top of page

Những hiểu lầm về nhân tướng học và 4 cách xem tướng chuẩn không cần chỉnh

Updated: Apr 21, 2023

Từ ngàn xưa, các cổ nhân đã dựa vào nhân tướng học, bộ môn phân tích vẻ ngoài của một người để phán đoán tính cách, số mệnh của người đó. “Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông.”. “Không chỉ trong Nhân Tướng Học mà cả trong Khoa Học cũng đã chứng minh rằng Tướng Số con người sẽ thể hiện ra Biểu Hiện Bên Ngoài của mỗi người.”

“Những người ti hí mắt lươn.

Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.”

“Đàn ông miệng rộng thì sang

Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.”

“Phụ nữ gò má cao là tướng sát phu.”

“Phụ nữ có cằm dày hoặc hai cằm là tướng vượng phu ích tử.”

Ngày nay rất nhiều người trong số chúng ta tin tưởng và áp dụng những đúc kết này để phỏng đoán, nhận định về người khác hoặc để lựa chọn bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng… Vô hình trung khiến rất nhiều người hiểu sai về Nhân tướng. Bản chất Nhân Tướng học không chỉ có vậy. Những điều ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

Hãy đọc hết bài viết này để tìm hiểu những bí mật và sự thật về Nhân tướng học không phải ai cũng biết!

Những Hiểu Lầm Về Nhân Tướng Học

Nhiều người từ khi biết Nhân tướng học, học Nhân tướng xong tự nhiên trở nên lo lắng, bất an hơn. Đọc các sách, các tài liệu về Nhân tướng rồi đột nhiên lại hột dạ, hoang mang khi thấy mình hay người thân sở hữu nét tướng xấu.

Một số người khi biết Nhân tướng rồi thì lại dùng nhân tướng để đi dò xét, phán xét những đặc điểm (đa phần là điểm xấu) của người khác, để rồi nếu bắt gặp điểm không tốt thì lập tức dị nghị, lánh xa họ.

Vô hình trung, chúng ta dán nhãn cho những người có tướng mạo không tốt là tiểu nhân, gian xảo, thâm hiểm, độc hại…dẫu cho ta chưa một lần tiếp xúc qua hoặc thử thấu hiểu con người, tâm tư họ.

Thực chất, “Nhìn hoa thì dễ, nhìn rễ thì khó”, việc xem tướng mạo bên ngoài chỉ là bề nổi của Nhân Tướng. Sự thật là hầu hết mọi người đều không nhận thức được rằng chính mình đang hiểu và áp dụng Nhân Tướng sai cách. 

Hiểu Nhân Tướng Học và 4 cách xem Nhân Tướng chuẩn xác

Có rất nhiều sách vở, tài liệu hướng dẫn về Nhân Tướng Học. Tuy nhiên biển học mênh mông, nếu không tìm đúng sách, đúng thầy, không biết học một cách có chọn lọc, không biết đúc kết theo chiều sâu thì rất dễ lạc lối và ứng dụng Nhân tướng sai cách. Sau đây là 4 cách xem tướng để có thể nhìn thấu trọn vẹn một người một cách chuẩn xác nhất, giúp bạn tiết kiệm 5 – 10 năm tự đọc sách.

1. Xem nhân tướng qua Bộ Vị

Trong Nhân Tướng Học, xem Bộ Vị là cách xem phổ biến nhất. Bộ Vị chính là những bộ phận nhỏ trên khuôn mặt.

Khuôn mặt người được chia làm 3 phần lớn gọi là Tam đình, chính là Thượng đình, Trung đình và Hạ đình. Trong Tam Đình lại được chia nhỏ thành các Bộ Vị khác nhau, tổng cộng có 13 Bộ Vị trên khuôn mặt.

Bộ vị có thể được dùng để xem và đoán được tính cách, vận số, những biến cố cuộc đời của một người.

Ý nghĩa 4 Bộ Vị thuộc Thượng Đình:

  1. Thiên trung (vị trí nằm sát chân tóc, chỗ cao nhất của trán): được coi là tốt đẹp nếu đầy đặn, sáng sủa, cho biết dấu hiệu thuở nhỏ vận số tốt, cha mẹ song toàn, thân thể khoẻ mạnh. Ngược lại Thiên trung thấp, lõm, lệch lạc cho thấy tuổi ấu thơ không được tốt đẹp, hoàn cảnh sinh sống khó khăn chật vật. Nếu như Thiên trung có khí sắc hắc ám, thì đó là triệu chứng trong đời khó thoát tai ương đột ngột, sinh kế phần lớn khó thành.

