Search Results
386 items found for ""
- Suy nghĩ nhiều - nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Hiện nay không chỉ người già mà rất nhiều người trẻ mất ngủ với việc suy nghĩ nhiều. Thậm chí có cả một bệnh là bệnh overthinking để nói về tình trạng này. Vậy có cách nào để hạn chế điều này, giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn không? Chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân cốt lõi và giải pháp trong bài viết hôm nay. Nguyên nhân suy nghĩ quá nhiều Suy nghĩ là hoạt động thông thường của não bộ nhưng khi suy nghĩ liên tục trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất tập trung trong công việc cũng như hoạt động hàng ngày. Biểu hiện điển hình nhất của việc suy nghĩ “thái quá” là dành ra hàng giờ, hàng ngày, thậm chí đánh đổi cả giấc ngủ chỉ để trằn trọc, dằn vặt bản thân vì những quyết định sai lầm trong quá khứ - những điều không thể nào thay đổi. Nếu không được kiểm soát sớm sẽ dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, bi quan… tệ hơn nhiều người nghĩ đến việc tự vẫn. Nhiều người loay hoay với tình trạng suy nghĩ nhiều Do xu hướng tâm lý tuổi tác mà trước đây bệnh này hay xảy ra ở những người lớn tuổi nhưng càng ngày nhiều bạn trẻ cũng gặp phải tình trạng này. Thông thường, nhiều người hay suy nghĩ nhiều là do: Áp lực cuộc sống: từ công việc đến gia đình đến mối quan hệ trong xã hội. Điều này thường xuất phát từ những mong cầu trong các mối quan hệ, chưa biết cách hài hòa cũng như sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. Ngoài ra sự phát triển và nhu cầu của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy áp lực cả trong công việc cũng như cuộc sống. Đặc điểm tính cách: thông thường những người nhạy cảm, tự ti, rụt rè thường hay suy nghĩ nhiều. Họ rất ngại va chạm và dễ bị tổn thương trước những lời nói, hành vi của người khác. Thậm chí có xu hướng tưởng tượng, phóng đại những sự việc cỏn con. Các bệnh về tâm lý: tình trạng suy nghĩ nhiều cũng xuất phát từ các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoang tưởng… Điều này nếu không được kiểm soát sớm sẽ rất khó khăn cho việc điều trị về sau. Ngoài ra những yếu tố về tuổi thơ, gia đình, cũng như môi trường sống xung quanh cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng suy nghĩ nhiều. 5 cách khắc phục suy nghĩ nhiều bạn nên thử áp dụng Việc này kéo dài sẽ tạo nên năng lượng tiêu cực, khiến bạn dễ dàng mắc kẹt trong sự sợ hãi, chán nản, buồn rầu, lo âu,... Thậm chí tồi tệ hơn, là đẩy bạn rơi vào vòng xoáy trầm cảm, bòn rút năng lượng Thân & Tâm, từ đó kéo theo cả cuộc đời đi xuống vực sâu. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng những giải pháp. 1. Học cách luân chuyển dòng suy nghĩ Thông thường việc suy nghĩ quá nhiều do bạn chưa biết cách luân chuyển nó và cứ đắm chìm mà không thể nào thoát ra được. Thay vì mải miết với dòng suy tư hãy chuyển qua làm gì đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao… cũng là giải pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Suy nghĩ nhiều tác động không nhỏ đến bộ não Điều này giúp não tiết ra các hormone có lợi cho hệ thần kinh giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Tuy nhiên điều này không nên áp dụng thường xuyên vì vấn đề mà bạn suy nghĩ sẽ tiếp tục quay lại sau đó. Sau một khoảng thời gian phù hợp, khi đầu óc đã thoải mái, suy nghĩ sáng suốt hãy tìm cách giải quyết thấu đáo cho vấn đề làm bạn lo ngại. 2. Quan sát tâm, nhận diện cảm xúc Trước khi thực tập quan sát tâm, chúng ta cần đối mặt với cảm xúc của mình ở hiện tại. Hãy nhận diện cảm xúc trước những dòng suy nghĩ miên man khởi sinh. Trong mỗi phút giây, bạn nhận diện được cảm giác trên thân thể, suy nghĩ trong đầu với tâm thế không phán xét. Chỉ nhận diện và quan sát. Thiền cũng là giải pháp cho người hay suy nghĩ Ví dụ khi cảm thấy lo lắng, hãy tạm gác mọi thứ qua một bên và tìm một nơi thật yên tĩnh để ngồi xuống. Sau đó, bạn hãy áp dụng cách này để nhận diện những cảm giác của bản thân: Tôi biết tôi đang lo lắng, tôi biết tôi đang sợ hãi. Quan sát trong sự tươi tỉnh, thả lỏng và không suy tưởng, hãy chấp nhận và ôm lấy những nỗi đau thay vì cố gắng né tránh. Nếu thấy tâm vẫn cứ bay nhảy lung tung, hãy tập trung quan sát và cảm nhận hơi thở vào ra trên cơ thể của mình! Để chúng ta có thể ngắt những dòng phiền muộn về quá khứ, lo lắng cho tương lai. Hãy luôn hiện diện trong hiện tại để sống trọn vẹn trong từng giây phút. Thiền Vipassana cũng là cách giúp bạn quan sát hơi thở, định tâm để giảm đi dòng suy nghĩ miên man. Đây là phương pháp được Đức Phật chỉ ra từ cách đây 2600 năm và ngày càng được nhiều người áp dụng do tính thực tiễn. Bạn có thể tham gia các khóa thiền để được các thiền sư hướng dẫn phương pháp đồng thời tham vấn cách thức thực hiện để áp dụng trong đời sống hàng ngày. 3. Phát triển nội lực mạnh mẽ Những dòng suy nghĩ miên man được nảy mầm vì bản thân không thấu hiểu chính mình. Đồng thời không nhận diện được bản chất của sự vật, hiện tượng. Dễ dàng khiến chúng ta hoang mang, sợ hãi và bất an. Phát triển nội lực thông qua khóa Chánh kiến Vì vậy bản thân mỗi người cần rèn luyện Trí Tuệ, Đạo Đức và Nghị Lực. Vun bồi khả năng Quan Sát - Phân Tích - Đúc Kết để nhìn ra nguyên nhân, giải pháp. Hiểu được quy luật của cuộc sống như Luật Nhân Quả, sự Vô Thường (luôn thay đổi)… Từ đó, luyện tâm buông xả, không dính mắc vào người, hiện tượng, sự vật trong đời sống. Những điều này được chia sẻ rất kỹ trong lớp Chánh kiến 1 - bạn có thể tham khảo thêm để biết phương pháp áp dụng cho chính mình Hãy tìm kiếm thầy hiền trí, nhóm bạn tốt và sách tinh hoa để thay đổi môi trường sống. Tự vun bồi cho mình những tri thức đúng, có nhóm bạn tốt cùng rèn luyện và học tập. Nội lực càng vững mạnh, bạn càng dễ dàng vượt qua mọi nguyên nhân gây ra khổ đau và khổ não. Và cuối cùng bạn nên nhớ rằng, chúng ta không thể nào thay đổi QUÁ KHỨ nhưng hoàn toàn có thể nắm giữ được TƯƠNG LAI, bằng chính những thay đổi và hành động của bản thân trong giờ phút HIỆN TẠI. 4. Tập hành động thay vì suy nghĩ Nhiều bạn chỉ chìm đắm trong suy nghĩ mà không tìm ra được giải pháp cho chính mình. Từ đó hình thành những suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó bạn hãy đặt ra cho mình những giới hạn về thời gian để tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn có thể tham vấn giải pháp từ những người có kinh nghiệm, những người đáng tin cậy ở lĩnh vực mà bạn đang gặp vấn đề. Đừng quá kỳ vọng vào một kết quả quá to tát, hãy chia nhỏ vấn đề và giải quyết từ từ. 5. Xác định hướng đi đúng đắn cho cuộc đời Thông thường những người hay chìm trong suy nghĩ miên man là do bạn chưa xác định được mục tiêu trong cuộc đời và chưa biết cách lên kế hoạch để hoàn thành mục tiêu. Có rất nhiều người mỗi sáng thức dậy rất hoang mang vì không biết họ cần phải làm gì. Mỗi ngày thức dậy khỏe mạnh là bạn đã may mắn hơn hàng triệu người vẫn đang vật lộn với khó khăn, bệnh tật ngoài kia. Hãy tận dụng những gì mà bạn để làm những việc có ý nghĩa và dành thời gian để quan tâm giúp đỡ những người xung quanh từ những việc nhỏ. Một nụ cười, một năng lực tích cực… của bạn cũng đã là sự giúp đỡ đối với người khác. Kết luận Cuộc sống luôn vận hành không ngừng và luôn có cách để giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy thay vì suy nghĩ nhiều hãy chuẩn bị cho mình tâm thế thật vững chãi để đối diện với tất cả. Hãy tận hưởng niềm vui mỗi ngày vì thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại.
- 3 bí quyết chấm dứt tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc
Vào thời của ông cha ta ngày trước, chữ “nản chí” hầu như không xuất hiện trong từ điển cuộc đời của bao người. Bất luận là gặp bao nhiêu khó khăn, đối mặt với biết bao nhiêu giông bão, họ đều tìm cách cách đối mặt để vượt qua mọi giông bão trên đường đời. Còn giữa thời đại kim tiền ngày nay, khi con người đã có đủ đầy tiện nghi vật chất, song lại có một thực trạng đáng buồn rằng: bộ phận giới trẻ lúc bấy giờ đa phần đều thiếu hụt ý chí và nghị lực sống. Họ rất dễ đánh mất động lực, rất dễ nhụt chí khi gặp chút trở ngại, khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng hoang mang, vô định, mất phương hướng và ý nghĩa cuộc đời của phần đông người trẻ ở xã hội hiện đại. Nguyên nhân gây ra tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc Trên thực tế, tình trạng dễ nhụt chí xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do nghịch cảnh, khó khăn ập đến quá sức bất ngờ, khiến con người ta rối trí và cảm thấy khó lòng trụ vững để có thể tiến bước và hoàn thành mục tiêu ban đầu. Có thể là do bản thân ta quá ham thích nhiều thứ, không hề toàn tâm toàn ý vào một việc, để rồi từ đó khiến tâm trí bị phân tán, rơi vào tình trạng "đứng núi này, trông núi nọ". Hoặc nguyên nhân đáng nói nhất xảy ra với phần đông người trẻ hiện nay, chính là do cuộc sống quá đủ đầy, quá sung túc, khiến đa phần lớp trẻ đều sẽ sinh tâm lý chóng chán vì nghĩ rằng: “Không được việc này thì sẽ được việc khác, sao phải lo?” Vì vậy, cũng từ những nguyên nhân trên mà suy ngẫm kỹ, chúng ta đều có thể thấy rằng tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc kỳ thực đến từ việc thiếu đi Nghị Lực - động lực thật sự bên trong mỗi người chúng ta. Và tất nhiên, phàm làm người thì động lực là cái mấu chốt quan trọng để bứt phá vươn lên, để có thể hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn vì khó khăn trước mắt. Khi thiếu đi động lực trong cuộc sống, bản thân chúng ta lập tức sẽ sinh ra trạng thái trì trệ, chán nản, không muốn làm gì. Nếu trạng thái này kéo dài, cuộc đời của chúng ta từ đó cũng rơi vào vòng lặp của sự vô định, hoang mang về ý nghĩa cuộc đời. Đây chính là lý do vì sao những người không có nghị lực và hay nhụt chí trước khó khăn, thách thức sẽ rất dễ mất phương hướng giữa đường đời. Như thế nào mới là động lực thật sự? Động lực là một khái niệm cụ thể nhưng dễ dẫn đến hiểu lầm. Nhiều người, khi nghe nói đến động lực thì liền liên tưởng đến một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, khiến chúng ta “khát khao”, mong muốn phải làm điều gì đó cho bằng được. Song khi suy ngẫm kỹ càng, những mong muốn “cháy bỏng” thường rất dễ nhầm lẫn giữa “động lực thật sự” và “cảm giác kích thích nhất thời”. Thông thường, cảm giác kích thích/hứng thú nhất thời sẽ đến từ các tác nhân bên ngoài như lương thưởng, KPI, v.v…Hoặc đến từ trạng thái cảm xúc tiêu cực như cảm giác tội lỗi khi không làm gì, thói quen muốn làm hài lòng mọi người,v.v… Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày, nếu ta chỉ biết bám chấp vào những yếu tố bên ngoài để tạo động lực cho bản thân, vậy thì kỳ thực cuộc đời ta sẽ chẳng đi đến đâu cả. Thử tưởng tượng xem, nếu “động lực” của bạn chỉ đến từ những tác nhân ngoại cảnh, vậy thì khi những yếu tố bên ngoài đó mất đi, hoặc khi bạn không đạt được mục tiêu mình theo đuổi, tức thì cảm giác “kích thích” đó sẽ bay biến theo thời gian. Hoặc nếu nguồn năng lượng để bạn thiết lập mục tiêu chỉ đến từ những trạng thái tiêu cực, đem lại những gánh nặng vô hình, vậy thì kết cục điều này cũng chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì. Nói đơn giản hơn, đây vốn là một việc bào mòn sức khỏe tinh thần. Và khi không có tinh thần, bạn sẽ chẳng thể nào duy trì những gì cần làm để đạt được mục tiêu đã đề ra. Động lực thật sự, kỳ thực, là đến từ bên trong chúng ta. Điều này có nghĩa là bản thân mỗi người phải hiểu động lực là gì, xuất phát từ đâu, làm thế nào để tự tạo động lực cho mình. Và chính mỗi người phải duy trì động lực cho bản thân bằng sự tự kỷ luật và những yếu tố đem lại sự khích lệ cần thiết. Khi biết cách tạo động lực từ bên trong, tức là bạn cũng đang nuôi dưỡng nghị lực thêm vững mạnh. Và đây cũng chính là loại động lực thật sự bền bỉ, trường tồn, giúp bạn có thể vững bước và vượt qua mọi sóng gió, khó khăn trong cuộc đời. 3 bí quyết chấm dứt tình trạng dễ nản chí, dễ bỏ cuộc Sau đây là 3 bí kíp mà tôi đã đúc kết để giúp bạn dứt bỏ tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc khi đối mặt với những khó khăn, thách thức và sóng gió trong cuộc đời. Đồng thời, đây cũng chính là những phương pháp giúp bạn tạo được động lực thật sự bên trong bản thân. 1. Có lý do đủ lớn, bạn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc Khi một món đồ đắt tiền bị hỏng, chúng ta sẽ không dễ dàng bỏ đi. Thay vào đó, chúng ta sẽ tìm mọi cách để sửa nó vì chúng ta đều biết rằng, món đồ đó đắt tiền. Tương tự như một người đã làm cha, làm mẹ sẽ không dễ dàng từ bỏ hôn nhân mỗi khi có gây gổ, bất hòa với người chồng, người vợ bên cạnh mình. Đó là bởi lẽ họ hiểu được tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình với cuộc đời con cái, là vì họ hiểu rằng mái ấm gia đình và tình yêu thương từ cả cha mẹ có tác động sâu sắc tới cuộc đời của con cái ra sao. Và điều này cũng giống như một người thầy/cô giáo sẽ không dễ dàng từ bỏ việc dạy học nếu như họ hiểu rằng, giá trị của giáo dục có tác động rất lớn đối với cuộc đời của học sinh. Lý do càng sâu sắc và dựa trên sự hiểu biết đúng đắn thì càng lâu bền. Vì vậy, nếu như bạn đang cảm thấy nản chí với chính mục tiêu mình đã đề ra, hãy quay lại và trả lời thật kỹ câu hỏi: Tại sao mình lại bắt đầu? 2. Có tư duy đường dài, bạn sẽ chẳng để sự “nản chí” kéo chân Sự nản chí thường đến từ việc chúng ta mong cầu kết quả - sự thành công mỹ mãn mà ta vẫn hằng mong ước. Tuy nhiên, chúng ta buộc phải hiểu rằng “đủ nắng hoa mới nở, đủ nhân duyên quả mới trổ”. Thường thì sự ngọt ngào của thành quả được đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi và nước mắt trong nhiều năm trời. Ví như, một người trồng cao su muốn 1 năm thu hoạch 2 lần như những người trồng lúa, tức thì thì họ sẽ nản chí ngay. Vì vậy, hãy hạ bớt tâm mong cầu của bản thân, bỏ đi tư duy “ăn xổi” và từng bước tiến về phía trước. Chúng ta không cần chạy đua với ai, mỗi ngày tiến lên một chút, miễn là duy trì trong dài hạn. Điều này tương tự như câu nói: “Cái chúng ta muốn là Thành Quả nhưng cái chúng ta nhận được lại là một Quá Trình. Hãy tập trung vào Quá Trình trước mắt, Thành Quả sẽ tự đến phía sau.” 3. Có được 3 Báu Vật Cuộc Đời, bạn sẽ rèn được ý chí sắt đá Ai ai cũng sẽ có những lúc yếu lòng và nản chí trước nghịch cảnh, trước khó khăn sóng gió cuộc đời. Vì vậy để có thể đứng vững trước những khó khăn gian trở đó, Ba Báu Vật Cuộc Đời (Thầy hiền trí - Nhóm bạn tốt - Sách tinh hoa) sẽ là những yếu tố cốt lõi giúp chúng ta phát triển nội lực. Hãy tìm kiếm đến những vị thầy hiền trí giúp bạn vun bồi nhân sinh quan, đưa bạn đến một tầng bậc nhận thức cao hơn trong hành trình cuộc đời. Hãy sưu tầm vài câu nói khai thị có sức mạnh rất lớn đưa chúng ta thoát khỏi vũng bùn luẩn quẩn. Hãy dành ít nhất 10-20p mỗi ngày để đọc một cuốn sách (đọc theo từng chương) có nội dung liên quan đến điều mà bạn đang theo đuổi. Và phương pháp hiệu quả nhất là tham gia những nhóm bạn/nhóm học có chung mục tiêu, chung chí hướng, biết kỷ luật, biết nâng đỡ, biết động viên và đồng hành cùng nhau thêm tiến bước. Điều này giống như việc rèn luyện cùng 100 người ai cũng kỷ luật, bạn sẽ là người 101. Khi biết tận dụng sức mạnh tập thể, nghị lực của bạn sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ và kiên cường. Và nếu bạn không rõ làm sao để có được nhóm bạn cùng đồng hành, cùng nâng đỡ, cùng kỷ luật để rèn luyện bản thân tiến bước. Trong khóa 3 Ngày X3 Năng Suất tại Viện đào tạo Bách Khoa BKE, tôi và đội ngũ kế thừa sẽ giúp bạn lập nên nhóm bạn tốt, có chung 3 Báu Vật Cuộc Đời và xây dựng lối sống hướng thượng. Lời kết Kỳ thực trong cuộc sống, ai ai trong chúng ta cũng đôi lúc vướng vào trạng thái chán nản, muốn từ bỏ hết mọi thứ mình đang làm. Song, nếu chúng ta học được cách rèn luyện nghị lực, tự tạo được động lực và nuôi dưỡng nội lực vững mạnh. Vậy thì dù có đối mặt với bao trở ngại thì tự bản thân chúng ta cũng sẽ nhanh chóng hồi phục sức mạnh tinh thần để vượt qua!
