top of page

4 bí quyết nuôi dạy con đúng cách của những bậc cha mẹ thông thái!

Trong thời đại kim tiền ngày nay, nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng để con có thể trở thành người thành công trong tương lai, việc để lại tiền bạc và tài sản chính là yếu tố tiên quyết. Tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ quên một điều quan trọng rằng: tiền bạc không thể nào mua được đức hạnh của một đứa trẻ. Và chính đức hạnh - những giá trị đạo đức cao đẹp, sẽ giúp con trẻ có được hạnh phúc và thành công vững bền từ việc trở thành một người sống tử tế, biết hiếu thuận.


Sau đây là 4 bí quyết nuôi dạy con đúng cách, cũng như là 4 phương pháp hàm dưỡng nhân cách đạo đức cho con mà cha mẹ thông thái nào cũng nên thấu rõ.

1. Dạy con biết sẻ chia và giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác được xem là hành động có giá trị nhân văn cao đẹp và khi được thực hiện một cách tự nguyện, nó sẽ hình thành nếp sống đẹp cho trẻ và tác động tích cực tới trẻ trong quá trình phát triển nhân cách. Khi trẻ biết mở lòng “cho đi”, các em sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn. Không chỉ là mang lại niềm vui, sự thoải mái cho bản thân và người được giúp đỡ, mà khi gặp khó khăn, cũng sẽ có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ các em.


Trước khi khiến trẻ có thể tự nguyện thực hiện hành động giúp đỡ người khác, giáo dục nhận thức cho trẻ về tình yêu thương, lòng nhân ái là điều đầu tiên phụ huynh cần phải làm. Cha mẹ có thể kể con nghe những câu chuyện về sự tử tế hay cho con xem những hình ảnh, tin tức về lòng nhân ái, để giáo dục cho con biết đó là phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có, từ đó thúc đẩy những hành động, việc làm giúp đỡ người khác trong trẻ.

Trẻ giúp đỡ người khác
Giúp trẻ học cách sẻ chia và giúp đỡ người khác là một cách tuyệt vời để mai sau trẻ thành một người tử tế.

Khi trẻ đã nhận thức được thế nào là tình thương, lòng tốt thì cha mẹ nên hướng dẫn, khuyến khích bé thể hiện những điều đó qua hành động. Có nhiều cách để trẻ thực hiện hành động giúp đỡ người khác, tham gia hoạt động thiện nguyện là một trong những cách làm thiết thực nhất.


Không chỉ giúp đỡ xã hội, trẻ cũng cần được giáo dục về hành động đỡ đần cha mẹ trong việc nhà. Phụ huynh nên dạy trẻ làm những việc nhỏ nhất như gấp quần áo, lau bàn ăn, dọn dẹp đồ chơi, hay tự vệ sinh cá nhân… Trẻ tự lập, tự giác sẽ sống có trách nhiệm và khiến bố mẹ đỡ vất vả trong việc nhà.

2. Giúp con biết ơn những gì mình đang có

Lòng tham của con người có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại. Rất nhiều người vì tham lam mà trở nên lầm đường lạc lối, khiến những tai họa “không nên có” ập đến lúc nào không hay. Vì thế, những bậc cha mẹ thông thái trên thế giới sẽ chú trọng về việc dạy con giá trị của sự biết ơn, tức là biết trân trọng những gì mình đang có.


Để có thể nuôi dưỡng lòng biết ơn trong trẻ, trước tiên cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con. Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau. Thậm chí, khi con giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ... Có như vậy, con mới học tập và làm theo.


Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Hãy khuyến khích trẻ quan sát, cũng như yêu cầu trẻ đặt mình vào hoàn cảnh của những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn như: “Nếu con là bạn ấy, con sẽ cảm thấy thế nào?” Cứ như thế, trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen nhìn nhận lại những gì mình đang có và biết quý trọng chúng hơn.


Đồng thời, việc này cũng sẽ hình thành trong trẻ thói quen chủ động giúp đỡ, chia sẻ với người khác. Và khi trẻ có những hành động giúp đỡ người khác, cha mẹ đừng quên khen ngợi và có phần thường nhỏ để khuyến khích con duy trì và chủ động giúp đỡ mọi người.

3. Dạy con biết tôn trọng người khác

Tôn trọng người khác là một trong những thói quen văn minh nhất thể hiện đạo đức và văn hóa của một người. Dạy con tôn trọng người khác chính là để giúp con trở thành một người có phẩm chất cao đẹp, biết giúp đỡ và yêu thương người khác. Từ đó, mai sau con trưởng thành, con sẽ được mọi người nể trọng và yêu mến, đi đến đâu cũng được chào đón và hậu thuẫn.