  2. Thiên đình (phần nằm giữa trán tiếp liền dưới Thiên trung): Cách quan sát và cả ý nghĩa cũng tương tự như Thiên trung về mặt vận mệnh cá nhân. Điều hơi khác là Thiên trung chủ về cha, còn Thiên đình chủ về mẹ. Nếu Thiên đình khí sắc hắc hám, thêm vào đó là hình thể khuyết hãm thì sẽ chủ về cảnh cơ khổ ở thời thiếu niên mà phần lớn do mẹ gây ra hoặc không được quý nhân phù trợ, do đàn bà cản trở.

  3. Tư không (nằm ngay dưới Thiên đình): Trong khi Thiên trung và Thiên đình liên quan tới cha mẹ, thì Tư không nặng về ý nghĩa bản thân. Nếu Tư không khuyết hãm hoặc khí sắc xấu xuất hiện thường xuyên, thì bản thân hay gặp trắc trở trong công việc, không được phụ huynh hay quý nhân giúp đỡ. Ngược lại Tư không sáng sủa, đầy đặn có khí thế mạnh mẽ thì đó là dấu hiệu bản thân khi làm việc dễ được người giúp đỡ.

  4. Trung chính (vị trí nằm dưới Tư không):  Nếu khu vực này đầy đặn, sắc hồng lạt hoặc vàng, sáng sủa thì chủ về thành đạt, thông minh tài trí, mạnh khoẻ, ít tật bệnh hiểm nghèo. Nếu thấp, khuyết chủ về ngu độn, bất tài. Nếu chỗ này bị vết hằn, sẹo tự nhiên, nốt ruồi thì dễ đưa đến việc bị người đời ghét bỏ, có tinh nóng nảy, ngông cuồng.

Ý Nghĩa 5 Bộ vị thuộc Trung đình:

  1. Ấn đường (nằm giữa 2 đầu lông mày): Bộ vị này rất quan trọng về phương diện vận mệnh theo cách nhìn của tướng học Á Đông. Nếu Ấn đường rộng rãi, nẩy nở là tốt về hình thức, còn hồng nhuận là tốt về thực chất. Người như vậy mưu sự dễ thành. Trái lại, Ấn đường hẹp hoặc khuyết hãm là xấu, thường muộn con, lấy vợ chậm. Đặc biệt tối kỵ là hai đầu lông mày giao tiếp nhau ở ngay trên Ấn đường tạo thành một vệt đen chạy dài từ phía mặt phải sang mặt trái. Người có tướng như vậy không mong gì giàu sang. Ấn đường có nốt ruồi ở 2 bên phải và trái chủ về tù tội.

  2. Sơn căn (Phần lõm trên mũi, giữa hai đầu mắt): Được coi như nơi giao tiếp giữa trời và người, giữa âm và dương, cho nên Sơn căn tốt cần phải cao, thẳng, ngay ngắn. Hơn nữa, mũi là dấu hiệu quan trọng nhất của sự giàu sang, nếu Sơn căn tốt thì mũi cũng tốt theo và đưa đến tài vận hanh thông. Còn nếu Sơn căn lệch, nhọn hoặc nhỏ thì sẽ khiến cả phần còn lại của mũi bị ám hại. Nếu Sơn căn có màu xám như tàn tro thì đó là dấu hiệu báo trước của tật bệnh. Nếu khí sắc đó lan cả xuống sống mũi và xuống sát phần tiếp giáp với 2 đầu mắt thì bệnh càng nặng và có thể bị chết. Nốt ruồi ở ngay Sơn căn báo hiệu cuộc đời bôn tẩu tha hương, hoặc là dấu hiệu tai hoạ tù ngục nếu nốt ruồi mọc chính giữa, còn mọc ở hai bên phải và trái cho biết trong mình có ác tật.

  3. Niên thượng (phần thân mũi ở ngay dưới Sơn căn và chiếm khoảng ¼ chiều dài của mũi đo từ khoảng giữa 2 mặt tới chóp mũi): Niên thượng có sắc ám đen như sương mù, chỉ về người thân có bệnh. Niên thượng có nốt ruồi chủ về vận kiếp có số đào hoa.