- 8 bí quyết X3 năng suất làm việc của Benjamin Franklin
Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi chúng ta càng phải tăng năng suất làm việc để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm được điều này. Thực tế đã cho thấy rất nhiều người dù có nỗ lực rất nhiều mà không hiệu quả nhưng ngược lại chỉ cần làm việc có phương pháp thì hiệu suất sẽ tăng lên gấp bội. Benjamin Franklin là một người thành công ở khá nhiều lĩnh vực: khoa học, chính trị, viết lách, âm nhạc, phát minh và ngoại giao. Và cho đến hiện nay ông vẫn là một trong những đại diện lớn trên thế giới về khả năng làm việc hiệu quả. Ông ấy cũng chỉ có 24 tiếng mỗi ngày như chúng ta, vậy điều gì đã tạo nên con người ấy? Hãy xem cách ông ta tận dụng 1 ngày như thế nào để học hỏi nhé! 1/ Bỏ đi các việc không quan trọng Chúng ta thường dựa theo cảm tính và thói quen để làm việc mỗi ngày. Có khi nào bạn tự hỏi: liệu mình không làm thì có gây hậu quả gì không? Mỗi sáng bạn có bao giờ thức dậy và tự hỏi là mình sẽ làm việc gì trong ngày hôm nay không? Nhiều bạn tốn rất nhiều thời gian cho những việc không cần thiết: tán gẫu, lướt mạng… trong khi chúng ta có rất nhiều công việc phải làm. Loại bỏ những việc không quan trọng giúp bạn tối ưu công việc hơn Việc đặt câu hỏi có thể giúp bạn loại bỏ được những công việc không bắt buộc. Từ đó có nhiều thời gian tập trung hơn cho những công việc quan trọng. Đó là bí quyết đầu tiên mà Benjamin Franklin áp dụng. Bạn hãy thử phân cấp từng công việc mà mình sẽ làm trong ngày, công việc ưu tiên xếp lên trên và cố gắng hoàn thành nó. Chắc chắn sau một thời gian bạn sẽ thấy một ngày của mình hiệu quả hơn rất nhiều. 2/ Tập thói quen ngủ sớm và dậy sớm Chúng ta thường có thói quen thức khuya và uể oải, khó dậy sớm vào sáng hôm sau. Ngoài ra,, thức khuya làm bạn mất rất nhiều năng lượng, chưa kể đó là nguyên nhân tiềm tàng của nhiều bệnh nguy hiểm: đau tim, đột quỵ… cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nhưng đáng buồn là phần lớn chúng ta thường thức khuya không phải để làm việc mà để tốn thời gian cho việc: chơi game, xem phim, lướt web… Rõ ràng việc thức khuya không có tác dụng nhiều đối với cuộc sống cũng như hiệu suất làm việc của bạn vào ngày hôm sau. Ngủ sớm giúp bạn có cuộc sống tích cực hơn “Ngủ sớm và dậy sớm sẽ giúp bạn khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan”. Vì vậy Benjamin Franklin duy trì thói quen ngủ lúc 22h và thức dậy lúc 5h sáng. Việc tập luyện thói quen ngủ đều đặn giúp cân bằng đồng hồ sinh học của cơ thể, nhờ đó giấc ngủ tới với bạn dễ dàng hơn. Không khí buổi sáng trong lành cũng giúp đầu óc minh mẫn, dễ dàng hơn cho việc bắt đầu một ngày mới với năng lượng tràn trề. 3/ Có không gian yên tĩnh Tiếng ồn có tác động không nhỏ đến hiệu suất làm việc của chúng ta. Ngoài gây ra căng thẳng trong tiềm thức có thể dẫn đến những kích thích đối với bộ não. Trong khi đó không gian yên tĩnh sẽ giúp não tập trung, lưu trữ và giải quyết thông tin hiệu quả hơn. Việc ngồi thiền cũng được Benjamin Franklin áp dụng để tinh thần ổn định và tập trung khi làm việc. Có lẽ nhờ vậy mà ông hoàn thành khá tốt lịch trình của mình. Đây cũng là cách mà bạn nên học hỏi để nâng cao hiệu suất của mình mỗi ngày. Nếu không thể lựa chọn không gian làm việc thì thỉnh thoảng hãy cho phép mình thay đổi: đi đến các quán cafe yên tĩnh, hạn chế tiếp xúc với mọi người… bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt. 4/ Có kế hoạch cho 1 ngày Chúng ta rất hay lăn tăn: “Tôi sẽ làm gì trong hôm nay?” Vậy tại sao không dành ra khoảng 15p buổi sáng để lập ra kế hoạch cho mình? Điều này giúp bạn tập trung được vào những việc quan trọng và không bị chi phối bởi những gì xung quanh. Hãy lập kế hoạch để biết mình nên làm gì trong ngày Đây cũng là cách mà Benjamin Franklin duy trì hằng ngày và đây cũng là cách để ông có thể giải quyết được rất nhiều công việc chỉ trong 24 giờ. Việc lập kế hoạch khá khó, nhất là đối với những người mới bắt đầu. Nhưng khi đã hình thành được thói quen và thấy được hiệu quả bạn sẽ tự xây dựng được cho mình kế hoạch tốt nhất trong ngày. Đây là bước rất quan trọng đối với một người làm việc hiệu quả, khi xây dựng được kế hoạch cá nhân bạn sẽ học được kỹ năng để xây dựng kế hoạch cho team, tổ chức của mình. 5/ Đừng quên dành thời gian cho việc học Việc dành một chút thời gian để học, đọc sách và trải nghiệm một chút các lĩnh vực không liên quan đến công việc là cách mà Benjamin Franklin giảm bớt áp lực, nhờ đó năng suất tăng lên. Dù công việc bận rộn nhưng Franklin vẫn luôn dành thời gian cho việc học mỗi ngày. Việc học không chỉ giúp bạn mở mang tri thức mà còn giúp bạn có thêm giải pháp để tối ưu công việc của mình. Ngoài việc học những kiến thức để bổ trợ cho chuyên môn bạn có thể học thêm những môn thể thao, nghệ thuật để tăng cường sức khỏe, giúp đầu óc được thư giãn thả lỏng… Từ đó gián tiếp thúc đẩy hiệu quả làm việc của mình. 6/ Sắp xếp không gian sau khi làm việc Sau một ngày làm việc chúng ta thường muốn nghỉ ngơi ngay nhưng hãy dành thời gian để dọn lại góc làm việc trước khi rời đi. Điều này có thể làm bạn mất thời gian nhưng lại tiết kiệm thời gian cho ngày hôm sau. Vì chúng ta không phải mất thời gian để xem mình cần phải làm gì? Nên sắp xếp việc nào trước việc nào sau. Nhờ đó mà chúng ta có thêm nhiều thời gian để giải quyết những công việc quan trọng. Thỉnh thoảng hãy dành nhiều thời gian hơn để chăm chút cho góc làm việc của mình. Một không gian mới, sạch sẽ, thoáng mát sẽ kích thích năng lượng làm việc tốt hơn. 7/ Luôn có thời gian để thư giãn Benjamin Franklin luôn dành một khoảng thời gian buổi tối để thư giãn: nghe nhạc, xem tin tức… Đây là lúc não và cơ thể tái tạo năng lượng để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Làm việc và thư giãn đúng cách cũng nâng cao năng suất Chúng ta thường sắp xếp kế hoạch cho công việc nhưng lại ít sắp xếp thời gian cho việc nghỉ ngơi thư giãn. Trong khi thời gian thư giãn cũng quan trọng chẳng kém thời gian làm việc. Việc đầu tư cho nghỉ ngơi cũng là cách giúp bạn có được hiệu suất làm việc tốt. Ngoài dành thời gian cho bản thân, hãy dành thời gian cho gia đình, con cái… vì họ chính là nguồn động lực giúp bạn phấn đấu tốt hơn mỗi ngày. Ngoài ra, việc biết cách lập kế hoạch cho thời gian nghỉ ngơi thư giãn, sẽ hạn chế được việc chúng ta trở nên trì trệ, lười biếng và muốn kéo dài thời gian nghỉ hơn là thời gian làm việc 8/ Suy ngẫm về một ngày của bạn Điều mà Benjamin Franklin luôn làm trước khi đi ngủ là tự hỏi: “Hôm nay tôi đã làm được những gì?” Việc nhớ lại lịch trình, những bài học của một ngày giúp bạn cải thiện để từ đó có được hiệu quả tốt hơn. Việc nhớ lại những gì đã qua với tâm trạng biết ơn sẽ giúp bạn ôn lại những gì mà mình đã trải qua trong ngày. Những gì đã làm, những điều đã nói… không thể thay đổi được nhưng sẽ làm những bài học giúp bạn có thêm trải nghiệm cho chính mình. Vì vậy đừng quên làm điều này vào mỗi tối, tạo thói quen giúp bạn review lại kế hoạch trong ngày của mình. ===== Việc duy trì những thói quen tốt không phải là điều dễ dàng nhất là khi chúng ta thường dễ dàng lay động trước nhiều sự hấp dẫn xung quanh: bạn bè, mạng xã hội… Chính vì vậy những hành trình như X3 năng suất sẽ giúp bạn có nhóm bạn tốt rèn luyện, cùng lập kế hoạch hàng ngày để nâng cao hiệu suất làm việc. Khóa học đã giúp hàng ngàn học viên rèn luyện được thói quen tốt mỗi ngày cũng như thay đổi hiệu suất công việc. ====== Hy vọng rằng những thói quen về tăng năng suất của Benjamin Franklin sẽ giúp bạn có thêm các gợi ý để thay đổi thói quen làm việc hàng ngày của chúng ta. Chỉ cần bạn thay đổi và biết cách thay đổi thì chắc chắn hiệu suất làm việc sẽ có sự cải thiện từng ngày. “Nếu bạn không lập kế hoạch, bạn đang đưa mình tới thất bại!” Hãy thay đổi mỗi ngày, từ việc thiết lập thói quen lập kế hoạch để cải thiện công việc cũng như chất lượng cuộc sống nhé!
