối quan hệ không còn mắc kẹt trong tình trạng “gần ngay cạnh nhưng tưởng xa vạn dặm”, cả hai hãy dành cho nhau những khoảng thời gian chất lượng, ví dụ như:

  • Dùng bữa chung với nhau ít nhất mỗi ngày một lần, và đặt điện thoại ra chỗ khác

  • Cùng nhau đi dạo hoặc chạy bộ nhằm nâng cao sức khỏe

  • Làm việc nhà cùng nhau

  • Học một khóa học có giá trị cùng nhau

3. Rèn luyện nội lực, nâng đỡ cho nhau phát triển

Trong đời sống gia đình, đời sống lứa đôi những nỗi khổ niềm đau, những oan trái điều bất nguồn bởi sự lệch nhau về gốc rễ. Đó là lệch nhau về đạo đức, trí tuệ và nghị lực. Hay nói cách khác, là lệch nhau về nội lực và trình độ tâm thức.


Ví như về phương diện đạo đức, liệu điều gì sẽ xảy ra nếu một người hướng về việc ăn chay và có lòng xót thương với các loài vật; còn người phối ngẫu lại làm nghề liên quan đến giết mổ, buôn bán động vật?

Hay là về phương diện nghị lực, liệu điều gì sẽ xảy ra có một nửa luôn kiên trì, quyết tâm đến cùng còn nửa kia gặp khó một chút là bỏ, cho rằng cuộc đời là vô thường có cố gắng rồi cũng chết, sao lại chết trong nỗ lực khó nhọc vậy? Thử hỏi ngày qua ngày, liên tục như thế, liệu có thể đi với nhau lâu dài hay không?

Giúp đỡ nhau phát triển.
Nâng đỡ cho nhau phát triển chính là chiếc chìa khóa giữ cho mối quan hệ thêm hạnh phúc bền lâu.

Để có thể sống hạnh phúc chúng ta phải cùng nhau chuyển hóa, nâng đỡ đời nhau, giúp nhau cùng gọt giũa tâm hồn, nâng cao nhân cách của mình để vượt qua những sóng gió có trong đời.


Và để có thể làm được điều đó, cả hai hãy cùng nhau tiến bước về hành trình nâng tầm nội lực và phát triển tâm linh sâu sắc thông qua Tam Bảo cuộc đời (thầy - sách - bạn).


Hãy tìm được vị thầy hiền trí cho cả hai, cũng như cùng nhau tham gia các lớp học dạy về đạo học, đạo đức, tâm thức,.. về gọt giũa tâm hồn. Hãy cùng đọc những quyển sách tinh hoa để có thể cùng nhau chia sẻ, trao đồi, bồi dưỡng nhau về kiến thức, góc nhìn nhân sinh quan. Hãy cùng nhau xây dựng nhóm bạn tốt, bạn tốt của vợ cũng như là bạn tốt của chồng và ngược lại để nhắc nhở nhau những thói hư cần bỏ, những đức tính tốt cần vun bồi.


Cả hai phải nâng đỡ cho nhau rèn luyện nội lực (đạo đức - trí tuệ - nghị lực), tu dưỡng tâm tính, tiến bước vào hành đường phát triển tâm linh cùng nhau,... Bởi khi yêu không phải là nhìn vào nhau, mà khi yêu là cùng nhìn về một hướng.


4. Tôn trọng thời gian riêng tư của nhau

Tình yêu, cũng như những mối quan hệ khác, cũng cần những “khoảng thở” để cả hai dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, đồng thời cân bằng lại mối quan hệ. Đọc đến đây, hẳn sẽ nhiều bạn bắt đầu có suy nghĩ rằng: “Yêu nhau thì tại sao phải tách nhau ra? Yêu nhau là phải chia sẻ mọi điều cho nhau chứ?”


