top of page
Writer's pictureNguyễn Anh Tuân

BẠN ĐÃ ỨNG DỤNG LUẬT NHÂN QUẢ TRONG DẠY CON CHƯA?


Dạy con là một phần việc quan trọng của mỗi cha mẹ trong cuộc đời. Ngày nay, việc các con ham chơi, ngang bướng, không tư duy chủ động trong việc học. Con không chia sẻ việc nhà với mẹ cha và thường xuyên có những lời nói và hành động chưa thể hiện lòng biết ơn. Đây là những thực tế nhức nhối trong mỗi gia đình của xã hội hiện đại.


Luật nhân quả chi phối mọi khía cạnh trong cuộc sống và cũng tác động không ít tới quá trình dạy con của mỗi người. Bạn và tôi, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ dạy con theo luật nhân quả là như thế nào.


Luật nhân quả và các góc nhìn theo minh triết phương đông và phương tây

Đầu tiên hãy cùng tìm thế nào là luật nhân quả và cách hiểu về nó xét theo góc nhìn phương tây, phương đông; cũng như ứng dụng của nó trong cách dạy con tương ứng.


Luật nhân quả là gì?


Theo Hán Việt, “nhân quả” có nghĩa là hạt giống và trái/quả. Hiểu theo cách đơn giản nhất, trong cuộc sống của mỗi con người “nhân” chính là hành động còn “quả” sẽ là kết quả của hành động đó.


Nếu bạn gieo “nhân” tốt thì sẽ gặt hái được nhiều “quả” ngọt. Vì thế, khi hiểu rõ hơn về quy luật “nhân quả” bạn sẽ thay đổi được vận mệnh, cuộc đời của mình trong tương lai. Bởi luật nhân quả luôn xoay vần như một vòng tròn chẳng bao giờ dừng lại. Con người càng tạo ra nhiều “nhân” tốt ắt sẽ nhận “ quả” ngọt sau này.


Nhân quả xét theo các góc nhìn khác biệt và ứng dụng nhân quả trong quá trình dạy con


Xét về luật nhân quả, có khá nhiều quan điểm góc nhìn khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta phân tích luật nhân quả trong dạy con theo góc nhìn phương tây và theo góc nhìn của đạo phật.

Ở mỗi góc nhìn đều có những quan điểm khác nhau, tựu chung lại chúng đều có những điểm chung tương đồng được ứng dụng trong việc dạy dỗ con cái. Bạn hãy cùng tôi phân tích để thấy rõ sự khác biệt và tương đồng đó và để ứng dụng trong cách ta dạy con.


Luật nhân quả trong dạy con theo tư duy phương tây


Theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trù về mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này. Chúng ta cần quan tâm đến quan hệ này vì nó có sự liên hệ tới lời giải thích cho các hiện tượng, sự vật diễn ra trong cuộc sống. Mối liên hệ của luật nhân quả giữa các sự vật hiện tượng chính là những gì mà các nhà khoa học và nhà nghiên cứu y học đang cố gắng khám phá. Luật nhân quả với mối quan hệ của nó là vấn đề trọng tâm trong quá trình khám phá tri thức loài người.


Theo nghiên cứu của Jane Nelsen, D.Ed về phương pháp kỷ luật tích cực , các cha mẹ nên cho phép con trải nghiệm luật nhân quả theo tính chất nhân quả tự nhiên, đó là những gì xảy ra một cách tự nhiên mà “không có” sự can thiệp của người lớn. Mục đích để con tự cảm nhận kết quả và tự mình rút ra những bài học cho bản thân. Theo nghiên cứu này, ứng dụng để dạy trẻ ta có thể kết hợp giữa hai phương pháp là nhân quả tự nhiên và nhân quả logic. Nhân quả tự nhiên xảy ra một cách khá tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. Nhân quả logic đòi hỏi sự can thiệp của người lớn hoặc một chủ thể khác. Vì vậy, việc áp dụng nhân quả logic xen kẽ nhân quả tự nhiên trong việc dạy con sẽ giúp trẻ có ý thức về trách nhiệm và hành vi của chính mình, khích lệ trẻ đưa ra quyết định có trách nhiệm với bản thân.


Vậy từ thuộc tính này, việc dạy con sẽ trở nên dễ dàng, mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng nhẹ nhàng hơn. Quan điểm trên cho thấy, luật nhân quả cũng được ứng dụng khá rõ ràng trong tư duy phương tây.


Luật nhân quả trong dạy con theo góc nhìn phật giáo

Theo quan niệm Phật giáo, con người hội ngộ là do duyên nợ từ kiếp trước. Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ cũng vậy. Trong giáo lý nhà Phật có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi. Số kiếp là để chỉ duyên nợ từ kiếp trước. Đạo Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ.


Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại nghiệp duyên: một là để báo ơn; 2 là để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ kiếp này.


  • Loại thứ nhất là báo ân: Trong quá khứ đôi bên có ân huệ với nhau, kiếp này một người sẽ về làm con để báo đáp ân tình xưa.

  • Loại thứ hai là báo oán: Kiếp trước bạn kết hôn với họ, vì thế kiếp này họ tìm đến làm còn để báo thù, kiểu con này là dạng phá gia chi tử, ương bướng, khó bảo.

  • Loại thứ ba là đòi nợ: Cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi.

  • Loại thứ tư là trả nợ: Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận.


Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác chỉ vì chút hư danh hay chút của cải. Bạn cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, tu nhân tích đức.


