top of page

Bí quyết tìm ra Ý nghĩa cuộc đời

Có bao giờ bạn thấy trống vắng, chông chênh…

Có bao giờ bạn cảm thấy chán nản, lạc lõng…

Có bao giờ bạn cảm thấy hạnh phúc trên thế giới này thật giả tạm, chỉ loé sáng trong chốc lát rồi vụt tắt?

Trong cuộc sống bấp bênh, vô định này đã có lúc nào bạn cảm thấy đau đớn, hoang mang đến tột cùng và bất lực về thân phận của kiếp nhân sinh?


Trong tất cả muôn loài chỉ có con người mới đặt câu hỏi về “ý nghĩa cuộc đời”.

Vậy làm thế nào để tìm thấy ý nghĩa cuộc đời?

Các bước thực hành để tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó là gì?


Đánh thức ý nghĩa cuộc đời

Con người được cho là loài thông minh nhất trên Trái Đất hiện nay. Với khả năng tư duy vượt trội con người được cho là sinh vật có khả năng tự nhận thức về chính mình cao nhất trong tất cả muôn loài. Chính vì lẽ đó, con người luôn tìm cho mình lý do để sống. Nếu một ngày chúng ta cảm thấy mình không còn điều gì để phấn đấu, không còn động lực để tiến về phía trước, ắt hẳn chúng ta sẽ rất khắc khoải, lạc lõng, cô đơn.


Tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn chênh vênh, lạc lõng như vậy. Gần 40 năm cuộc đời chạy đua mải miết theo guồng quay cuộc sống. Cho đến năm 40 tuổi tôi mới bắt đầu nhìn nhận lại cuộc đời mình, đúc kết theo chiều sâu và tìm ra ý nghĩa cuộc sống!


Có phải các bạn đã tìm kiếm rất nhiều thứ trong đời nhưng rồi tất cả đều khiến các bạn thất vọng?

Có phải bạn đã từng đánh đổi và trả giá rất đắt để đổi lấy sự nghiệp, danh vọng, tiền tài, địa vị…? Nhưng rồi khi đạt được tất cả đằng sau những thứ đó không khiến bạn thỏa mãn.


Những hạnh phúc đó bạn chỉ vừa mới chạm tay trong chốc lát nó đã vụt tắt. Và rồi bạn lại tiếp tục đuổi bắt, tìm kiếm. Trò chơi trốn tìm hạnh phúc này không bao giờ kết thúc.

Bạn mãi là người lạc đường, lạc lõng, giữa thế gian vô tận.


Bạn nhận ra điều gì?

Có phải, hầu hết chúng ta đều bị mắc kẹt, luẩn quẩn chỉ vì chúng ta chạy theo bên ngoài quá nhiều? Chúng ta gần như mất kết nối và đánh mất cái bên trong, lạc mất nội tâm của mình? Để rồi càng lao ra bên ngoài càng cảm thấy trống rỗng, lạc lõng, cô đơn.


Vậy, điều đầu tiên để chúng ta nhận ra ý nghĩa cuộc đời là chúng ta cần quay về với bên trong của mình. Bên trong mới là cái trụ, cái gốc vững chắc để chúng ta bước đi trên hành trình cuộc đời này!


ý nghĩa cuộc đời là gì?
Ai cũng đã từng trải qua giai đoạn hoang mang, chênh vênh, tự hỏi: ý nghĩa cuộc đời là gì?


Trải nghiệm chưa đủ chưa thể nhận ra ý nghĩa cuộc đời

Thông thường người trả lời được câu hỏi: ý nghĩa cuộc đời là gì thường là những người có nhiều trải nghiệm hoặc tương đối lớn tuổi một chút, có những khó khăn nghịch cảnh đủ lớn. Còn hỏi một bản trẻ mười mấy, đôi mươi ý nghĩa cuộc đời là gì các bạn khó trả lời được.


Có hai loại trải nghiệm: trải nghiệm trong tư tưởng và trải nghiệm bên ngoài.

