top of page

6 Cấp Độ Làm Con - Cha Mẹ Và Con Cái Đều Nên Thấu Rõ

Làm cha, làm mẹ là một sự nghiệp vĩ đại của đời người. Và việc dạy con là một hành trình đầy chông chênh, đòi hỏi tấm lòng bao dung, sự hy sinh vô điều kiện từ đấng sinh thành. Tuy vậy, khi muốn dạy con trưởng thành thì nên nhớ: “Cha mẹ là Nhân, con cái là Quả.” Giải nghĩa ra tức là, những gì cha mẹ cho con hôm nay sẽ định hình nhân cách cho con mai sau.


Vì thế trong hành trình dạy con, các bạn cần hiểu rõ 6 Cấp Độ Làm Con sau đây để có hướng giáo dục cho con đúng đắn.


1. LỪA: con cái lừa dối, la mắng, đánh đuổi cha mẹ

Ở cấp độ này, con cái có xu hướng bạc đãi, đối xử vô ơn với cha mẹ khi về già, thậm chí còn đánh đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chiếm tài sản làm của riêng. Con cái như vậy, một phần là vì cha mẹ không biết dạy dỗ con mình. Có lẽ, vì mải mê tập trung vào mưu sinh danh vọng, hoặc cha mẹ không biết cách uốn nắn con mình. Bỏ bê không dành thời gian giáo dục nhân cách, dạy cho con biết đâu là phải trái. Thậm chí có những cha mẹ còn dạy cho con những điều xấu ác - chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không rõ hậu quả về sau.

Con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ
Khi con cái không được dạy dỗ đúng đắn và lớn lên trong môi trường 3 Độc (Tham - Sân - Si), rất có thể khi lớn lên con sẽ đối xử với cha mẹ rất tệ bạc.

Ngoài ra, còn có trường hợp khác là bởi môi trường ảnh hưởng đến lối sống, đến quá trình trưởng thành của con. Đặc biệt là khi con trẻ lớn lên trong môi trường 3 Độc (Tham - Sân - Si), điều này vô hình chung hình thành cho con trẻ những ý nghiệp không tốt, chất chứa những hạt giống tiêu cực, xấu ác nằm trong suy nghĩ.


Từ đó, những ý nghiệp này sẽ trở ra thành hành vi và thái độ sống ở nhân cách. Lâu dần, chính những hành vi và thái độ sống tiêu cực sẽ trở thành thói quen. Và khi thuận theo quy luật Nhân - Quả, những thói quen không tốt sẽ “trổ ra quả đắng”, khiến cho bản thân hay thậm chí những người xung quanh đều phải chịu hậu quả đáng buồn.

2. DỰA: con lệ thuộc, dựa dẫm, bòn rút tài sản của cha mẹ, chỉ biết hưởng thụ mà không biết cho đi

“Dựa” ở đây mang ý nghĩa dựa dẫm, để cho cuộc sống của bản thân phải lệ thuộc vào người khác, vật khác. Nếu con cái lớn lên chỉ biết dựa dẫm, con sẽ trở nên yếu đuối và không thể nào tự chủ được cuộc sống của chính mình. Và một khi con người không thể tự chủ, họ sẽ không có tự do. Không có tự do, hạnh phúc mãi mãi chỉ là một định nghĩa xa xỉ.


Nguyên nhân khiến con cái sinh tính “dựa dẫm” bắt đầu từ việc cha mẹ nuông chiều con một cách thái quá. Vì luôn nơm nớp lo sợ con sẽ gặp nguy hiểm, cha mẹ liên tục bảo bọc, chiều chuộng, thay con làm mọi việc mà không cho con tự mình trải nghiệm. Một số ví dụ cụ thể bao gồm: không cho con ra ngoài chơi vì sợ con té ngã, đáp ứng mọi điều con vòi vĩnh vì sợ con không bằng bạn bè,...


Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ không nhận ra rằng điều này có thể ngấm ngầm biến con thành một "con gà công nghiệp" chính hiệu. Có nghĩa là, con lớn lên sẽ thiếu hụt kỹ năng sống, yếu đuối khi ra ngoài xã hội, sống vô trách nhiệm và dựa dẫm, làm việc gì cũng không nên thân. Tệ hơn nữa, việc này sẽ khiến con cái sẽ sinh thói vị kỷ, chỉ biết hưởng thụ lợi ích, thu lợi về cho bản thân mà không quan tâm đến cha mẹ, không biết cho đi hay giúp đỡ người khác.


Thay vì chỉ chăm chăm vào việc nuông chiều, đáp ứng mọi điều con đòi hỏi, cha mẹ cần dạy con về giá trị của sự tự lập, khả năng quán xuyến cuộc sống, công việc và tự học những kỹ năng sống, những giá trị cần thiết giúp con nên người. Hơn thế nữa, cha mẹ nên giúp con hiểu rằng mọi thử thách, khó khăn trong đời đều nên tự vượt qua bằng chính sức mình. Có như thế, con mới có thể trưởng thành mạnh mẽ, có đủ năng lực và nội lực sống để vững bước trên đường đời.

3. NUÔI: con chăm sóc, nuôi cha mẹ qua ngày chỉ vì nghĩa vụ

Con cái lớn lên chỉ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chỉ vì bổn phận thường là những người thiếu thốn tình cảm, thiếu sự sẻ chia với cha mẹ từ nhỏ. Cha mẹ dạy cho con biết đạo lý, lễ nghi, biết đâu là trách nhiệm,... Song lại thiếu đi sự thấu hiểu giữa mối quan hệ của cha mẹ và con cái. Điều này vô hình trung sẽ dựng lên một bức tường vô hình giữa cả hai thế hệ. Thông thường, có hai trường hợp xảy ra khi sự liên kết giữa cha mẹ và con cái bị đứt gãy.

Thứ nhất là, trẻ lớn lên trong đòn roi và các vấn đề tâm lý đến từ cha mẹ. Khi lớn lên sẽ có xu hướng ghi hằn mà không buông bỏ được những điều mà cha mẹ đã làm trong quá khứ. Khiến cho trong quá trình trưởng thành trở nên vô cảm, luôn hằn học, trở thành một bản sao và hành động như chính cha mẹ mình ngày trước đã từng làm.

Vì vậy, “nuôi” cha mẹ ở đây thực chất là hướng đến lợi ích cho mình, giành tài sản hay chỉ đơn giản là đối xử tệ bạc với cha mẹ, đánh đập,..v.v. Cốt cũng chỉ để xả bỏ cơn giận đã ghi hằn từ thời thơ ấu.

Thứ hai là, vì sống trong sự sợ hãi, các vấn đề tâm lý lâu dài cùng với việc cảm thấy không thể chia sẻ với cha mẹ của mình. Khi lớn lên đứa trẻ ấy dần trở nên mất kết nối và dửng dưng với cha mẹ, nhưng bản chất vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi với đấng sinh thành, do tác hại đến từ đòn roi hay các “trận chiến nảy lửa” còn tồn đọng trong ký ức. Từ đó, dần nảy sinh ra tâm lý bài xích, muốn tránh xa cha mẹ, nhưng vì bổn phận làm con (một phần lại sợ đàm tiếu từ xã hội) nên chăm sóc cha mẹ với thái độ hời hợt, phụng dưỡng cho qua ngày mà thôi.

Tuy nhiên, cả hai trường hợp trên đều xuất phát từ việc đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, nhiều bằng việc cảm nhận những đau đớn đến từ thể xác và tinh thần. Dẫn đến suy nghĩ mãi chỉ loanh quanh trong đau khổ và căm hận chính người đã sinh ra mình.

4. DƯỠNG: con trưởng thành, sống có ích, phụng dưỡng cha mẹ

Tới cấp độ này, con cái đã trưởng thành và biết phụng dưỡng cho cha mẹ. Nhưng thật chất, chữ “dưỡng” chỉ dừng lại ở mức độ “tự giác” - vì con biết đạo lý, biết yêu thương và có kết nối tâm hồn với cha mẹ nên con mới “tự giác” phụng dưỡng.

Con cái phụng dưỡng cha mẹ.
Nhiều người nghĩ rằng con cái giúp cha mẹ đủ đầy về tinh thần lẫn vật chất là cấp độ báo hiếu cao nhất, song điều này vẫn còn thiếu sót.