- 5 Lý Do Giúp Người Bắc Âu Sống Hạnh Phúc
Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững - Liên Hiệp Quốc công bố năm 2023. Những đất nước hạnh phúc nhất thế giới nằm ở vùng Bắc Âu. Với Phần Lan xếp vị trí đầu bảng, lần thứ năm liên tiếp và Đan Mạch, Thụy Điển lần lượt xếp thứ hai, ba. Những đất nước Bắc Âu này sở hữu 3 chuẩn mực khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ: Tăng trưởng kinh tế cao Chỉ số phát triển con người cao Người dân hạnh phúc nhất nhì thế giới… Vậy, những xứ "thiên đường" ấy đã làm cách nào để vươn đến như ngày nay? Cùng tìm hiểu những yếu tố kiến tạo sự hạnh phúc ở các quốc gia này nhé! 1. Triết lý sống hạnh phúc khác biệt Thay vì đề cao việc phải phát triển kinh tế mạnh mẽ, từ bao đời nay, dân Bắc Âu đã lựa chọn cách sống tập trung vào sự cân bằng và kết nối. Đối với họ, được sống hạnh phúc mới là mục tiêu cao nhất cần hướng đến. Họ tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày, nuôi dưỡng tâm hồn cao đẹp, duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tận hưởng trọn vẹn từng phút giây. Phần Lan - Nền giáo dục "không giống ai", cấm thi cử, bài tập nhưng học sinh vẫn giỏi giang… Đan Mạch - Thiên đường cho người dân và doanh nghiệp Thụy Điển - Thành công mỹ mãn với chế độ người lao động chỉ làm 6h/ngày, Bí kíp hạnh phúc của họ không chỉ đến từ chất lượng đời sống vật chất cao, phúc lợi xã hội tốt mà quan trọng hơn cả vẫn là lối sống, tư tưởng. Mỗi quốc gia Bắc Âu lại có “công thức” chăm sóc sức khỏe tinh thần và tận hưởng cuộc sống riêng. Người dân Bắc Âu có những triết lý sống được truyền đi từ đời này sang đời khác, tạo nên những thế hệ trẻ tràn đầy sức sống, yêu đời và ngập tràn hạnh phúc. Sisu - Vượt qua tất cả (Phần Lan) Sisu có nghĩa là nội tại, bên trong. Trong văn hóa người Phần Lan, đây là triết lý sống kiên định, quyết tâm. Triết lý này dạy người Phần Lan ý chí kiên định, đủ dũng cảm để vượt qua tất cả khó khăn, thử thách, có thể hiểu là điều gì cần làm thì nó phải làm bằng bất cứ giá nào. Đây là ý chí giúp người Phần lan vượt qua nghịch cảnh. Hygge - Hạnh phúc từ những điều nhỏ bé (Đan Mạch) Trong ngôn ngữ Đan Mạch và Na Uy, Hygge có nghĩa là sự động viên, khuyến khích và niềm vui. Hygge không có nghĩa là tận hưởng cuộc sống, nắm bắt và sống trọn vẹn từng giây phút của cuộc đời. Hạnh phúc sẽ đến từ những điều nhỏ bé, đơn giản là ngoài công việc bận rộn thường nhật, những lo toan, căng thẳng trong cuộc sống, bản thân có thể dành thời gian vui chơi, xem phim, đi dạo, cà phê, đọc sách cùng gia đình, bạn bè. Lagom - Vừa đủ (Thụy Điển) Lagom có ý nghĩa là vừa đủ, không thừa, không thiếu. Người Thụy Điển từ lâu đã hình thành một thói quen tiết chế trong mọi việc họ làm, mọi điều họ nói, mọi thứ đều ở mức vừa đủ. Tập cân bằng mọi người từ tình cảm đến công việc. 2. Chú trọng vào phẩm chất cuộc sống Có một cụm từ mà người Bắc Âu hay nhắc đến là: “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển thì có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn”. Nếu có ai hỏi một người Bắc Âu xem giữa hai sự lựa chọn: Cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng. So với cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái thì chọn phương án nào, anh ta có lẽ sẽ thiên về phương án thứ hai. Bởi lẽ, thứ mà người Bắc Âu muốn chính là “phẩm chất”, chứ không phải là “vật chất” trong cuộc sống. “Nhanh một chút, nhanh một chút…”, người Bắc Âu không lựa chọn phong cách sống nhanh. Họ lựa chọn sống chậm nhưng vẫn có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ cách sống này. 3. Duy trì cuộc sống ở mức đơn giản và biết đủ Quan điểm của người dân vùng Bắc Âu luôn đề cao phong cách sống đơn giản cùng phẩm chất khiêm nhường. Nếu để ý một chút, bạn sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không hề có nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản. Sau 7 giờ tối, gần như trên đường rất yên ắng, không có cuộc sống xa hoa vào ban đêm, không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích sự thỏa mãn tiêu cực con người. Một số ví dụ cho thấy sự đơn giản trong lối sống của người Bắc Âu: Trong cách ăn mặc, không cần phải diêm dúa, bạn sẽ thấy những người phụ nữ 40-50 tuổi Bắc Âu thường mặc áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút. Họp không có quan niệm phải chạy đua theo xu hướng thị trường thời trang, không phải lúc nào cũng lo sợ bản thân xấu, đẹp trong mắt người khác ra sao. Miễn là gọn gàng, giản dị. Nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì không cần phải tiệc tùng cầu kỳ, những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt thơm tho đến cho em bé sử dụng.Điều này đã trở thành một truyền thống tốt đẹp lâu đời của con người xứ Bắc Âu. Đối với họ bí quyết để đạt đến sự hạnh phúc là giữ sự cân bằng và mọi thứ đơn giản nhất: “Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều". 4. Làm việc chăm chỉ và hiệu suất Để hưởng đặc quyền hạnh phúc, họ đã làm việc năng suất nhất nhì thế giới. Họ thường có thời gian tập trung cho công việc trong ngày và thường kết thúc vào 4h chiều hoặc thời gian linh hoạt. Trong thời gian rảnh, dù có thể chọn làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập, nhưng họ lại không làm vậy. Người Bắc Âu chọn thưởng thức tách cà phê cùng bạn bè hoặc đơn giản là ngồi đọc sách. Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng một cuộc sống an nhàn như trên chính là do chính thái độ nghiêm túc, hiệu suất rất cao mà họ đạt được khi làm việc. Để nâng cao hiệu suất, người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo và rút ngắn thời gian làm việc. Đó là cách để họ có nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi hay cho cho gia đình. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó” - đây là quan niệm của người Bắc Âu. Vì thế, công việc đối với họ không phải là một sự “đau khổ, giày vò”. Họ đơn giản là làm hết sức và rất tốt công việc mình thực sự yêu, được trả lương rất cao và từ đó sống hạnh phúc. 5. Coi trọng giá trị gia đình Và chìa khóa tận cùng cho mọi hạnh phúc ở Bắc Âu là 2 chữ “gia đình". Trong cuộc sống của người Bắc Âu, gia đình rất quan trọng. Chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là một gia đình Bắc Âu sẽ cùng nhau tận hưởng những ngày vui đùa, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa… Trong gia đình, người chồng sẽ sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con. Điều đầu tiên sau khi tan làm trở về nhà mà họ làm là trò chuyện, vui đùa, nấu ăn cùng vợ, con mình. Cho dù ai đó có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình mình. Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì như vậy thì buổi sáng vẫn còn người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như thế, người chồng sẽ chỉ bị mất khoảng 1 tiếng đồng hồ không thể cùng ăn sáng gia đình. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối ăn tối cùng gia đình mình. Đối với người đàn ông Bắc Âu, gia đình và con cái không phải là nền tảng để tìm kiếm sự thành công mà nó chính là phần quan trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ. Với họ, khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong ngày chính là quây quần bên gia đình, vui đùa với những đứa trẻ và để chúng leo lên đầu, ôm lấy cổ bố chúng…và chúc ngủ ngon trước khi đi ngủ. Kết bài Thông qua bài viết này chúng ta thấy được rằng, bí quyết của người dân Bắc Âu chính là tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách có Trọng tâm và Đơn giản. Điều này nghe có vẻ dễ thực hiện, tưởng chừng đọc là có thể bắt chước theo nhưng thực tế để ứng dụng thì không hề dễ dàng. Một nguyên lý hay tư tưởng muốn Ứng dụng được cần phải rất uyển chuyển và hiểu điều kiện hiện tại của mình. Trong đó cái hiểu về Nhân - Duyên - Quả là cái hiểu quan trọng nhất. Bất cứ điều gì các bạn làm cũng cần phải suy xét từ Nhân của chính mình - Nguồn lực và thứ hai là điều kiện ngoại cảnh. Người có Trí tuệ là người đưa ra được những quyết định đúng đắn, thuận theo Nhân quả. Từ đó làm việc gì có nhân duyên hội tụ thì đều sẽ thành. Còn ngược lại học cạn hoặc áp dụng một cách máy móc, cạn cợt thì sẽ không bao giờ đạt đến mục tiêu hoặc phát triển một cách bền vững! Để làm được điều đó chỉ có Trí tuệ/Chánh kiến mới giúp được các bạn. Chánh Kiến là ngọn đuốc soi sáng trên con đường đời. Chánh Kiến là cái thấy, cái biết hiểu đúng như thật về sự việc, hiện tượng. Từ đó đưa ra quyết định và biết sống thuận theo luật nhân quả để đạt được thành Công và hạnh phúc bền vững. Tham khảo khóa học: Chánh Kiến 1 - Đánh thức ý nghĩa cuộc đời
- 6 Cấp Độ Làm Con - Cha Mẹ Và Con Cái Đều Nên Thấu Rõ
Làm cha, làm mẹ là một sự nghiệp vĩ đại của đời người. Và việc dạy con là một hành trình đầy chông chênh, đòi hỏi tấm lòng bao dung, sự hy sinh vô điều kiện từ đấng sinh thành. Tuy vậy, khi muốn dạy con trưởng thành thì nên nhớ: “Cha mẹ là Nhân, con cái là Quả.” Giải nghĩa ra tức là, những gì cha mẹ cho con hôm nay sẽ định hình nhân cách cho con mai sau. Vì thế trong hành trình dạy con, các bạn cần hiểu rõ 6 Cấp Độ Làm Con sau đây để có hướng giáo dục cho con đúng đắn. 1. LỪA: con cái lừa dối, la mắng, đánh đuổi cha mẹ Ở cấp độ này, con cái có xu hướng bạc đãi, đối xử vô ơn với cha mẹ khi về già, thậm chí còn đánh đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chiếm tài sản làm của riêng. Con cái như vậy, một phần là vì cha mẹ không biết dạy dỗ con mình. Có lẽ, vì mải mê tập trung vào mưu sinh danh vọng, hoặc cha mẹ không biết cách uốn nắn con mình. Bỏ bê không dành thời gian giáo dục nhân cách, dạy cho con biết đâu là phải trái. Thậm chí có những cha mẹ còn dạy cho con những điều xấu ác - chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không rõ hậu quả về sau. Ngoài ra, còn có trường hợp khác là bởi môi trường ảnh hưởng đến lối sống, đến quá trình trưởng thành của con. Đặc biệt là khi con trẻ lớn lên trong môi trường 3 Độc (Tham - Sân - Si), điều này vô hình chung hình thành cho con trẻ những ý nghiệp không tốt, chất chứa những hạt giống tiêu cực, xấu ác nằm trong suy nghĩ. Từ đó, những ý nghiệp này sẽ trở ra thành hành vi và thái độ sống ở nhân cách. Lâu dần, chính những hành vi và thái độ sống tiêu cực sẽ trở thành thói quen. Và khi thuận theo quy luật Nhân - Quả, những thói quen không tốt sẽ “trổ ra quả đắng”, khiến cho bản thân hay thậm chí những người xung quanh đều phải chịu hậu quả đáng buồn. 2. DỰA: con lệ thuộc, dựa dẫm, bòn rút tài sản của cha mẹ, chỉ biết hưởng thụ mà không biết cho đi “Dựa” ở đây mang ý nghĩa dựa dẫm, để cho cuộc sống của bản thân phải lệ thuộc vào người khác, vật khác. Nếu con cái lớn lên chỉ biết dựa dẫm, con sẽ trở nên yếu đuối và không thể nào tự chủ được cuộc sống của chính mình. Và một khi con người không thể tự chủ, họ sẽ không có tự do. Không có tự do, hạnh phúc mãi mãi chỉ là một định nghĩa xa xỉ. Nguyên nhân khiến con cái sinh tính “dựa dẫm” bắt đầu từ việc cha mẹ nuông chiều con một cách thái quá. Vì luôn nơm nớp lo sợ con sẽ gặp nguy hiểm, cha mẹ liên tục bảo bọc, chiều chuộng, thay con làm mọi việc mà không cho con tự mình trải nghiệm. Một số ví dụ cụ thể bao gồm: không cho con ra ngoài chơi vì sợ con té ngã, đáp ứng mọi điều con vòi vĩnh vì sợ con không bằng bạn bè,... Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ không nhận ra rằng điều này có thể ngấm ngầm biến con thành một "con gà công nghiệp" chính hiệu. Có nghĩa là, con lớn lên sẽ thiếu hụt kỹ năng sống, yếu đuối khi ra ngoài xã hội, sống vô trách nhiệm và dựa dẫm, làm việc gì cũng không nên thân. Tệ hơn nữa, việc này sẽ khiến con cái sẽ sinh thói vị kỷ, chỉ biết hưởng thụ lợi ích, thu lợi về cho bản thân mà không quan tâm đến cha mẹ, không biết cho đi hay giúp đỡ người khác. Thay vì chỉ chăm chăm vào việc nuông chiều, đáp ứng mọi điều con đòi hỏi, cha mẹ cần dạy con về giá trị của sự tự lập, khả năng quán xuyến cuộc sống, công việc và tự học những kỹ năng sống, những giá trị cần thiết giúp con nên người. Hơn thế nữa, cha mẹ nên giúp con hiểu rằng mọi thử thách, khó khăn trong đời đều nên tự vượt qua bằng chính sức mình. Có như thế, con mới có thể trưởng thành mạnh mẽ, có đủ năng lực và nội lực sống để vững bước trên đường đời. 3. NUÔI: con chăm sóc, nuôi cha mẹ qua ngày chỉ vì nghĩa vụ Con cái lớn lên chỉ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chỉ vì bổn phận thường là những người thiếu thốn tình cảm, thiếu sự sẻ chia với cha mẹ từ nhỏ. Cha mẹ dạy cho con biết đạo lý, lễ nghi, biết đâu là trách nhiệm,... Song lại thiếu đi sự thấu hiểu giữa mối quan hệ của cha mẹ và con cái. Điều này vô hình trung sẽ dựng lên một bức tường vô hình giữa cả hai thế hệ. Thông thường, có hai trường hợp xảy ra khi sự liên kết giữa cha mẹ và con cái bị đứt gãy. Thứ nhất là, trẻ lớn lên trong đòn roi và các vấn đề tâm lý đến từ cha mẹ. Khi lớn lên sẽ có xu hướng ghi hằn mà không buông bỏ được những điều mà cha mẹ đã làm trong quá khứ. Khiến cho trong quá trình trưởng thành trở nên vô cảm, luôn hằn học, trở thành một bản sao và hành động như chính cha mẹ mình ngày trước đã từng làm. Vì vậy, “nuôi” cha mẹ ở đây thực chất là hướng đến lợi ích cho mình, giành tài sản hay chỉ đơn giản là đối xử tệ bạc với cha mẹ, đánh đập,..v.v. Cốt cũng chỉ để xả bỏ cơn giận đã ghi hằn từ thời thơ ấu. Thứ hai là, vì sống trong sự sợ hãi, các vấn đề tâm lý lâu dài cùng với việc cảm thấy không thể chia sẻ với cha mẹ của mình. Khi lớn lên đứa trẻ ấy dần trở nên mất kết nối và dửng dưng với cha mẹ, nhưng bản chất vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi với đấng sinh thành, do tác hại đến từ đòn roi hay các “trận chiến nảy lửa” còn tồn đọng trong ký ức. Từ đó, dần nảy sinh ra tâm lý bài xích, muốn tránh xa cha mẹ, nhưng vì bổn phận làm con (một phần lại sợ đàm tiếu từ xã hội) nên chăm sóc cha mẹ với thái độ hời hợt, phụng dưỡng cho qua ngày mà thôi. Tuy nhiên, cả hai trường hợp trên đều xuất phát từ việc đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, nhiều bằng việc cảm nhận những đau đớn đến từ thể xác và tinh thần. Dẫn đến suy nghĩ mãi chỉ loanh quanh trong đau khổ và căm hận chính người đã sinh ra mình. 4. DƯỠNG: con trưởng thành, sống có ích, phụng dưỡng cha mẹ Tới cấp độ này, con cái đã trưởng thành và biết phụng dưỡng cho cha mẹ. Nhưng thật chất, chữ “dưỡng” chỉ dừng lại ở mức độ “tự giác” - vì con biết đạo lý, biết yêu thương và có kết nối tâm hồn với cha mẹ nên con mới “tự giác” phụng dưỡng. Con cái phụng dưỡng cha mẹ bằng cách mua quà cáp, hỏi thăm cha mẹ, giúp cha mẹ đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên khi ngẫm lại sâu hơn, con cái chưa thật sự dẫn cha mẹ tiến bước vào hành trình phát triển tâm linh, phát triển tâm thức. Và những gì con cái trao cho cha mẹ về bản chất chỉ dừng lại ở mức độ vật chất, là những thứ đến từ ngoại cảnh mà thôi. Cũng vì thế, niềm vui của cha mẹ cũng chỉ phụ thuộc vào những giá trị bên ngoài. Trong khi niềm vui chân thật nhất của đời người chính là sự bình an xuất phát từ chính tâm hồn mà ra. 5. THIỆN: con giúp cha mẹ sống hướng thiện, có đạo đức, giúp ích cho cộng đồng Suốt những năm tháng cuộc đời cha mẹ đều bị cuốn vào kế sinh nhai, vật chất, tiền bạc. Những độc tố đó làm cho cha mẹ vẫy vùng không sao thoát ra cho khỏi bể khổ này được. Trong khi ấy, tinh thần lại không được hiểu và chú trọng tới để chăm sóc. Vì vậy, chữ "thiện" ở đây hàm ý nói về cuộc đời hướng thiện. Bởi chỉ sống hướng thiện, biết trao đi, thì khi ấy cuộc sống con người mới có thể đong đầy hạnh phúc. Ở cấp độ này, con cái sẽ hướng cha mẹ đến với con đường đạo đức, giúp cha mẹ đi thiện nguyện; đưa cha mẹ đến với các khóa tu, thiền Vipassana; đưa cha mẹ nghe Chánh Pháp,... Từ đó, những phẩm chất thiện lành của cha mẹ thêm phát triển. Cha mẹ sẽ biết chủ động làm thiện nguyện, giúp ích cho cộng đồng, phước đức cũng từ đó mà sinh ra. Khi cha mẹ biết hướng thiện công đức tích tụ càng dày, những nghiệp xấu trong quá trình mưu sinh của thuở trẻ vô tình gây nên cũng vì thế mà từ từ được xóa bỏ. Càng nhẹ gánh và buông bỏ bớt, cha mẹ sẽ càng bình an và vui khỏe. Và bình an lẫn vui khỏe ở đây là sự an yên vững bền, tức là gốc rễ của nó xuất phát từ bên trong tâm hồn chứ chẳng phải từ vật chất ngoại cảnh. Đây cũng là tầng bậc báo hiếu mà chữ “thiện” muốn đề cập. 6. ĐẠO: con giúp cha mẹ đến với Thầy - Sách - Bạn, học và hành đạo lý Và cuối cùng, con cái đưa cha mẹ đến với Đạo Lý. Đạo Lý bao gồm cả Đạo Đức và Trí Tuệ. Con cái giúp cha mẹ phát triển cả Đạo Đức lẫn Trí Tuệ thông qua thầy hiền trí, tủ sách hay, nhóm bạn tốt. Con giúp cha mẹ học và thực hành đạo lý theo những vị hiền triết, học lời dạy cổ nhân trong những trang sách tinh hoa. Suốt cả cuộc đời, có lẽ cha mẹ chúng ta không thiếu những bài học đắt giá cho chính mình. Nhưng những bài học đến từ các vị thầy minh triết lại là một yếu tố khác biệt, dù là ở độ tuổi nào chúng ta cũng đều sẽ có những bài học. Và từ những bài học này, sẽ ngộ ra cho mình những chân lý và góc nhìn mới, từ đó thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó việc tìm cho cha mẹ những nhóm bạn đồng tu, sẽ hỗ trợ và thúc đẩy nhau tích cực học hỏi tinh tấn, hàm dưỡng và phát triển tâm thức. Khi cân bằng và hài hòa được giữa Đạo và Đời, sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất đều được rèn luyện và chăm sóc. Thì khi ấy cha mẹ mới có thể hướng về cuộc sống bình an tự tại, tâm hồn được vui khỏe mới có thể nuôi dưỡng những niềm hạnh phúc ở độ tuổi về hưu. Đây cũng là tầng báo hiếu cao nhất và tốt nhất trong đạo làm con. Lời Kết Muốn dạy con nên người tới cấp độ báo hiếu cao nhất, cha mẹ phải làm “thân giáo” cho con từ thuở ấu thơ. Tức là, cha mẹ hãy hướng tới giáo dục tâm hướng thiện cho con, lồng ghép Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực vào mọi bài học tu dưỡng nhân cách. Hãy tập cho con làm thiện nguyện cùng cả nhà, dạy cho con hiểu về Nhân Quả, liên tục cho con thấy đâu là việc xấu nên bỏ - việc thiện nên làm. Khi con trưởng thành hơn, cha mẹ có thể cho con tham gia các lớp học về giáo dục nhân cách, gợi ý cho con tham gia các khóa tu dành cho thiếu nhi, khuyến khích con đọc những cuốn sách tinh hoa có giá trị. Và hơn thế nữa, là hãy giúp con gắn kết với những bậc thầy hiền trí, những người bạn tốt có thể dẫn con tới một tầng bậc tâm thức cao hơn. 6 Cấp Độ Làm Con được mô tả trong bài viết là một bức tranh toàn diện trong hành trình dạy con, giúp cha mẹ dễ dàng hình dung “nhân” dạy con hiện tại sẽ trổ “quả” gì mai sau. Nếu ai làm cha mẹ mà vẫn cảm thấy khổ sở, gặp nhiều khó khăn trong quá trình này, trong lớp Dạy Con 3 Gốc sẽ có lời giải chi tiết cho những phương pháp dạy con thông minh, đúng đắn!