Trải nghiệm trong tư tưởng là các bạn trăn trở, đào bới thật nhiều bên trong để lật lại, xem xét lại các vấn đề một cách kỹ lưỡng và hiểu chính mình.

Còn trải nghiệm bên ngoài là những va đập bên ngoài cuộc sống. Với những mối quan hệ, công việc, những trải nghiệm thông qua các giác quan, cảm xúc và tình cảm…


Khi các bạn có những trải nghiệm bên ngoài cộng với việc có sự quan sát, phân tích, đúc kết lại bên trong thì các bạn sẽ có một góc nhìn sâu sắc, đa chiều về cuộc sống và chính mình.


Đó là lý do những người có những trải nghiệm lớn, đi được nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, học nhiều vị thầy lớn… thì hỏi “ý nghĩa cuộc đời của anh là gì?” thì họ trả lời rất dễ. Còn những người sinh ra được nuôi như gà công nghiệp, được bao bọc rất kỹ. Lớn lên lấy vợ, lấy chồng, sinh con rồi cặm cụi đi kiếm tiền để lo cho những đứa con thì 40,50 tuổi hỏi “ý nghĩa cuộc đời” họ không trả lời được.


Trải nghiệm giúp tìm ra ý nghĩa cuộc đời
Trải nghiệm chưa đủ, chưa thể tìm ra ý nghĩa cuộc đời


Đặt một câu hỏi để các bạn suy ngẫm nhé:

Nếu ý nghĩa cuộc đời của chúng ta là lớn lên, lấy vợ, lấy chồng, sinh con, rồi già, rồi chết. Thì cuộc đời con chó nó cũng giống như vậy đúng không?

Như vậy thì chúng ta mới khai thác được phần con trong chữ con người thôi. Bản chất chúng ta còn có phần người trong đó nữa. Và sâu sắc hơn còn có cả phần thánh - tức những phẩm chất rất cao quý mà chỉ ở những bậc thánh, vĩ nhân lớn mới có.


Vậy, chúng ta đang ở chặng nào trên hành trình cuộc đời: Con - Người - Thánh?

Làm thế nào để chúng ta chạm vào ý nghĩa chiều sâu để phát triển bản thân? Để phát triển từ chất Con lên thành Người, rồi từ chất Người lên phẩm chất của bậc Thánh?

Để hiểu được điều này các bạn cần tìm ra nguyên nhân - kết quả (Nhân quả) của việc tìm ra ý nghĩa cuộc đời là gì?


Nhân Duyên Quả để tìm ra ý nghĩa cuộc đời

*Nhân duyên quả tức: Nguyên nhân + điều kiện => Kết quả


Thường ngoài lớp Chánh Kiến là lớp học để Đánh thức ý nghĩa cuộc đời, tôi cũng có buổi chia sẻ ngắn về Giá trị cuộc đời tầm 2-3 tiếng. Thì có một vài bạn bảo: Em học xong em chưa thấy ý nghĩa cuộc đời của em ở đâu nên em thấy học 2,3 tiếng này tốn thời gian.


Theo các bạn, để tìm được ý nghĩa cuộc đời thì nhân là ở bên trong hay bên ngoài?


Nhân là các bạn. Do đó lời tôi dạy chỉ là duyên thôi. Tức tôi đúc kết lại hành trình của mình và chia sẻ lại với các bạn những nguyên lý chung nhất, cốt lõi nhất để các bạn hình dung về con đường phía trước. Và những công thức cốt lõi nhất, đủ đơn giản để các bạn tìm ra được tấm bản đồ cho riêng mình.


Còn nhân là ở các bạn: Các bạn có thật sự trăn trở, khát khao để tìm ra ý nghĩa cuộc đời hay không? Các bạn có chấp nhận dấn thân bước ra đời để trải nghiệm nhiều thứ, chấp nhận gian khổ, khó khăn? Các bạn có biết lựa chọn con đường đúng để đi và có quan sát, đúc kết lại hành trình của mình không?