Con cái phụng dưỡng cha mẹ bằng cách mua quà cáp, hỏi thăm cha mẹ, giúp cha mẹ đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên khi ngẫm lại sâu hơn, con cái chưa thật sự dẫn cha mẹ tiến bước vào hành trình phát triển tâm linh, phát triển tâm thức. Và những gì con cái trao cho cha mẹ về bản chất chỉ dừng lại ở mức độ vật chất, là những thứ đến từ ngoại cảnh mà thôi. Cũng vì thế, niềm vui của cha mẹ cũng chỉ phụ thuộc vào những giá trị bên ngoài. Trong khi niềm vui chân thật nhất của đời người chính là sự bình an xuất phát từ chính tâm hồn mà ra.

5. THIỆN: con giúp cha mẹ sống hướng thiện, có đạo đức, giúp ích cho cộng đồng

Suốt những năm tháng cuộc đời cha mẹ đều bị cuốn vào kế sinh nhai, vật chất, tiền bạc. Những độc tố đó làm cho cha mẹ vẫy vùng không sao thoát ra cho khỏi bể khổ này được. Trong khi ấy, tinh thần lại không được hiểu và chú trọng tới để chăm sóc.

Vì vậy, chữ "thiện" ở đây hàm ý nói về cuộc đời hướng thiện. Bởi chỉ sống hướng thiện, biết trao đi, thì khi ấy cuộc sống con người mới có thể đong đầy hạnh phúc. Ở cấp độ này, con cái sẽ hướng cha mẹ đến với con đường đạo đức, giúp cha mẹ đi thiện nguyện; đưa cha mẹ đến với các khóa tu, thiền Vipassana; đưa cha mẹ nghe Chánh Pháp,... Từ đó, những phẩm chất thiện lành của cha mẹ thêm phát triển. Cha mẹ sẽ biết chủ động làm thiện nguyện, giúp ích cho cộng đồng, phước đức cũng từ đó mà sinh ra.

Khi cha mẹ biết hướng thiện công đức tích tụ càng dày, những nghiệp xấu trong quá trình mưu sinh của thuở trẻ vô tình gây nên cũng vì thế mà từ từ được xóa bỏ. Càng nhẹ gánh và buông bỏ bớt, cha mẹ sẽ càng bình an và vui khỏe. Và bình an lẫn vui khỏe ở đây là sự an yên vững bền, tức là gốc rễ của nó xuất phát từ bên trong tâm hồn chứ chẳng phải từ vật chất ngoại cảnh. Đây cũng là tầng bậc báo hiếu mà chữ “thiện” muốn đề cập.

6. ĐẠO: con giúp cha mẹ đến với Thầy - Sách - Bạn, học và hành đạo lý

Và cuối cùng, con cái đưa cha mẹ đến với Đạo Lý. Đạo Lý bao gồm cả Đạo Đức và Trí Tuệ. Con cái giúp cha mẹ phát triển cả Đạo Đức lẫn Trí Tuệ thông qua thầy hiền trí, tủ sách hay, nhóm bạn tốt.

Con giúp cha mẹ học và thực hành đạo lý theo những vị hiền triết, học lời dạy cổ nhân trong những trang sách tinh hoa. Suốt cả cuộc đời, có lẽ cha mẹ chúng ta không thiếu những bài học đắt giá cho chính mình. Nhưng những bài học đến từ các vị thầy minh triết lại là một yếu tố khác biệt, dù là ở độ tuổi nào chúng ta cũng đều sẽ có những bài học. Và từ những bài học này, sẽ ngộ ra cho mình những chân lý và góc nhìn mới, từ đó thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn.

Con cái giúp cha mẹ học và hành đạo lý.
Giúp cha mẹ tìm được Ba Báu Vật Cuộc Đời (Thầy - Sách - Bạn), học và hành đạo lý là chân lý trọn vẹn nhất trong đạo làm con.

