top of page

Những hiểu lầm về nhân tướng học mà bạn nên biết

Nhân tướng học là một trong những bộ môn bắt nguồn từ thời xa xưa giúp chúng ta không chỉ hiểu được bản thân mà còn lựa chọn được vợ/chồng, đối tác… Nhưng vẫn còn nhiều hiểu lầm trong nhân tướng cần phải được định nghĩa lại. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn trên hành trình tìm hiểu bộ môn này.


5 hiểu lầm thường thấy khi tìm hiểu về nhân tướng học


Tôi bắt đầu tìm hiểu các sách về Đạo học, Nhân tướng những năm tôi học cấp hai và rất say mê. Chính vì vậy càng lớn tôi càng muốn học hỏi nhiều hơn. Tôi đi học khá nhiều vị thầy và thích hệ thống kiến thức lại để chia sẻ với mọi người. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều quan điểm sai lầm. Chẳng hạn như:


Nhân tướng chỉ là xem mắt, mũi, miệng

Chắc bạn không còn lạ lẫm với những quan niệm dân gian: “Lấy chồng xem tông, lấy vợ xem giống”, “nhìn mặt mà bắt hình dong”... Và nhiều người quan niệm nhân tướng là xem những bộ phận trên khuôn mặt. Chẳng hạn như: Mắt, mũi, miệng…


Mũi cũng nói lên nhiều về tính cách của một người

Nhưng trên thực tế đó chỉ là một phần nhỏ của Nhân tướng học và có sự thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy mà độ chính xác không cao. Xem nhân tướng còn phải tham khảo thêm các chi phần khác như: Gân xương, cốt cách, ánh mắt, giọng nói… Đặc biệt phần những hành vi, cách ứng xử hàng ngày cũng nói lên được tính cách của họ. Chẳng hạn người hay đi nhanh, nói năng thiếu suy nghĩ thì là những người có tính cách bộp chộp, khó làm những việc lớn. Còn những người chậm rãi, cẩn trọng thì thường là những người hướng nội, có xu hướng tham gia vào những công việc chuyên môn, đòi hỏi có chiều sâu.

Việc kết hợp quan sát các bộ phận, cũng như thái độ sống của một người giúp Nhân tướng có độ chính xác cao hơn. Tôi áp dụng khá nhiều trong việc tuyển dụng nhân sự của mình. Thông thường ngoài việc đặt câu hỏi thì tôi sẽ quan sát kỹ những đặc điểm nhân tướng của ứng viên cũng như phong thái của họ khi trả lời câu hỏi.


Phẫu thuật thẩm mỹ có thể thay đổi vận mệnh

Từ xưa tới nay con người luôn yêu mến cái đẹp, ai cũng mong muốn mình trở nên hoàn hảo và đẹp hơn. Đặc biệt, với phụ nữ thì nhu cầu này lại càng trở nên bức thiết hơn bởi họ tin rằng xinh đẹp sẽ giúp họ nhận được nhiều ưu ái hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống

Bộ phận thường được chị em quan tâm thẩm mỹ gần đây nhất chính là CHIẾC MŨI. Bởi vì, chiếc mũi trên khuôn mặt được xem là đại diện hôn nhân, quyền lực, tài vận, địa vị của một người (đặc biệt trong độ tuổi từ 41 đến 50). Cấu trúc xương mặt người Á Đông, phụ nữ thường sở hữu dáng mũi to với phần cánh mũi nhiều thịt, có thể trong vẻ đẹp thẩm mỹ đó là nét thô xấu nhưng theo nhân tướng thì phụ nữ có dáng mũi này chính là người vợ được nhờ chồng (lưu ý sống mũi cũng không nên quá thấp hoặc quá tẹt. Đầu mũi phải nhẵn nhụi và có thịt thì mới là chiếc mũi phát tài, có thể dựa vào năng lực của bản thân để đạt được thành công trong sự nghiệp). Vì thế, đi làm mũi nhỏ gọn đôi khi là cách cắt bớt phúc khí, giảm vận của chồng, hoàn toàn không hề tốt. Nhân thập vô toàn, cho bạn “đẹp”chỗ này, tất nhiên cho vận khí của bạn “thấp đi” chút xíu, đó chính là được mất cân bằng, được “đẹp” mất “vận”.