Như vậy, công thức hoặc tấm bản đồ tôi trao cho bạn là duyên, cộng với nhân bên trong là bạn. Nhân đủ mạnh + duyên phù hợp thì sẽ trổ quả, tức bạn sẽ chạm đến ý nghĩa cuộc đời.



Khi nhân đủ mạnh + duyên đủ thì quả trổ. Bạn sẽ tìm ra ý nghĩa cuộc đời
Khi nhân đủ mạnh + duyên đủ thì quả trổ. Bạn sẽ tìm ra ý nghĩa cuộc đời

3 yếu tố cốt lõi mà tôi đã đúc kết cho các bạn đó chính là: Đạo đức - Trí tuệ - Nghị Lực. Chỉ cần tập trung phát triển và vun bồi ba yếu tố này nhất định các bạn sẽ chạm vào chiều sâu, trở nên sống có ý nghĩa.


Để có Trí tuệ các bạn cần nắm được hai thứ: đó là Quan sát - Phân tích - Đúc kết và Văn - Tư - Tu. Quan sát - Phân tích - Đúc kết là để tư duy theo chiều sâu, chiêm nghiệm lại những bài học, hành trình mình đã đi qua dù là trong công việc, cuộc sống hay bất cứ trải nghiệm nào. Còn Văn - Tư - Tu là học những kiến thức, bài giảng tinh hoa để từ từ áp dụng vào cuộc sống và thấm nhuyễn. Mài bén hai yếu tố này không sớm thì muộn trí tuệ của các bạn sẽ nở hoa.


Để có Nghị lực thì các bạn cần rèn luyện được cho mình 3 yếu tố: Dũng - Nhẫn - Tĩnh. Dũng là dũng cảm làm việc khó, chấp nhận dấn thân, bước ra khỏi vùng an toàn, làm những điều có ý nghĩa. Nhẫn là nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ làm đến tận cùng. Và tĩnh là sự điềm nhiên, an tĩnh trước mọi biến cố, dao động, sóng gió cuộc đời.

Để hiểu mình là ai, hiểu bản chất cuộc đời mà không có chữ dũng, nghị lực thì các bạn đi không tới được.


Đạo đức là tình thương yêu, là chất keo gắn kết mọi người, muôn loài. Tình yêu thương giúp bạn thăng hoa trong cuộc sống. Nền tảng của đạo đức bao gồm bốn yếu tố mở ra vô lượng mà các bạn nắm thật chắc sẽ không bao giờ bị đi lạc.


3 gốc rễ của một con người này được tôi chia sẻ trong khoá học Chánh Kiến 1 - Đánh thức ý nghĩa cuộc đời. Khóa học đúc kết những công thức đơn giản và cốt lõi nhất để giúp bạn chạm vào ý nghĩa cuộc sống. Khi bạn đã nhận ra mình là ai bạn sẽ bước đi ung dung, tự tại, sống sâu sắc mà không sóng gió nào xô ngã được.


Như vậy, để tìm được ý nghĩa cuộc đời bạn phải bắt đầu đặt câu hỏi (nhân). Và thứ hai kết hợp với các duyên bên ngoài: trải nghiệm, học hỏi từ các bậc thầy lớn thì dần dần các bạn sẽ vỡ ra.



Tuỳ duyên hay tạo duyên?

Để tìm được ý nghĩa cuộc đời cần đầy đủ nhân (nguyên nhân), duyên (điều kiện). Với duyên, chúng ta cần tạo duyên hay tuỳ duyên?

Tuỳ duyên là thái độ biết quan sát, nhận định đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng để có cách ứng xử, giải quyết hợp lý, không cưỡng cầu.


Tuy nhiên, cụm từ tuỳ duyên cũng rất dễ bị hiểu lầm theo nghĩa thiếu chủ động, ù lì, chờ đợi thứ có sẵn mà không hành động. Đấy là thái độ của người “ôm cây đợi thỏ”, “há miệng chờ sung” hoàn toàn không mang ý nghĩa tích cực nào.