- 7 Cách Thử Lòng Của Cổ Nhân: Ứng Dụng Trong Tuyển Dụng & Dùng Người
Trong những năm gần đây, việc tuyển chọn được người tài giỏi cho doanh nghiệp từ lúc nào đã trở thành một thách thức đối với các nhà tuyển dụng. Thậm chí là sau khi đã tìm được những nhân tài xuất chúng, song nhiều nhà lãnh đạo lại không biết cách dùng người - sắp xếp vị trí phù hợp cho họ. Việc này kéo dài sẽ khiến hiệu suất của nhân sự giảm sút. Thành ra rất nhiều người dù có năng lực và triển vọng đến mấy cũng sẽ cảm thấy bứt rứt, cuối cùng cũng chọn cách từ bỏ mà đi. Có trường hợp còn đau đầu hơn nữa, là khi một ứng viên có CV vô cùng ấn tượng nhưng năng lực thực thi lại chẳng như kỳ vọng. Kết quả là việc này gây hao tổn thời gian và nguồn lực cho cả doanh nghiệp và ứng viên. Vì sao việc chọn được người phù hợp cho doanh nghiệp lại khó khăn? Trên thực tế, nguyên nhân chính của vấn đề này là do các nhà tuyển dụng thường chỉ tập trung vào việc đọc CV và trò chuyện đôi ba câu ngắn gọn, sau đó đã vội vàng kết luận rằng ứng viên đủ năng lực cho vị trí. Cách làm này thật rằng khá nông cạn. Muốn tuyển dụng được người tài giỏi và có thể gắn kết lâu dài với doanh nghiệp, chúng ta cần quan sát một cách toàn diện hơn ở khía cạnh nhân cách, hành vi và thái độ sống của con người đó. Chỉ khi có cái nhìn bao quát được tâm tính của người đó ra sao, chúng ta mới có thể dùng người và sắp xếp vị trí phù hợp cho họ trên bàn cờ nhân sự. Trong cuốn "Tri nhân", mưu sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc - Gia Cát Lượng từng để lại 7 cách nhìn người thấu đáo. Những tiêu chí của ông xuất phát từ 7 phương diện: "Chí – Biến – Thức – Dũng – Tính – Liêm – Tín" để có thể đưa ra đánh giá toàn diện để nhìn người và dùng người. 1. Hỏi đúng sai, xem chí hướng Để đánh giá liệu một người có đáng được trọng dụng hay không, đầu tiên phải hiểu được lập trường và quan điểm của họ. Nếu họ mơ hồ giữa đúng hoặc sai, vậy thì không nên được giao phó những trách nhiệm nặng nề hay những quyết định quan trọng. Những người có quan điểm mơ hồ thường rất dễ bị đánh lừa, hay xuôi theo chiều gió vì thiếu sự quyết đoán và khả năng đưa ra quyết định sáng suốt. Khi áp dụng điều này vào quá trình tuyển dụng, bạn hãy hỏi rõ ứng viên về mục tiêu cuộc đời của họ. Bất kỳ người nào cũng vậy, mục tiêu và hoài bão là động lực để con người cố gắng. Nếu người nào không có mục tiêu, vậy thì chứng tỏ cuộc đời của họ vẫn đang lênh đênh, vô định, cứ như thể chèo thuyền trong đêm mà thiếu ngọn hải đăng dẫn lối, thậm chí chẳng dám mạnh dạn giương buồm. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu tự tin và dễ dàng suy sụp khi gặp khó khăn. "Hỏi đúng sai, xem chí hướng", không chỉ để xác định hoài bão sống của ứng viên mà còn để làm rõ được ý chí, năng lực vươn lên của họ trong mọi cảnh huống. Nhờ vậy, ta mới có thể chọn được người phù hợp để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy ứng viên còn trẻ và có triển vọng phát triển. Vậy thì dẫu cho không có ý định nhận họ, bạn cũng đừng nên xem đây chỉ là một cuộc phỏng vấn đơn thuần. Thay vào đó, hãy dành một chút thời gian lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của ứng viên. Sau đó hãy trao cho họ giải pháp, giúp ứng viên có định hướng cho sự nghiệp tốt hơn dựa theo trải nghiệm và kinh nghiệm chuyên môn của chính bản thân bạn. 2. Tranh luận đến cùng, xem khả năng ứng biến Làm thế nào để đánh giá được năng lực ứng biến của một người? Hãy cho họ một tình huống có thể gây khó xử, sau đó hãy cho họ tranh luận với những người chung quanh xem như thế nào. Hãy chú ý đến thái độ của họ khi bị dồn vào đường cùng. Xem xem họ có cố chứng minh cái đúng của bản thân mà phủ nhận gay gắt người khác không? Những người dễ tức giận, kích động trong một cuộc tranh luận thì cũng có thể làm điều tương tự trong các tình huống khác của cuộc sống. Đây là những người có tính tình xốc nổi, rất khó để có thể đưa ra quyết định đúng đắn mỗi khi cảm xúc lấn át. Ngược lại, những người có khả năng giữ bình tĩnh, từ tốn tranh luận, giải quyết vấn đề từng chút một theo hướng có lợi cho đôi bên là những người có nội lực trầm ổn, có khả năng làm nên việc lớn nếu được giao phó trọng trách quan trọng. Khả năng ứng biến và giữ bình tĩnh của một người có thể giúp họ chuyển bại thành thắng, mở lối thoát cho bản thân và những người đi theo mình ở cả những tình huống khó nhằn. Những dữ liệu đúc kết được từ việc đánh giá này có thể giúp bạn đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác và đặt người thích hợp vào vị trí phù hợp trong tổ chức của bạn. 3. Hỏi mưu lược, xem tri thức Hãy đưa ra một loạt các vấn đề khác nhau và muốn đối phương đưa ra các hướng giải quyết, đối sách thích hợp. Thông qua việc này, nhà tuyển dụng sẽ thấy được trình độ tri thức và mức độ am hiểu của họ trong công việc chuyên môn ra sao. Hãy quan sát cẩn thận xem ứng viên có tập trung vào việc giải quyết vấn đề cụ thể hay chỉ đang tìm kiếm giải pháp nhanh chóng? Các phương án giải quyết của họ có xu hướng ngắn hạn hay dài hạn? Liệu họ có xem xét các vấn đề phát sinh liên quan hay không? Và liệu họ sẽ giải quyết vấn đề đó một mình hay là cần sự trợ giúp của nhiều người khác? Với những người có tầm, tức là có năng lực nhìn xa trông rộng, suy nghĩ sâu sắc, biết người biết ta, biết làm việc cùng đội nhóm,... Bạn nên cân nhắc và giữ lại họ trong tổ chức, doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, đối với những người có dấu hiệu hời hợt, ra quyết định vội vàng mà không suy xét trước sau, hãy xem xét thật kỹ trước khi giao phó trọng trách. 4. Dồn vào thế khó, xem sự dũng cảm Trước khi trọng dụng một người, Gia Cát Lượng sẽ tạo ra nghịch cảnh giả và quan sát xem người kia có đủ can đảm hay không. Khi ở trong tình thế nguy hiểm, dũng cảm hay không dũng cảm, tất thảy đều sẽ lộ ra. Trong lúc yên bình ai cũng có thể tỏ ra nghĩa khí, dũng cảm. Nhưng chỉ khi nguy khốn thực sự, bản chất thực sự của những kẻ hèn nhát mới được tiết lộ. Người uy dũng sẽ luôn vững vàng khi đối mặt với sự phản đối, xấu hổ, bê bối. Họ có thể kiểm soát được bản thân, không bỏ cuộc trước những nỗi sợ hãi, đau đớn và áp lực cao. Ngược lại đối với những kẻ yếu hèn, họ sẽ dễ dàng tìm cách trốn chạy, rũ bỏ hết trách nhiệm, để người khác gánh rắc rối thay cho bản thân khi rơi vào cảnh khốn khó. Đây là những kẻ vị kỷ, chỉ nghĩ đến thanh danh, sĩ diện của bản thân mà không hề quan tâm đến lợi ích chung cho tập thể. Vì vậy, hãy thận trọng suy xét nếu ứng viên có những dấu hiệu như thế này. 5. Mời rượu, xem ngôn từ và tính tình Hầu hết chúng ta đều giấu mình vì nhiều lý do. Do đó, trong cuộc sống thường ngày, rất khó để biết được một người thực sự suy nghĩ ra sao, tâm can họ lúc đó như thế nào. Tuy nhiên, khi con người uống đến say, họ ít nhiều sẽ thể hiện bản tính thật sự của bản thân. Những người uống rượu xong rồi có những hành vi không đúng mực như: chửi bới, nói lời khiếm nhã không có trên dưới, không làm chủ được hành vi, làm tổn hại đến cơ thể và danh dự người khác,... Đều là những kẻ không đáng tin cậy. Đối với những người này, đừng nên tiết lộ bí mật gì, nhất là chuyện đại sự, bí mật kinh doanh. Những người uống rượu xong mất kiểm soát bản thân, đánh mất lý trí thì khó làm được việc lớn. 6. Cho lợi ích, xem sự liêm khiết Muốn biết mức độ liêm khiết và chính trực của một người tới đâu, chủ doanh nghiệp hoặc nhà tuyển dụng hãy thử trao cho nhân viên, ứng viên của mình những lợi ích nhất định mang giá trị vật chất. Sau đó, bạn hãy chú tâm quan sát trạng thái của người được nhận. Những người liêm khiết, thanh cao sẽ chẳng bao giờ "vô tư" hưởng thụ vượt quá phần mình xứng đáng. Ngược lại, những kẻ vốn dĩ tham lam, chỉ mong cho bản thân hưởng lợi sẽ thản nhiên hưởng thụ mà không hề suy xét xem năng lực thật sự của mình có xứng đáng với phần thưởng hay chưa. Tuy nhiên khi ứng dụng phương pháp này, các chủ doanh nghiệp hoặc nhà tuyển dụng nên có sự nhìn nhận trong sự tỉnh thức, tức phải biết công minh và sáng suốt khi quan sát nhân viên hoặc ứng viên. Không phải ai dễ dàng nhận thưởng cũng là kẻ tham lam. Hãy kiểm tra lại hiệu suất công việc, doanh thu và lợi nhuận mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp như thế nào. Xem xem có phải họ đã âm thầm “cày cuốc”, cố gắng hết mực để giúp đỡ doanh nghiệp phát triển hay không. Nếu họ làm được như thế, vậy thì không có gì phải suy xét khi gửi tặng họ những món quà động viên cả. 7. Giao việc, xem chữ tín Khi bạn yêu cầu đối phương làm việc, bạn có thể quan sát xem đối phương có thể làm được như đã hứa hay không. Đây là một cách để biết xem nhân sự của mình có phải là một người trọng chữ “tín”. Bởi trong cuộc sống thường ngày, chữ tín tạo nên sự tin tưởng, uy tín của một cá nhân với mọi người xung quanh. Nó giúp cho lời nói của chúng ta trở nên có trọng lượng, giành được lòng tin từ người khác. Một người có thể tạo được chỗ đứng vững chắc trong xã hội chắc hẳn anh ta sẽ giữ được chữ tín. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người chúng ta cũng có khả năng hoàn thành mọi cam kết. Cuộc sống có thể đầy rẫy những khó khăn, sóng gió bất chợt. Và đôi khi những nghịch cảnh bất ngờ đó sẽ trở thành rào cản lớn nhất để một người có thể hoàn thành đúng cam kết đã đề ra. Vì vậy, quan trọng hơn thảy là thái độ của người đó khi họ gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện cam kết ban đầu. Nếu họ tỏ ra thành thật, xin lỗi và đề nghị bù đắp cho lỗi lầm, điều này chứng tỏ họ là một người trung thực và có phẩm chất cao đẹp, rất có trách nhiệm ở mọi khía cạnh trong cuộc sống. Lời Kết Các phương pháp thử lòng người được mô tả trên là những công cụ quan trọng để nhìn thấu tâm tính, hành vi và thái độ sống của con người. Đây đồng thời cũng là những dữ liệu đáng tin cậy nhất nếu như chủ doanh nghiệp, nhà tuyển dụng muốn biết rõ năng lực, tâm tính và thái độ thật sự của một ứng viên trong công việc ra sao. Và để có thể ứng dụng những phương pháp trên một cách hiệu quả, bạn cần phải có năng lực Quan Sát - Phân Tích - Đúc Kết mạnh mẽ. Đây cũng là loại năng lực giúp cho bạn có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, có thể quan sát và đánh giá mọi thứ một cách thấu đáo hơn. Bất kỳ sếp lớn, CEO, nhà lãnh đạo nào cũng phải thấu rõ năng lực này nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển thịnh vượng, bền vững. Ở lớp Xây Dựng Đội Ngũ, tôi có hướng dẫn rất rõ phương thức rèn luyện năng lực Quan Sát - Phân Tích - Đúc Kết đặc biệt cho các chủ doanh nghiệp, nhà tuyển dụng,... Đồng thời sẽ trao cho bạn Bộ Bí Kíp Đọc Vị - phỏng vấn tuyển dụng ứng viên hiệu quả. Trong đó bao gồm: - Bộ 25 câu hỏi phỏng vấn đi thẳng trọng tâm của tuyển dụng nhân sự - Bộ 50 câu hỏi đo lường tư duy của ứng viên - Bộ 200 câu hỏi kiểm tra sự trung thực & năng lực của ứng viên - Bộ 12 tiêu chí DISC và NHÂN TƯỚNG trong tuyển & dùng người - Bộ 8 tiêu chí của Trần Hưng Đạo chọn tướng tài
- 6 bí quyết thần thánh giúp bạn tìm được đam mê