Bên cạnh đó việc tìm cho cha mẹ những nhóm bạn đồng tu, sẽ hỗ trợ và thúc đẩy nhau tích cực học hỏi tinh tấn, hàm dưỡng và phát triển tâm thức. Khi cân bằng và hài hòa được giữa Đạo và Đời, sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất đều được rèn luyện và chăm sóc. Thì khi ấy cha mẹ mới có thể hướng về cuộc sống bình an tự tại, tâm hồn được vui khỏe mới có thể nuôi dưỡng những niềm hạnh phúc ở độ tuổi về hưu. Đây cũng là tầng báo hiếu cao nhất và tốt nhất trong đạo làm con.

Lời Kết

Muốn dạy con nên người tới cấp độ báo hiếu cao nhất, cha mẹ phải làm “thân giáo” cho con từ thuở ấu thơ. Tức là, cha mẹ hãy hướng tới giáo dục tâm hướng thiện cho con, lồng ghép Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực vào mọi bài học tu dưỡng nhân cách. Hãy tập cho con làm thiện nguyện cùng cả nhà, dạy cho con hiểu về Nhân Quả, liên tục cho con thấy đâu là việc xấu nên bỏ - việc thiện nên làm.


Khi con trưởng thành hơn, cha mẹ có thể cho con tham gia các lớp học về giáo dục nhân cách, gợi ý cho con tham gia các khóa tu dành cho thiếu nhi, khuyến khích con đọc những cuốn sách tinh hoa có giá trị. Và hơn thế nữa, là hãy giúp con gắn kết với những bậc thầy hiền trí, những người bạn tốt có thể dẫn con tới một tầng bậc tâm thức cao hơn.


6 Cấp Độ Làm Con được mô tả trong bài viết là một bức tranh toàn diện trong hành trình dạy con, giúp cha mẹ dễ dàng hình dung “nhân” dạy con hiện tại sẽ trổ “quả” gì mai sau. Nếu ai làm cha mẹ mà vẫn cảm thấy khổ sở, gặp nhiều khó khăn trong quá trình này, trong lớp Dạy Con 3 Gốc sẽ có lời giải chi tiết cho những phương pháp dạy con thông minh, đúng đắn!

6 Cấp Độ Làm Con - Cha Mẹ Và Con Cái Đều Nên Thấu Rõ

Làm cha, làm mẹ là một sự nghiệp vĩ đại của đời người. Và việc dạy con là một hành trình đầy chông chênh, đòi hỏi tấm lòng bao dung, sự hy sinh vô điều kiện từ đấng sinh thành. Tuy vậy, khi muốn dạy con trưởng thành thì nên nhớ: “Cha mẹ là Nhân, con cái là Quả.” Giải nghĩa ra tức là, những gì cha mẹ cho con hôm nay sẽ định hình nhân cách cho con mai sau.


Vì thế trong hành trình dạy con, các bạn cần hiểu rõ 6 Cấp Độ Làm Con sau đây để có hướng giáo dục cho con đúng đắn.


1. LỪA: con cái lừa dối, la mắng, đánh đuổi cha mẹ

Ở cấp độ này, con cái có xu hướng bạc đãi, đối xử vô ơn với cha mẹ khi về già, thậm chí còn đánh đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chiếm tài sản làm của riêng. Con cái như vậy, một phần là vì cha mẹ không biết dạy dỗ con mình. Có lẽ, vì mải mê tập trung vào mưu sinh danh vọng, hoặc cha mẹ không biết cách uốn nắn con mình. Bỏ bê không dành thời gian giáo dục nhân cách, dạy cho con biết đâu là phải trái. Thậm chí có những cha mẹ còn dạy cho con những điều xấu ác - chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không rõ hậu quả về sau.

Con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ
Khi con cái không được dạy dỗ đúng đắn và lớn lên trong môi trường 3 Độc (Tham - Sân - Si), rất có thể khi lớn lên con sẽ đối xử với cha mẹ rất tệ bạc.

Ngoài ra, còn có trường hợp khác là bởi môi trường ảnh hưởng đến lối sống, đến quá trình trưởng thành của con. Đặc biệt là khi con trẻ lớn lên trong môi trường 3 Độc (Tham - Sân - Si), điều này vô hình chung hình thành cho con trẻ những ý nghiệp không tốt, chất chứa những hạt giống tiêu cực, xấu ác nằm trong suy nghĩ.