Ví dụ, chúng ta muốn đọc sách để tăng trướng trí tuệ nhưng nếu như không biết tạo duyên, lúc nào cũng viện lí do "tôi bận quá", "tôi không có thời gian" thì sẽ không bao giờ thực hiện được.


Tạo duyên là chúng ta tranh thủ vào những khoảng thời gian trống như: thời gian nghỉ buổi trưa, buổi sáng dậy sớm hơn một chút, buổi tối trước khi đi ngủ dành ra 15 phút để đọc sách. Đi xe trên đường không đọc sách được thì đeo tai nghe...Toàn bộ thời gian trống đó mình dành để đọc sách thì đó là tạo duyên

Người nào biết tạo duyên là người hiểu được gốc cổ nhân dạy, cổ nhân không dạy chúng ta tùy duyên đâu, cổ nhân dạy chúng ta tạo duyên.


Tạo Duyên trước rồi mới Tuỳ Duyên sau. Tạo Duyên là mình chủ động tạo dựng những điều kiện để bản thân được phát triển.

Và khi có đủ nhân và duyên rồi, thì theo thời gian quả sẽ trổ.


Kết luận

Ý nghĩa cuộc đời bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi. Nhưng để khám phá ra nó buộc bạn phải dấn thân thật sâu sắc. Bạn phải đào bới đủ sâu, đủ lâu cả bên trong lẫn bên ngoài đặc biệt là học hỏi từ những minh sư, vị thầy lớn.

Chẳng có ai sống cạn cợt mà tìm thấy ý nghĩa cuộc đời cả. Chỉ có những người họ sống sâu sắc, luôn nhìn nhận lại mọi vấn đề chiều sâu thì họ mới trở thành ngọn đuốc của cuộc đời mình, họ trở thành thầy của chính mình. Và cũng lúc đó tìm thấy ý nghĩa cuộc đời!


218 views

Bí quyết tìm ra Ý nghĩa cuộc đời

Có bao giờ bạn thấy trống vắng, chông chênh…

Có bao giờ bạn cảm thấy chán nản, lạc lõng…

Có bao giờ bạn cảm thấy hạnh phúc trên thế giới này thật giả tạm, chỉ loé sáng trong chốc lát rồi vụt tắt?

Trong cuộc sống bấp bênh, vô định này đã có lúc nào bạn cảm thấy đau đớn, hoang mang đến tột cùng và bất lực về thân phận của kiếp nhân sinh?


Trong tất cả muôn loài chỉ có con người mới đặt câu hỏi về “ý nghĩa cuộc đời”.

Vậy làm thế nào để tìm thấy ý nghĩa cuộc đời?

Các bước thực hành để tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó là gì?


Đánh thức ý nghĩa cuộc đời

Con người được cho là loài thông minh nhất trên Trái Đất hiện nay. Với khả năng tư duy vượt trội con người được cho là sinh vật có khả năng tự nhận thức về chính mình cao nhất trong tất cả muôn loài. Chính vì lẽ đó, con người luôn tìm cho mình lý do để sống. Nếu một ngày chúng ta cảm thấy mình không còn điều gì để phấn đấu, không còn động lực để tiến về phía trước, ắt hẳn chúng ta sẽ rất khắc khoải, lạc lõng, cô đơn.


Tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn chênh vênh, lạc lõng như vậy. Gần 40 năm cuộc đời chạy đua mải miết theo guồng quay cuộc sống. Cho đến năm 40 tuổi tôi mới bắt đầu nhìn nhận lại cuộc đời mình, đúc kết theo chiều sâu và tìm ra ý nghĩa cuộc sống!


Có phải các bạn đã tìm kiếm rất nhiều thứ trong đời nhưng rồi tất cả đều khiến các bạn thất vọng?

