top of page

5 chìa khóa quản lý cảm xúc - kiềm chế cơn giận hiệu quả


Quản lý cảm xúc là một điều rất quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày. Dù bạn là ai, dù bạn đang làm gì chăng nữa…thì kết thúc một ngày làm việc, bạn cũng đều sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Ở một khía cạnh nào đó của cuộc sống, ắt hẳn bạn cũng sẽ phải trải qua cảm xúc tức giận với một ai đó hoặc với một điều gì đó. Rất nhiều người đã đánh mất lý trí và sự kiểm soát của mình bởi cơn tức giận và gây ra những hậu quả nghiêm trọng khiến họ ray rứt, hối hận mãi về sau. Sau đây là 5 chìa khóa then chốt mà chúng ta có thể xử lý cơn tức giận một cách hiệu quả và ít gây tổn thất nhất cho bản thân và mọi người xung quanh.


1. Chìa khóa đầu tiên: Đừng dính mắc

Bản ngã - Cái tôi của chúng ta lúc nào cũng muốn chứng minh rằng nó đúng. Hãy thử nghĩ về lần cuối cùng bạn xảy ra tranh cãi hoặc không đồng tình với ai về một việc gì đó. Có thể lúc bắt đầu cuộc đối thoại, bạn đã tự nhủ rằng mình sẽ cố giữ cho bản thân một tâm thế thật cởi mở để cho mình cơ hội học hỏi, tiếp thu những điều mới. Thế nhưng, khi có bất đồng xảy ra, mọi thứ đột nhiên thay đổi.


Đừng chỉ khư khư giữ quan điểm của mình khi tranh luận


Vào lúc này, bên trong bạn sẽ khởi lên sự tức giận và khó chịu khi có ai đó phản đối quan điểm của mình. Bạn sẽ có xu hướng cố biện minh và bảo vệ cho cái tôi, cho quan điểm của mình đến cùng. Đó là lúc bạn đang bị dính mắc với “Cái tôi” luôn cho rằng mình đúng.

 

“Dính mắc” ở đây có nghĩa là, giả sử trong một cuộc thảo luận, bạn đưa ra một ý kiến; 

Nếu ai đó không đồng ý với quan điểm ấy, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và tức giận. Điều này xảy ra bởi bạn đã bị dính mắc vào những suy nghĩ, ý tưởng của mình. Bạn cho rằng đó là những suy nghĩ, là ý tưởng của bạn. Và bạn cũng cho rằng những suy nghĩ ấy đại diện cho chính bản thân mình… Điều này khiến bạn khởi sinh suy nghĩ rằng: Nếu ai đó bất đồng hay phủ nhận quan điểm/ý kiến của tôi, vậy thì người ấy cũng đang phủ nhận chính bản thân tôi!


Bây giờ, hãy thực hành việc ngưng dính mắc mình vào một ý tưởng, quan điểm nào đó. Trong một cuộc thảo luận, nếu có ai đó không tán thành với quan điểm của bạn. Đó không phải là dấu hiệu chứng tỏ họ đang coi thường, phủ nhận hay cố tình xúc phạm bạn… Điều này đơn giản là người ấy chỉ đang không đồng tình với một trong số những quan điểm bạn đưa ra mà thôi. Hãy nhớ, bạn không phải là những quan điểm, ý tưởng của bạn. Việc bạn không bị dính mắc quá vào những quan điểm sẽ giúp bạn có sự bình tĩnh, sáng suốt và khách quan hơn, đặc biệt là trong việc giao tiếp với mọi người trong đời sống hàng ngày.


2. Chìa khóa số 2: Đừng coi đó là công kích cá nhân (Đừng lấy thế mà tự ái)


Đã bao nhiêu lần bạn thấy cơn giận của mình nổi lên bởi cảm giác tự ái vì cảm thấy ai đó đang động chạm hay xúc phạm đến mình? Tất cả chúng ta, ai cũng đều có không vấn đề này thì cũng vấn đề kia xảy đến trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, vấn đề chỉ thực sự là vấn đề khi chúng ta bắt đầu coi vấn đề của người khác là vấn đề của mình.