Từ đó, những ý nghiệp này sẽ trở ra thành hành vi và thái độ sống ở nhân cách. Lâu dần, chính những hành vi và thái độ sống tiêu cực sẽ trở thành thói quen. Và khi thuận theo quy luật Nhân - Quả, những thói quen không tốt sẽ “trổ ra quả đắng”, khiến cho bản thân hay thậm chí những người xung quanh đều phải chịu hậu quả đáng buồn.

2. DỰA: con lệ thuộc, dựa dẫm, bòn rút tài sản của cha mẹ, chỉ biết hưởng thụ mà không biết cho đi

“Dựa” ở đây mang ý nghĩa dựa dẫm, để cho cuộc sống của bản thân phải lệ thuộc vào người khác, vật khác. Nếu con cái lớn lên chỉ biết dựa dẫm, con sẽ trở nên yếu đuối và không thể nào tự chủ được cuộc sống của chính mình. Và một khi con người không thể tự chủ, họ sẽ không có tự do. Không có tự do, hạnh phúc mãi mãi chỉ là một định nghĩa xa xỉ.


Nguyên nhân khiến con cái sinh tính “dựa dẫm” bắt đầu từ việc cha mẹ nuông chiều con một cách thái quá. Vì luôn nơm nớp lo sợ con sẽ gặp nguy hiểm, cha mẹ liên tục bảo bọc, chiều chuộng, thay con làm mọi việc mà không cho con tự mình trải nghiệm. Một số ví dụ cụ thể bao gồm: không cho con ra ngoài chơi vì sợ con té ngã, đáp ứng mọi điều con vòi vĩnh vì sợ con không bằng bạn bè,...


Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ không nhận ra rằng điều này có thể ngấm ngầm biến con thành một "con gà công nghiệp" chính hiệu. Có nghĩa là, con lớn lên sẽ thiếu hụt kỹ năng sống, yếu đuối khi ra ngoài xã hội, sống vô trách nhiệm và dựa dẫm, làm việc gì cũng không nên thân. Tệ hơn nữa, việc này sẽ khiến con cái sẽ sinh thói vị kỷ, chỉ biết hưởng thụ lợi ích, thu lợi về cho bản thân mà không quan tâm đến cha mẹ, không biết cho đi hay giúp đỡ người khác.


Thay vì chỉ chăm chăm vào việc nuông chiều, đáp ứng mọi điều con đòi hỏi, cha mẹ cần dạy con về giá trị của sự tự lập, khả năng quán xuyến cuộc sống, công việc và tự học những kỹ năng sống, những giá trị cần thiết giúp con nên người. Hơn thế nữa, cha mẹ nên giúp con hiểu rằng mọi thử thách, khó khăn trong đời đều nên tự vượt qua bằng chính sức mình. Có như thế, con mới có thể trưởng thành mạnh mẽ, có đủ năng lực và nội lực sống để vững bước trên đường đời.

3. NUÔI: con chăm sóc, nuôi cha mẹ qua ngày chỉ vì nghĩa vụ

Con cái lớn lên chỉ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chỉ vì bổn phận thường là những người thiếu thốn tình cảm, thiếu sự sẻ chia với cha mẹ từ nhỏ. Cha mẹ dạy cho con biết đạo lý, lễ nghi, biết đâu là trách nhiệm,... Song lại thiếu đi sự thấu hiểu giữa mối quan hệ của cha mẹ và con cái. Điều này vô hình trung sẽ dựng lên một bức tường vô hình giữa cả hai thế hệ. Thông thường, có hai trường hợp xảy ra khi sự liên kết giữa cha mẹ và con cái bị đứt gãy.

Thứ nhất là, trẻ lớn lên trong đòn roi và các vấn đề tâm lý đến từ cha mẹ. Khi lớn lên sẽ có xu hướng ghi hằn mà không buông bỏ được những điều mà cha mẹ đã làm trong quá khứ. Khiến cho trong quá trình trưởng thành trở nên vô cảm, luôn hằn học, trở thành một bản sao và hành động như chính cha mẹ mình ngày trước đã từng làm.