Một ví dụ cụ thể về việc tôn trọng người khác là khi con gặp một người lớn tuổi, như người già hoặc giáo viên, hãy dạy con thói quen chủ động chào hỏi và dùng kính ngữ đối với họ. Tương tự như thế khi gặp bạn bè đồng trang lứa và thậm chí là người kém tuổi hơn, hãy dạy con thói quen đối xử với mọi người một cách hòa nhã, lịch sự; không sử dụng từ ngữ thô bạo, không uy hiếp hay tỏ ra thô lỗ với người khác.

Dạy trẻ tôn trọng người khác
Không gì đáng quý hơn là một đứa trẻ có đức hạnh, biết tôn trọng và yêu thương người chung quanh.

Ngoài ra, cha mẹ hãy nói lời khen ngợi khi con thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Tuy nhiên, thay vì chỉ nói đơn giản “tốt”, “ngoan”, cha mẹ có thể nói chi tiết hơn rằng: “Con biết đứng xếp hàng mua bánh là ngoan lắm”. Khi cha mẹ khen ngợi một cách rõ ràng, trẻ sẽ dần ý thức về hành vi tốt và cảm thấy được đánh giá cao những nỗ lực của mình.


Cha mẹ nên hiểu rõ rằng, việc dạy con tôn trọng người khác không chỉ giúp con trở thành một người đứng đắn, mà đồng thời còn là để góp phần xây dựng một xã hội tử tế và biết tôn trọng nhau cho thế hệ mai sau.

4. Giúp con hiểu rõ tầm quan trọng của chữ “tín”

Giữ chữ tín là bài học căn bản nhất trong tất cả các bài học đạo đức. Muốn con được mọi người tin tưởng và tín nhiệm, cha mẹ nên rèn cho con cách giữ lời hứa từ khi còn nhỏ. Đồng thời, cha mẹ hãy chú trọng vào việc giúp con hiểu rõ tầm quan trọng của lời nói, cũng như nên có phương án nhắc nhở thích hợp nếu con không thể thực hiện theo đúng những gì mình đã nói ra.


Để cho con thấu rõ bài học về chữ “tín”, cha mẹ trước nhất hãy làm gương cho con bằng cách thể hiện mình là một người biết chịu trách nhiệm cho những gì đã hứa hẹn. Ví dụ, nếu cha mẹ hứa dắt con đi chơi vào cuối tuần, hãy đảm bảo rằng bản thân cha mẹ sẽ thực hiện điều đó và không để con thất vọng.


Cha mẹ cũng có thể thường xuyên nhắc nhở con về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa ở trong đời sống thường ngày. Ví dụ khi con hứa sẽ giữ bí mật cho bạn sau khi bạn đã chia sẻ một điều bí mật quan trọng, cha mẹ cần nhắc nhở con rằng việc tiết lộ bí mật của người khác có thể gây tổn thương và mất tín nhiệm. Và nếu con không thể giữ được bí mật, con cần chịu trách nhiệm và xin lỗi bạn một cách chân thành.


Ngoài ra, còn một phương pháp khác mà cha mẹ có thể áp dụng để rèn đức tính biết giữ lời hứa cho con. Cha mẹ hãy thường xuyên trao cho con những nhiệm vụ nhỏ và đơn giản mà con có thể đảm nhận và hoàn thành. Khi con thực hiện tốt, hãy khen ngợi và ghi nhận sự tín nhiệm của con.

Lời Kết

4 phương pháp nuôi dạy con đúng cách là những cách nuôi dưỡng nhân cách đạo đức cho con ngay từ thuở nhỏ. Khi con có đạo đức, tự khắc con sẽ tự hình thành cho mình những nếp sống hướng thiện, thấu rõ đạo xử thế cũng như vẹn toàn chữ “hiếu” với mẹ cha.


Tuy nhiên, hành trình giáo dưỡng nhân cách cho con là một hành trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn để cha mẹ có thể đồng hành cùng con trẻ. Hơn thế nữa, cha mẹ cũng phải xác định được những lựa chọn đúng đắn và thiết thực nhất trong việc dạy con. Có như thế, con mới có đủ sự thông tuệ để vững chãi trong hành trình trở thành một người thành công song vẫn sống có đạo đức.


Trong lớp “Dạy Con 3 Gốc”, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp dạy con trên nền tảng Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực để giúp các bạn - những người đang giữ vai trò của bậc cha mẹ, có phương pháp đúng đắn trong việc chuyển hoá chính mình và đồng hành cùng con một cách trọn vẹn nhất.