Khi sinh các con ra, nếu con không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận. Điều đó chỉ có nghĩa là là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi. Điều quan trọng hơn cả là hãy yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con nên người, dạy cho chúng những điều hay, lẽ phải để cuộc sống của chính bạn, con cái bạn được an yên và tích lũy công đức cho kiếp sau. Lời Phật dạy tỉnh thức những bậc làm cha mẹ rằng dù là duyên nghiệp như thế nào chăng nữa thì trong kiếp này, cha mẹ hãy cố gắng để bản thân luôn là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này.


Tóm lại, dù là minh triết phương đông hay phương tây, luật nhân quả trong việc dạy con đều hướng cha mẹ vào những điểm tốt đẹp, tập trung vào nhân là bản thân mình để điều chỉnh thói quen, hành động, suy nghĩ. Lúc ấy, quả sẽ tự khắc tốt đẹp. Dạy con cũng vậy, chúng ta hãy cùng xem những phương pháp dạy con theo tư duy nhân quả để tự soi sáng chính mình, và tìm ra những phương pháp phù hợp nhất.


Duyên nghiệp như thế nào thì trong kiếp này, cha mẹ hãy cố gắng để bản thân luôn là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này.
Dạy con theo luật nhân quả trong triết lý đạo phật

PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG DẠY CON THEO LUẬT NHÂN QUẢ


Để dạy con theo luật nhân quả, có rất nhiều phương pháp hay. Cụ thể là cha mẹ cần làm gương cho con, rèn cho con lối tư duy theo nhân quả, áp dụng 3 không trong cách dạy con. Chúng ta cùng tìm hiểu từng phương pháp để thấy được sự phù hợp của nó.


1.Cha mẹ là nhân con cái là quả


Thực tế, con cái luôn xem cha mẹ là những tấm gương để mình nương vào và soi sáng bản thân. Trẻ luôn có xu hướng lựa chọn hành vi mà trẻ hay gặp.

Hàng ngày bố mẹ chỉ tập trung vào việc mắng chửi nhau, không tôn trọng người khác, hoặc dạy con với bạo lực. Khi ấy, trẻ sẽ vô thức nhiễm những tật xấu này. Để rồi con lại hành xử tương tự như vậy với người khác.


Nếu ba mẹ muốn con lớn lên và có giá trị gì là tồn tại trong con để trở thành nhân cách sống, thì ba mẹ hãy rèn mình trở thành người mà bản thân muốn con như vậy.

Muốn con của bạn hiếu kính với bạn, vậy cha mẹ hãy là một người luôn hiếu kính với cha mẹ của mình trong hành động, lời nói. Bạn không thể dạy con hiếu thảo với mình khi bạn thường xuyên nói lời không hiếu đạo với bố mẹ sinh ra bạn. Bạn không thể dạy con quan tâm mình khi bạn bỏ mặc cha mẹ ốm đau, khổ cực mà vui sướng bản thân. Hãy làm điều mà bạn muốn con có nhân cách như vậy.

Để con xây dựng lòng biết ơn với cha mẹ, mọi người và thiên nhiên muôn loài; ba mẹ hãy làm gương trước. Bạn hãy sống với sự biết ơn với bản thân, với cha mẹ mình, với mẹ trái đất, với mọi người xung quanh, và với thiên nhiên muôn loài. Việc trân trọng và biết ơn con người, loài vật, thiên nhiên luôn giúp ta có những hành động thiện lương. Đó là nền tảng của đạo đức, một phẩm hạnh quý báu cần có trong cuộc đời của mỗi người.

Hãy cùng con tham gia một buổi thiện nguyện, nhặt rác để bảo vệ môi trường. Cùng con đến với những gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, để cùng giúp đỡ, chia sẻ và cảm thông. Lòng biết ơn luôn gắn với sự từ bi và bao dung, độ lượng. Con cái bạn sẽ học hỏi và mở rộng dung lượng trái tim qua những việc đơn giản như vậy rất nhiều.


Muốn một đứa trẻ phát huy trí tuệ, việc học tập, bạn hãy làm gương cho con bằng việc cùng con tạo thói quen tư duy, đọc sách hàng ngày. Đọc sách mang lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đó là việc bạn được tiếp cận những luồng tri thức mới mẻ. Đó là việc bạn được thoải mái tư duy, chiêm nghiệm, chọn lối sống lành mạnh, và tốt đẹp cho mình. Cùng con bạn mỗi ngày một chút, ta thiết lập một thói quen đọc sách hàng ngày, vào khung giờ cố định. Việc cùng con đọc sách trước giờ đi ngủ, vài câu chuyện nhỏ, rồi đúc kết lại với con. Chỉ là những hành động nhỏ nhưng nếu luyện rèn liên tục, bạn và con sẽ có những kết quả rất bất ngờ. Dần dần, sau này khi con lớn lên, trẻ sẽ tự có cho mình một thói quen tư duy, đọc sách.


Muốn con có bản lĩnh nghị lực, bạn cũng cần phải cho con thấy mình có những điều đó. Hãy rèn luyện tinh thần vượt khó cho bản thân, để vượt qua những rào cản chính mình. Đó có thể chỉ là đơn giản học một môn ngoại ngữ mới, chơi một món nhạc cụ mình yêu thích; hãy làm điều mình muốn bằng sự nỗ lực và kiên nhẫn của bản thân. Bên cạnh đó, bạn có thể tổ chức việc rèn nghị lực cho con bằng cách cho con cùng đi học bơi, học võ. Những phút giây cùng làm một việc, con và bạn sẽ gần gũi nhau, hiểu thương nhau. Và con sẽ thấy bố mẹ chúng thật kiên cường, nghị lực; tự lúc nào động lực ấy truyền đến con. Con cũng sẽ kiên cường, nghị lực như vậy.