Vì vậy, “nuôi” cha mẹ ở đây thực chất là hướng đến lợi ích cho mình, giành tài sản hay chỉ đơn giản là đối xử tệ bạc với cha mẹ, đánh đập,..v.v. Cốt cũng chỉ để xả bỏ cơn giận đã ghi hằn từ thời thơ ấu.

Thứ hai là, vì sống trong sự sợ hãi, các vấn đề tâm lý lâu dài cùng với việc cảm thấy không thể chia sẻ với cha mẹ của mình. Khi lớn lên đứa trẻ ấy dần trở nên mất kết nối và dửng dưng với cha mẹ, nhưng bản chất vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi với đấng sinh thành, do tác hại đến từ đòn roi hay các “trận chiến nảy lửa” còn tồn đọng trong ký ức. Từ đó, dần nảy sinh ra tâm lý bài xích, muốn tránh xa cha mẹ, nhưng vì bổn phận làm con (một phần lại sợ đàm tiếu từ xã hội) nên chăm sóc cha mẹ với thái độ hời hợt, phụng dưỡng cho qua ngày mà thôi.

Tuy nhiên, cả hai trường hợp trên đều xuất phát từ việc đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, nhiều bằng việc cảm nhận những đau đớn đến từ thể xác và tinh thần. Dẫn đến suy nghĩ mãi chỉ loanh quanh trong đau khổ và căm hận chính người đã sinh ra mình.

4. DƯỠNG: con trưởng thành, sống có ích, phụng dưỡng cha mẹ

Tới cấp độ này, con cái đã trưởng thành và biết phụng dưỡng cho cha mẹ. Nhưng thật chất, chữ “dưỡng” chỉ dừng lại ở mức độ “tự giác” - vì con biết đạo lý, biết yêu thương và có kết nối tâm hồn với cha mẹ nên con mới “tự giác” phụng dưỡng.

Con cái phụng dưỡng cha mẹ.
Nhiều người nghĩ rằng con cái giúp cha mẹ đủ đầy về tinh thần lẫn vật chất là cấp độ báo hiếu cao nhất, song điều này vẫn còn thiếu sót.

Con cái phụng dưỡng cha mẹ bằng cách mua quà cáp, hỏi thăm cha mẹ, giúp cha mẹ đủ đầy về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên khi ngẫm lại sâu hơn, con cái chưa thật sự dẫn cha mẹ tiến bước vào hành trình phát triển tâm linh, phát triển tâm thức. Và những gì con cái trao cho cha mẹ về bản chất chỉ dừng lại ở mức độ vật chất, là những thứ đến từ ngoại cảnh mà thôi. Cũng vì thế, niềm vui của cha mẹ cũng chỉ phụ thuộc vào những giá trị bên ngoài. Trong khi niềm vui chân thật nhất của đời người chính là sự bình an xuất phát từ chính tâm hồn mà ra.

5. THIỆN: con giúp cha mẹ sống hướng thiện, có đạo đức, giúp ích cho cộng đồng

Suốt những năm tháng cuộc đời cha mẹ đều bị cuốn vào kế sinh nhai, vật chất, tiền bạc. Những độc tố đó làm cho cha mẹ vẫy vùng không sao thoát ra cho khỏi bể khổ này được. Trong khi ấy, tinh thần lại không được hiểu và chú trọng tới để chăm sóc.

Vì vậy, chữ "thiện" ở đây hàm ý nói về cuộc đời hướng thiện. Bởi chỉ sống hướng thiện, biết trao đi, thì khi ấy cuộc sống con người mới có thể đong đầy hạnh phúc. Ở cấp độ này, con cái sẽ hướng cha mẹ đến với con đường đạo đức, giúp cha mẹ đi thiện nguyện; đưa cha mẹ đến với các khóa tu, thiền Vipassana; đưa cha mẹ nghe Chánh Pháp,... Từ đó, những phẩm chất thiện lành của cha mẹ thêm phát triển. Cha mẹ sẽ biết chủ động làm thiện nguyện, giúp ích cho cộng đồng, phước đức cũng từ đó mà sinh ra.