Trên khuôn mặt thì TRÁN là “thiên đình”, còn CẰM là “địa cát”. Cằm càng dày, càng đầy đặn thì báo hiệu một tuổi già càng tốt vận, phúc lộc tràn đầy, không phải lo âu. Nhưng dạo gần đây có mốt gọt cằm V-line khiến cằm nhỏ nhọn. Theo thẩm mỹ thì cho đó là đẹp còn trong nhân tướng lại là biểu trưng của một hậu vận cơ cực, khi về già thường dễ rơi vào cảnh cô đơn. Như vậy theo trào lưu và các lời quảng cáo có cánh, người người thay nhau đi gọt cằm, đó chẳng phải là tự mình cắt xén bớt “lộc” của mình hay sao? Trong nhân tướng học, mặt mũi khoằm, cằm nhọn, là tướng đào hoa, hôn nhân không tốt; là một trong những tướng mạo của thê thiếp, chứ không phải tướng phu nhân. Vì vậy, đừng chỉnh sửa để đổi “phúc tướng” cải thành “hung tướng”.


Phẫu thuật thẩm mỹ không thay đổi được vận mệnh

Bây giờ cái đẹp theo xu thế là cằm nhọn, nhưng đến một thời kỳ khác, thẩm mỹ quan thay đổi, lúc đó quan điểm về cái đẹp không còn như trước kia, mà lỡ trót dại thực hiện gọt bỏ đi rồi thì khó lòng hồi phục lại như lúc ban đầu. Chính vì thế, thay vì chạy đua theo “cái đẹp xu thế” bằng việc chỉnh sửa thẩm mỹ, chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và nhân cách bên trong của mình để có được “cái đẹp lâu bền”.


Nhân tướng mỗi người là cố định

Hẳn chúng ta đã từng nghe nói: “Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”.

Có nghĩa người có tâm như thế nào thì biểu hiện ra tướng mạo bên ngoài cũng như thế. Điều này chứng tỏ nhân tướng của mỗi người hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian.

Điều này đã được khoa học chứng minh chứ không phải mà mê tín hay là phán đoán không có căn cứ. Khi con người hạnh phúc, nghĩ điều hay, làm việc thiện, trong lòng sẽ cảm thấy vui vẻ và dễ chịu. Năng lượng tích cực sẽ giúp máu chảy về phía bề mặt da, giúp sắc thái sáng sủa, da dẻ hồng hào, đầu óc thư thái. Người khác nhìn vào cũng lấy làm thiện cảm mà tin tưởng, yêu quý. Được người người luôn sẵn lòng giúp đỡ và có nhiều cơ hội phát triển lâu dài. Ngược lại, người tính tình hà khắc, mưu mô, rất hay khó chịu, lúc nào cũng phải tính toán thì không thể nào có một khuôn mặt thanh nhã. Những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, ức chế, khiến khí huyết trong cơ thể kém đi. Từ đó sắc mặt mất vẻ tươi sáng và trở nên tươi sạm, nhợt nhạt; quầng mắt lờ đờ, ánh nhìn đảo điên, trông không chín chắn.

Chính vì vậy việc luôn hướng đến những giá trị hội tụ Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực, biết quan tâm đến mọi người là cách để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp. Nhờ vậy giúp bạn có được năng lượng tích cực, từ đó những đặc điểm nhân tướng đẹp, dễ nhận được thiện cảm của người khác.

Một đặc điểm về nhân tướng có thể hiểu được toàn bộ về một con người

Trong ca dao tục ngữ có rất nhiều câu nói đến nhân tướng của một người. Chẳng hạn như:

“Những người ti hí mắt lươn

Trai thời trộm cướp, gái tranh chồng người”

Nhận định này có thể đúng ở một vài trường hợp chứ không phải hoàn toàn đúng. Chính vì vậy việc quan sát một bộ phận để nhận xét về một ai đó sẽ dễ bị thiên lệch, không có độ chính xác cao.



Người có mắt ti hí thường bị hiểu nhầm về nhân tướng

Thêm nữa nhân tướng của một người có thể thay đổi, phụ thuộc vào thái độ sống của người đó. Chẳng hạn, một người dù có nhân tướng khi nhìn không có thiện cảm nhưng biết quan tâm giúp đỡ người khác thì sẽ được mọi người yêu quý, khi khó khăn có người giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có sự quan sát đủ lâu, đủ sâu, tránh tình trạng phiến diện dễ dẫn đến những góc nhìn sai lệch, thiếu đa chiều.