183 views

4 bí quyết nuôi dạy con đúng cách của những bậc cha mẹ thông thái!

Trong thời đại kim tiền ngày nay, nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng để con có thể trở thành người thành công trong tương lai, việc để lại tiền bạc và tài sản chính là yếu tố tiên quyết. Tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ quên một điều quan trọng rằng: tiền bạc không thể nào mua được đức hạnh của một đứa trẻ. Và chính đức hạnh - những giá trị đạo đức cao đẹp, sẽ giúp con trẻ có được hạnh phúc và thành công vững bền từ việc trở thành một người sống tử tế, biết hiếu thuận.


Sau đây là 4 bí quyết nuôi dạy con đúng cách, cũng như là 4 phương pháp hàm dưỡng nhân cách đạo đức cho con mà cha mẹ thông thái nào cũng nên thấu rõ.

1. Dạy con biết sẻ chia và giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác được xem là hành động có giá trị nhân văn cao đẹp và khi được thực hiện một cách tự nguyện, nó sẽ hình thành nếp sống đẹp cho trẻ và tác động tích cực tới trẻ trong quá trình phát triển nhân cách. Khi trẻ biết mở lòng “cho đi”, các em sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn. Không chỉ là mang lại niềm vui, sự thoải mái cho bản thân và người được giúp đỡ, mà khi gặp khó khăn, cũng sẽ có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ các em.


Trước khi khiến trẻ có thể tự nguyện thực hiện hành động giúp đỡ người khác, giáo dục nhận thức cho trẻ về tình yêu thương, lòng nhân ái là điều đầu tiên phụ huynh cần phải làm. Cha mẹ có thể kể con nghe những câu chuyện về sự tử tế hay cho con xem những hình ảnh, tin tức về lòng nhân ái, để giáo dục cho con biết đó là phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có, từ đó thúc đẩy những hành động, việc làm giúp đỡ người khác trong trẻ.

Trẻ giúp đỡ người khác
Giúp trẻ học cách sẻ chia và giúp đỡ người khác là một cách tuyệt vời để mai sau trẻ thành một người tử tế.

Khi trẻ đã nhận thức được thế nào là tình thương, lòng tốt thì cha mẹ nên hướng dẫn, khuyến khích bé thể hiện những điều đó qua hành động. Có nhiều cách để trẻ thực hiện hành động giúp đỡ người khác, tham gia hoạt động thiện nguyện là một trong những cách làm thiết thực nhất.


Không chỉ giúp đỡ xã hội, trẻ cũng cần được giáo dục về hành động đỡ đần cha mẹ trong việc nhà. Phụ huynh nên dạy trẻ làm những việc nhỏ nhất như gấp quần áo, lau bàn ăn, dọn dẹp đồ chơi, hay tự vệ sinh cá nhân… Trẻ tự lập, tự giác sẽ sống có trách nhiệm và khiến bố mẹ đỡ vất vả trong việc nhà.

2. Giúp con biết ơn những gì mình đang có

Lòng tham của con người có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại. Rất nhiều người vì tham lam mà trở nên lầm đường lạc lối, khiến những tai họa “không nên có” ập đến lúc nào không hay. Vì thế, những bậc cha mẹ thông thái trên thế giới sẽ chú trọng về việc dạy con giá trị của sự biết ơn, tức là biết trân trọng những gì mình đang có.


Để có thể nuôi dưỡng lòng biết ơn trong trẻ, trước tiên cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con. Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau. Thậm chí, khi con giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ... Có như vậy, con mới học tập và làm theo.


Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Hãy khuyến khích trẻ quan sát, cũng như yêu cầu trẻ đặt mình vào hoàn cảnh của những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn như: “Nếu con là bạn ấy, con sẽ cảm thấy thế nào?” Cứ như thế, trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen nhìn nhận lại những gì mình đang có và biết quý trọng chúng hơn.


Đồng thời, việc này cũng sẽ hình thành trong trẻ thói quen chủ động giúp đỡ, chia sẻ với người khác. Và khi trẻ có những hành động giúp đỡ người khác, cha mẹ đừng quên khen ngợi và có phần thường nhỏ để khuyến khích con duy trì và chủ động giúp đỡ mọi người.

3. Dạy con biết tôn trọng người khác

Tôn trọng người khác là một trong những thói quen văn minh nhất thể hiện đạo đức và văn hóa của một người. Dạy con tôn trọng người khác chính là để giúp con trở thành một người có phẩm chất cao đẹp, biết giúp đỡ và yêu thương người khác. Từ đó, mai sau con trưởng thành, con sẽ được mọi người nể trọng và yêu mến, đi đến đâu cũng được chào đón và hậu thuẫn.