“Đam mê là gỗ củi giữ ngọn lửa mục đích luôn bùng cháy.” - Oprah Winfrey Đam mê chính là mong muốn, là khát khao được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, tính bằng nhiều năm. Đam mê là thứ giúp bạn chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng rời khỏi chăn ấm nệm êm vào mỗi buổi sáng và chiến đấu đến cùng mà không phải vì mong cầu danh lợi, tiền tài. Trong cuộc đời ai cũng mong muốn tìm được Đam mê và được sống trọn vẹn với Đam mê của mình. Vậy Đam mê đến từ đâu? Đam mê đến từ 2 hướng: do bẩm sinh hoặc từ trải nghiệm mà có. Trong đó yếu tố bẩm sinh là rất hiếm. Rất ít người từ nhỏ đã khởi sinh những tò mò, trăn trở, những ước mơ cứ lặp đi lặp lại xuyên suốt quá trình trưởng thành, trở thành triết lý sống, thành ý nghĩa cuộc đời. Đa phần điều này đến từ Nghiệp và Nguyện lực trong quá khứ. Đó là lý do vì sao chúng ta có rất ít mẹ Teresa, Edison, Einstein, Beethoven,… Nếu không nhận biết được đam mê bẩm sinh, vậy điều gì giúp ta khám phá được Đam mê? 6 trải nghiệm sau đây sẽ giúp bạn sớm tìm được câu trả lời: Đọc sách vĩ nhân, anh hùng, cuộc đời các tiền bối…: Người ta hay ví “việc đọc 1 cuốn sách cũng giống như sống thêm 1 cuộc đời”. Đọc và đúc kết từ cuộc đời của những con người vĩ đại cũng sẽ giúp bạn có thêm trải nghiệm, bài học, thông qua đó mà khơi dậy được cảm hứng, được hướng đi cho mình. Sách chính là con đường giúp bạn tìm được đam mê Mỗi cuộc đời của vĩ nhân sẽ truyền cảm hứng giúp bạn có được định hướng cho chính mình. Mỗi lĩnh vực đều có rất nhiều “cây đại thụ”, những bậc thành công. Nếu bạn vẫn còn loay hoay trong định hướng đừng ngần ngại tìm đến nhiều thể loại sách. Đi làm thiện nguyện nhiều hơn Tham gia những chuyến đi thiện nguyện dài ngày, đến những vùng càng xa xôi hẻo lánh, càng khó khăn gian khổ càng tốt. Có gặp gian nan, thử thách mới bật lên được những phẩm chất, khả năng tiềm ẩn của bản thân. Nhiều bạn tìm được đam mê thông qua các công việc cộng đồng Ngoài ra, việc đi thiện nguyện cũng giúp bạn giao lưu kết bạn và tiếp xúc được với nhiều người hơn. Có thể chính họ là người sẽ giúp bạn tìm ra được đam mê sở trường của chính bản thân mình. Vì vậy nếu bạn vẫn đang loay hoay thì có rất nhiều hoạt động đang đợi bạn tham gia. Đi du lịch bụi dài ngày Đi du lịch mà chỉ ở trong khách sạn tươm tất, đi tham quan, chụp ảnh check-in các nơi, chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” thì đó không được gọi là trải nghiệm thực sự. Trải nghiệm thực sự phải là tự túc: tự đi-ăn-ở với chi phí vừa đủ, là khám phá, hòa mình vào thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày với người dân địa phương...để hiểu đời, hiểu người, hiểu mình. Du lịch bụi, chia sẻ trải nghiệm trên hành trình của mình cũng là hướng đi mà nhiều bạn trẻ đang hướng tới. Họ thường đi đến một nơi nào đó, ở lại một thời gian, trải nghiệm cuộc sống ở những nơi mà họ đi qua. Những trải nghiệm trên đường đi sẽ giúp bạn có thêm những bài học mới cho bản thân, có thêm thời gian chiêm nghiệm cũng như tìm được hướng đi thực sự cho chính mình. Thiền Vipassana 10 ngày Việc liên tục hướng ra bên ngoài quá nhiều khiến bạn không thể lắng nghe được tiếng nói bên trong mách bảo. Đây là cách giúp bạn có cơ hội quay về bên trong, khám phá và hiểu chính mình. Hãy dành thời gian để tĩnh lặng, kết nối với chính mình Đây là thời điểm để bạn thực sự dành cho chính mình, yên tĩnh không bị tác động bởi sự lao xao bên ngoài. Lúc này khi tâm tư lắng lại bạn sẽ biết mình thực sự muốn gì và nên làm gì sau đó. Không chỉ khi hoang mang bạn mới nên đi thiền mà hãy dành cho mình ít nhất mỗi năm một khóa thiền để có thời gian lắng lại, nạp thêm năng lượng để đi xa và bền bỉ hơn. Vượt qua vòng tròn an toàn Mạnh dạn bước ra khỏi môi trường an toàn cũ để đến những vùng đất mới, nhiều khó khăn thử thách hơn để bản thân có cơ hội được thay đổi, phát triển. Chúng ta thường bị kẹt vào vùng an toàn của chính mình. Đó có thể là công việc đã quá quen thuộc, những điều kiện vật chất mà cha mẹ trang bị sẵn, hay thậm chí chính bạn cũng không có nhu cầu thay đổi. Nhựng chỉ khi thực sự thoát khỏi vùng an toàn bạn mới biết mình là ai và thực sự muốn gì. Mỗi chúng ta đều có những năng lực tiềm ẩn, đừng vì những sự sợ hãi bên trong mà đánh mất đi chính cơ hội của cuộc đời mình. Cơ hội để được chạm đến hạnh phúc đích thực. Sống và rèn luyện chung với Nhóm Tam Bảo Một trong những yếu tố cản trở bạn tìm đến đam mê là việc dễ dàng từ bỏ. Hăng vài bữa rồi bỏ, làm vài bữa chán là bỏ. Thực chất điều này xuất phát từ yếu tố NGHỊ LỰC bên trong của bạn chưa được rèn giũa một cách kĩ lưỡng. Hãy đừng đi một mình, hãy tìm nhóm bạn tốt để đi cùng mình trên con đường hướng đến đam mê. Rèn luyện cùng thầy hiền trí, sách hay, bạn tốt sẽ tạo môi trường để bạn phát triển và đi đúng hướng, tránh lạc lối sang những môi trường, những Đam mê 3 Độc (3 yếu tố Tham-Sân-Si), lệch lạc, nguy hại cho xã hội. Bạn có thể tham khảo các khóa học tại BKE để tìm được sợi chỉ đỏ của cuộc đời mình. Từ đó sống đúng đam mê sở trường cũng như có định hướng đúng đắn hơn. Đặc biệt sống ý nghĩa hơn với những khóa học mang đầy giá trị hướng tới cộng đồng, giúp mỗi người chúng ta được là chính mình. “Sống mà không có trải nghiệm giống như một cuốn sách không có nội dung, một bài hát không có giai điệu, một khu rừng không có chim thú, cỏ cây…” Hãy trải nghiệm nhiều và vượt qua những khó khăn, thử thách đủ lớn, bạn sẽ có cơ hội khám phá bản thân, khám phá Đam mê và sống một cuộc đời rất khác so với cuộc sống hiện tại. Bạn đã tìm được Đam mê của mình chưa?!
- Sự Thật Việc “Sửa Tướng”! Hiểu Rõ Để Không Sửa Sai
Nhân tướng là môn học giúp chúng ta khám phá bên trong chính mình. Hiểu mình để sửa mình, hiểu người để giúp người. Nhân Tướng học đã được ông bà sử dụng từ thời xa xưa để nhìn người, đoán biết số mệnh, giàu sang, nghèo khó. Liệu Nhân tướng có phải là một môn học mê tín như nhiều người vẫn nghĩ? Hiểu Nhân tướng mang lại cho chúng ta những lợi ích nào trong đời sống, công việc, đối nhân xử thế…vv? Cùng tìm hiểu chi tiết bài viết bên dưới. I. Lợi ích của Nhân Tướng? Trong nhân tướng phải xem được mặt ưu và nhược của một người mới được gọi là xem nhân tướng. Tức khi xem tướng xong chúng ta cần đúc kết được một bản gồm 2 yếu tố: Ưu điểm, mặt mạnh của chính mình hay bất kì người nào là gì? Mặt yếu, điểm cần cải thiện của họ là gì? Nhân Tướng là công cụ và mục đích là để hiểu nội tâm, nội lực, khám phá xu hướng tính cách của họ. Nếu có kinh nghiệm và xem được kỹ hơn, thông qua nhân tướng chúng ta có thể hiểu những khát khao, trăn trở ước mơ của họ. Hoặc nỗi đau họ đang mang vác. Người nào có nỗi đau đủ lớn nhìn vào khuôn mặt, đặc biệt là ánh mắt chúng ta có thể thấy rõ. Một vài lợi ích của Nhân tướng học: - Xem được phần nào Nghiệp lực quá khứ - Xem được mặt mạnh, yếu, may mắn, khó khăn - Định hướng để sửa, khắc phục, phát huy - Chọn bạn bè, sếp, nhân viên, người yêu - Đối nhân xử thế dễ dàng hơn, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng. - Quan sát mọi lúc, mọi nơi… II. 4 yếu tố xem tướng? Trong nhân tướng học, có 4 yếu tố quan trọng chúng ta cần xem đầy đủ. 1. Bộ vị (hình tướng, khuôn mặt, hình dáng...) Giống như một cái cây mọc lên trên là cành lá, ai cũng thấy, gọi là bộ vị. Bộ vị gồm có: mắt, mũi, gò má, quai hàm, trán, tai… Hiện nay, do những dị bản truyền qua nhiều đời của các học giả khác nhau, các sách về bộ vị luận giải không đồng bộ và thống nhất. Do đó, dễ gây tranh cãi và hoang mang. Tuy nhiên, cành lá thì chưa phải là cốt lõi của nên chúng ta đừng quá chú trọng vào xem bộ vị. 2. Gân xương, cốt cách Lớp sâu hơn bộ vị là xương (gân xương, cốt cách...) Khung xương là thứ định hình và là khung để hình thành nên các bộ vị. Ví dụ một người có gò má cao tức khung xương dưới má cao dẫn đến phần gò má nhô lên trội hơn hẳn so với tổng quan gương mặt. Tương tự với trán, mũi, quai hàm… Như vậy khung xương ở dưới quyết định nên bộ vị. Vậy xem tướng cần, chú trọng xem gân xướng, cốt cách hơn xem bộ vị. Để xem xương hơi khó nhưng chúng ta có thể dựa vào quan sát các- gân-xương-hoạt-động. Khung xương nâng đỡ cơ thể gồm: phần xương chính là cột sống nối với tứ chi, các phần xương khác để nâng đỡ đầu và bảo bọc lục phủ ngũ tạng. Như vậy, nhìn họ đi, đứng, nằm, ngồi chúng ta cũng có thể đoán được gân xương của họ khoẻ hay yếu. Ví dụ, một người nam cao 1m6, cân nặng 90kg (bị béo phì). Toàn bộ khung xương phải gánh một trọng lượng rất lớn, người này đi lại nặng nề, không hoạt bát chúng ta sẽ hiểu gân xương người này yếu. Gân xương yếu thì sức sống, nghị lực, sự linh hoạt, nhạy bén bị giới hạn, nếu thêm hành vi thái độ là người dễ dãi, dễ buông xuôi thì xác suất người này là người thụ động rất cao. Để xem cốt cách, đi đứng nằm ngồi thì chúng ta cần quan sát cuộc sống của họ một thời gian, thấy lặp đi lặp lại thì mới kết luận được. Cần kết hợp xem 2 chi phần xem tướng còn lại. 3. Thần và Khí Phần chìm của nhân tướng không biểu lộ rõ ra bên ngoài đó là Thần và Khí. Thần thuộc về ánh mắt, khí thuộc về giọng nói. Thần và khí này sẽ linh hoạt thay đổi nhau tùy theo tình huống. Do đó cần nhanh nhạy mới có thể quan sát được thần và khí của họ. Đôi khi chỉ cần lướt qua một vài giây tích tắc chúng ta đã nắm bắt được thần, khí này rồi. Ánh mắt là thần, ánh mắt là ý nghiệp. Ánh mắt là tâm tư là tình cảm, suy nghĩ. Khi chúng ta có suy nghĩ bất an thì ánh mắt trổ ra sự lo lắng bất an. Khi chúng ta thích thú điều gì hay vật gì thì ánh mắt bị thu hút bởi điều đó. Khi tâm buồn thường ánh mắt thoáng sự buồn. Để xem về thần có người xem được dễ, người xem khó. Cần có sự luyện tập và thầy hướng dẫn. Người nào có giọng nói uy lực, giọng nói khoẻ và vang thì khí lực tốt, sức khoẻ tốt, làm được nhiều việc. Nếu biết cách quan sát Thần Khí của một người thì gần như chúng ta hiểu được người đó 70-80%. Thần khí như thế nào thì cách chúng ta đi đứng nằm ngồi sẽ tương ứng. Đồng thời cũng sẽ biểu hiện trong hành vi, thái độ sống. 4. Hành vi, Thái độ sống Có những trường hợp chúng ta không có cơ hội quan sát trực tiếp Thần, Khí (ví dụ không gặp trực tiếp) thì chúng ta có thể quan sát hành vi, thái độ sống của họ. Ví dụ đọc những bài viết trên facebook, nghe một người thân mô tả hành vi thái độ sống của người đó, chúng ta cũng sẽ hiểu về họ. Nếu hành vi, thái độ sống nào lặp đi lặp lại thường xuyên thì đó chính là thói quen của người đó. Thói quen sẽ quyết định nên tính cách và số phận của họ trong tương lai. Ví dụ, hành vi của một người là cẩu thả, bỏ bê, gọi lên hay trốn tránh trách nhiệm, thái độ sống lười biếng. Vậy không khó để đoán được tính cách và tương lai của người này đi về đâu? Như vậy, đôi khi chúng ta chỉ nhìn hành vi, thái độ mà không cần xem đến bộ vị thì chúng ta vẫn dự đoán được tính cách của người này, và dự đoán được xu hướng tương lai của họ. Những người nào làm nghề nhân sự, nghề quản trị con người là thường nắm điều này khá rõ. Nếu họ học thêm về 3 học phần còn lại của Nhân tướng thì sẽ nắm rất chắc về Nhân tướng. Họ đã xem Hành vi thái độ sống rất nhạy bén rồi, chỉ cần liên kết với 3 cách xem tướng trên nữa thì xác suất sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều. III. Có nên sửa tướng hay không? Như vậy, nhìn vào cái cây này các bạn sẽ thấy, nếu sửa được Thần, Khí thì Hành vi, thái độ sống sẽ thay đổi. Thần Khí và Hành vi thái độ sống thay đổi thì gần như toàn bộ cuộc đời một con người sẽ thay đổi. Khi bộ rễ chắc, khoẻ thì thân cây và cành lá ở phía trên cũng sẽ xum xuê, tốt tươi.. Vậy thì chúng ta cứ loay hoay tập trung sửa bộ vì thì sửa tướng từ gốc rễ chính là sửa Thần, Khí đồng thời sửa hành vi, thái độ sống. Tức các bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh lại ý nghiệp, suy nghĩ, nhận thức của mình. Thì những thứ khác sẽ được thay đổi theo. Đó là lí do mà cổ nhân dạy "Tâm sinh tướng" “Tướng tuỳ tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt”. Đây là cốt lõi của Nhân Tướng. Chúng ta có thể sửa bộ vị, cái này tuỳ các bạn nhưng TỐI ƯU nhất là sửa Thần, Khí! Muốn sửa cái này thì các bạn cần học những khoá Phát triển tâm thức, Phát triển bản thân và học về Nhân quả. Phần này sẽ được học trong khóa Nhân Tướng học ứng dụng 2 ngày, sắp tới có khoá ở HCM bạn nào quan tâm thì tham khảo thêm. Kiến tạo lại bộ rễ chắc khoẻ thì vận mệnh cả cái cây thay đổi chứ không chỉ là cắt tỉa cành lá ở trên. Các bạn hiểu chỗ này thì học Nhân tướng sẽ không bị mê tín. Còn không chỉ học về bộ vị thì càng học càng rối rắm, phức tạp. Do đó, hiểu cốt lõi của Nhân Tướng để chúng ta biết cách để ứng dụng để giúp thấu hiểu bản thân, sửa mình, ứng dụng trong công việc, giúp đỡ con cái, người thân, … Nhân Tướng là nắm bắt hiện tượng, Nhân quả và đạo lý là giải pháp!!! Kết, Học nhân tướng không phải để phán xét, chê bai một ai đó Học nhân tướng không phải để lợi dụng, trục lợi cho bản thân Học nhân tướng để hiểu mình - sửa mình, để hiểu người - giúp người Tìm hiểu thêm: Lớp “Nhân Tướng Ứng Dụng Trong Đời Sống” - Nhìn người, đoán vận: Đọc được cuộc đời, dự đoán hậu vận bất kỳ ai - Nhận diện tính cách ẩn chìm: Đọc thấu tâm can người đối diện để đề phòng hậu hoạ - Hiểu bản thân sâu sắc, biết cách ứng dụng Nhân tướng để rèn tâm sửa tướng, chuyển hoá vận mệnh - Biết cách nhìn tướng để chọn người đáng tin cậy - Biết cách ứng dụng Nhân tướng trong tuyển dụng để tìm được nhân sự giỏi, trung thành - Hiểu được tính cách, đặc điểm của con cái, người thân…để định hướng con đường phát triển phù hợp - Kiến thức dễ hiểu giúp tiết kiệm 5-10 năm đọc sách Nhân Tướng
- 3 Sự Thấu Hiểu Giúp Cuộc Sống Thêm Thành Công & Hạnh Phúc