Nhân tướng là bộ môn rất phức tạp

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Nhân tướng học, tôi nhận thấy bộ môn này không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Thực chất có thể là bạn chưa tìm được nguồn tài liệu phù hợp cũng như gặp được người hướng dẫn cho bạn một phương pháp tìm hiểu đúng đắn.

Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều dòng sách bàn về Nhân tướng với những quan điểm rất khác nhau. Bạn cần phải tìm hiểu trước khi mua, tránh mua quá nhiều dẫn đến rối rắm phức tạp.

Thực tế chỉ cần nắm những yếu tố cốt lõi bạn có thể tiếp cận bộ môn Nhân tướng hết sức dễ dàng. Khi tiếp cận được bộ môn này bạn sẽ thấy việc quan sát, hiểu mình cũng như người khác sẽ rất đơn giản. Đây không phải là bộ môn rối rắm phức tạp và huyền bí như người ta vẫn hay đề cập. Tôi nghiên cứu nhân tướng rất nhiều năm nhưng khi chạm vào đạo học, thiền vipassana thì tôi mới thực sự đúc kết nó về đơn giản.Đó là Nhân tướng là nắm bắt hiện tượng, nhân quả là giải pháp.

Với mong muốn giúp nhiều người tiếp cận được những kiến thức đúng đắn, tránh hiểu lầm bộ môn Nhân tướng học, tôi và đội ngũ thường xuyên mở lớp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đã có hàng ngàn người tới lớp và có sự thay đổi góc nhìn về chính mình cũng như những người xung quanh. Đặc biệt bộ môn này ứng dụng khá hữu ích trong việc chọn người yêu, bạn đời, đối tác… Nhưng quan trọng hơn là việc hiểu mình để giúp mình, hiểu người để giúp người. Khi bạn hiểu được mình, làm nhiều việc tốt giúp người giúp đời thì việc có một nhân tướng tốt là điều dễ hiểu.


Nhân tướng để hiểu mình để giúp mình - hiểu người để giúp người

Tôi quan sát thấy chúng ta thường dễ thấy lỗi người khác chứ ít khi soi rọi lại chính mình. Bằng chứng là nhiều lần tương tác học viên tôi thấy họ thích nhận xét những điểm xấu của người khác và thường phán xét khá nhanh. Nhưng khi được hỏi về những đặc điểm nhân tướng của mình thì ít ai nói được, có người không thừa nhận những điểm xấu mà mình đang có.

Tôi thường xuyên mở các lớp tại Hà Nội và HCM

Việc học Nhân tướng không phải để SOI mà là để HIỂU. Bạn sẽ thấy được những đặc điểm để hiểu mình, hiểu người từ đó biết tu tâm sửa tính cũng như biết thông cảm và kết nối với người khác tốt hơn.

Rất nhiều cặp vợ chồng khi đến lớp Nhân tướng đã thấy được ra những nguyên nhân cốt lõi khiến cho mối quan hệ của họ trở nên căng thẳng. Từ đó có được giải pháp đúng đắn để điều chỉnh cho hòa hợp.

Chẳng hạn như người vợ có gò má cao thì thường hay mong cầu ở chồng mình nhiều thứ: chu toàn việc nhà, yêu thương vợ con… Nhưng trên thực tế ít có người đàn ông nào có thể tề gia nội trợ, quán xuyến mọi thứ từ sự nghiệp lẫn việc nhà như thế được. Người phụ nữ biết mình có sự mong cầu thì cần học cách tu tâm dưỡng tính. Còn chồng thì học cách nhường nhịn, lắng nghe yêu cầu của vợ thì mọi chuyện sẽ ổn.

Người có mắt long lanh mắt ướt, khi tranh luận thường lên giọng để lấn át thường là người có tính khí nóng nảy. Khi gặp người như vậy thì không nên đôi co đúng sai ngay, hãy cho họ thời gian để tâm trạng lắng xuống rồi mới nên trò chuyện thì sẽ hiệu quả hơn.


Kết luận

Bộ môn Nhân tướng học rất đơn giản và hữu ích nếu bạn biết cách tiếp cận và sử dụng đúng cách. Học nhân tướng không chỉ giúp bạn hiểu mình mà còn biết hiểu và sống hài hòa với người khác. Chú ý tránh việc phụ thuộc vào công cụ, dẫn đến phán xét và có cái nhìn sai lệch khi tiếp xúc với người khác.