Khi tôi đăng các bài viết hoặc video trên MXH, dưới mỗi bài viết đều có rất nhiều bình luận. Hầu hết trong số đó là những bình luận mang tính tích cực hoặc những lời cảm ơn. Tuy vậy, đâu đó chắc chắn vẫn có những bình luận tiêu cực hoặc mang tính công kích cá nhân.


Khi những tình huống như thế xảy ra, tôi không lấy thế làm tự ái hay khó chịu, bởi tôi hiểu rằng đó không phải là vấn đề của tôi. Nếu bạn thậm chí còn chẳng biết về tôi một cách rõ ràng, vậy thì căn cứ nào để bạn có thể nói những lời như vậy về tôi? Căn cứ nào để bạn cho rằng những điều đó là đúng?!


Thực chất, những lời mang tính công kích ấy… chỉ là bạn đang tự nói với chính mình!


Khi xuất hiện những người nói những điều mang tính công kích hoặc cố tình gây hấn… Hãy hiểu rằng đó không phải là vấn đề của bạn. Khi bạn thực sự hiểu được điều này (Có sự khác biệt giữa việc hiểu lý thuyết kiến thức và việc bạn thực sự cảm nhận và hiểu điều đó bằng cả trái tim nhé). Và bạn có thể học được cách không coi những lời người khác nói là công kích cá nhân (Không vì thế mà lấy làm tự ái)... Đó là món quà tuyệt vời nhất bạn có thể tự trao tặng cho chính mình.


3. Chìa khóa thứ 3: Học cách buông bỏ


Hầu như tất cả mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn khi cố từ bỏ một điều gì đó. Vì sao việc buông bỏ một điều gì đó lại khó khăn đến vậy?


Một lần nữa, vấn đề này lại liên quan đến Cái tôi của chúng ta. Bởi chúng ta luôn muốn mọi thứ phải xảy ra theo cách ta mong muốn.Khi mọi thứ không theo như những gì ta mong đợi, ta liền cảm thấy vụn vỡ và sụp đổ. Vậy nên việc buông bỏ ý muốn mọi thứ phải theo ý mình là một trong những chìa khóa rất quan trọng để quản lý cơn giận của bạn một cách đúng đắn.


Hãy luôn ý thức bài học về sự buông bỏ

Một người hay giận dữ sẽ thường trực suy nghĩ: Mọi thứ chẳng bao giờ theo ý của tôi cả! Điều quan trọng ở đây là bạn không nên sử dụng những từ ngữ mang tính cực đoan như vậy. Bởi từ ngữ mang tính cực đoan sẽ dẫn đến những cảm xúc cực đoan. Chẳng hạn: “Anh chẳng bao giờ quan tâm đến cảm giác của em… Em lúc nào cũng cằn nhằn…Tôi chịu hết nổi cái nhà này rồi…”

“Chẳng bao giờ, luôn, lúc nào cũng vậy, hết chịu nổi…” chính là những từ ngữ mang tính cực đoan. Hãy cẩn thận với từ ngữ của mình. Từ ngữ mang năng lượng. Và những từ ngữ cực đoan sẽ dẫn theo những cảm xúc cực đoan. Bạn hãy hiểu rằng, không có ai hay bất kỳ điều gì trên đời này có nghĩa vụ phải sống theo ý muốn của bạn cả. 

Bạn càng cố nắm chặt và kiểm soát… thì khi mọi thứ không hoạt động theo ý muốn của bạn, bạn càng dễ trở nên tức giận và đau khổ. Việc học cách “buông bỏ ý muốn khiến mọi thứ phải đúng theo ý mình” chính là một trong những chìa khóa quyền năng giúp bạn quản lý cơn giận của mình. 