  4. Thọ thượng (phần sống mũi tận cùng ở tiếp dưới ngay Niên thượng): Nếu phần này có xương hoặc sụn nổi cao là dấu hiệu trong đời thể nào thế nào cũng có phen thất bại nặng nề. Về nốt ruồi và khí sắc, cách luận giải tương tự như phần nói về Niên thượng, cả ý nghĩa cũng vậy. Tuy nhiên, nếu hai bên của Thọ thượng có khí sắc hồng lạt hoặc vàng và tất cả tươi mịn, dễ coi thì đó là dấu hiệu đủ ăn đủ mặc (với điều kiện là mũi tốt).

  5. Chuẩn đầu (Phần chóp mũi):  Chuẩn đầu lớn, tròn trịa và có thịt thì tốt, tối kỵ là trơ xương. Tuy nhiên nếu chỉ tốt về hình dạng mà sắc da ở chuẩn đầu khô mốc, ám đen thì dấu hiệu bệnh tật hoặc hao phá về tiền bạc, nặng nhẹ tuỳ từng trường hợp. Ngoài ra, về tài vận, nếu Chuẩn đầu nhiều thịt mập mạp nhưng lỗ mũi quá rộng, hếch lên trời, hai cánh mũi quá mỏng và ở cao hơn vị trí của Chuẩn đầu thì cũng là tướng hao tài hoặc hữu danh vô thực về tiền bạc.

Ý Nghĩa 4 Bộ vị thuộc Hạ đình

  1. Nhân trung (rãnh chạy từ dưới Chuẩn đầu xương tiếp giáp với môi trên): Nhân trung tốt khi sâu, rõ ràng, dài, ngay ngắn, trên nhỏ dưới rộng và đặc biệt là không có nốt ruồi hay các đường ngay cắt tự nhiên làm đứt đoạn. Người như thế ngay thẳng và sống thọ, con cháu đầy nhà. Nhân trung ngắn, hẹp và nông là người có sức khoẻ yếu, cuộc đời có nhiều bước thăng trầm. Nhân trung nếu phẳng lỳ như không, là tướng cùng khổ đến già, tuyệt tự.

  2. Thuỷ tinh (Thuật ngữ chỉ môi miệng): Miệng có góc cạnh rõ ràng, mở to, khép nhỏ, môi trên có vân, 2 môi cân xứng, sắc môi hồng nhuận, Nhân trung có hình tam giác là tướng miệng tốt nhất. Đây là người thông minh, nhân hậu, tài năng hơn người, thành công trong sự nghiệp. Miệng nói cười không hở răng là tướng người phú quý. Miệng nhỏ, nhọn, môi thâm đen, chủ nhân cả đời nghèo khó.

  3. Thừa tướng (chỗ hơi lõm dưới môi dưới và trên Đại các): Ở một số người bộ phận này có thể nhô lên cao hoặc thẳng tắp. Trong những trường hợp như vậy hoặc quá hõm đều là hung tướng, hay bị tai ương sông nước hay ẩm thực. Nếu khu vực này xám tro hoặc đen thì lại càng dễ gặp phải tai ương.

  4. Địa các (phần tận cùng của khuôn mặt, thường gọi chung là cằm): Cằm chủ yếu phải nẩy nở, cân xứng, không lẹm, không nhọn, không đưa lên cao. Đại các quá ngắn chủ về yểu thọ. Quả nhọn và dài chủ về sống lâu nhưng về già lênh đênh cô độc. Đại các có nốt ruồi hay lằn vạch tự nhiên do da mặt xếp lại thì không được thừa hưởng di sản của tiền nhân để lại, dù rằng có cân xứng và đầy đặn.

Nếu ví Nhân Tướng là một cái cây thì phần bề nổi của cây, dễ dàng nhìn thấy chính là Bộ Vị. Vậy nên trong Nhân Tướng Học, xem Bộ Vị chỉ là đang xem là cành lá bên ngoài. Cuộc đời một con người từ nhỏ đến lớn sẽ trải qua nhiều biến cố, dẫn đến thay đổi cả tướng mạo lẫn tâm tính. Chưa kể nhiều người đã qua tai nạn, hoặc phẫu thuật thẫm mỹ… Vậy nên nếu chỉ nhìn bên ngoài để phán đoán tính cách một người thì chưa đủ độ chính xác và chưa đủ sâu.