Xã hội ngày nay với vô vàn những ảnh hưởng của công nghệ 4.0; chúng ta vừa được hưởng những lợi ích đó, vừa phải chịu những tác động đó. Con trẻ ngày nay mê điện tử, máy tính, chơi game và việc từ bỏ là khó khăn nếu bố mẹ không can thiệp. Bạn thử suy nghĩ bố mẹ có thể nói con bỏ hết những niềm vui chúng thích khi bạn cũng cứ hàng ngày điện tử, máy tình, hàng ngày facebook, zalo, lướt điện thoại không? Việc nhìn thấy cha mẹ cầm và sử dụng, trẻ sẽ bị kích thích sự ham muốn, tò mò. Lúc đó cha mẹ có quát nát, con cũng không nghe. Việc ta cần phải làm là giải quyết những nhân tố tạo ra hệ quả như vậy. Bố mẹ cần hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính khi ở gần trẻ. Thay vào đó, dùng thời gian ấy để chơi với con, học tập cùng con, trò chuyện đọc sách với con. Con thấy bố mẹ tập trung,quan tâm đến mình thì cũng sẽ tự khắc chơi với bố mẹ và quên bớt thiết bị điện tử. Ngoài ra, việc đặt ra quy định sử dụng thiết bị điện tử trong nhà cũng là điều ta cần chú ý và thực hiện.


Tóm lại, trong việc làm gương cho con cái, bản chất của vấn đề vẫn là những hành động của cha mẹ hàng ngày. Muôn lời nói hay không bằng một hành động tốt, chỉ khi ta làm gương sáng, thì ta mới mong con làm đúng, sống đẹp được. Nói thì thật dễ, mà làm mới khó. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện, hãy nghĩ tới tương lai của con và của bạn, để có một thế hệ sống tử tế, hãy bắt đầu làm điều tử tế từ bây giờ. Việc tự uốn nắn bản thân, sửa mình và tự chuyển hoá, sẽ giúp ta làm gương cho con tốt nhất. Bởi lẽ:

“Lá vàng là bởi đất khô

Nhìn cây sửa đất nhìn con sửa mình”


2.Rèn cho con tư duy nhân quả


Dạy con tư duy, cho con trải nghiệm, nếu cần bạn hãy định hướng con và để con tự ra quyết định. Việc cùng tâm sự, cùng phân tích vấn đề sẽ là sự định hướng tốt nhất cho con, để con chọn được cách làm đúng đắn, phù hợp
Rèn con tư duy theo nhân quả để con biết gieo nhân gì sẽ gặt quả đó

Việc rèn luyện lối suy nghĩ để con có tư duy nhân quả không phải thực hiện một sớm, một chiều, mà cần thực hiện theo lộ trình, có tính kham nhẫn với tần suất liên tục.


Khi bạn gần gũi con, đứng trước một quyết định cho vấn đề có nên thực hiện hay không; hãy dạy con suy nghĩ theo lối tư duy luật nhân quả. Hãy đặt ra cho con những câu hỏi để gợi mở:

  • Việc con làm sẽ tạo ra những kết quả gì?

  • Những kết quả đó có tốt cho con, cho mọi người và có lợi ích cho thiên nhiên muôn loài hay không?

  • Nếu có, con có thực hiện không?

  • Nếu không, con nên làm gì khác?


Đôi khi, việc chỉ hỏi và thực hiện lý thuyết suông sẽ làm con khó mường tượng. Bố mẹ có thể để con trải nghiệm việc ra quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả của mình. Nếu kết quả đó không ảnh hưởng tới tính mạng, thân thể của trẻ. Ví dụ việc con không muốn ăn cơm. Thay vì bạn bắt ép, đánh mắng bắt con phải ăn, hãy để con trải nghiệm việc con mong muốn. Con có thể không ăn cơm trong một tới hai bữa trong ngày, bạn cũng đừng để bất cứ đồ ăn vặt nào quanh đó. Đến bữa thứ ba, con cảm thấy đói bụng, chắc chắn sẽ chủ động ngồi vào bàn ăn mà không cần phải cha mẹ quát mắng, nạt nộ. Đó là quy luật của nhân quả tự nhiên. Những kết quả mang lại khá tự nhiên, không phải do sự can thiệp của người lớn.


Sau mỗi trải nghiệm trẻ có thể biết được hậu quả sẽ ra sao, và tự rút ra cho mình bài học. Đôi khi chỉ đơn giản là ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, đi học đúng giờ. Bởi nếu không thực hiện những nhân duyên như thế thì sẽ bị đói, buồn ngủ thiếu tập trung, hoặc bị phạt nếu đến muộn.


Dạy con tư duy, cho con trải nghiệm, nếu cần bạn hãy định hướng con và để con tự ra quyết định. Việc cùng tâm sự, cùng phân tích vấn đề sẽ là sự định hướng tốt nhất cho con, để con chọn được cách làm đúng đắn, phù hợp.


3.Áp dụng 3 không trong dạy con


Đầu tiên là không nuông chiều. Trẻ hay có mong cầu và mong cầu sẽ đến mức không giới hạn. Nếu bố mẹ đáp ứng mọi mong cầu này, thì ngay sau đó mong cầu khác sẽ xảy ra. Khi bố mẹ đáp ứng mãi thì con sẽ sinh tâm ích kỷ.