108 views

Những hiểu lầm về nhân tướng học mà bạn nên biết

Nhân tướng học là một trong những bộ môn bắt nguồn từ thời xa xưa giúp chúng ta không chỉ hiểu được bản thân mà còn lựa chọn được vợ/chồng, đối tác… Nhưng vẫn còn nhiều hiểu lầm trong nhân tướng cần phải được định nghĩa lại. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn trên hành trình tìm hiểu bộ môn này.


5 hiểu lầm thường thấy khi tìm hiểu về nhân tướng học


Tôi bắt đầu tìm hiểu các sách về Đạo học, Nhân tướng những năm tôi học cấp hai và rất say mê. Chính vì vậy càng lớn tôi càng muốn học hỏi nhiều hơn. Tôi đi học khá nhiều vị thầy và thích hệ thống kiến thức lại để chia sẻ với mọi người. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều quan điểm sai lầm. Chẳng hạn như:


Nhân tướng chỉ là xem mắt, mũi, miệng

Chắc bạn không còn lạ lẫm với những quan niệm dân gian: “Lấy chồng xem tông, lấy vợ xem giống”, “nhìn mặt mà bắt hình dong”... Và nhiều người quan niệm nhân tướng là xem những bộ phận trên khuôn mặt. Chẳng hạn như: Mắt, mũi, miệng…


Mũi cũng nói lên nhiều về tính cách của một người

Nhưng trên thực tế đó chỉ là một phần nhỏ của Nhân tướng học và có sự thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy mà độ chính xác không cao. Xem nhân tướng còn phải tham khảo thêm các chi phần khác như: Gân xương, cốt cách, ánh mắt, giọng nói… Đặc biệt phần những hành vi, cách ứng xử hàng ngày cũng nói lên được tính cách của họ. Chẳng hạn người hay đi nhanh, nói năng thiếu suy nghĩ thì là những người có tính cách bộp chộp, khó làm những việc lớn. Còn những người chậm rãi, cẩn trọng thì thường là những người hướng nội, có xu hướng tham gia vào những công việc chuyên môn, đòi hỏi có chiều sâu.

Việc kết hợp quan sát các bộ phận, cũng như thái độ sống của một người giúp Nhân tướng có độ chính xác cao hơn. Tôi áp dụng khá nhiều trong việc tuyển dụng nhân sự của mình. Thông thường ngoài việc đặt câu hỏi thì tôi sẽ quan sát kỹ những đặc điểm nhân tướng của ứng viên cũng như phong thái của họ khi trả lời câu hỏi.


Phẫu thuật thẩm mỹ có thể thay đổi vận mệnh

Từ xưa tới nay con người luôn yêu mến cái đẹp, ai cũng mong muốn mình trở nên hoàn hảo và đẹp hơn. Đặc biệt, với phụ nữ thì nhu cầu này lại càng trở nên bức thiết hơn bởi họ tin rằng xinh đẹp sẽ giúp họ nhận được nhiều ưu ái hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống

Bộ phận thường được chị em quan tâm thẩm mỹ gần đây nhất chính là CHIẾC MŨI. Bởi vì, chiếc mũi trên khuôn mặt được xem là đại diện hôn nhân, quyền lực, tài vận, địa vị của một người (đặc biệt trong độ tuổi từ 41 đến 50). Cấu trúc xương mặt người Á Đông, phụ nữ thường sở hữu dáng mũi to với phần cánh mũi nhiều thịt, có thể trong vẻ đẹp thẩm mỹ đó là nét thô xấu nhưng theo nhân tướng thì phụ nữ có dáng mũi này chính là người vợ được nhờ chồng (lưu ý sống mũi cũng không nên quá thấp hoặc quá tẹt. Đầu mũi phải nhẵn nhụi và có thịt thì mới là chiếc mũi phát tài, có thể dựa vào năng lực của bản thân để đạt được thành công trong sự nghiệp). Vì thế, đi làm mũi nhỏ gọn đôi khi là cách cắt bớt phúc khí, giảm vận của chồng, hoàn toàn không hề tốt. Nhân thập vô toàn, cho bạn “đẹp”chỗ này, tất nhiên cho vận khí của bạn “thấp đi” chút xíu, đó chính là được mất cân bằng, được “đẹp” mất “vận”.