Nhân tướng học

4 cách xem tướng chuẩn xác trong Nhân tướng học


2. Xem nhân tướng qua gân xương, cốt cách

Nếu xem tướng qua Bộ Vị là xem cành lá, thì trong nhân tướng học, việc xét đến gân xương, cốt cách của một người được ví như phần thân cây. Chính là quan sát xem dáng vẻ, tác phong và cách họ đi, đứng, nằm ngồi, hoạt động thế nào.

Người có tướng đứng vững vàng, đi lại khoan thai là những người tự tin, đáng tin cậy, có sự điềm tĩnh, bình ổn trong tâm, làm việc gì cũng dễ thành công, được nhiều người nể trọng. Ngược lại, người có tướng đi hay hấp tấp, liêu xiêu thì là những người hay làm hỏng việc, cuộc đời dễ gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

3. Xem nhân tướng qua Thần – ánh mắt và Khí – Giọng nói

Trong cây nhân tướng học, nếu Bộ Vị là cành lá, Gân xương cốt cách là thân, thì Thần – ánh mắt và Khí – giọng nói của một người chính là bộ rễ phụ.

Lúc này, chúng ta nhìn nhân tướng một người bằng cách xem ánh mắt họ tĩnh hay động, vui tươi hay u sầu, cương nghị hay sợ hãi…?

Xét giọng nói họ vang khỏe, rõ ràng hay yếu ớt, lòng vòng?…để nắm được nội lực họ ra sao.

4. Xem nhân tướng qua hành vi, thái độ sống

Cuối cùng đến phần quan trọng nhất – Bộ Rễ chính: là Hành vi, thái độ sống, cách đối nhân xử thế của người. Liệu họ có điềm tĩnh, vững vàng trước khó khăn, thử thách không hay lại hấp tấp, dễ nổi nóng khi gặp chuyện bất như ý…? Những việc họ làm có đang hướng thiện, tạo phước không hay chỉ đang hướng đến những điều vô bổ, độc hại…?

Nắm được bốn cách xem tướng này chính là bạn đã nắm giữ được bí quyết để thấu hiểu và tiên liệu cuộc đời của bản thân và những người xung quanh một cách toàn vẹn nhất.

Tuy vậy sự hiểu biết này cũng chính là con dao hai lưỡi. Nếu vì điều này khiến ta nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, chán nản (trường hợp hình tướng ta không tốt), hoặc sinh tâm ỷ lại, tự cao (nếu hình tướng ta xuất chúng, thiện lành). Hay khiến ta xa lánh những người có hình tướng xấu. Hoặc cố tìm những nguồn lực và sự tác động bên ngoài để “cải vận”…thì vô tình việc xem tướng đã phản tác dụng và ta cũng hành xử sai quy luật Nhân – Quả rồi.

“Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”. Mấu chốt của việc nắm giữ thuật Nhân Tướng chính là để ta có cơ hội Hiểu mình – Sửa mình, Hiểu người – Nâng Đỡ người. Đồng thời việc Sửa mình, “Cải vận” này của ta hoàn toàn có thể điều chỉnh từ bên trong, thuận theo quy luật tự nhiên, theo quy luật Nhân – Quả. Có như vậy dòng chảy cuộc đời ta mới ngày càng thuận lợi, tươi đẹp hơn và hài hòa vào dòng chảy của Vũ Trụ, Đất Trời.

Sau khi tìm hiểu về bí mật của nhân tướng học và 4 cách xem tướng, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng, đúng đắn và sâu sắc hơn với bộ môn Nhân tướng học để có thể ứng dụng trong đời sống, đem đến những thay đổi, chuyển biến tích cực.

Lớp học: “Nhân tướng học ứng dụng trong đời sống” – Chìa khoá thấu hiểu Nhân tướng từ cốt lõi

2 buổi học sẽ giúp bạn khám phá toàn bộ bí mật của Nhân tướng, đồng thời biết cách sửa tướng, cải vận thuận tự nhiên.

🌿 Hẹn gặp bạn tại Lớp “Nhân Tướng Học Ứng Dụng” – Nơi chia sẻ toàn bộ những Bí mật cốt lõi về Nhân Tướng và cách để “Hiểu Mình, Sửa Mình, Thay Đổi Chính Mình” ngay từ bên trong.

👉 Chi tiết xem tại đây!