Một ví dụ cụ thể về việc tôn trọng người khác là khi con gặp một người lớn tuổi, như người già hoặc giáo viên, hãy dạy con thói quen chủ động chào hỏi và dùng kính ngữ đối với họ. Tương tự như thế khi gặp bạn bè đồng trang lứa và thậm chí là người kém tuổi hơn, hãy dạy con thói quen đối xử với mọi người một cách hòa nhã, lịch sự; không sử dụng từ ngữ thô bạo, không uy hiếp hay tỏ ra thô lỗ với người khác.

Dạy trẻ tôn trọng người khác
Không gì đáng quý hơn là một đứa trẻ có đức hạnh, biết tôn trọng và yêu thương người chung quanh.

Ngoài ra, cha mẹ hãy nói lời khen ngợi khi con thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Tuy nhiên, thay vì chỉ nói đơn giản “tốt”, “ngoan”, cha mẹ có thể nói chi tiết hơn rằng: “Con biết đứng xếp hàng mua bánh là ngoan lắm”. Khi cha mẹ khen ngợi một cách rõ ràng, trẻ sẽ dần ý thức về hành vi tốt và cảm thấy được đánh giá cao những nỗ lực của mình.


Cha mẹ nên hiểu rõ rằng, việc dạy con tôn trọng người khác không chỉ giúp con trở thành một người đứng đắn, mà đồng thời còn là để góp phần xây dựng một xã hội tử tế và biết tôn trọng nhau cho thế hệ mai sau.

4. Giúp con hiểu rõ tầm quan trọng của chữ “tín”

Giữ chữ tín là bài học căn bản nhất trong tất cả các bài học đạo đức. Muốn con được mọi người tin tưởng và tín nhiệm, cha mẹ nên rèn cho con cách giữ lời hứa từ khi còn nhỏ. Đồng thời, cha mẹ hãy chú trọng vào việc giúp con hiểu rõ tầm quan trọng của lời nói, cũng như nên có phương án nhắc nhở thích hợp nếu con không thể thực hiện theo đúng những gì mình đã nói ra.


Để cho con thấu rõ bài học về chữ “tín”, cha mẹ trước nhất hãy làm gương cho con bằng cách thể hiện mình là một người biết chịu trách nhiệm cho những gì đã hứa hẹn. Ví dụ, nếu cha mẹ hứa dắt con đi chơi vào cuối tuần, hãy đảm bảo rằng bản thân cha mẹ sẽ thực hiện điều đó và không để con thất vọng.


Cha mẹ cũng có thể thường xuyên nhắc nhở con về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa ở trong đời sống thường ngày. Ví dụ khi con hứa sẽ giữ bí mật cho bạn sau khi bạn đã chia sẻ một điều bí mật quan trọng, cha mẹ cần nhắc nhở con rằng việc tiết lộ bí mật của người khác có thể gây tổn thương và mất tín nhiệm. Và nếu con không thể giữ được bí mật, con cần chịu trách nhiệm và xin lỗi bạn một cách chân thành.


Ngoài ra, còn một phương pháp khác mà cha mẹ có thể áp dụng để rèn đức tính biết giữ lời hứa cho con. Cha mẹ hãy thường xuyên trao cho con những nhiệm vụ nhỏ và đơn giản mà con có thể đảm nhận và hoàn thành. Khi con thực hiện tốt, hãy khen ngợi và ghi nhận sự tín nhiệm của con.

Lời Kết

4 phương pháp nuôi dạy con đúng cách là những cách nuôi dưỡng nhân cách đạo đức cho con ngay từ thuở nhỏ. Khi con có đạo đức, tự khắc con sẽ tự hình thành cho mình những nếp sống hướng thiện, thấu rõ đạo xử thế cũng như vẹn toàn chữ “hiếu” với mẹ cha.


Tuy nhiên, hành trình giáo dưỡng nhân cách cho con là một hành trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn để cha mẹ có thể đồng hành cùng con trẻ. Hơn thế nữa, cha mẹ cũng phải xác định được những lựa chọn đúng đắn và thiết thực nhất trong việc dạy con. Có như thế, con mới có đủ sự thông tuệ để vững chãi trong hành trình trở thành một người thành công song vẫn sống có đạo đức.


Trong lớp “Dạy Con 3 Gốc”, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp dạy con trên nền tảng Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực để giúp các bạn - những người đang giữ vai trò của bậc cha mẹ, có phương pháp đúng đắn trong việc chuyển hoá chính mình và đồng hành cùng con một cách trọn vẹn nhất.


183 views0 comments
bottom of page