Khi bạn không đáp ứng được, con sẽ quở trách bố mẹ, và không nghĩ cho cha mẹ, mà chỉ nghĩ cho bản thân mình. Đây là lối sống ích kỷ, hẹp hòi, thiếu cảm thông.

Vậy thì, việc bạn cần làm là hãy dứt khoát trong hành động lời nói của mình. Khi con đề nghị, nếu bạn thấy đó là một yêu cầu hợp lý, hãy đáp ứng. Nếu thấy phi lý, hãy thẳng thắn từ chối và giải thích cho con hiểu. Bởi con trẻ sẽ chỉ hiểu ngôn ngữ bạn nói ra, chứ chưa thể đoán được lý do tại sao bố mẹ từ chối.

Ví dụ, nếu trẻ muôn chơi ipad. Bạn cảm thấy con mệt mỏi sau nhiều giờ học, hãy đồng ý và ra quy định chơi trong 30 phút. Nếu bạn thấy con đã xem tivi quá nhiều rồi, hãy thẳng thắn từ chối, giải thích rõ lý do tại sao không đồng ý, và gợi mở con sang hướng khác: đọc sách, đạp xe, chơi đồ chơi…

Đừng biến trẻ thành một kẻ ích kỷ khi bố mẹ cứ thoải mái đáp ứng những mong cầu không giới hạn của con một cách thoải mái, không suy nghĩ.


Thứ hai là không quá nghiêm khắc. Bởi nếu bố mẹ quá nghiêm khắc, con cái sẽ sinh tâm lý hận thù bất hiếu. Đối với trẻ, bạn cần thể hiện ân uy rõ ràng. Ân là những tình cảm, sự yêu thương bạn dành cho con cái. Hãy thể hiện tình yêu thương với con qua những cái ôm, qua những cử chỉ yêu thương chăm sóc, qua những lời dạy bảo ôn tồn, sâu sắc. Tuy nhiên, đôi lúc cái uy của cha mẹ cần thể hiện để con bạn kịp thời dừng lại những hành động xấu, chấm dứt ngay khi mới len lỏi, chớm có trong suy nghĩ và hành động của con.


Ví dụ khi con bị nhà trường thông báo là có đánh nhau với bạn ở trường. Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc trừng phạt con ngay lập tức, hay làm con mất mặt bằng việc mắng chửi con trước thầy cô, bạn bè. Con sẽ sinh tâm lý tủi thân, xấu hổ, hận thù cha mẹ vì làm mất mặt mình. Và lâu dần, con sẽ chán ghét và bất hiếu với cha mẹ sau đó. Việc của bạn là hãy bình tĩnh tìm hiểu con đang khó khăn ở đâu, tại sao con làm như vậy. Khi đã hiểu ra nguyên nhân, bạn phân tích cho con đúng sai, hậu quả của vấn đề. Cùng con rút ra bài học sau đó. Dạy cho con biết theo lối suy nghĩ nhân quả, đồng thời đồng cảm, và bớt hà khắc để con vững tin vào bản thân, chấn chỉnh lại mình. Từ đó, con sẽ thêm yêu thương, gần gũi bố mẹ. Con sẽ không còn cảm thấy hận thù cha mẹ.


Thứ ba là sự không kỳ vọng - giảm mong cầu để con đỡ mệt mỏi.

Có rất nhiều cha mẹ đặt vào con quá nhiều thứ mong cầu, chờ đợi và hy vọng rằng con sẽ đáp ứng tốt. Nhưng không biết rằng điều đó làm con thật nhiều gánh nặng mệt mỏi.


Bản chất vấn đề nằm ở việc, con có những nguồn lực cá nhân, có những tố chất khác biệt với người khác. Việc của bạn là quan sát, nâng đỡ, giúp con phát huy tối đa nguồn lực và sở trường của mình. Đừng thấy con người khác học gì, bạn cũng ép con đi học. Thật là không phải nếu con của bạn thích vận động, bơi lội, đạp xe mà bố mẹ lại bắt con ngày ngày học múa, học đàn, học hát, học văn hoá. Bạn có thể cùng con thử thách, để tìm ra đam mê, sở trường; nhưng không thể bắt con theo một thứ con không thích, làm cho con mệt mỏi và chán học, chán ở gần ba mẹ.


Là cha mẹ, cần tỉnh thức và nên có cho mình lối sống cách nghĩ phù hợp, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ đối tượng và suy nghĩ xem nó có hợp với con của mình không. Giảm bớt mong cầu, tuỳ theo nhân duyên của con để bố mẹ bố trí phù hợp với năng lực của trẻ.




Lời kết:


Luật nhân quả luôn tiềm ẩn trong cuộc sống. Đặc biệt, luật nhân quả thật hữu ích trong áp dụng dạy con. Cha mẹ cần làm gương, rèn con lối tư duy nhân quả đúng đắn, và áp dụng 3 không trong dạy con. Từ đó, con sẽ lớn lên trong an lành, hạnh phúc và đầy yêu thương bên cha mẹ.


Nếu bạn còn cảm thấy việc dạy con khó khăn và áp lực, hãy đến với khóa học Dạy con 3 gốc, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải quyết từng khó khăn, thách thức.


Chúc bạn luôn an yên và tỉnh thức trong dạy con với 3 gốc rễ đạo đức, trí tuệ, nghị lực.