70 views

Những hiểu lầm về nhân tướng học và 4 cách xem tướng chuẩn không cần chỉnh

Updated: Apr 21, 2023

Từ ngàn xưa, các cổ nhân đã dựa vào nhân tướng học, bộ môn phân tích vẻ ngoài của một người để phán đoán tính cách, số mệnh của người đó. “Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông.”. “Không chỉ trong Nhân Tướng Học mà cả trong Khoa Học cũng đã chứng minh rằng Tướng Số con người sẽ thể hiện ra Biểu Hiện Bên Ngoài của mỗi người.”

“Những người ti hí mắt lươn.

Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.”

“Đàn ông miệng rộng thì sang

Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.”

“Phụ nữ gò má cao là tướng sát phu.”

“Phụ nữ có cằm dày hoặc hai cằm là tướng vượng phu ích tử.”

Ngày nay rất nhiều người trong số chúng ta tin tưởng và áp dụng những đúc kết này để phỏng đoán, nhận định về người khác hoặc để lựa chọn bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng… Vô hình trung khiến rất nhiều người hiểu sai về Nhân tướng. Bản chất Nhân Tướng học không chỉ có vậy. Những điều ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

Hãy đọc hết bài viết này để tìm hiểu những bí mật và sự thật về Nhân tướng học không phải ai cũng biết!

Những Hiểu Lầm Về Nhân Tướng Học

Nhiều người từ khi biết Nhân tướng học, học Nhân tướng xong tự nhiên trở nên lo lắng, bất an hơn. Đọc các sách, các tài liệu về Nhân tướng rồi đột nhiên lại hột dạ, hoang mang khi thấy mình hay người thân sở hữu nét tướng xấu.

Một số người khi biết Nhân tướng rồi thì lại dùng nhân tướng để đi dò xét, phán xét những đặc điểm (đa phần là điểm xấu) của người khác, để rồi nếu bắt gặp điểm không tốt thì lập tức dị nghị, lánh xa họ.

Vô hình trung, chúng ta dán nhãn cho những người có tướng mạo không tốt là tiểu nhân, gian xảo, thâm hiểm, độc hại…dẫu cho ta chưa một lần tiếp xúc qua hoặc thử thấu hiểu con người, tâm tư họ.

Thực chất, “Nhìn hoa thì dễ, nhìn rễ thì khó”, việc xem tướng mạo bên ngoài chỉ là bề nổi của Nhân Tướng. Sự thật là hầu hết mọi người đều không nhận thức được rằng chính mình đang hiểu và áp dụng Nhân Tướng sai cách. 

Hiểu Nhân Tướng Học và 4 cách xem Nhân Tướng chuẩn xác

Có rất nhiều sách vở, tài liệu hướng dẫn về Nhân Tướng Học. Tuy nhiên biển học mênh mông, nếu không tìm đúng sách, đúng thầy, không biết học một cách có chọn lọc, không biết đúc kết theo chiều sâu thì rất dễ lạc lối và ứng dụng Nhân tướng sai cách. Sau đây là 4 cách xem tướng để có thể nhìn thấu trọn vẹn một người một cách chuẩn xác nhất, giúp bạn tiết kiệm 5 – 10 năm tự đọc sách.

1. Xem nhân tướng qua Bộ Vị

Trong Nhân Tướng Học, xem Bộ Vị là cách xem phổ biến nhất. Bộ Vị chính là những bộ phận nhỏ trên khuôn mặt.

Khuôn mặt người được chia làm 3 phần lớn gọi là Tam đình, chính là Thượng đình, Trung đình và Hạ đình. Trong Tam Đình lại được chia nhỏ thành các Bộ Vị khác nhau, tổng cộng có 13 Bộ Vị trên khuôn mặt.

Bộ vị có thể được dùng để xem và đoán được tính cách, vận số, những biến cố cuộc đời của một người.

Ý nghĩa 4 Bộ Vị thuộc Thượng Đình:

  1. Thiên trung (vị trí nằm sát chân tóc, chỗ cao nhất của trán): được coi là tốt đẹp nếu đầy đặn, sáng sủa, cho biết dấu hiệu thuở nhỏ vận số tốt, cha mẹ song toàn, thân thể khoẻ mạnh. Ngược lại Thiên trung thấp, lõm, lệch lạc cho thấy tuổi ấu thơ không được tốt đẹp, hoàn cảnh sinh sống khó khăn chật vật. Nếu như Thiên trung có khí sắc hắc ám, thì đó là triệu chứng trong đời khó thoát tai ương đột ngột, sinh kế phần lớn khó thành.