Hẳn ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc với chủ đề: “Thấu hiểu bản thân là chìa khóa để đạt được thành công và hạnh phúc.” Điều này đúng nhưng thực chất vẫn còn thiếu. Để đạt được thành công và hạnh phúc vững bền, chúng ta cần có thêm góc nhìn đa chiều ra vạn vật chung quanh. Trong bài viết sau đây, tôi sẽ nói rõ về 3 điều quan trọng cần thấu hiểu để đạt được thành công, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống. 1. Thấu Hiểu Chính Mình Yếu tố đầu tiên chi phối mình chính là MÌNH. Thử ngẫm nghĩ lại xem, đã bao giờ bạn đã rơi vào nhiều trường hợp không tài nào hiểu nổi bản thân: không hiểu vì sao mình lại hành động như vậy, không hiểu vì sao cảm xúc của mình liên tục dao động, không hiểu vì sao hành động của mình làm tổn thương người khác,... Bởi lẽ đó, thấu hiểu bản thân là hành trình cả đời để cuộc sống thêm trọn vẹn. Nếu không dành thời gian để trò chuyện với bản thân, để nhìn nhận lại bản thân, bạn sẽ rất dễ vướng vào tình trạng vô định, chông chênh, mất định hướng. Như vậy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh mất cơ hội để đạt được chiếc chìa khóa dẫn đến thành công và hạnh phúc vững bền. Bởi lẽ nếu không hiểu được bản thân mình ra sao, bạn sẽ mù quáng rẽ vào những hướng đi không phù hợp. Điều này sẽ khiến bạn hao tốn rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí còn khiến bạn đánh mất niềm tin vào chính bản thân mình. Vì vậy để có thể đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, bước đầu tiên cần làm là bạn nên hiểu rõ và chuyển hóa được tâm ý của chính bản thân. Bạn cần rèn luyện thói quen Quan sát – Phân tích – Đúc kết ở mỗi tiến trình học tập, làm việc và phát triển. Việc này sẽ giúp bạn có khả năng chiêm nghiệm và đúc kết được trải nghiệm trong suốt tiến trình trưởng thành của mình. Bạn sẽ có năng lực xác định được mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu, sự nghiệp phù hợp cũng như định hướng tương lai cho cuộc đời của riêng bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hành thói quen quan sát tâm thường xuyên. Tức là mỗi khi gặp sự việc tác động tới bạn mạnh mẽ (dù là tiêu cực hay tích cực), hãy chậm lại để quan sát cảm xúc, tâm trí, suy nghĩ. Thực hành quan sát tâm thường xuyên, Trí Tuệ dần sáng suốt. Và chỉ có khi đó, bạn mới thể buông bỏ được vòng xoáy Tham - Sân - Si từ những thị phi bủa vây giữa xã hội. Hãy nhớ rằng, bản thân bạn chính là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc đời của chính bạn. Bởi, chỉ có bạn mới biết được mình muốn đi đâu, muốn làm gì, muốn học gì. Và chính những quyết định của riêng bạn sẽ là điều kiện quan trọng nhất để quyết định cuộc đời có thể trở nên thành công, bình an hay hạnh phúc hay không. 2. Thấu Hiểu Nhân Sinh (đặt mình vào vị trí người khác) Chúng ta chưa bao giờ sống một mình và đều không thể tồn tại một mình. Mọi tương quan trên thế gian đều cần một sự thấu hiểu, cảm thông để từ đó biết cách giúp đỡ cho nhau, mang tới cho nhau hân hoan hạnh phúc. Còn nếu không, tất thảy sẽ chỉ mang tới cho nhau đau khổ và bất hạnh. Ví như giữa cha mẹ và con cái. Đã có rất nhiều phụ huynh phải đau đầu, không thể nào hiểu được khi thấy con cái càng lớn càng bướng bỉnh, ngỗ ngược, không nghe lời cha mẹ mà từ đó sa đọa, đánh mất cuộc đời vì những cám dỗ. Căn nguyên gốc rễ của vấn đề này đây bắt nguồn từ việc giữa cha mẹ và con cái không hề có tiếng nói chung. Và khi không có tiếng nói chung thì những khúc mắc giữa hai thế hệ sẽ không thể nào dung hợp. Cha mẹ muốn nuôi dạy con tốt, muốn có thể thấu hiểu được con thì dành thời gian để lắng nghe tâm tư của con, động viên, khuyên nhủ cho con đi theo ước mơ của mình trên con đường đúng đắn. Cũng như trong tình yêu hay tình bạn, nếu muốn mối quan hệ bền vững thì nên có sự lắng nghe, cảm thông và giúp đỡ cho nhau vun bồi hệ điều hành tâm thức. Bạn có thể dành ra những khoảng thời gian nhỏ trong ngày như bữa tối, xem phim hay dạo chơi trong công viên để chia sẻ niềm vui cũng như khó khăn với người bên cạnh mình. Tận dụng những khoảng thời gian này hợp lý, bạn sẽ có thể thắt chặt sợi dây liên kết giữa những mối quan hệ trân quý xung quanh. Tương tự như trong nhiều mối quan hệ khác, “lắng nghe - cảm thông - thấu hiểu - nâng đỡ” sẽ là công thức giúp cho mọi tương quan trong xã hội này trở nên hài hòa, sâu sắc và tốt đẹp hơn bao giờ hết. Và để có thể làm được điều này, việc đầu tiên nên làm là học cách đặt mình vào vị trí của người khác. 3. Thấu Hiểu Thiên Nhiên, Vũ Trụ (đặt mình vào vị trí của môi trường, thiên nhiên) Đọc tới đây chắc bạn sẽ cảm thấy mơ hồ. Bạn sẽ tự hỏi rằng, vì cớ gì mình lo cho mấy thứ vĩ mô như thế? Nhưng thử ngẫm lại xem, liệu bạn có thể sống hạnh phúc, sống an nhiên nếu môi trường xung quanh bạn chỉ đầy khói bụi và rác rưởi? Trong nửa năm vừa qua, các trang báo mạng như Vnexpress, VTV24 liên tục thông tin về những tác động nguy hiểm của biến đổi khí hậu mà Trái Đất đang phải đối mặt. Từ vụ cháy rừng lớn nhất tại thành phố Hawaii (đây được cho là thảm họa lớn nhất trong vòng 100 năm vừa qua), cho đến tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước cùng với tình trạng sụt lún đất và lũ lụt tại Việt Nam, đã diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn theo từng năm. Và cũng vì biến đổi khí hậu toàn cầu liên tiếp xảy ra, sức khỏe của con người chúng ta cũng ngày càng xấu đi bởi khói bụi, ô nhiễm nặng nề từ môi trường xung quanh. Nhiều loài động vật, thực vật cũng gặp khó khăn trong việc sinh tồn vì khan hiếm thức ăn, đánh mất môi trường sống. Quá nhiều sự trả giá cho sự thiếu nhận thức đúng đắn khiến thế giới dần chìm vào khủng hoảng. Nếu mất đi góc nhìn này, chúng ta đang trực tiếp đe dọa sự sống của chính mình, của cả thế hệ về sau và mọi sinh vật khác. Khi nhìn theo chiều sâu, ta có thể thấy chính mình, xã hội, thiên nhiên, vũ trụ này vốn là một thực thể sống, không thể tách rời. Mỗi người trong chúng ta nên tự mình nâng cao ý thức từ việc bảo vệ môi trường. Không cần phải là điều gì lớn lao, chúng ta có thể bắt đầu từ những hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, tập phân loại rác thải, không tiêu hao điện hoang phí, không phá hoại cây cối,… Đừng để mai sau chúng ta không có đủ không khí sạch để thở, và phải gồng mình gánh chịu những cơn mưa axit ô nhiễm nặng nề. Đừng để mai sau chúng ta không có nước sạch để uống, đất tốt để trồng trọt. Đừng để hành tinh xanh chỉ còn lại những núi rác, mất đi những cánh rừng đẹp đẽ, mất đi bầu trời xanh. Chúng ta bảo vệ môi trường là chúng ta đang cứu lấy "ngôi nhà chung” của chúng ta, là cứu lấy tương lai của chính chúng ta, là bảo vệ một môi trường sống xanh sạch để ta có thể tạo dựng được một cuộc sống bình an và hạnh phúc. Lời Kết Cốt lõi của việc rèn luyện ba sự thấu hiểu trên cũng là nhằm giúp các bạn nâng cao năng lực Quan Sát Đa Chiều. Đây chính là năng lực giúp các bạn có thể quan sát những gì hiện hữu trong đời sống một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có thể đưa ra nhiều lựa chọn đúng đắn, giải quyết khó khăn trong cuộc sống một cách chu toàn và hiệu quả. Trong lớp “Chánh Kiến 1 - Đánh Thức Ý Nghĩa Cuộc Đời”, tôi có nói rõ hơn về năng lực Quan Sát Đa Chiều - giúp bạn rèn giũa tư duy, phát triển hệ tâm thức. Đồng thời giúp bạn tạo dựng lối sống trọn vẹn, sâu sắc, hướng đến thành công & hạnh phúc vững bền!
- 5 Cách Đưa Chánh Niệm Vào Công Việc: Giúp Bạn Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả
Người ta thường nói, "mỗi ngày tôi làm việc 8 tiếng". Nhưng liệu thực sự bạn có làm việc tới 8 tiếng không? Nếu quan sát kỹ một ngày làm việc của bản thân, ắt hẳn phần đông các bạn cũng đã từng… - Lướt facebook, instagram hay các trang mạng xã hội trong suốt vài tiếng đồng hồ trong giờ làm việc? - Ngồi “bà tám”, chat chit với đồng nghiệp liên tục để rồi phải trì hoãn công việc? - Buộc phải mang việc về nhà lỡ vì thiếu tập trung trong giờ làm việc? Và nối tiếp cho những hiện trạng phổ biến trên, tôi đoán chắc rằng các bạn cũng đã từng đau đầu bởi những cuộc họp bất ngờ triền miên, lấn chiếm hết cả thời gian để hoàn thành các đầu việc. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giải thích lý do tại sao việc thực hành Chánh Niệm có thể giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tận dụng thời gian hiệu quả. Tuy nhiên trước khi bắt đầu, các bạn cần hiểu rõ về định nghĩa của chánh niệm. Chánh Niệm Là Gì? Chánh Niệm là lối sống tỉnh thức, là biết chú tâm vào giây phút hiện tại, là biết rõ rằng thân - khẩu - ý của mình đang giao hòa với thế giới xung quanh. Chánh niệm cũng là ngừng lo lắng tương lai, ngưng tiếc nuối quá khứ, chỉ đưa tâm trí về thời khắc hiện tại, ngay trong chính phút giây này thôi. Lấy một ví dụ dễ hiểu nhất về chánh niệm, là ngay tại lúc này đây, khi bạn đang đọc đến dòng chữ này, liệu bạn có đang nhận thức được chính thân tâm của mình ra sao không? Bạn đang cảm thấy thoải mái hay khó chịu? Nhịp thở của bạn có đang ổn định hay không? Hay là bạn có cảm nhận được những gì đang diễn ra chung quanh? Nơi bạn đang đứng/ngồi/nằm có đang hoàn toàn yên tĩnh? Hay là có tiếng người râm ran, có tiếng chim đang hót, có tiếng xe chạy ngang? Khi đã có được chánh niệm, nhiều lúc không cần cố gắng, bạn cũng đã ý thức sâu sắc về một việc mình đang làm. Lúc này đây, bạn đã có thể nắm giữ trong tay chiếc khóa tối thượng để rèn giũa khả năng tỉnh thức ở mọi lúc mọi nơi. 5 Phương Pháp Đưa Chánh Niệm Vào Công Việc 5 phương pháp thực hành chánh niệm trong công việc sau đây sẽ giúp bạn nâng cao sự tập trung, gia tăng hiệu suất công việc, đồng thời quản lý thời gian chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bạn nào hay bị “deadline dí”, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trì trệ với công việc thì nên đọc kỹ và ngẫm kỹ. 1. Luôn Tỉnh Thức, Không Lạc Lối Với Nhiều Suy Nghĩ Luôn biết rõ, ý thức rõ ràng những việc mình đang làm là bước đầu tiên của Chánh Niệm. Nếu thiếu đi sự nhận thức rõ ràng, sự tỉnh thức với chính hành động của mình đây, bạn rất dễ lạc lối trong suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Nghĩa là bạn có thể vừa làm một việc nhưng trong đầu lại nghĩ đến nhiều việc khác. Lấy ví dụ khi lái xe, đa phần chúng ta sẽ thường rơi vào trạng thái mơ mộng, suy nghĩ vẩn vơ thay vì tập trung hoàn toàn vào việc lái xe hay nhận thức rõ con đường xung quanh như thế nào. Có thể là bạn chỉ dành 10% sự chú tâm cho việc điều chỉnh tay lái và tốc độ, còn lại thì trong đầu chỉ suy nghĩ những việc như tối nay ăn gì, đón con ra sao, xử lý nốt công việc như thế nào,... Đây là một trạng thái thiếu chánh niệm. Và chắc chắn, sẽ khiến chất lượng đời sống lẫn hiệu quả công việc của bạn ngày càng xuống dốc. Vì vô hình trung bạn đã đặt mình vào một trạng thái “trăm công nghìn việc”, khiến bản thân cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng vì nghĩ rằng: “Chưa xong việc này mà đã phải lo cho nhiều việc khác.” Vì vậy khi làm một việc gì đó, các bạn chớ nên để cho tâm trí bay bổng với những viễn cảnh của quá khứ hoặc tương lai. Hãy tập quan sát tâm mình thường xuyên, tập giữ cho tâm trí có mặt ở hiện tại. Nhờ vậy, bạn mới có thể vận dụng hết thảy toàn bộ sự tập trung mà bạn đang có để hoàn thành công việc tốt hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. 2. Chỉ Nên Làm Một Việc Tại Một Thời Điểm Có rất nhiều người nghĩ rằng họ có thể tận dụng thời gian tối ưu hơn, tiết kiệm hơn bằng cách làm nhiều việc trong cùng một lúc. Chẳng hạn như việc vừa làm vừa lướt Facebook, thi thoảng còn nhanh tay comment dạo. Có nhiều người cũng có thói quen check email làm việc nhưng trên trình duyệt web lại mở hàng tá tab khác không liên quan mấy. Hoặc là khi số đông dân văn phòng hiện nay có thể vừa làm việc vừa chơi game, xem MV ca nhạc,... Tuy nhiên trên thực tế, não bộ của con người chỉ có thể tập trung vào một việc trong cùng một khoảng thời gian. Khi bạn cố gắng làm nhiều việc trong cùng một lúc, là lúc bạn đang ép chính bộ não của mình phải phân chia sự tập trung. Về lâu dài, điều này sẽ giảm khả năng tập trung, trí nhớ và làm giảm cả hiệu quả công việc. Ngoài ra khi phải trong quá trình đa nhiệm, bản thân bạn cũng dễ phạm phải nhiều lỗi sai hơn. Vì vậy, chớ ép bản thân phải "ba đầu sáu tay" để xử lý nhiều thông tin một lúc. Hãy chậm lại, tĩnh lại để cân bằng tâm trí; và cuối cùng hãy toàn tâm toàn ý cho một việc duy nhất trong cùng một thời điểm. Chớ nóng vội, chớ hấp tấp, kiên trì luyện tập khả năng “đơn nhiệm” trong một thời gian, dần dần năng lực tập trung và hiệu quả công việc của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. 