BẠN ĐÃ ỨNG DỤNG LUẬT NHÂN QUẢ TRONG DẠY CON CHƯA?


Dạy con là một phần việc quan trọng của mỗi cha mẹ trong cuộc đời. Ngày nay, việc các con ham chơi, ngang bướng, không tư duy chủ động trong việc học. Con không chia sẻ việc nhà với mẹ cha và thường xuyên có những lời nói và hành động chưa thể hiện lòng biết ơn. Đây là những thực tế nhức nhối trong mỗi gia đình của xã hội hiện đại.


Luật nhân quả chi phối mọi khía cạnh trong cuộc sống và cũng tác động không ít tới quá trình dạy con của mỗi người. Bạn và tôi, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ dạy con theo luật nhân quả là như thế nào.


Luật nhân quả và các góc nhìn theo minh triết phương đông và phương tây

Đầu tiên hãy cùng tìm thế nào là luật nhân quả và cách hiểu về nó xét theo góc nhìn phương tây, phương đông; cũng như ứng dụng của nó trong cách dạy con tương ứng.


Luật nhân quả là gì?


Theo Hán Việt, “nhân quả” có nghĩa là hạt giống và trái/quả. Hiểu theo cách đơn giản nhất, trong cuộc sống của mỗi con người “nhân” chính là hành động còn “quả” sẽ là kết quả của hành động đó.


Nếu bạn gieo “nhân” tốt thì sẽ gặt hái được nhiều “quả” ngọt. Vì thế, khi hiểu rõ hơn về quy luật “nhân quả” bạn sẽ thay đổi được vận mệnh, cuộc đời của mình trong tương lai. Bởi luật nhân quả luôn xoay vần như một vòng tròn chẳng bao giờ dừng lại. Con người càng tạo ra nhiều “nhân” tốt ắt sẽ nhận “ quả” ngọt sau này.


Nhân quả xét theo các góc nhìn khác biệt và ứng dụng nhân quả trong quá trình dạy con


Xét về luật nhân quả, có khá nhiều quan điểm góc nhìn khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta phân tích luật nhân quả trong dạy con theo góc nhìn phương tây và theo góc nhìn của đạo phật.

Ở mỗi góc nhìn đều có những quan điểm khác nhau, tựu chung lại chúng đều có những điểm chung tương đồng được ứng dụng trong việc dạy dỗ con cái. Bạn hãy cùng tôi phân tích để thấy rõ sự khác biệt và tương đồng đó và để ứng dụng trong cách ta dạy con.


Luật nhân quả trong dạy con theo tư duy phương tây


Theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trù về mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này. Chúng ta cần quan tâm đến quan hệ này vì nó có sự liên hệ tới lời giải thích cho các hiện tượng, sự vật diễn ra trong cuộc sống. Mối liên hệ của luật nhân quả giữa các sự vật hiện tượng chính là những gì mà các nhà khoa học và nhà nghiên cứu y học đang cố gắng khám phá. Luật nhân quả với mối quan hệ của nó là vấn đề trọng tâm trong quá trình khám phá tri thức loài người.


Theo nghiên cứu của Jane Nelsen, D.Ed về phương pháp kỷ luật tích cực , các cha mẹ nên cho phép con trải nghiệm luật nhân quả theo tính chất nhân quả tự nhiên, đó là những gì xảy ra một cách tự nhiên mà “không có” sự can thiệp của người lớn. Mục đích để con tự cảm nhận kết quả và tự mình rút ra những bài học cho bản thân. Theo nghiên cứu này, ứng dụng để dạy trẻ ta có thể kết hợp giữa hai phương pháp là nhân quả tự nhiên và nhân quả logic. Nhân quả tự nhiên xảy ra một cách khá tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. Nhân quả logic đòi hỏi sự can thiệp của người lớn hoặc một chủ thể khác. Vì vậy, việc áp dụng nhân quả logic xen kẽ nhân quả tự nhiên trong việc dạy con sẽ giúp trẻ có ý thức về trách nhiệm và hành vi của chính mình, khích lệ trẻ đưa ra quyết định có trách nhiệm với bản thân.


Vậy từ thuộc tính này, việc dạy con sẽ trở nên dễ dàng, mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng nhẹ nhàng hơn. Quan điểm trên cho thấy, luật nhân quả cũng được ứng dụng khá rõ ràng trong tư duy phương tây.


Luật nhân quả trong dạy con theo góc nhìn phật giáo

Theo quan niệm Phật giáo, con người hội ngộ là do duyên nợ từ kiếp trước. Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ cũng vậy. Trong giáo lý nhà Phật có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi. Số kiếp là để chỉ duyên nợ từ kiếp trước. Đạo Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ.


Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại nghiệp duyên: một là để báo ơn; 2 là để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ kiếp này.


  • Loại thứ nhất là báo ân: Trong quá khứ đôi bên có ân huệ với nhau, kiếp này một người sẽ về làm con để báo đáp ân tình xưa.

  • Loại thứ hai là báo oán: Kiếp trước bạn kết hôn với họ, vì thế kiếp này họ tìm đến làm còn để báo thù, kiểu con này là dạng phá gia chi tử, ương bướng, khó bảo.

  • Loại thứ ba là đòi nợ: Cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi.

  • Loại thứ tư là trả nợ: Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận.


Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác chỉ vì chút hư danh hay chút của cải. Bạn cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, tu nhân tích đức.