Có phải bạn đã từng đánh đổi và trả giá rất đắt để đổi lấy sự nghiệp, danh vọng, tiền tài, địa vị…? Nhưng rồi khi đạt được tất cả đằng sau những thứ đó không khiến bạn thỏa mãn.


Những hạnh phúc đó bạn chỉ vừa mới chạm tay trong chốc lát nó đã vụt tắt. Và rồi bạn lại tiếp tục đuổi bắt, tìm kiếm. Trò chơi trốn tìm hạnh phúc này không bao giờ kết thúc.

Bạn mãi là người lạc đường, lạc lõng, giữa thế gian vô tận.


Bạn nhận ra điều gì?

Có phải, hầu hết chúng ta đều bị mắc kẹt, luẩn quẩn chỉ vì chúng ta chạy theo bên ngoài quá nhiều? Chúng ta gần như mất kết nối và đánh mất cái bên trong, lạc mất nội tâm của mình? Để rồi càng lao ra bên ngoài càng cảm thấy trống rỗng, lạc lõng, cô đơn.


Vậy, điều đầu tiên để chúng ta nhận ra ý nghĩa cuộc đời là chúng ta cần quay về với bên trong của mình. Bên trong mới là cái trụ, cái gốc vững chắc để chúng ta bước đi trên hành trình cuộc đời này!


ý nghĩa cuộc đời là gì?
Ai cũng đã từng trải qua giai đoạn hoang mang, chênh vênh, tự hỏi: ý nghĩa cuộc đời là gì?


Trải nghiệm chưa đủ chưa thể nhận ra ý nghĩa cuộc đời

Thông thường người trả lời được câu hỏi: ý nghĩa cuộc đời là gì thường là những người có nhiều trải nghiệm hoặc tương đối lớn tuổi một chút, có những khó khăn nghịch cảnh đủ lớn. Còn hỏi một bản trẻ mười mấy, đôi mươi ý nghĩa cuộc đời là gì các bạn khó trả lời được.


Có hai loại trải nghiệm: trải nghiệm trong tư tưởng và trải nghiệm bên ngoài.

Trải nghiệm trong tư tưởng là các bạn trăn trở, đào bới thật nhiều bên trong để lật lại, xem xét lại các vấn đề một cách kỹ lưỡng và hiểu chính mình.

Còn trải nghiệm bên ngoài là những va đập bên ngoài cuộc sống. Với những mối quan hệ, công việc, những trải nghiệm thông qua các giác quan, cảm xúc và tình cảm…


Khi các bạn có những trải nghiệm bên ngoài cộng với việc có sự quan sát, phân tích, đúc kết lại bên trong thì các bạn sẽ có một góc nhìn sâu sắc, đa chiều về cuộc sống và chính mình.


Đó là lý do những người có những trải nghiệm lớn, đi được nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, học nhiều vị thầy lớn… thì hỏi “ý nghĩa cuộc đời của anh là gì?” thì họ trả lời rất dễ. Còn những người sinh ra được nuôi như gà công nghiệp, được bao bọc rất kỹ. Lớn lên lấy vợ, lấy chồng, sinh con rồi cặm cụi đi kiếm tiền để lo cho những đứa con thì 40,50 tuổi hỏi “ý nghĩa cuộc đời” họ không trả lời được.


Trải nghiệm giúp tìm ra ý nghĩa cuộc đời
Trải nghiệm chưa đủ, chưa thể tìm ra ý nghĩa cuộc đời


Đặt một câu hỏi để các bạn suy ngẫm nhé:

Nếu ý nghĩa cuộc đời của chúng ta là lớn lên, lấy vợ, lấy chồng, sinh con, rồi già, rồi chết. Thì cuộc đời con chó nó cũng giống như vậy đúng không?

Như vậy thì chúng ta mới khai thác được phần con trong chữ con người thôi. Bản chất chúng ta còn có phần người trong đó nữa. Và sâu sắc hơn còn có cả phần thánh - tức những phẩm chất rất cao quý mà chỉ ở những bậc thánh, vĩ nhân lớn mới có.