  2. Thiên đình (phần nằm giữa trán tiếp liền dưới Thiên trung): Cách quan sát và cả ý nghĩa cũng tương tự như Thiên trung về mặt vận mệnh cá nhân. Điều hơi khác là Thiên trung chủ về cha, còn Thiên đình chủ về mẹ. Nếu Thiên đình khí sắc hắc hám, thêm vào đó là hình thể khuyết hãm thì sẽ chủ về cảnh cơ khổ ở thời thiếu niên mà phần lớn do mẹ gây ra hoặc không được quý nhân phù trợ, do đàn bà cản trở.

  3. Tư không (nằm ngay dưới Thiên đình): Trong khi Thiên trung và Thiên đình liên quan tới cha mẹ, thì Tư không nặng về ý nghĩa bản thân. Nếu Tư không khuyết hãm hoặc khí sắc xấu xuất hiện thường xuyên, thì bản thân hay gặp trắc trở trong công việc, không được phụ huynh hay quý nhân giúp đỡ. Ngược lại Tư không sáng sủa, đầy đặn có khí thế mạnh mẽ thì đó là dấu hiệu bản thân khi làm việc dễ được người giúp đỡ.

  4. Trung chính (vị trí nằm dưới Tư không):  Nếu khu vực này đầy đặn, sắc hồng lạt hoặc vàng, sáng sủa thì chủ về thành đạt, thông minh tài trí, mạnh khoẻ, ít tật bệnh hiểm nghèo. Nếu thấp, khuyết chủ về ngu độn, bất tài. Nếu chỗ này bị vết hằn, sẹo tự nhiên, nốt ruồi thì dễ đưa đến việc bị người đời ghét bỏ, có tinh nóng nảy, ngông cuồng.

Ý Nghĩa 5 Bộ vị thuộc Trung đình:

  1. Ấn đường (nằm giữa 2 đầu lông mày): Bộ vị này rất quan trọng về phương diện vận mệnh theo cách nhìn của tướng học Á Đông. Nếu Ấn đường rộng rãi, nẩy nở là tốt về hình thức, còn hồng nhuận là tốt về thực chất. Người như vậy mưu sự dễ thành. Trái lại, Ấn đường hẹp hoặc khuyết hãm là xấu, thường muộn con, lấy vợ chậm. Đặc biệt tối kỵ là hai đầu lông mày giao tiếp nhau ở ngay trên Ấn đường tạo thành một vệt đen chạy dài từ phía mặt phải sang mặt trái. Người có tướng như vậy không mong gì giàu sang. Ấn đường có nốt ruồi ở 2 bên phải và trái chủ về tù tội.

  2. Sơn căn (Phần lõm trên mũi, giữa hai đầu mắt): Được coi như nơi giao tiếp giữa trời và người, giữa âm và dương, cho nên Sơn căn tốt cần phải cao, thẳng, ngay ngắn. Hơn nữa, mũi là dấu hiệu quan trọng nhất của sự giàu sang, nếu Sơn căn tốt thì mũi cũng tốt theo và đưa đến tài vận hanh thông. Còn nếu Sơn căn lệch, nhọn hoặc nhỏ thì sẽ khiến cả phần còn lại của mũi bị ám hại. Nếu Sơn căn có màu xám như tàn tro thì đó là dấu hiệu báo trước của tật bệnh. Nếu khí sắc đó lan cả xuống sống mũi và xuống sát phần tiếp giáp với 2 đầu mắt thì bệnh càng nặng và có thể bị chết. Nốt ruồi ở ngay Sơn căn báo hiệu cuộc đời bôn tẩu tha hương, hoặc là dấu hiệu tai hoạ tù ngục nếu nốt ruồi mọc chính giữa, còn mọc ở hai bên phải và trái cho biết trong mình có ác tật.

  3. Niên thượng (phần thân mũi ở ngay dưới Sơn căn và chiếm khoảng ¼ chiều dài của mũi đo từ khoảng giữa 2 mặt tới chóp mũi): Niên thượng có sắc ám đen như sương mù, chỉ về người thân có bệnh. Niên thượng có nốt ruồi chủ về vận kiếp có số đào hoa.