Khi sinh các con ra, nếu con không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận. Điều đó chỉ có nghĩa là là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi. Điều quan trọng hơn cả là hãy yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con nên người, dạy cho chúng những điều hay, lẽ phải để cuộc sống của chính bạn, con cái bạn được an yên và tích lũy công đức cho kiếp sau. Lời Phật dạy tỉnh thức những bậc làm cha mẹ rằng dù là duyên nghiệp như thế nào chăng nữa thì trong kiếp này, cha mẹ hãy cố gắng để bản thân luôn là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này.


Tóm lại, dù là minh triết phương đông hay phương tây, luật nhân quả trong việc dạy con đều hướng cha mẹ vào những điểm tốt đẹp, tập trung vào nhân là bản thân mình để điều chỉnh thói quen, hành động, suy nghĩ. Lúc ấy, quả sẽ tự khắc tốt đẹp. Dạy con cũng vậy, chúng ta hãy cùng xem những phương pháp dạy con theo tư duy nhân quả để tự soi sáng chính mình, và tìm ra những phương pháp phù hợp nhất.


Duyên nghiệp như thế nào thì trong kiếp này, cha mẹ hãy cố gắng để bản thân luôn là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này.
Dạy con theo luật nhân quả trong triết lý đạo phật

PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG DẠY CON THEO LUẬT NHÂN QUẢ


Để dạy con theo luật nhân quả, có rất nhiều phương pháp hay. Cụ thể là cha mẹ cần làm gương cho con, rèn cho con lối tư duy theo nhân quả, áp dụng 3 không trong cách dạy con. Chúng ta cùng tìm hiểu từng phương pháp để thấy được sự phù hợp của nó.


1.Cha mẹ là nhân con cái là quả


Thực tế, con cái luôn xem cha mẹ là những tấm gương để mình nương vào và soi sáng bản thân. Trẻ luôn có xu hướng lựa chọn hành vi mà trẻ hay gặp.

Hàng ngày bố mẹ chỉ tập trung vào việc mắng chửi nhau, không tôn trọng người khác, hoặc dạy con với bạo lực. Khi ấy, trẻ sẽ vô thức nhiễm những tật xấu này. Để rồi con lại hành xử tương tự như vậy với người khác.


Nếu ba mẹ muốn con lớn lên và có giá trị gì là tồn tại trong con để trở thành nhân cách sống, thì ba mẹ hãy rèn mình trở thành người mà bản thân muốn con như vậy.

Muốn con của bạn hiếu kính với bạn, vậy cha mẹ hãy là một người luôn hiếu kính với cha mẹ của mình trong hành động, lời nói. Bạn không thể dạy con hiếu thảo với mình khi bạn thường xuyên nói lời không hiếu đạo với bố mẹ sinh ra bạn. Bạn không thể dạy con quan tâm mình khi bạn bỏ mặc cha mẹ ốm đau, khổ cực mà vui sướng bản thân. Hãy làm điều mà bạn muốn con có nhân cách như vậy.

Để con xây dựng lòng biết ơn với cha mẹ, mọi người và thiên nhiên muôn loài; ba mẹ hãy làm gương trước. Bạn hãy sống với sự biết ơn với bản thân, với cha mẹ mình, với mẹ trái đất, với mọi người xung quanh, và với thiên nhiên muôn loài. Việc trân trọng và biết ơn con người, loài vật, thiên nhiên luôn giúp ta có những hành động thiện lương. Đó là nền tảng của đạo đức, một phẩm hạnh quý báu cần có trong cuộc đời của mỗi người.

Hãy cùng con tham gia một buổi thiện nguyện, nhặt rác để bảo vệ môi trường. Cùng con đến với những gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, để cùng giúp đỡ, chia sẻ và cảm thông. Lòng biết ơn luôn gắn với sự từ bi và bao dung, độ lượng. Con cái bạn sẽ học hỏi và mở rộng dung lượng trái tim qua những việc đơn giản như vậy rất nhiều.


Muốn một đứa trẻ phát huy trí tuệ, việc học tập, bạn hãy làm gương cho con bằng việc cùng con tạo thói quen tư duy, đọc sách hàng ngày. Đọc sách mang lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đó là việc bạn được tiếp cận những luồng tri thức mới mẻ. Đó là việc bạn được thoải mái tư duy, chiêm nghiệm, chọn lối sống lành mạnh, và tốt đẹp cho mình. Cùng con bạn mỗi ngày một chút, ta thiết lập một thói quen đọc sách hàng ngày, vào khung giờ cố định. Việc cùng con đọc sách trước giờ đi ngủ, vài câu chuyện nhỏ, rồi đúc kết lại với con. Chỉ là những hành động nhỏ nhưng nếu luyện rèn liên tục, bạn và con sẽ có những kết quả rất bất ngờ. Dần dần, sau này khi con lớn lên, trẻ sẽ tự có cho mình một thói quen tư duy, đọc sách.


Muốn con có bản lĩnh nghị lực, bạn cũng cần phải cho con thấy mình có những điều đó. Hãy rèn luyện tinh thần vượt khó cho bản thân, để vượt qua những rào cản chính mình. Đó có thể chỉ là đơn giản học một môn ngoại ngữ mới, chơi một món nhạc cụ mình yêu thích; hãy làm điều mình muốn bằng sự nỗ lực và kiên nhẫn của bản thân. Bên cạnh đó, bạn có thể tổ chức việc rèn nghị lực cho con bằng cách cho con cùng đi học bơi, học võ. Những phút giây cùng làm một việc, con và bạn sẽ gần gũi nhau, hiểu thương nhau. Và con sẽ thấy bố mẹ chúng thật kiên cường, nghị lực; tự lúc nào động lực ấy truyền đến con. Con cũng sẽ kiên cường, nghị lực như vậy.