Trên khuôn mặt thì TRÁN là “thiên đình”, còn CẰM là “địa cát”. Cằm càng dày, càng đầy đặn thì báo hiệu một tuổi già càng tốt vận, phúc lộc tràn đầy, không phải lo âu. Nhưng dạo gần đây có mốt gọt cằm V-line khiến cằm nhỏ nhọn. Theo thẩm mỹ thì cho đó là đẹp còn trong nhân tướng lại là biểu trưng của một hậu vận cơ cực, khi về già thường dễ rơi vào cảnh cô đơn. Như vậy theo trào lưu và các lời quảng cáo có cánh, người người thay nhau đi gọt cằm, đó chẳng phải là tự mình cắt xén bớt “lộc” của mình hay sao? Trong nhân tướng học, mặt mũi khoằm, cằm nhọn, là tướng đào hoa, hôn nhân không tốt; là một trong những tướng mạo của thê thiếp, chứ không phải tướng phu nhân. Vì vậy, đừng chỉnh sửa để đổi “phúc tướng” cải thành “hung tướng”.


Phẫu thuật thẩm mỹ không thay đổi được vận mệnh

Bây giờ cái đẹp theo xu thế là cằm nhọn, nhưng đến một thời kỳ khác, thẩm mỹ quan thay đổi, lúc đó quan điểm về cái đẹp không còn như trước kia, mà lỡ trót dại thực hiện gọt bỏ đi rồi thì khó lòng hồi phục lại như lúc ban đầu. Chính vì thế, thay vì chạy đua theo “cái đẹp xu thế” bằng việc chỉnh sửa thẩm mỹ, chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và nhân cách bên trong của mình để có được “cái đẹp lâu bền”.


Nhân tướng mỗi người là cố định

Hẳn chúng ta đã từng nghe nói: “Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”.

Có nghĩa người có tâm như thế nào thì biểu hiện ra tướng mạo bên ngoài cũng như thế. Điều này chứng tỏ nhân tướng của mỗi người hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian.

Điều này đã được khoa học chứng minh chứ không phải mà mê tín hay là phán đoán không có căn cứ. Khi con người hạnh phúc, nghĩ điều hay, làm việc thiện, trong lòng sẽ cảm thấy vui vẻ và dễ chịu. Năng lượng tích cực sẽ giúp máu chảy về phía bề mặt da, giúp sắc thái sáng sủa, da dẻ hồng hào, đầu óc thư thái. Người khác nhìn vào cũng lấy làm thiện cảm mà tin tưởng, yêu quý. Được người người luôn sẵn lòng giúp đỡ và có nhiều cơ hội phát triển lâu dài. Ngược lại, người tính tình hà khắc, mưu mô, rất hay khó chịu, lúc nào cũng phải tính toán thì không thể nào có một khuôn mặt thanh nhã. Những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, ức chế, khiến khí huyết trong cơ thể kém đi. Từ đó sắc mặt mất vẻ tươi sáng và trở nên tươi sạm, nhợt nhạt; quầng mắt lờ đờ, ánh nhìn đảo điên, trông không chín chắn.

Chính vì vậy việc luôn hướng đến những giá trị hội tụ Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực, biết quan tâm đến mọi người là cách để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp. Nhờ vậy giúp bạn có được năng lượng tích cực, từ đó những đặc điểm nhân tướng đẹp, dễ nhận được thiện cảm của người khác.

Một đặc điểm về nhân tướng có thể hiểu được toàn bộ về một con người

Trong ca dao tục ngữ có rất nhiều câu nói đến nhân tướng của một người. Chẳng hạn như:

“Những người ti hí mắt lươn

Trai thời trộm cướp, gái tranh chồng người”

Nhận định này có thể đúng ở một vài trường hợp chứ không phải hoàn toàn đúng. Chính vì vậy việc quan sát một bộ phận để nhận xét về một ai đó sẽ dễ bị thiên lệch, không có độ chính xác cao.



Người có mắt ti hí thường bị hiểu nhầm về nhân tướng

Thêm nữa nhân tướng của một người có thể thay đổi, phụ thuộc vào thái độ sống của người đó. Chẳng hạn, một người dù có nhân tướng khi nhìn không có thiện cảm nhưng biết quan tâm giúp đỡ người khác thì sẽ được mọi người yêu quý, khi khó khăn có người giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có sự quan sát đủ lâu, đủ sâu, tránh tình trạng phiến diện dễ dẫn đến những góc nhìn sai lệch, thiếu đa chiều.