Lập luận trên không hoàn toàn sai nhưng cũng không thể xem là đúng. Như Erich Fromm từng nói: “Trong tình yêu có nghịch lý là hai cá thể trở thành một mà vẫn là hai cá thể”. Thật vậy, chúng ta thường có xu hướng làm mọi thứ cùng nhau khi yêu, đặc biệt là sự gắn kết này càng thêm mạnh mẽ khi nhắc đến hôn nhân một đời.


Ví như, chúng ta ăn cùng nhau, sống cùng nhau, nuôi dưỡng gia đình cùng nhau, như thể “trở thành một” với nhau. Tuy nhiên, các bạn nên hiểu rõ: “Một” ở đây là một con đường hướng thiện; một lý tưởng cao cả; một tấm lòng thiện lương. Còn thật chất chúng ta vẫn là hai thể xác, hai tính cách, hai nền văn hóa, hai giới tính khác nhau. Cho nên cả hai không thể nào suốt ngày quấn vào nhau, không thể nào dựa dẫm hoàn toàn vào nhau được.

Ngồi thiền
Dù có khắng khít đến mấy thì cũng nên cho nhau những khoảng thời gian riêng tư để có thể tịnh tâm nhìn về bản thân, nhìn về mối quan hệ của chính mình.

Chính những khoảng thời gian riêng tư là một bí quyết để giúp cho tình cảm của cả hai trở nên hòa hợp và sâu sắc hơn. Bởi khi có thời gian riêng tư, chúng ta mới có thể nhìn nhận lại bản thân; để hiểu rõ về bản thân; để biết mình cần gì và muốn gì, cũng như hiểu được chính mối quan hệ giữa cả hai cần gì để có thể giúp nhau tiến bộ thêm, từ đó tránh được trạng thái “nguội lạnh” trong mối quan hệ, mà ở đây các bạn thường gọi là “chán yêu”.


Ví dụ: bạn muốn dành ít nhất 10 phút mỗi ngày để thiền Chánh Niệm và muốn nửa kia không làm phiền bạn trong khoảng thời gian này.


Hãy dành cho bản thân những khoảng lặng để quay về nuôi dưỡng tâm hồn, quay về dọn dẹp “khu vườn nội tâm“ của chính bản thân. Nếu một trong hai có dấu hiệu của sự vướng mắc, vậy thì hãy giúp nửa kia hiểu rõ và thay đổi nhận thức bằng cách tiếp tục trau dồi nội lực của bản thân thông qua thầy - sách - bạn.


LỜI KẾT

Bài viết trên đã điểm ra 4 nguyên tắc cốt lõi giúp hôn nhân đôi lứa thêm bền chặt, song quan trọng nhất vẫn là cách bạn đưa những bí quyết “mặt chữ” đó áp dụng vào chính đời sống như thế nào.


Nếu vẫn còn cảm thấy hoang mang, loay hoay, cảm thấy hôn nhân hiện tại đang dần dà “nhạt” đi và thậm chí tìm được tiếng nói chung giữa cả hai, vậy thì lớp Tình Yêu Hôn Nhân 3 Gốc sẽ là giải pháp tuyệt đối giúp cho bạn và nửa kia thắp lại “ngọn lửa” tình yêu và tìm ra "sợi chỉ đỏ" gắn liền mối tương giao giữa hai tâm hồn!


Nội dung bài giảng trong lớp sẽ bao hàm lý thuyết lẫn công thức thực hành xây dựng mối quan hệ hòa hợp, thấu hiểu và hạnh phúc vững bền. Đồng thời trong lớp có câu lạc bộ se duyên tìm người yêu, bạn đời, bạn đạo chuẩn 3 gốc rất hay nhé!


Lớp học giới hạn số lượng học viên và thường đóng link sớm hơn so với dự kiến. Nhanh tay đăng ký trước để nhận nhiều ưu đãi và cơ hội nắm giữ công thức giúp hôn nhân thêm bền vững nhé!


1,637 views2 comments