Xã hội ngày nay với vô vàn những ảnh hưởng của công nghệ 4.0; chúng ta vừa được hưởng những lợi ích đó, vừa phải chịu những tác động đó. Con trẻ ngày nay mê điện tử, máy tính, chơi game và việc từ bỏ là khó khăn nếu bố mẹ không can thiệp. Bạn thử suy nghĩ bố mẹ có thể nói con bỏ hết những niềm vui chúng thích khi bạn cũng cứ hàng ngày điện tử, máy tình, hàng ngày facebook, zalo, lướt điện thoại không? Việc nhìn thấy cha mẹ cầm và sử dụng, trẻ sẽ bị kích thích sự ham muốn, tò mò. Lúc đó cha mẹ có quát nát, con cũng không nghe. Việc ta cần phải làm là giải quyết những nhân tố tạo ra hệ quả như vậy. Bố mẹ cần hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính khi ở gần trẻ. Thay vào đó, dùng thời gian ấy để chơi với con, học tập cùng con, trò chuyện đọc sách với con. Con thấy bố mẹ tập trung,quan tâm đến mình thì cũng sẽ tự khắc chơi với bố mẹ và quên bớt thiết bị điện tử. Ngoài ra, việc đặt ra quy định sử dụng thiết bị điện tử trong nhà cũng là điều ta cần chú ý và thực hiện.


Tóm lại, trong việc làm gương cho con cái, bản chất của vấn đề vẫn là những hành động của cha mẹ hàng ngày. Muôn lời nói hay không bằng một hành động tốt, chỉ khi ta làm gương sáng, thì ta mới mong con làm đúng, sống đẹp được. Nói thì thật dễ, mà làm mới khó. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện, hãy nghĩ tới tương lai của con và của bạn, để có một thế hệ sống tử tế, hãy bắt đầu làm điều tử tế từ bây giờ. Việc tự uốn nắn bản thân, sửa mình và tự chuyển hoá, sẽ giúp ta làm gương cho con tốt nhất. Bởi lẽ:

“Lá vàng là bởi đất khô

Nhìn cây sửa đất nhìn con sửa mình”


2.Rèn cho con tư duy nhân quả


Dạy con tư duy, cho con trải nghiệm, nếu cần bạn hãy định hướng con và để con tự ra quyết định. Việc cùng tâm sự, cùng phân tích vấn đề sẽ là sự định hướng tốt nhất cho con, để con chọn được cách làm đúng đắn, phù hợp
Rèn con tư duy theo nhân quả để con biết gieo nhân gì sẽ gặt quả đó

Việc rèn luyện lối suy nghĩ để con có tư duy nhân quả không phải thực hiện một sớm, một chiều, mà cần thực hiện theo lộ trình, có tính kham nhẫn với tần suất liên tục.


Khi bạn gần gũi con, đứng trước một quyết định cho vấn đề có nên thực hiện hay không; hãy dạy con suy nghĩ theo lối tư duy luật nhân quả. Hãy đặt ra cho con những câu hỏi để gợi mở:

  • Việc con làm sẽ tạo ra những kết quả gì?

  • Những kết quả đó có tốt cho con, cho mọi người và có lợi ích cho thiên nhiên muôn loài hay không?

  • Nếu có, con có thực hiện không?

  • Nếu không, con nên làm gì khác?


Đôi khi, việc chỉ hỏi và thực hiện lý thuyết suông sẽ làm con khó mường tượng. Bố mẹ có thể để con trải nghiệm việc ra quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả của mình. Nếu kết quả đó không ảnh hưởng tới tính mạng, thân thể của trẻ. Ví dụ việc con không muốn ăn cơm. Thay vì bạn bắt ép, đánh mắng bắt con phải ăn, hãy để con trải nghiệm việc con mong muốn. Con có thể không ăn cơm trong một tới hai bữa trong ngày, bạn cũng đừng để bất cứ đồ ăn vặt nào quanh đó. Đến bữa thứ ba, con cảm thấy đói bụng, chắc chắn sẽ chủ động ngồi vào bàn ăn mà không cần phải cha mẹ quát mắng, nạt nộ. Đó là quy luật của nhân quả tự nhiên. Những kết quả mang lại khá tự nhiên, không phải do sự can thiệp của người lớn.


Sau mỗi trải nghiệm trẻ có thể biết được hậu quả sẽ ra sao, và tự rút ra cho mình bài học. Đôi khi chỉ đơn giản là ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, đi học đúng giờ. Bởi nếu không thực hiện những nhân duyên như thế thì sẽ bị đói, buồn ngủ thiếu tập trung, hoặc bị phạt nếu đến muộn.


Dạy con tư duy, cho con trải nghiệm, nếu cần bạn hãy định hướng con và để con tự ra quyết định. Việc cùng tâm sự, cùng phân tích vấn đề sẽ là sự định hướng tốt nhất cho con, để con chọn được cách làm đúng đắn, phù hợp.


3.Áp dụng 3 không trong dạy con


Đầu tiên là không nuông chiều. Trẻ hay có mong cầu và mong cầu sẽ đến mức không giới hạn. Nếu bố mẹ đáp ứng mọi mong cầu này, thì ngay sau đó mong cầu khác sẽ xảy ra. Khi bố mẹ đáp ứng mãi thì con sẽ sinh tâm ích kỷ.