3. Nghỉ Ngơi Nhiều Lần Kết Hợp Thiền Ngắn Theo nghiên cứu của phương pháp Pomodoro - một hệ thống quản lý thời gian nổi tiếng, thường sau mỗi 25 - 45 phút làm việc (tùy khả năng tập trung của mỗi người), bộ não và cơ thể của chúng ta sẽ muốn nghỉ ngơi. Vì vậy chúng ta cần dành cho bản thân một khoảng nghỉ 5 phút sau 25 phút làm việc; và sau 4 chu kỳ 25 phút, chúng ta cần có khoảng nghỉ dài 15 phút. Đây là một cách hiệu quả để cân bằng tinh thần, giúp chúng ta giảm thiểu sự mệt mỏi, gia tăng sự tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Hãy quan sát cơ thể mình để cảm nhận, đừng phớt lờ những tín hiệu từ cơ thể. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hãy dừng mọi thứ lại và “lắng nghe” cơ thể. Đó chính là bước đầu tiên của chánh niệm - đưa tâm ý về hiện tại và nhận thức sâu sắc tình trạng thân tâm của chính ta. Bạn có thể bắt đầu quan sát sự mệt mỏi, là quan sát để chấp nhận, tuyệt nhiên không phải né tránh. Nhẹ nhàng nhắm mắt lim dim và hít thở để cơ thể được nghỉ ngơi. Những cơn mệt mỏi, căng thẳng sẽ đến rồi đi. Như quy luật vô thường của tự nhiên vậy. Những khoảng nghỉ như vậy không chỉ giúp cho năng lượng của bộ não được hồi sinh đáng kể, mà còn giúp bạn giảm căng thẳng, gia tăng sự tập trung. Từ đó nâng cao hiệu suất công việc, không sợ “burnout” - hội chứng căng thẳng quá độ và dẫn đến tình trạng kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần trong công việc. 4. Viết Nhật Ký Thời Gian Để Biết Mình Đã “Chi Tiêu” Thời Gian Thế Nào Trong cuộc sống bộn bề vì guồng quay cơm áo gạo tiền, liệu bạn đã bao giờ nhìn nhận lại cách bản thân "đầu tư" thời gian ra sao? Việc viết lại mình đã “chi tiêu” thời gian cho các công việc thế nào sẽ giúp bạn nhận ra những khoảng mất tập trung, những nhiệm vụ bị trì hoãn, những lúc vô tình lãng phí thời gian. Và từ đó hãy rút kinh nghiệm để biết cách sử dụng thời gian hợp lý. Việc này có vẻ như sẽ mất thời gian, nhưng bạn sẽ nhận được lợi ích không ngờ. Bạn sẽ nhận ra mình đã “tiêu tốn” thời gian cho những nhiệm vụ ít quan trọng nhiều hơn mình tưởng tượng. Khi làm việc, sử dụng điện thoại, nấu ăn hay khi ra ngoài dạo chơi, mua sắm, hãy chịu khó ghi chú lại và tổng kết quãng thời gian mình đã sử dụng vào cuối ngày. Đây chính là phương pháp giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bản thân, cũng như về cách mình đã sử dụng thời gian như thế nào. Duy trì phương pháp này thường xuyên, dần dần bạn sẽ dễ dàng nắm trong tay khả năng phân bổ thời gian hợp lý hơn cho cuộc sống lẫn công việc. 5. Thiền Đều Đặn 30 Phút Mỗi Ngày Bên cạnh việc giữ chánh niệm ở mỗi phút giây, thiền đều đặn mỗi ngày 30 phút sẽ giúp bạn mài giũa khả năng tập trung, gợn đục tâm hồn, khơi trong tâm trí. Đồng thời việc này cũng sẽ giúp cho khả năng đưa ra quyết định của bạn ngày thêm thấu đáo và sáng suốt hơn. Tại Google và các doanh nghiệp lớn trên thế giới, người ta cũng đưa thiền định vào văn hóa tổ chức như một liệu pháp chữa lành tinh thần, giảm căng thẳng lẫn áp lực cho nhân sự trong công ty. Kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng với nhiều công trình đạt giải thế giới - KTS. Võ Trọng Nghĩa thường dành nhiều thời gian trong ngày để thiền. Trong phần tuyển dụng, ông cũng yêu cầu nhân viên thiền ít nhất 2h/ngày. Đừng nghĩ quá phức tạp khi nhắc đến thiền. Hãy tạm gác mọi việc qua một bên và ngồi thật yên xuống. Để cho tâm ý cũng yên lắng như thân, bạn nên chọn một đối tượng nào đó để quan sát, như là một nhành cây, nụ hoa, chiếc lá chẳng hạn. Quan sát trong sự tươi tỉnh, thả lỏng và không suy tưởng. Hãy cảm nhận sự sống đang diễn ra trong thực tại. Nếu thấy tâm vẫn cứ bay nhảy lung tung, hãy tập trung quan sát và cảm nhận hơi thở vào ra trên cơ thể của mình! Mục đích của việc này là để giúp bạn nhận thấy đa phần suy nghĩ của mình rất lung tung, không có giá trị. Và bạn sẽ quan sát tiến trình sinh diệt của nó, loại bỏ dần dần. Sau một thời gian thực hành, số lượng suy nghĩ sẽ ít dần, bạn sẽ biết chọn điều quan trọng để tập trung. Tập trung ở đâu, tâm sẽ định ở đó, trí tuệ sẽ khởi sinh, làm việc ắt sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. LỜI KẾT Việc đưa chánh niệm vào công việc không chỉ là một cách để tăng cường hiệu suất, tối ưu thời gian mà còn là một hành trình để hiện hữu, để sống trọn vẹn với từng phút giây trong cuộc sống muôn màu. Bằng cách thực hành chánh niệm thường xuyên, chúng ta có thể tạo ra sự kết nối sâu sắc và tạo ra sự cân bằng giữa công việc và đời sống. Và nếu bạn thắc mắc các CEO, những chủ doanh nghiệp lớn trên thế giới đang thực hành thiền cho bản thân và nhân sự ra sao. Hãy tìm đọc cuốn “Search inside yourself” (Tìm kiếm bên trong bạn) nổi tiếng của Chade-Meng Tan – người được ưu ái gọi với cái tên “Người bạn tốt của Google mà không ai có thể từ chối”. Đây là cuốn sách sẽ giúp bạn kết hợp giữa phương pháp thiền cổ xưa và trí thông minh cảm xúc hiện đại, từ đó làm chủ được thế giới nội tâm của bản thân trước khi tạo được nhiều thành tựu cho xã hội bên ngoài. Ngoài ra khi đến với hành trình 3 Ngày X3 Năng Suất (không thu phí), bạn sẽ được hướng dẫn thực hành Chánh Niệm mỗi ngày. Đây là khóa học giúp bạn thiết lập MINDSET X3, tăng chất lượng công việc gấp 3 với thời gian bằng ⅓, có thể làm việc hiệu suất cao trong hạnh phúc!
- Kỹ năng quản lý thời gian - kỹ năng quan trọng của thời hiện đại
Mỗi ngày ai cũng có 24h nhưng không phải ai cũng tối ưu được thời gian của mình. Chính vì vậy việc có được kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng quan trọng. Nhất là khi càng ngày chúng ta càng có nhiều vai trò, nhiều mục tiêu hơn. Vậy làm sao để có thể sử dụng một ngày thực sự hiệu quả? Hãy cùng trăn trở và đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé. Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian Muốn tìm được cách quản lý thời gian hiệu quả trước hết bạn phải biết được quản lý thời gian là gì? Hiểu một cách đơn giản, quản lý thời gian là việc bạn biết cách sắp xếp công việc cần phải làm trong một khoản thời gian nhất định. Chính nhờ việc sắp xếp mà bạn có thể hoàn thành tốt nhất mục tiêu làm việc của mình. Kỹ năng quản lý thời gian hết sức quan trọng Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đề ra mục tiêu này. Một phần là do bạn càng ngày càng có nhiều vai trò cần phải làm tốt nhưng bên cạnh đó quản lý thời gian tốt còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Chẳng hạn như: Giảm áp lực: nhờ công việc được phân chia một cách khoa học mà bạn dễ dàng thấy và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Cũng chính vì vậy mà năng suất làm việc sẽ được cải thiện Hạn chế được các thói quen xấu như trì hoãn công việc, dễ nản chí. Vì trong quá trình lên kế hoạch bạn đã có những mục tiêu cũng như cách để hoàn thành một cách dễ dàng. Từ đó chính bản thân bạn cũng tự lên được dây cót tinh thần cho việc hoàn thành công việc đó. Học hỏi được nhiều kỹ năng từ việc quản lý thời gian hiệu quả. Chẳng hạn như: phân biệt cấp độ công việc, thiết lập được mục tiêu, xây dựng kế hoạch. 5 cách quản lý thời gian thông dụng hiện nay Hiện nay có rất nhiều cách quản lý thời gian được giới thiệu. Chẳng hạn như: MID (Most Important task), Eisenhower, Pomodoro,… Nếu bạn vẫn còn đang lăn tăn với việc quản lý thời gian hãy thử tham khảo những cách sau: 1/ Xác định mục tiêu - xây dựng kế hoạch Trước khi làm gì hãy xác định được mục tiêu cho mình, để từ đó bạn biết được mình cần làm gì để hoàn thành mục tiêu đó. Và cũng nhờ đó mà chúng ta dễ dàng xây dựng được cho mình lộ trình những việc cần làm cũng như thời gian để thực hiện. Xác định đúng mục tiêu để xây dựng kế hoạch Ngoài ra, cách này cũng giúp bạn theo dõi được tiến độ một cách dễ dàng hơn. Chỉ cần dựa theo kế hoạch thì không chỉ bạn mà mọi người cũng biết bạn đang làm gì, mức độ hiệu quả ra sao. Từ đó có sự điều chỉnh cho thật sự phù hợp với tốc độ làm việc nhanh/chậm, hiệu quả/không hiệu quả. 2/ Không quá ôm đồm Nhiều người nghĩ rằng việc lên kế hoạch là để tối ưu thật nhiều thật nhiều công việc. Nhưng thực tế mỗi ngày chỉ có 24h, chúng ta không thể làm hết một lượng lớn công việc. Điều này không những không hiệu quả mà còn dễ dẫn đến tình trạng thiếu tập trung, dễ bỏ giữa chừng Trong khi chỉ cần tập trung bạn có thể xác định được công việc quan trọng và triển khai để có kết quả tốt nhất. Đây là điều mà không phải ai cũng làm được. Trên thực tế người hoàn thành kế hoạch tốt không phải người làm thật nhiều việc mà là người có tư duy trong làm việc, biết lựa chọn việc nên làm và việc nào nên bỏ. 3/ Sắp xếp không gian làm việc Tưởng chừng không liên quan nhưng không gian làm việc lại có tác động không nhỏ đến hiệu quả công việc cũng như quản lý thời gian. Một văn phòng bừa bộn sẽ luôn làm bạn khó chịu và tốn thời gian cho việc tìm tài liệu, vật dụng cần trong quá trình làm việc. Trong khi đó một tâm trạng thoải mái và không gian được sắp xếp khoa học ngăn nắp sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Vì vậy, nếu muốn quản lý thời gian thì một trong những việc nên làm đầu tiên là sắp xếp không gian làm việc thật sự khoa học. Và việc tối giản hóa những vật dụng cũng là một lối sống nên học học hỏi để giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn. 4/ Tập luyện thể dục và thư giãn Đây cũng là điều mà chúng ta nên làm để quản lý thời gian mỗi ngày hiệu quả hơn. Việc tập thể dục không những tăng cường sức khỏe mà còn giúp cải thiện tinh thần rất tốt. Chính nhờ đó mà bạn dễ dàng hoàn thành tốt được các mục tiêu đề ra hơn. Vì vậy khi lên kế hoạch công việc hãy luôn để thời gian cho việc luyện tập thể dục thể thao và thư giãn. Điều này tưởng chừng như sẽ chiếm thời gian của các công việc khác nhưng trên thực tế một tinh thần minh mẫn sẽ giúp bạn tập trung và giải quyết công việc nhanh hơn rất nhiều. 5/ Rèn luyện sự kỷ luật Một trong những điều khiến cho chúng ta dễ thất bại là việc nản chí, bỏ giữa chừng. Chính vì vậy tinh thần tự kỷ luật với bản thân là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp cho cá nhân mà cho tổ chức tập trung được vào những công việc quan trọng và đi đến cùng với mục tiêu đã đề ra. Kỷ luật bản thân là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công Để kỷ luật bản thân hãy tự đặt ra những quy tắc bắt buộc và dần tạo cho mình thói quen. Chẳng hạn như hôm nay bạn sẽ làm xong 3 công việc trước mấy giờ... Nếu không thì bạn sẽ nộp phạt... Có như vậy mới gia tăng được năng suất làm việc cũng như gia tăng được sự tập trung trong quá trình làm việc. Ngoài ra việc đồng hành cùng đội nhóm cũng là cách rèn tính kỷ luật rất hay mà bạn nên tham khảo. Ban đầu hãy nương theo kỷ luật của đội nhóm và tự mình nâng dần mức độ kỷ luật của bạn thân. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ thì mới có thể rèn luyện được. Quản lý thời gian dựa theo nhân duyên - Bạn nên tham khảo ngay!!! Phần lớn chúng ta rất hăm hở trong việc đặt mục tiêu nhưng lại đuối sức và dễ bỏ cuộc trong quá trình thực hiện. Thậm chí có những người gần hoàn thành hết mục tiêu cũng bỏ cuộc và cứ lặp đi lặp lại điều đó không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống của mình. Một trong những điều mà chúng tôi hướng dẫn các bạn trong lớp X3 năng suất là quan sát nhân duyên. Điều này tưởng chừng như dễ dàng mà chúng ta lại ít để ý. Tức là có rất nhiều việc chen ngang bạn trong quá trình làm việc và gây cản trở làm cho bạn không thể nào đi đến mục tiêu của mình. Những việc chen ngang đó có thể là cuộc hẹn với sếp, một cuộc họp bất ngờ hay chính những thói quen mà bạn thường làm nhưng chưa được sắp xếp thời gian khoa học. Rèn luyện cùng đội nhóm để nâng cao hiệu quả Chúng tôi gọi những điều bên ngoài là nhân duyên. Bạn cần phải xác định được những nhân duyên đó, tức là xác định cả thời gian để hoàn thành những sự việc đó. Rồi từ đó mới sắp xếp những kế hoạch công việc cho mình. Có như vậy chúng ta mới có thể sắp xếp được chính xác kế hoạch trong ngày của mình. Mọi cách quản lý thời gian đều nhấn mạnh tính kỷ luật của bản thân. Nếu bạn đặt ra kế hoạch nhưng không kỷ luật dễ bỏ cuộc thì chẳng có cách nào để có được kết quả cuối cùng cả. Chính vì vậy việc sử dụng nguồn lực cũng như sự hỗ trợ từ đội nhóm rất quan trọng. Nếu không tự mình kỷ luật hãy nhờ sự hỗ trợ của những người đồng đội và chính bạn cũng cần phải có tinh thần sẵn sàng hỗ trợ cho người khác. Bạn có đang áp dụng cách quản lý thời gian nào không? Hay vẫn đang loay hoay trong mớ kế hoạch mục tiêu? Cuộc sống của chúng ta hữu hạn lắm... chớp mắt là hết ngày, hết tháng. Đừng tiếp tục chần chừ nữa, trong khi bạn đang loay hoay thì người khác đã chạm đến thành công rồi.