Nhân tướng là bộ môn rất phức tạp

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Nhân tướng học, tôi nhận thấy bộ môn này không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Thực chất có thể là bạn chưa tìm được nguồn tài liệu phù hợp cũng như gặp được người hướng dẫn cho bạn một phương pháp tìm hiểu đúng đắn.

Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều dòng sách bàn về Nhân tướng với những quan điểm rất khác nhau. Bạn cần phải tìm hiểu trước khi mua, tránh mua quá nhiều dẫn đến rối rắm phức tạp.

Thực tế chỉ cần nắm những yếu tố cốt lõi bạn có thể tiếp cận bộ môn Nhân tướng hết sức dễ dàng. Khi tiếp cận được bộ môn này bạn sẽ thấy việc quan sát, hiểu mình cũng như người khác sẽ rất đơn giản. Đây không phải là bộ môn rối rắm phức tạp và huyền bí như người ta vẫn hay đề cập. Tôi nghiên cứu nhân tướng rất nhiều năm nhưng khi chạm vào đạo học, thiền vipassana thì tôi mới thực sự đúc kết nó về đơn giản.Đó là Nhân tướng là nắm bắt hiện tượng, nhân quả là giải pháp.

Với mong muốn giúp nhiều người tiếp cận được những kiến thức đúng đắn, tránh hiểu lầm bộ môn Nhân tướng học, tôi và đội ngũ thường xuyên mở lớp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đã có hàng ngàn người tới lớp và có sự thay đổi góc nhìn về chính mình cũng như những người xung quanh. Đặc biệt bộ môn này ứng dụng khá hữu ích trong việc chọn người yêu, bạn đời, đối tác… Nhưng quan trọng hơn là việc hiểu mình để giúp mình, hiểu người để giúp người. Khi bạn hiểu được mình, làm nhiều việc tốt giúp người giúp đời thì việc có một nhân tướng tốt là điều dễ hiểu.


Nhân tướng để hiểu mình để giúp mình - hiểu người để giúp người

Tôi quan sát thấy chúng ta thường dễ thấy lỗi người khác chứ ít khi soi rọi lại chính mình. Bằng chứng là nhiều lần tương tác học viên tôi thấy họ thích nhận xét những điểm xấu của người khác và thường phán xét khá nhanh. Nhưng khi được hỏi về những đặc điểm nhân tướng của mình thì ít ai nói được, có người không thừa nhận những điểm xấu mà mình đang có.

Tôi thường xuyên mở các lớp tại Hà Nội và HCM

Việc học Nhân tướng không phải để SOI mà là để HIỂU. Bạn sẽ thấy được những đặc điểm để hiểu mình, hiểu người từ đó biết tu tâm sửa tính cũng như biết thông cảm và kết nối với người khác tốt hơn.

Rất nhiều cặp vợ chồng khi đến lớp Nhân tướng đã thấy được ra những nguyên nhân cốt lõi khiến cho mối quan hệ của họ trở nên căng thẳng. Từ đó có được giải pháp đúng đắn để điều chỉnh cho hòa hợp.

Chẳng hạn như người vợ có gò má cao thì thường hay mong cầu ở chồng mình nhiều thứ: chu toàn việc nhà, yêu thương vợ con… Nhưng trên thực tế ít có người đàn ông nào có thể tề gia nội trợ, quán xuyến mọi thứ từ sự nghiệp lẫn việc nhà như thế được. Người phụ nữ biết mình có sự mong cầu thì cần học cách tu tâm dưỡng tính. Còn chồng thì học cách nhường nhịn, lắng nghe yêu cầu của vợ thì mọi chuyện sẽ ổn.

Người có mắt long lanh mắt ướt, khi tranh luận thường lên giọng để lấn át thường là người có tính khí nóng nảy. Khi gặp người như vậy thì không nên đôi co đúng sai ngay, hãy cho họ thời gian để tâm trạng lắng xuống rồi mới nên trò chuyện thì sẽ hiệu quả hơn.


Kết luận

Bộ môn Nhân tướng học rất đơn giản và hữu ích nếu bạn biết cách tiếp cận và sử dụng đúng cách. Học nhân tướng không chỉ giúp bạn hiểu mình mà còn biết hiểu và sống hài hòa với người khác. Chú ý tránh việc phụ thuộc vào công cụ, dẫn đến phán xét và có cái nhìn sai lệch khi tiếp xúc với người khác.


108 views0 comments
bottom of page