Khi bạn không đáp ứng được, con sẽ quở trách bố mẹ, và không nghĩ cho cha mẹ, mà chỉ nghĩ cho bản thân mình. Đây là lối sống ích kỷ, hẹp hòi, thiếu cảm thông.

Vậy thì, việc bạn cần làm là hãy dứt khoát trong hành động lời nói của mình. Khi con đề nghị, nếu bạn thấy đó là một yêu cầu hợp lý, hãy đáp ứng. Nếu thấy phi lý, hãy thẳng thắn từ chối và giải thích cho con hiểu. Bởi con trẻ sẽ chỉ hiểu ngôn ngữ bạn nói ra, chứ chưa thể đoán được lý do tại sao bố mẹ từ chối.

Ví dụ, nếu trẻ muôn chơi ipad. Bạn cảm thấy con mệt mỏi sau nhiều giờ học, hãy đồng ý và ra quy định chơi trong 30 phút. Nếu bạn thấy con đã xem tivi quá nhiều rồi, hãy thẳng thắn từ chối, giải thích rõ lý do tại sao không đồng ý, và gợi mở con sang hướng khác: đọc sách, đạp xe, chơi đồ chơi…

Đừng biến trẻ thành một kẻ ích kỷ khi bố mẹ cứ thoải mái đáp ứng những mong cầu không giới hạn của con một cách thoải mái, không suy nghĩ.


Thứ hai là không quá nghiêm khắc. Bởi nếu bố mẹ quá nghiêm khắc, con cái sẽ sinh tâm lý hận thù bất hiếu. Đối với trẻ, bạn cần thể hiện ân uy rõ ràng. Ân là những tình cảm, sự yêu thương bạn dành cho con cái. Hãy thể hiện tình yêu thương với con qua những cái ôm, qua những cử chỉ yêu thương chăm sóc, qua những lời dạy bảo ôn tồn, sâu sắc. Tuy nhiên, đôi lúc cái uy của cha mẹ cần thể hiện để con bạn kịp thời dừng lại những hành động xấu, chấm dứt ngay khi mới len lỏi, chớm có trong suy nghĩ và hành động của con.


Ví dụ khi con bị nhà trường thông báo là có đánh nhau với bạn ở trường. Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc trừng phạt con ngay lập tức, hay làm con mất mặt bằng việc mắng chửi con trước thầy cô, bạn bè. Con sẽ sinh tâm lý tủi thân, xấu hổ, hận thù cha mẹ vì làm mất mặt mình. Và lâu dần, con sẽ chán ghét và bất hiếu với cha mẹ sau đó. Việc của bạn là hãy bình tĩnh tìm hiểu con đang khó khăn ở đâu, tại sao con làm như vậy. Khi đã hiểu ra nguyên nhân, bạn phân tích cho con đúng sai, hậu quả của vấn đề. Cùng con rút ra bài học sau đó. Dạy cho con biết theo lối suy nghĩ nhân quả, đồng thời đồng cảm, và bớt hà khắc để con vững tin vào bản thân, chấn chỉnh lại mình. Từ đó, con sẽ thêm yêu thương, gần gũi bố mẹ. Con sẽ không còn cảm thấy hận thù cha mẹ.


Thứ ba là sự không kỳ vọng - giảm mong cầu để con đỡ mệt mỏi.

Có rất nhiều cha mẹ đặt vào con quá nhiều thứ mong cầu, chờ đợi và hy vọng rằng con sẽ đáp ứng tốt. Nhưng không biết rằng điều đó làm con thật nhiều gánh nặng mệt mỏi.


Bản chất vấn đề nằm ở việc, con có những nguồn lực cá nhân, có những tố chất khác biệt với người khác. Việc của bạn là quan sát, nâng đỡ, giúp con phát huy tối đa nguồn lực và sở trường của mình. Đừng thấy con người khác học gì, bạn cũng ép con đi học. Thật là không phải nếu con của bạn thích vận động, bơi lội, đạp xe mà bố mẹ lại bắt con ngày ngày học múa, học đàn, học hát, học văn hoá. Bạn có thể cùng con thử thách, để tìm ra đam mê, sở trường; nhưng không thể bắt con theo một thứ con không thích, làm cho con mệt mỏi và chán học, chán ở gần ba mẹ.


Là cha mẹ, cần tỉnh thức và nên có cho mình lối sống cách nghĩ phù hợp, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ đối tượng và suy nghĩ xem nó có hợp với con của mình không. Giảm bớt mong cầu, tuỳ theo nhân duyên của con để bố mẹ bố trí phù hợp với năng lực của trẻ.




Lời kết:


Luật nhân quả luôn tiềm ẩn trong cuộc sống. Đặc biệt, luật nhân quả thật hữu ích trong áp dụng dạy con. Cha mẹ cần làm gương, rèn con lối tư duy nhân quả đúng đắn, và áp dụng 3 không trong dạy con. Từ đó, con sẽ lớn lên trong an lành, hạnh phúc và đầy yêu thương bên cha mẹ.


Nếu bạn còn cảm thấy việc dạy con khó khăn và áp lực, hãy đến với khóa học Dạy con 3 gốc, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải quyết từng khó khăn, thách thức.


Chúc bạn luôn an yên và tỉnh thức trong dạy con với 3 gốc rễ đạo đức, trí tuệ, nghị lực.


401 views0 comments