- 8 KẺ THÙ HUỶ HOẠI TÂM HỒN. KHÔNG NHẬN RA SỚM, ĐỜI MÃI QUANH CO
Có được một đời sống an nhiên, tự tại, bình yên là ước mong của rất nhiều người. Tuy nhiên chúng ta vẫn gặp phải những rào cản trong đời sống, khiến nội tâm không thể thanh thản và bình yên. Điều gì là nguyên nhân của mọi gốc rễ khiến chúng ta đang bị kẹt và kéo lại phía sau? Điều gì ngăn cản chúng ta tận hưởng một cuộc sống tươi vui, hồn nhiên, tự tại? Khám phá về về 8 kẻ thù của nội tâm sau đây sẽ giúp bạn mở ra những góc nhìn mới, giúp bạn thấu hiểu chính mình và có ý tưởng rõ ràng hơn để làm chủ và thay đổi cuộc sống. Đây là những lời dạy của Đức Phật cách đây 2600 năm và vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. 1. Tham Tham là ý muốn, sự thèm muốn quá mức và đưa đến sai lầm. Tham muốn là sự nghiện ngập và không thể từ bỏ. Ví dụ: Nghiện cảm giác khi xài tiền, khi có nhà xe sang trọng (tham vật chất), nghiện nhìn ngắm thân hình đẹp (tham cái thân), nghiện cảm giác thoải mái dễ chịu khi thấy cảnh đẹp, ngửi hương thơm, nghe giọng nói ngọt ngào trong trẻo (tham tiếp xúc các giác quan), nghiện cảm giác khi được tôn vinh ca ngợi (tham danh), nghiện cảm giác khi được quan tâm (tham tình cảm), nghiện cảm giác khi ăn nhiều món ngon, khi ngủ nướng (tham ăn, tham ngủ), … Khởi điểm của tâm tham bắt đầu bằng một ý muốn. Không phải tất cả các ý muốn đều xấu. Đây là hiểu lầm của rất nhiều người. Một ý muốn đúng đắn là ý muốn hướng thiện, đúng lúc, biết đủ và vì lợi ích chung. Ngược lại một ý muốn sai lầm là ý muốn hướng ác, ích kỷ, quá mức hoặc không đúng lúc. Khi một ý muốn sai lầm khởi sinh, nó được nuôi dưỡng với nhiều ý muốn nối tiếp. Đến khi đủ lớn và không bị ngăn chặn, người ta sẽ hành động để có được cái mình thèm muốn. Khi thèm muốn không được đáp ứng thoả mãn, người ta bức bách khó chịu. Họ cố gắng để sở hữu và đạt được điều đó. Khi có được cái mình thèm muốn rồi, họ ôm ấp, dính mắc, mắc kẹt vào trạng thái đó. Khi có được cái mình thèm muốn, cảm giác lên đến đỉnh điểm rồi vụt qua rất nhanh, khi đó người ta lại tiếp tục nghiện cái khác ở mức độ nhiều hơn. Lòng tham không đáy. Lòng tham như nước biển, càng uống càng khát. Ta có thể kết luận rằng, hầu hết khó chịu, khổ đau của chúng ta đều ẩn sau đó là một sự mong cầu, thèm muốn một điều gì đó mà không thành. Tham chính là nguồn gốc Khổ đau. Đối trị của lòng tham là những giới hạn, nguyên tắc & lối sống BIẾT ĐỦ, thiện lành, không cực đoan ép xác cũng không dễ dãi hưởng thụ. Một số cách để sống biết đủ: Hãy đặt ra câu hỏi: Đây là thứ mình cần hay mình muốn? Thanh lọc những gì không thật sự không cần thiết, cảm thấy dư thừa. Không những tối giản đồ đạc, vật chất mà tối giản cả ăn uống, mối quan hệ, mục tiêu, thông tin,... Loại bỏ tất cả những gì kéo tâm hồn ta đi xuống. Từ đó cuộc sống sẽ khoẻ nhẹ hơn rất nhiều. Nhắc tâm không chạy theo xu hướng, đám đông. Nhờ vậy mà chúng ta trống thời gian để lắng nghe lòng mình, dành thời gian, không gian nhiều để chăm lo cho mảnh đất tâm hồn mình, cho thế giới bên trong. 2. Sân Sân là sự khó chịu, tức giận, hung dữ, thù ghét. Người ta sân vì muốn mà không được, sân vì xem mình quan trọng, xem mình là một cái tôi tách biệt với mọi người, vì nghĩ mình đúng người khác sai, vì tự ti, vì quá phóng tâm ra bên ngoài, vì không hiểu biết & làm chủ chính mình. Bản chất cơn giận cũng giống như cơn nghiện (cơn tham), là một trạng thái biến đổi của tâm lý, lên cao trào rồi lại biến mất, nhưng nó là phản ứng liền kề sau tham. Muốn mà không được sẽ sinh ra sân. Ta hay ví sân giận như ngọn lửa, khi sân ta cầm lửa quăng vào người khác. nhưng chính bản thân ta lại làm mình tổn thương trước tiên. Người ta thường xả cơn tức giận của mình ra bằng lời nói: lời hằn học, chỉ trích, trách móc, chửi bới,...thậm chí bằng hành động: đánh, mưu hại. Điều này không chỉ không giúp họ xả được, mà càng làm sự sân giận tích lũy ngầm sâu trong tâm thức và khơi lên sự sân hận của người khác. Đối trị của cơn giận, sự sân hận là lòng từ bi, là tình thương vô điều kiện. Và nhất là sự hiểu biết sâu sắc làm nền tảng. Chậm lại 10s trước khi phản ứng bằng sự tức giận, khó chịu Hãy thực hành nhìn sâu, tư duy đa chiều, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm giác, cảm xúc, tâm trạng của họ Lắng nghe những cảm xúc của mình và không phán xét. Từ đó cho phép mình đặt những câu hỏi về nguồn gốc của cảm xúc đó, từ từ hiểu ra và sẽ làm bạn tốt hơn với cảm xúc của mình. 3. Si Si là thiếu hiểu biết, không phân biệt được chánh tà, đúng sai, tốt xấu. Sự si mê phải được hiểu là thiếu những sự hiểu biết đúng đắn, hiểu biết giúp người ta mở rộng tình thương, giảm thiểu mọi điều xấu ác và giải thoát khổ đau. Để tìm được sự hiểu biết đó, người ta phải tìm chúng ngay trong chính tự thân của mình. Dù có thuộc lòng bao nhiêu kiến thức, tích góp bao nhiêu kinh nghiệm, song nếu không hiểu được chính nội tâm mình, bằng chính trải nghiệm thực, con người sẽ không có được sự hiểu biết sâu sắc, đúng đắn giúp giải thoát khổ đau. Do đó, điều cần thiết nhất và đầu tiên là chúng ta cần dành thời gian cho mình để suy ngẫm và chiêm nghiệm. Đó là bước đầu tiên để trở về bên trong. Đặt câu hỏi và quan sát, nhận diện là phương pháp cơ bản thúc đẩy sự hiểu biết. Trước hết, sự quan sát nên tập trung giới hạn ở phạm vi nhỏ: NGAY TRÊN THÂN NÀY, TẠI ĐÂY, LÚC NÀY. Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một trải nghiệm, trăm trải nghiệm bên ngoài không bằng một trải nghiệm trên chính thân tâm này, hiểu rõ thân tâm này. Khi người ta hiểu biết thấu suốt chính mình, sẽ tự động thấu suốt mọi người chung quanh. Và từ đó không còn có bất cứ ai, bất cứ điều gì làm người ấy khổ đau được nữa. 4. Ngã mạn (cái Tôi lớn) Ngã mạn là coi thường, kiêu ngạo, khinh người. Xem mình quan trọng hơn so với người khác, lấy mình là trung tâm, luôn muốn được đề cao khen ngợi, ngưỡng mộ tài năng hơn nhân cách, chú trọng vật chất, thích tranh đua, có tính phân biệt đẹp xấu, giàu nghèo, địa vị cao thấp chính là những hạt giống nuôi dưỡng tâm ngã mạn (Cái Tôi lớn). Biểu hiện của tâm ngã mạn: - Tự cho mình là giỏi, tự đánh giá cao, hay kể thành tích, kinh nghiệm nhằm mục đích muốn người khác nể phục. - Luôn muốn chiến thắng trong các cuộc thi, cuộc tranh luận. Khi thua cuộc rất ấm ức. - Gặp người thua mình về trí thông minh, vật chất, kỹ năng, địa vị, sắc đẹp… thường xa lánh, coi thường. - Thường dễ tức giận, quát tháo những người phạm lỗi, yếu kém,... - Luôn có ý nghĩ người khác sai, người khác phải sửa đổi, khả năng quan sát nhận diện nội tâm chính mình kém (hoặc không kịp nhận ra lúc đang sinh khởi tâm xấu). Người có tâm ngã mạn về sau sẽ bị mọi người xa lánh, sẽ dễ gây đổ vỡ trong gia đình hoặc trong mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp. Đối trị của tâm Ngã Mạn là học cách lắng nghe, nhẫn nại và nhường nhịn bao dung với mọi người. Biết buông bỏ, xả bỏ, không dính mắc vào những gì là của mình, những lời khen ngợi, những điều nâng cao cái Tôi của mình lên. 5. Nghi ngờ (Nghi) Nghi ngờ (lo lắng) mà không chủ động tìm hiểu sự thật Không vội tin khi chưa hiểu, biết cách đặt câu hỏi để tìm ra sự thật là điều tốt. Tuy nhiên, Nghi ngờ chỉ để tạo thêm áp lực, gánh nặng cho mình & cho người lại là một điều nên tránh. Sự khác biệt giữa người suy xét kỹ càng & người luôn hoài nghi nằm ở phản ứng và hành động. Người kỹ phản ứng bình tĩnh, người nghi phản ứng tiêu cực, vội vàng. Người kỹ hành động để tìm ra sự thật. Người nghi chỉ làm tăng thêm lo lắng, bất an. Người kỹ lắng nghe, và tin tưởng sau khi tìm ra sự thật. Người nghi không chịu lắng nghe, và cố chấp giữ cái thấy của mình. Sự nghi ngờ, nhất là nghi ngờ những điều thiện lành (mới lạ) nhưng lại không dám nghi ngờ những truyền thống lạc hậu. Ví dụ về sự bình đẳng giới, ngày xưa chúng ta áp đặt những định kiến lên phụ nữ, rất nhiều người đã không sẵn sàng tiếp cận góc nhìn mới này mà vẫn ôm giữ những truyền thống cổ hủ. Nghi ngờ những chân lý cao đẹp, nhưng lại chạy theo đám đông, chạy theo thực tế. Sẽ là một trở ngại lớn trên hành trình phát triển bản thân. Cách duy nhất để xóa bỏ sự nghi ngờ là khách quan, kiên trì, quyết tâm tìm ra sự thật, bản chất vấn đề. 6. Dính mắc vào Thân (Thân kiến) Hầu hết chúng ta đều muốn cái thân mình đang có khỏe, đẹp. Điều này không có gì xấu, nhưng việc dính mắc vào nó (ham muốn quá mức), sẽ dẫn đến nhiều buồn khổ khi: thân này xấu đi, thân này bệnh tật, thân này bị người khác chê xấu, thân của người đẹp hơn, thân của người khỏe hơn, thân của người được khen ngợi. Người nữ thường dính mắc vào sắc đẹp của chính mình. Người Nam thường dính mắc vào sắc đẹp của người khác phái. Và việc chọn lựa người đồng hành, hợp tác bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố "vẻ ngoài" này. Dính mắc vào cái thân này cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn khiến nuôi dưỡng cái tôi, sự ngã mạn. Đồng thời việc phải cố ra vẻ để khiến mình đẹp hơn, hấp dẫn hơn, bắt mắt hơn là sự khơi mầm cho tâm dối trá về sau. Hiểu đúng bản chất về tấm thân này: - Luôn thay đổi, sẽ thay đổi, sẽ thoái hóa và trở về với cát bụi - Phải chịu nhiều khổ đau, nhức mỏi, bệnh tật,... - Không có cái tôi làm chủ. Tâm & thân vận hành theo quy luật của chúng, tâm điều khiển thân, nhưng bản thân chúng ta không làm chủ được tâm mình. Vì vậy chẳng có cái tôi nào làm chủ được tấm thân này cả. Hiểu rõ những quy luật về tấm thân này, ta hãy thôi dính mắc vào nó, thôi kỳ vọng ở nó, đừng quá nuông chiều mọi yêu cầu của nó, tất nhiên phải chăm sóc nó ở mức vừa đủ để duy trì sức sống, bởi vì nó cũng là một phương tiện quan trọng mà cha mẹ đã ban cho ta. 7. Góc nhìn đơn chiều (Thiên kiến) Thiên kiến là cố chấp vào cái thấy từ một góc độ của mình, không lắng nghe, hoặc chỉ nghe từ một phía. Chính vì đặt niềm tin hoàn toàn vào một phía, nên dễ sinh ra cực đoan, cuồng tín và bài bác tất cả các ý kiến còn lại mà không đối chấp khách quan rõ ràng. Những người thiên kiến những người hời hợt là họ không xem lướt qua hết tất cả mọi thứ mà không có lựa chọn nào, không có hành động gì. Ngược lại họ rất quyết đoán, hành động mạnh mẽ, nhưng lại là hành động mang đầy tính cực đoan. Người ta thiên kiến vì tưởng rằng kinh nghiệm của mình cũng là kinh nghiệm của người khác. Vì thiếu trí tuệ suy xét kỹ càng, lại cảm xúc mạnh, dễ bị cuốn, dễ bị nghiện. Ta cần phải có góc nhìn đa chiều, trọn vẹn, đặt nghi vấn và tìm hiểu đúng sự thật chân lý. Chớ vì điều gì mà cực đoan, mà cầm tù góc nhìn và hiểu biết của bản thân. 8. Hiểu biết sai lầm (Tà kiến) Tà kiến là cái thấy, quan điểm sai lầm, lệch lạc và gây hại. Người mang tà kiến thường có cái nhìn tiêu cực về bản thân, về người khác và về cuộc đời. Hoặc cái nhìn tích cực như gây hại (những viên thuốc độc bọc đường) làm kích thích lòng tham, sự ảo tưởng của con người về cuộc đời. Ví dụ: Điều gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Nó cổ xuý và thúc đẩy cho việc con người ra sức tìm kiếm và thoả mãn lòng ham muốn về tiền bạc. Điều đó kích hoạt lòng tham muốn và nghiện ngập ở con người. Là cái mầm cho sự đau khổ khi quá bám víu, tôn thờ vật chất quá mức. Nguyên nhân của tà kiến nằm ở sự cố chấp, dính mắc vào hiểu biết cũ, kinh nghiệm cũ, vội tin mà không chịu tìm hiểu sâu xa bản chất vấn đề. Để xóa bỏ tà kiến, ta phải phát triển Chánh kiến: Tức tìm hiểu bản chất vấn đề một cách thấu đáo thông qua học hỏi lời dạy của các bậc thầy tâm linh, minh triết và thực hành trong đời sống. Ba báu vật cuộc đời giúp bạn phát triển Chánh Kiến sẽ được chia sẻ chi tiết, cụ thể tại khoá học Chánh Kiến 1- Đánh thức ý nghĩa cuộc đời! Kết, Như vậy 8 yếu tố trên là những yếu tố gốc rễ nhất đang cản trở và khiến chúng ta trải nghiệm một cuộc sống tốt đẹp. Đức Phật dạy “vạn vật duy tâm tạo”. Có nghĩa là đời sống nội tâm sẽ tạo nên đời sống bên ngoài. Điều đó không có nghĩa là cuộc sống sẽ bớt chông gai, thử thách đi mà chúng ta thay đổi góc nhìn về cuộc sống thì thực tại trong tâm trí cũng sẽ được thay đổi. Khi làm chủ được những sự tham lam, si mê, giận dữ chúng ta sẽ cảm nhận được sự tuôn chảy, hoà hợp với cuộc sống. Chính tâm thái trong trẻo, thuần khiết chúng ta sẽ nhận ra những điều kiện hạnh phúc mình đang có và trở nên ngay lập tức đủ đầy, an lạc. Thế giới bên trong quyết định thế giới bên ngoài!