1. Thiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana là phương pháp thực hành trong Phật Giáo, giúp chúng ta thấy được bản chất chân thật của cuộc sống, từ đó giảm trừ đau khổ, hướng con người đến cuộc sống bình an, hạnh phúc. Thực hành Vipassana giúp người tập phát triển một tâm hồn lành mạnh để thấy được rằng ta chỉ đang đánh giá mọi việc bằng sự hiểu biết hạn hẹp của bản thân mình, qua đó tu tập, hướng tới việc nhìn thấu bản chất sự việc.
Có 4 lĩnh vực thực hành Thiền Vipassana: Quán Thân Quán Thọ (cảm giác) Quán Tâm Quán Pháp (mọi sự vật, hiện tượng)
2. Lợi ích khi thực hành thiền Vipassana Hiện nay, có rất nhiều cách Thiền được chia sẻ trên MXH, tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng để không “lạc đường”. Khi thực hành Thiền, các bạn hãy đến những trung tâm tu học uy tín, được các vị Thiền sư chỉ dạy để được hướng dẫn đúng cách.
Nếu thực hành Thiền Vipassana đúng cách, các bạn sẽ thấy rõ hiệu quả:
2.1 Cải thiện về sức khỏe Có rất nhiều căn bệnh được hình thành do rối loạn cảm xúc như căng thẳng thường xuyên sẽ bị đau dạ dày, giận nhiều sẽ hại gan, và đặc biệt phòng chống được các bệnh liên quan tới tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ thường xuyên.
Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, sử dụng thiền chánh niệm đã làm giảm được phản ứng viêm do căng thẳng gây ra
Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền cũng có thể cải thiện được các triệu chứng của các tình trạng liên quan đến căng thẳng, gồm có hội chứng ruột kích thích, rối loạn giấc ngủ sau chấn thương và đau cơ xơ hóa.
Đồng thời một đánh giá về các phương pháp điều trị được thực hiện cho hơn 3.500 người lớn cho thấy được thiền chánh niệm đã cải thiện các triệu chứng trầm cảm.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người hoàn thành bài tập thiền sẽ ít có suy nghĩ tiêu cực hơn khi xem những hình ảnh tiêu cực, so với những người trong nhóm đối chứng
Với hoạt động thường ngày, nhất là khi ăn, uống, nằm, ngồi,.. nếu áp dụng thiền trong đời sống sẽ giúp cơ thể khỏe hơn, máu huyết lưu thông.
Giảm cơn đau ở các bệnh thuộc về Thân, đặc biệt, một số bệnh hiểm nghèo khi áp dụng thiền kết hợp với các bài thuốc sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh đáng kể.
1.2 Các giác quan trở nên nhạy bén hơn
Khi thực hành thiền thường xuyên, các giác quan của các bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn như tai thính hơn, mắt nhìn xa và rõ hơn.
Khi hành thiền có kết quả, tâm tĩnh lặng (định) khởi sinh, chúng ta sẽ nhìn thấy sự bản chất thật của cuộc sống. Ví dụ, khi bạn nhìn cái ghế và thấy nó là tổng hợp của rất nhiều phân tử hợp thành thì đó là bản chất thật (giống như nhìn dưới kính hiển vi) của vũ trụ. Chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, thay vì chỉ nhìn trên bề mặt hiện tượng. Từ đó trí tuệ tri thức mới khởi sinh.
Tuy nhiên, chúng ta phải vô cùng cẩn trọng khi thấy bản thân “đặc biệt” hơn. Bản ngã, tâm tham dễ dàng khởi sinh khiến các bạn đi lệnh hướng, dễ bị lôi kéo và lợi dụng.
1.3 Tăng mạnh về Trí Tuệ và Đạo Đức
Khi thực hành Thiền (định) đúng cách, trí tuệ về tri thức sẽ khởi sinh vì bạn nhận ra bản chất thật của vũ trụ. Tuy nhiên khi thực hành Thiền (định & niệm) sẽ giúp bạn loại bỏ được những tâm bất thiện luôn hiện hữu trong cuộc sống như tham lam, đố kỵ, sợ hãi, hoang mang, ích kỷ,… để sống bình an, hạnh phúc và ý nghĩa hơn.
Một phân tích tổng hợp của 22 nghiên cứu về hình thức thiền này đã chứng minh khả năng của nó trong việc giúp tăng cường lòng trắc ẩn của mọi người đối với bản thân và những người khác.
Một nghiên cứu ở 100 người lớn được phân công ngẫu nhiên vào một chương trình bao gồm thiền định về lòng nhân ái cho thấy được những lợi ích này phụ thuộc vào thời gian bạn dành để thiền và hiệu quả của nó.
Nói cách khác, mọi người càng dành nhiều thời gian cho việc thực hành thiền từ tâm hàng tuần, họ càng trải qua nhiều cảm giác tích cực hơn
Một nghiên cứu khác ở 50 sinh viên đại học cho thấy thực hành thiền từ tâm 3 lần mỗi tuần giúp cải thiện cảm xúc tích cực, tương tác giữa các cá nhân và sự hiểu biết về người khác chỉ sau 4 tuần
Những lợi ích này sẽ được tích lũy theo thời gian.
4. Những địa điểm dạy thiền Vipassana uy tín 4.1 Phía Bắc Chùa Long Hưng, Đông Anh, Hà Nội Chùa Tứ Kỳ, Hoàng Mai, Hà Nội Thiền Viện Sùng Phúc: Địa chỉ ĐT378, Cự Khôi, Long Biên, Hà Nội Thiền viện Trúc Lâm, Tây Thiên, Vĩnh Phúc Chùa Đình Quán, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
4.2 Phía Nam Thiền viện Phước Sơn, Long Thành, Đồng Nai Thiền viện Hồng Trung Sơn – Nam Cát Tiên
Dành cho những bạn nào muốn tìm hiểu về Thiền trong đời sống và hành trình phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, tìm về cuộc sống bình an và hạnh phúc tham khảo tại đây nhé: Khóa Chánh Kiến 2 – Kiến tạo con đường hạnh phúc