  4. Thọ thượng (phần sống mũi tận cùng ở tiếp dưới ngay Niên thượng): Nếu phần này có xương hoặc sụn nổi cao là dấu hiệu trong đời thể nào thế nào cũng có phen thất bại nặng nề. Về nốt ruồi và khí sắc, cách luận giải tương tự như phần nói về Niên thượng, cả ý nghĩa cũng vậy. Tuy nhiên, nếu hai bên của Thọ thượng có khí sắc hồng lạt hoặc vàng và tất cả tươi mịn, dễ coi thì đó là dấu hiệu đủ ăn đủ mặc (với điều kiện là mũi tốt).

  5. Chuẩn đầu (Phần chóp mũi):  Chuẩn đầu lớn, tròn trịa và có thịt thì tốt, tối kỵ là trơ xương. Tuy nhiên nếu chỉ tốt về hình dạng mà sắc da ở chuẩn đầu khô mốc, ám đen thì dấu hiệu bệnh tật hoặc hao phá về tiền bạc, nặng nhẹ tuỳ từng trường hợp. Ngoài ra, về tài vận, nếu Chuẩn đầu nhiều thịt mập mạp nhưng lỗ mũi quá rộng, hếch lên trời, hai cánh mũi quá mỏng và ở cao hơn vị trí của Chuẩn đầu thì cũng là tướng hao tài hoặc hữu danh vô thực về tiền bạc.

Ý Nghĩa 4 Bộ vị thuộc Hạ đình

  1. Nhân trung (rãnh chạy từ dưới Chuẩn đầu xương tiếp giáp với môi trên): Nhân trung tốt khi sâu, rõ ràng, dài, ngay ngắn, trên nhỏ dưới rộng và đặc biệt là không có nốt ruồi hay các đường ngay cắt tự nhiên làm đứt đoạn. Người như thế ngay thẳng và sống thọ, con cháu đầy nhà. Nhân trung ngắn, hẹp và nông là người có sức khoẻ yếu, cuộc đời có nhiều bước thăng trầm. Nhân trung nếu phẳng lỳ như không, là tướng cùng khổ đến già, tuyệt tự.

  2. Thuỷ tinh (Thuật ngữ chỉ môi miệng): Miệng có góc cạnh rõ ràng, mở to, khép nhỏ, môi trên có vân, 2 môi cân xứng, sắc môi hồng nhuận, Nhân trung có hình tam giác là tướng miệng tốt nhất. Đây là người thông minh, nhân hậu, tài năng hơn người, thành công trong sự nghiệp. Miệng nói cười không hở răng là tướng người phú quý. Miệng nhỏ, nhọn, môi thâm đen, chủ nhân cả đời nghèo khó.

  3. Thừa tướng (chỗ hơi lõm dưới môi dưới và trên Đại các): Ở một số người bộ phận này có thể nhô lên cao hoặc thẳng tắp. Trong những trường hợp như vậy hoặc quá hõm đều là hung tướng, hay bị tai ương sông nước hay ẩm thực. Nếu khu vực này xám tro hoặc đen thì lại càng dễ gặp phải tai ương.

  4. Địa các (phần tận cùng của khuôn mặt, thường gọi chung là cằm): Cằm chủ yếu phải nẩy nở, cân xứng, không lẹm, không nhọn, không đưa lên cao. Đại các quá ngắn chủ về yểu thọ. Quả nhọn và dài chủ về sống lâu nhưng về già lênh đênh cô độc. Đại các có nốt ruồi hay lằn vạch tự nhiên do da mặt xếp lại thì không được thừa hưởng di sản của tiền nhân để lại, dù rằng có cân xứng và đầy đặn.

Nếu ví Nhân Tướng là một cái cây thì phần bề nổi của cây, dễ dàng nhìn thấy chính là Bộ Vị. Vậy nên trong Nhân Tướng Học, xem Bộ Vị chỉ là đang xem là cành lá bên ngoài. Cuộc đời một con người từ nhỏ đến lớn sẽ trải qua nhiều biến cố, dẫn đến thay đổi cả tướng mạo lẫn tâm tính. Chưa kể nhiều người đã qua tai nạn, hoặc phẫu thuật thẫm mỹ… Vậy nên nếu chỉ nhìn bên ngoài để phán đoán tính cách một người thì chưa đủ độ chính xác và chưa đủ sâu.