4. Chìa khóa thứ 4: Nhận biết những gì đang xảy ra trong cơ thể bạn

Nhận biết có nghĩa là bạn cần có sự chú tâm quan sát và ý thức trọn vẹn những gì đang xảy ra trong cơ thể của mình. Thử nghĩ lại xem: Đã bao nhiêu lần trong đời bạn nổi cáu với ai đó, không phải vì người ấy lầm lỗi gì với bạn, mà chỉ bởi vì lúc đó bạn đang rất đói bụng? Bao nhiêu người trong số các bạn từng nổi cáu với ai đó chỉ bởi vì bạn đang quá mệt mỏi?! Sự thực là, có những lúc chúng ta cãi nhau với ai đó chỉ bởi ta cảm thấy quá mệt mỏi vào thời điểm đó.


Luôn chú ý vào cảm nhận của cơ thể

Mấu chốt vấn đề đó là: Khi bạn không nhận biết điều gì đang xảy ra trong cơ thể này, tâm trí bạn thường bắt đầu tưởng tượng và dựng nên những câu chuyện không có thực. Điều này là bởi tâm trí luôn có xu hướng muốn kết nối với những gì mà cơ thể đang cảm nhận. Vậy nên khi thấy đói bụng, bạn bắt đầu nghĩ rằng mình đang cảm thấy khó chịu. Và vì bạn đang cảm thấy khó chịu, vậy nên chắc hẳn điều này/người này… đang làm cho bạn mệt mỏi, bực bội. Và tâm trí bạn bắt đầu dựng lên một câu chuyện nào đó, bắt đầu viện ra những lý do, những dẫn chứng… để rồi bạn thực sự tin rằng cảm giác khó chịu của mình là do người nào đó hoặc việc nào đó gây ra cho mình. Và thế là bạn trở nên tức giận! Ngược lại, cùng trong tình huống đó, nhưng bạn được ăn no vào lúc ấy. Vậy thì chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hay tức giận khi đối mặt với cùng một vấn đề đó. 


Vậy nên việc nhận biết rõ ràng những gì đang xảy ra bên trong cơ thể bạn là điều rất quan trọng. Bạn càng chú tâm quan sát và tỉnh thức với hiện tại đang xảy ra bao nhiêu, bạn càng dễ dàng nhận biết bấy nhiêu. Đó cũng là tiền đề rất quan trọng để chúng ta thực hành chìa khóa thứ 5 sau đây.


5. Chìa khóa thứ 5: Học cách nói ra những gì đang thực sự xảy ra với bạn


Bí quyết này thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thực hành được lại khó vô cùng. Quay trở về ví dụ trước đó, nếu trong tình huống bạn đang cảm thấy rất đói bụng (bạn hiểu rằng bạn rất dễ trở nên cáu gắt mỗi khi đói). Nhưng trong khi đó, vợ bạn lại đang muốn nói chuyện. Trường hợp này bạn nên xử trí thế nào? Thay vì nổi cáu hay cằn nhằn với vợ mình, sau đó xác định tinh thần cho một cuộc cãi vã… Bạn có thể nói với vợ thế này: “Em à, anh đang cảm thấy đói bụng ngay lúc này. Vậy nên anh nghĩ rằng đây không phải là lúc thích hợp để chúng ta nói chuyện với nhau, bởi vì thực sự anh đang rất đói. Để anh kiếm nhanh cái gì đó bỏ bụng rồi sau đó chúng ta có thể ngồi xuống để cùng trao đổi với nhau về chuyện em đang nhắc đến nhé.” Tôi đảm bảo với bạn rằng, khi bạn chia sẻ rõ ràng trạng thái của mình, vợ bạn sẽ thấu hiểu cho bạn. Và cả chính bạn cũng ngăn ngừa được cơ hội cho cơn giận bùng nổ bên trong mình.



Hãy học cách chia sẻ cảm xúc của mình với người khác

Tôi hay nghe có một lời khuyên phổ biến thế này: “Đừng bao giờ đi ngủ với sự tức giận.” Thực ra, nếu lý do duy nhất khiến bạn cãi nhau với người yêu, hoặc vợ, chồng của mình là bởi vì cả hai, hoặc một trong hai đang cảm thấy mệt mỏi, vậy thì bạn nên đi ngủ mới đúng (Mặc dù có thể bạn vẫn đang mang theo tâm trạng bực bội vào giấc ngủ). 


Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau, với một tâm trí hoàn toàn tỉnh táo và cơ thể được hồi phục sau giấc ngủ say, vậy thì điều kỳ lạ sẽ xảy ra. Bạn chắc chắn sẽ không còn cảm giác muốn tranh cãi hay bực tức như hôm trước nữa! (Còn nếu bạn vẫn cảm thấy tức giận và muốn tranh cãi, vậy thì hãy cứ tiếp tục, bởi đó là một câu chuyện khác và có nhiều lý do ẩn sau đó rồi!)


Vậy nên hãy dành thời gian để chú tâm quan sát, nhận biết những gì đang xảy ra với cơ thể bạn và thể hiện chính xác điều đó ra. Bạn càng chú tâm quan sát bao nhiêu, bạn sẽ càng dễ dàng thể hiện bản thân mình một cách chính xác và đúng đắn bấy nhiêu. Những điều này nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng vì sao chúng lại quá khó để làm theo?


Khi bạn làm theo 5 cách sau đây, sự tức giận vẫn có thể khởi sinh, nhưng chắc chắn bạn sẽ có thể xử lý cơn giận ấy theo một cách hiệu quả hơn rất nhiều.


Kết luận 

Việc bạn có thể quản lý cơn tức giận của mình là một điều đem đến nhiều lợi ích, không chỉ cho bạn, mà còn cho tất cả mọi người xung quanh. Người càng biết cách quản lý cảm xúc giỏi, người đó càng chứng tỏ sự trưởng thành, chín chắn và vững vàng bên trong nội tâm mình. 


Người biết quản lý cảm xúc tốt là người có nội lực rất vững vàng, bởi vậy cho nên họ luôn có thể đối mặt với mọi sự và xử lý chúng một cách sáng suốt, nhẹ nhàng và bình an. Rất hiếm hoặc hầu như không có điều gì có thể khiến họ mất đi sự an tĩnh bên trong mình. Tuy vậy, để quản lý cảm xúc và rèn luyện nội lực vững vàng không đơn giản. Điều này đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực, chú tâm thực hành, quay về với chính mình của bạn rất nhiều. Thậm chí có những người đã thử thực hành thiền, hay thử rất nhiều phương pháp quản lý cảm xúc khác nhau nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cao. 

Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể tham gia lớp Chánh kiến 2. Khóa học sẽ giúp bạn những bí quyết cốt lõi trong quản lý cảm xúc để sống bình an trước mọi áp lực cuộc sống. Đồng thời giúp bạn phương pháp tiếp cận đến Thiền và Quán tâm đúng đắn, từ đó sử được tâm tính, tăng trưởng trí tuệ, bớt suy nghĩ, lắng lo… sống một cuộc sống thực sự hạnh phúc và bình an bên trong.

192 views

5 chìa khóa quản lý cảm xúc - kiềm chế cơn giận hiệu quả


Quản lý cảm xúc là một điều rất quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày. Dù bạn là ai, dù bạn đang làm gì chăng nữa…thì kết thúc một ngày làm việc, bạn cũng đều sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Ở một khía cạnh nào đó của cuộc sống, ắt hẳn bạn cũng sẽ phải trải qua cảm xúc tức giận với một ai đó hoặc với một điều gì đó. Rất nhiều người đã đánh mất lý trí và sự kiểm soát của mình bởi cơn tức giận và gây ra những hậu quả nghiêm trọng khiến họ ray rứt, hối hận mãi về sau. Sau đây là 5 chìa khóa then chốt mà chúng ta có thể xử lý cơn tức giận một cách hiệu quả và ít gây tổn thất nhất cho bản thân và mọi người xung quanh.


1. Chìa khóa đầu tiên: Đừng dính mắc

Bản ngã - Cái tôi của chúng ta lúc nào cũng muốn chứng minh rằng nó đúng. Hãy thử nghĩ về lần cuối cùng bạn xảy ra tranh cãi hoặc không đồng tình với ai về một việc gì đó. Có thể lúc bắt đầu cuộc đối thoại, bạn đã tự nhủ rằng mình sẽ cố giữ cho bản thân một tâm thế thật cởi mở để cho mình cơ hội học hỏi, tiếp thu những điều mới. Thế nhưng, khi có bất đồng xảy ra, mọi thứ đột nhiên thay đổi.