Vậy, chúng ta đang ở chặng nào trên hành trình cuộc đời: Con - Người - Thánh?

Làm thế nào để chúng ta chạm vào ý nghĩa chiều sâu để phát triển bản thân? Để phát triển từ chất Con lên thành Người, rồi từ chất Người lên phẩm chất của bậc Thánh?

Để hiểu được điều này các bạn cần tìm ra nguyên nhân - kết quả (Nhân quả) của việc tìm ra ý nghĩa cuộc đời là gì?


Nhân Duyên Quả để tìm ra ý nghĩa cuộc đời

*Nhân duyên quả tức: Nguyên nhân + điều kiện => Kết quả


Thường ngoài lớp Chánh Kiến là lớp học để Đánh thức ý nghĩa cuộc đời, tôi cũng có buổi chia sẻ ngắn về Giá trị cuộc đời tầm 2-3 tiếng. Thì có một vài bạn bảo: Em học xong em chưa thấy ý nghĩa cuộc đời của em ở đâu nên em thấy học 2,3 tiếng này tốn thời gian.


Theo các bạn, để tìm được ý nghĩa cuộc đời thì nhân là ở bên trong hay bên ngoài?


Nhân là các bạn. Do đó lời tôi dạy chỉ là duyên thôi. Tức tôi đúc kết lại hành trình của mình và chia sẻ lại với các bạn những nguyên lý chung nhất, cốt lõi nhất để các bạn hình dung về con đường phía trước. Và những công thức cốt lõi nhất, đủ đơn giản để các bạn tìm ra được tấm bản đồ cho riêng mình.


Còn nhân là ở các bạn: Các bạn có thật sự trăn trở, khát khao để tìm ra ý nghĩa cuộc đời hay không? Các bạn có chấp nhận dấn thân bước ra đời để trải nghiệm nhiều thứ, chấp nhận gian khổ, khó khăn? Các bạn có biết lựa chọn con đường đúng để đi và có quan sát, đúc kết lại hành trình của mình không?


Như vậy, công thức hoặc tấm bản đồ tôi trao cho bạn là duyên, cộng với nhân bên trong là bạn. Nhân đủ mạnh + duyên phù hợp thì sẽ trổ quả, tức bạn sẽ chạm đến ý nghĩa cuộc đời.



Khi nhân đủ mạnh + duyên đủ thì quả trổ. Bạn sẽ tìm ra ý nghĩa cuộc đời
Khi nhân đủ mạnh + duyên đủ thì quả trổ. Bạn sẽ tìm ra ý nghĩa cuộc đời

3 yếu tố cốt lõi mà tôi đã đúc kết cho các bạn đó chính là: Đạo đức - Trí tuệ - Nghị Lực. Chỉ cần tập trung phát triển và vun bồi ba yếu tố này nhất định các bạn sẽ chạm vào chiều sâu, trở nên sống có ý nghĩa.


Để có Trí tuệ các bạn cần nắm được hai thứ: đó là Quan sát - Phân tích - Đúc kết và Văn - Tư - Tu. Quan sát - Phân tích - Đúc kết là để tư duy theo chiều sâu, chiêm nghiệm lại những bài học, hành trình mình đã đi qua dù là trong công việc, cuộc sống hay bất cứ trải nghiệm nào. Còn Văn - Tư - Tu là học những kiến thức, bài giảng tinh hoa để từ từ áp dụng vào cuộc sống và thấm nhuyễn. Mài bén hai yếu tố này không sớm thì muộn trí tuệ của các bạn sẽ nở hoa.


Để có Nghị lực thì các bạn cần rèn luyện được cho mình 3 yếu tố: Dũng - Nhẫn - Tĩnh. Dũng là dũng cảm làm việc khó, chấp nhận dấn thân, bước ra khỏi vùng an toàn, làm những điều có ý nghĩa. Nhẫn là nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ làm đến tận cùng. Và tĩnh là sự điềm nhiên, an tĩnh trước mọi biến cố, dao động, sóng gió cuộc đời.