Nhân tướng học

4 cách xem tướng chuẩn xác trong Nhân tướng học


2. Xem nhân tướng qua gân xương, cốt cách

Nếu xem tướng qua Bộ Vị là xem cành lá, thì trong nhân tướng học, việc xét đến gân xương, cốt cách của một người được ví như phần thân cây. Chính là quan sát xem dáng vẻ, tác phong và cách họ đi, đứng, nằm ngồi, hoạt động thế nào.

Người có tướng đứng vững vàng, đi lại khoan thai là những người tự tin, đáng tin cậy, có sự điềm tĩnh, bình ổn trong tâm, làm việc gì cũng dễ thành công, được nhiều người nể trọng. Ngược lại, người có tướng đi hay hấp tấp, liêu xiêu thì là những người hay làm hỏng việc, cuộc đời dễ gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

3. Xem nhân tướng qua Thần – ánh mắt và Khí – Giọng nói

Trong cây nhân tướng học, nếu Bộ Vị là cành lá, Gân xương cốt cách là thân, thì Thần – ánh mắt và Khí – giọng nói của một người chính là bộ rễ phụ.

Lúc này, chúng ta nhìn nhân tướng một người bằng cách xem ánh mắt họ tĩnh hay động, vui tươi hay u sầu, cương nghị hay sợ hãi…?

Xét giọng nói họ vang khỏe, rõ ràng hay yếu ớt, lòng vòng?…để nắm được nội lực họ ra sao.

4. Xem nhân tướng qua hành vi, thái độ sống

Cuối cùng đến phần quan trọng nhất – Bộ Rễ chính: là Hành vi, thái độ sống, cách đối nhân xử thế của người. Liệu họ có điềm tĩnh, vững vàng trước khó khăn, thử thách không hay lại hấp tấp, dễ nổi nóng khi gặp chuyện bất như ý…? Những việc họ làm có đang hướng thiện, tạo phước không hay chỉ đang hướng đến những điều vô bổ, độc hại…?

Nắm được bốn cách xem tướng này chính là bạn đã nắm giữ được bí quyết để thấu hiểu và tiên liệu cuộc đời của bản thân và những người xung quanh một cách toàn vẹn nhất.

Tuy vậy sự hiểu biết này cũng chính là con dao hai lưỡi. Nếu vì điều này khiến ta nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, chán nản (trường hợp hình tướng ta không tốt), hoặc sinh tâm ỷ lại, tự cao (nếu hình tướng ta xuất chúng, thiện lành). Hay khiến ta xa lánh những người có hình tướng xấu. Hoặc cố tìm những nguồn lực và sự tác động bên ngoài để “cải vận”…thì vô tình việc xem tướng đã phản tác dụng và ta cũng hành xử sai quy luật Nhân – Quả rồi.

“Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”. Mấu chốt của việc nắm giữ thuật Nhân Tướng chính là để ta có cơ hội Hiểu mình – Sửa mình, Hiểu người – Nâng Đỡ người. Đồng thời việc Sửa mình, “Cải vận” này của ta hoàn toàn có thể điều chỉnh từ bên trong, thuận theo quy luật tự nhiên, theo quy luật Nhân – Quả. Có như vậy dòng chảy cuộc đời ta mới ngày càng thuận lợi, tươi đẹp hơn và hài hòa vào dòng chảy của Vũ Trụ, Đất Trời.

Sau khi tìm hiểu về bí mật của nhân tướng học và 4 cách xem tướng, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng, đúng đắn và sâu sắc hơn với bộ môn Nhân tướng học để có thể ứng dụng trong đời sống, đem đến những thay đổi, chuyển biến tích cực.

Lớp học: “Nhân tướng học ứng dụng trong đời sống” – Chìa khoá thấu hiểu Nhân tướng từ cốt lõi

2 buổi học sẽ giúp bạn khám phá toàn bộ bí mật của Nhân tướng, đồng thời biết cách sửa tướng, cải vận thuận tự nhiên.

🌿 Hẹn gặp bạn tại Lớp “Nhân Tướng Học Ứng Dụng” – Nơi chia sẻ toàn bộ những Bí mật cốt lõi về Nhân Tướng và cách để “Hiểu Mình, Sửa Mình, Thay Đổi Chính Mình” ngay từ bên trong.

👉 Chi tiết xem tại đây!

70 views0 comments