top of page

Làm sao để tự cứu lấy mình

Writer: Nguyễn Anh TuânNguyễn Anh Tuân

Từ lâu, thói quen “giữ cho riêng mình” đã trở thành một phản xạ thấm nhuần trong tuổi thơ qua những câu hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?“, qua những câu truyền miệng dân gian “đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán” hay qua tư tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt”

Biết sống vì người khác

Nhưng nói đi thì cũng nói lại, ông bà ta cũng không quên nhắn nhủ rằng phải “biết sống vì người khác”, phải “thương người như thể thương thân“, phải biết cho đi “làm phúc cũng như làm giàu”.

Đôi khi bạn không thể nhận được sự trợ giúp từ người khác

** Câu chuyện dưới đây sẽ cho trao đến bạn một chìa khóa để lựa chọn phong cách sống cho phù hợp với mình Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Hắn ẩn vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng và dự định đến khuya sẽ bắt ông nói ra chỗ cất những của cải quý giá rồi giết chết ông Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu bác sĩ. Lúc ấy là vào mùa đông, trời đổ tuyết rất lớn, mưa gió bão bùng, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm trên đường, mà trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.

Nhờ tấm lòng nhân hậu mà vị bác sĩ đã sống sót

Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là lấy lại tinh thần, ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?” “Xin ông vào nhà để tôi khám bệnh cho ông.” – Bác sĩ đáp lại. Tên cướp nói: “Không phải thế. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông biết không, ông còn cứu cả tôi nữa”.

Tình yêu thương là chất liệu tuyệt vời của cuộc sống

Thật may cho ông bác sĩ và cả tên cướp trong câu chuyện trên. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình yêu thương của những hành động nhỏ hằng ngày. Khi đến thế giới này, chúng ta không có bất cứ thứ gì và khi chết đi cũng chẳng thể mang được điều chi. Thế nên, kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn mà hãy coi đó là một bài học, một hạnh lành được gieo trồng cho mai sau

Làm sao để tự cứu lấy mình

Từ lâu, thói quen “giữ cho riêng mình” đã trở thành một phản xạ thấm nhuần trong tuổi thơ qua những câu hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?“, qua những câu truyền miệng dân gian “đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán” hay qua tư tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt”

Biết sống vì người khác

Nhưng nói đi thì cũng nói lại, ông bà ta cũng không quên nhắn nhủ rằng phải “biết sống vì người khác”, phải “thương người như thể thương thân“, phải biết cho đi “làm phúc cũng như làm giàu”.

Đôi khi bạn không thể nhận được sự trợ giúp từ người khác

** Câu chuyện dưới đây sẽ cho trao đến bạn một chìa khóa để lựa chọn phong cách sống cho phù hợp với mình Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Hắn ẩn vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng và dự định đến khuya sẽ bắt ông nói ra chỗ cất những của cải quý giá rồi giết chết ông Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu bác sĩ. Lúc ấy là vào mùa đông, trời đổ tuyết rất lớn, mưa gió bão bùng, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm trên đường, mà trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.

Nhờ tấm lòng nhân hậu mà vị bác sĩ đã sống sót

Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là lấy lại tinh thần, ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?” “Xin ông vào nhà để tôi khám bệnh cho ông.” – Bác sĩ đáp lại. Tên cướp nói: “Không phải thế. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông biết không, ông còn cứu cả tôi nữa”.

Tình yêu thương là chất liệu tuyệt vời của cuộc sống

Thật may cho ông bác sĩ và cả tên cướp trong câu chuyện trên. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình yêu thương của những hành động nhỏ hằng ngày. Khi đến thế giới này, chúng ta không có bất cứ thứ gì và khi chết đi cũng chẳng thể mang được điều chi. Thế nên, kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn mà hãy coi đó là một bài học, một hạnh lành được gieo trồng cho mai sau

bottom of page