Đừng chỉ khư khư giữ quan điểm của mình khi tranh luận


Vào lúc này, bên trong bạn sẽ khởi lên sự tức giận và khó chịu khi có ai đó phản đối quan điểm của mình. Bạn sẽ có xu hướng cố biện minh và bảo vệ cho cái tôi, cho quan điểm của mình đến cùng. Đó là lúc bạn đang bị dính mắc với “Cái tôi” luôn cho rằng mình đúng.

 

“Dính mắc” ở đây có nghĩa là, giả sử trong một cuộc thảo luận, bạn đưa ra một ý kiến; 

Nếu ai đó không đồng ý với quan điểm ấy, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và tức giận. Điều này xảy ra bởi bạn đã bị dính mắc vào những suy nghĩ, ý tưởng của mình. Bạn cho rằng đó là những suy nghĩ, là ý tưởng của bạn. Và bạn cũng cho rằng những suy nghĩ ấy đại diện cho chính bản thân mình… Điều này khiến bạn khởi sinh suy nghĩ rằng: Nếu ai đó bất đồng hay phủ nhận quan điểm/ý kiến của tôi, vậy thì người ấy cũng đang phủ nhận chính bản thân tôi!


Bây giờ, hãy thực hành việc ngưng dính mắc mình vào một ý tưởng, quan điểm nào đó. Trong một cuộc thảo luận, nếu có ai đó không tán thành với quan điểm của bạn. Đó không phải là dấu hiệu chứng tỏ họ đang coi thường, phủ nhận hay cố tình xúc phạm bạn… Điều này đơn giản là người ấy chỉ đang không đồng tình với một trong số những quan điểm bạn đưa ra mà thôi. Hãy nhớ, bạn không phải là những quan điểm, ý tưởng của bạn. Việc bạn không bị dính mắc quá vào những quan điểm sẽ giúp bạn có sự bình tĩnh, sáng suốt và khách quan hơn, đặc biệt là trong việc giao tiếp với mọi người trong đời sống hàng ngày.


2. Chìa khóa số 2: Đừng coi đó là công kích cá nhân (Đừng lấy thế mà tự ái)


Đã bao nhiêu lần bạn thấy cơn giận của mình nổi lên bởi cảm giác tự ái vì cảm thấy ai đó đang động chạm hay xúc phạm đến mình? Tất cả chúng ta, ai cũng đều có không vấn đề này thì cũng vấn đề kia xảy đến trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, vấn đề chỉ thực sự là vấn đề khi chúng ta bắt đầu coi vấn đề của người khác là vấn đề của mình.


Khi tôi đăng các bài viết hoặc video trên MXH, dưới mỗi bài viết đều có rất nhiều bình luận. Hầu hết trong số đó là những bình luận mang tính tích cực hoặc những lời cảm ơn. Tuy vậy, đâu đó chắc chắn vẫn có những bình luận tiêu cực hoặc mang tính công kích cá nhân.


Khi những tình huống như thế xảy ra, tôi không lấy thế làm tự ái hay khó chịu, bởi tôi hiểu rằng đó không phải là vấn đề của tôi. Nếu bạn thậm chí còn chẳng biết về tôi một cách rõ ràng, vậy thì căn cứ nào để bạn có thể nói những lời như vậy về tôi? Căn cứ nào để bạn cho rằng những điều đó là đúng?!


Thực chất, những lời mang tính công kích ấy… chỉ là bạn đang tự nói với chính mình!


Khi xuất hiện những người nói những điều mang tính công kích hoặc cố tình gây hấn… Hãy hiểu rằng đó không phải là vấn đề của bạn. Khi bạn thực sự hiểu được điều này (Có sự khác biệt giữa việc hiểu lý thuyết kiến thức và việc bạn thực sự cảm nhận và hiểu điều đó bằng cả trái tim nhé). Và bạn có thể học được cách không coi những lời người khác nói là công kích cá nhân (Không vì thế mà lấy làm tự ái)... Đó là món quà tuyệt vời nhất bạn có thể tự trao tặng cho chính mình.