Khi cha mẹ biết hướng thiện công đức tích tụ càng dày, những nghiệp xấu trong quá trình mưu sinh của thuở trẻ vô tình gây nên cũng vì thế mà từ từ được xóa bỏ. Càng nhẹ gánh và buông bỏ bớt, cha mẹ sẽ càng bình an và vui khỏe. Và bình an lẫn vui khỏe ở đây là sự an yên vững bền, tức là gốc rễ của nó xuất phát từ bên trong tâm hồn chứ chẳng phải từ vật chất ngoại cảnh. Đây cũng là tầng bậc báo hiếu mà chữ “thiện” muốn đề cập.

6. ĐẠO: con giúp cha mẹ đến với Thầy - Sách - Bạn, học và hành đạo lý

Và cuối cùng, con cái đưa cha mẹ đến với Đạo Lý. Đạo Lý bao gồm cả Đạo Đức và Trí Tuệ. Con cái giúp cha mẹ phát triển cả Đạo Đức lẫn Trí Tuệ thông qua thầy hiền trí, tủ sách hay, nhóm bạn tốt.

Con giúp cha mẹ học và thực hành đạo lý theo những vị hiền triết, học lời dạy cổ nhân trong những trang sách tinh hoa. Suốt cả cuộc đời, có lẽ cha mẹ chúng ta không thiếu những bài học đắt giá cho chính mình. Nhưng những bài học đến từ các vị thầy minh triết lại là một yếu tố khác biệt, dù là ở độ tuổi nào chúng ta cũng đều sẽ có những bài học. Và từ những bài học này, sẽ ngộ ra cho mình những chân lý và góc nhìn mới, từ đó thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn.

Con cái giúp cha mẹ học và hành đạo lý.
Giúp cha mẹ tìm được Ba Báu Vật Cuộc Đời (Thầy - Sách - Bạn), học và hành đạo lý là chân lý trọn vẹn nhất trong đạo làm con.

Bên cạnh đó việc tìm cho cha mẹ những nhóm bạn đồng tu, sẽ hỗ trợ và thúc đẩy nhau tích cực học hỏi tinh tấn, hàm dưỡng và phát triển tâm thức. Khi cân bằng và hài hòa được giữa Đạo và Đời, sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất đều được rèn luyện và chăm sóc. Thì khi ấy cha mẹ mới có thể hướng về cuộc sống bình an tự tại, tâm hồn được vui khỏe mới có thể nuôi dưỡng những niềm hạnh phúc ở độ tuổi về hưu. Đây cũng là tầng báo hiếu cao nhất và tốt nhất trong đạo làm con.

Lời Kết

Muốn dạy con nên người tới cấp độ báo hiếu cao nhất, cha mẹ phải làm “thân giáo” cho con từ thuở ấu thơ. Tức là, cha mẹ hãy hướng tới giáo dục tâm hướng thiện cho con, lồng ghép Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực vào mọi bài học tu dưỡng nhân cách. Hãy tập cho con làm thiện nguyện cùng cả nhà, dạy cho con hiểu về Nhân Quả, liên tục cho con thấy đâu là việc xấu nên bỏ - việc thiện nên làm.


Khi con trưởng thành hơn, cha mẹ có thể cho con tham gia các lớp học về giáo dục nhân cách, gợi ý cho con tham gia các khóa tu dành cho thiếu nhi, khuyến khích con đọc những cuốn sách tinh hoa có giá trị. Và hơn thế nữa, là hãy giúp con gắn kết với những bậc thầy hiền trí, những người bạn tốt có thể dẫn con tới một tầng bậc tâm thức cao hơn.


6 Cấp Độ Làm Con được mô tả trong bài viết là một bức tranh toàn diện trong hành trình dạy con, giúp cha mẹ dễ dàng hình dung “nhân” dạy con hiện tại sẽ trổ “quả” gì mai sau. Nếu ai làm cha mẹ mà vẫn cảm thấy khổ sở, gặp nhiều khó khăn trong quá trình này, trong lớp Dạy Con 3 Gốc sẽ có lời giải chi tiết cho những phương pháp dạy con thông minh, đúng đắn!

1,424 views0 comments
bottom of page