Để hiểu mình là ai, hiểu bản chất cuộc đời mà không có chữ dũng, nghị lực thì các bạn đi không tới được.


Đạo đức là tình thương yêu, là chất keo gắn kết mọi người, muôn loài. Tình yêu thương giúp bạn thăng hoa trong cuộc sống. Nền tảng của đạo đức bao gồm bốn yếu tố mở ra vô lượng mà các bạn nắm thật chắc sẽ không bao giờ bị đi lạc.


3 gốc rễ của một con người này được tôi chia sẻ trong khoá học Chánh Kiến 1 - Đánh thức ý nghĩa cuộc đời. Khóa học đúc kết những công thức đơn giản và cốt lõi nhất để giúp bạn chạm vào ý nghĩa cuộc sống. Khi bạn đã nhận ra mình là ai bạn sẽ bước đi ung dung, tự tại, sống sâu sắc mà không sóng gió nào xô ngã được.


Như vậy, để tìm được ý nghĩa cuộc đời bạn phải bắt đầu đặt câu hỏi (nhân). Và thứ hai kết hợp với các duyên bên ngoài: trải nghiệm, học hỏi từ các bậc thầy lớn thì dần dần các bạn sẽ vỡ ra.



Tuỳ duyên hay tạo duyên?

Để tìm được ý nghĩa cuộc đời cần đầy đủ nhân (nguyên nhân), duyên (điều kiện). Với duyên, chúng ta cần tạo duyên hay tuỳ duyên?

Tuỳ duyên là thái độ biết quan sát, nhận định đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng để có cách ứng xử, giải quyết hợp lý, không cưỡng cầu.


Tuy nhiên, cụm từ tuỳ duyên cũng rất dễ bị hiểu lầm theo nghĩa thiếu chủ động, ù lì, chờ đợi thứ có sẵn mà không hành động. Đấy là thái độ của người “ôm cây đợi thỏ”, “há miệng chờ sung” hoàn toàn không mang ý nghĩa tích cực nào.

Ví dụ, chúng ta muốn đọc sách để tăng trướng trí tuệ nhưng nếu như không biết tạo duyên, lúc nào cũng viện lí do "tôi bận quá", "tôi không có thời gian" thì sẽ không bao giờ thực hiện được.


Tạo duyên là chúng ta tranh thủ vào những khoảng thời gian trống như: thời gian nghỉ buổi trưa, buổi sáng dậy sớm hơn một chút, buổi tối trước khi đi ngủ dành ra 15 phút để đọc sách. Đi xe trên đường không đọc sách được thì đeo tai nghe...Toàn bộ thời gian trống đó mình dành để đọc sách thì đó là tạo duyên

Người nào biết tạo duyên là người hiểu được gốc cổ nhân dạy, cổ nhân không dạy chúng ta tùy duyên đâu, cổ nhân dạy chúng ta tạo duyên.


Tạo Duyên trước rồi mới Tuỳ Duyên sau. Tạo Duyên là mình chủ động tạo dựng những điều kiện để bản thân được phát triển.

Và khi có đủ nhân và duyên rồi, thì theo thời gian quả sẽ trổ.


Kết luận

Ý nghĩa cuộc đời bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi. Nhưng để khám phá ra nó buộc bạn phải dấn thân thật sâu sắc. Bạn phải đào bới đủ sâu, đủ lâu cả bên trong lẫn bên ngoài đặc biệt là học hỏi từ những minh sư, vị thầy lớn.

Chẳng có ai sống cạn cợt mà tìm thấy ý nghĩa cuộc đời cả. Chỉ có những người họ sống sâu sắc, luôn nhìn nhận lại mọi vấn đề chiều sâu thì họ mới trở thành ngọn đuốc của cuộc đời mình, họ trở thành thầy của chính mình. Và cũng lúc đó tìm thấy ý nghĩa cuộc đời!


218 views1 comment
bottom of page