3. Chìa khóa thứ 3: Học cách buông bỏ


Hầu như tất cả mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn khi cố từ bỏ một điều gì đó. Vì sao việc buông bỏ một điều gì đó lại khó khăn đến vậy?


Một lần nữa, vấn đề này lại liên quan đến Cái tôi của chúng ta. Bởi chúng ta luôn muốn mọi thứ phải xảy ra theo cách ta mong muốn.Khi mọi thứ không theo như những gì ta mong đợi, ta liền cảm thấy vụn vỡ và sụp đổ. Vậy nên việc buông bỏ ý muốn mọi thứ phải theo ý mình là một trong những chìa khóa rất quan trọng để quản lý cơn giận của bạn một cách đúng đắn.


Hãy luôn ý thức bài học về sự buông bỏ

Một người hay giận dữ sẽ thường trực suy nghĩ: Mọi thứ chẳng bao giờ theo ý của tôi cả! Điều quan trọng ở đây là bạn không nên sử dụng những từ ngữ mang tính cực đoan như vậy. Bởi từ ngữ mang tính cực đoan sẽ dẫn đến những cảm xúc cực đoan. Chẳng hạn: “Anh chẳng bao giờ quan tâm đến cảm giác của em… Em lúc nào cũng cằn nhằn…Tôi chịu hết nổi cái nhà này rồi…”

“Chẳng bao giờ, luôn, lúc nào cũng vậy, hết chịu nổi…” chính là những từ ngữ mang tính cực đoan. Hãy cẩn thận với từ ngữ của mình. Từ ngữ mang năng lượng. Và những từ ngữ cực đoan sẽ dẫn theo những cảm xúc cực đoan. Bạn hãy hiểu rằng, không có ai hay bất kỳ điều gì trên đời này có nghĩa vụ phải sống theo ý muốn của bạn cả. 

Bạn càng cố nắm chặt và kiểm soát… thì khi mọi thứ không hoạt động theo ý muốn của bạn, bạn càng dễ trở nên tức giận và đau khổ. Việc học cách “buông bỏ ý muốn khiến mọi thứ phải đúng theo ý mình” chính là một trong những chìa khóa quyền năng giúp bạn quản lý cơn giận của mình. 

4. Chìa khóa thứ 4: Nhận biết những gì đang xảy ra trong cơ thể bạn

Nhận biết có nghĩa là bạn cần có sự chú tâm quan sát và ý thức trọn vẹn những gì đang xảy ra trong cơ thể của mình. Thử nghĩ lại xem: Đã bao nhiêu lần trong đời bạn nổi cáu với ai đó, không phải vì người ấy lầm lỗi gì với bạn, mà chỉ bởi vì lúc đó bạn đang rất đói bụng? Bao nhiêu người trong số các bạn từng nổi cáu với ai đó chỉ bởi vì bạn đang quá mệt mỏi?! Sự thực là, có những lúc chúng ta cãi nhau với ai đó chỉ bởi ta cảm thấy quá mệt mỏi vào thời điểm đó.


Luôn chú ý vào cảm nhận của cơ thể

Mấu chốt vấn đề đó là: Khi bạn không nhận biết điều gì đang xảy ra trong cơ thể này, tâm trí bạn thường bắt đầu tưởng tượng và dựng nên những câu chuyện không có thực. Điều này là bởi tâm trí luôn có xu hướng muốn kết nối với những gì mà cơ thể đang cảm nhận. Vậy nên khi thấy đói bụng, bạn bắt đầu nghĩ rằng mình đang cảm thấy khó chịu. Và vì bạn đang cảm thấy khó chịu, vậy nên chắc hẳn điều này/người này… đang làm cho bạn mệt mỏi, bực bội. Và tâm trí bạn bắt đầu dựng lên một câu chuyện nào đó, bắt đầu viện ra những lý do, những dẫn chứng… để rồi bạn thực sự tin rằng cảm giác khó chịu của mình là do người nào đó hoặc việc nào đó gây ra cho mình. Và thế là bạn trở nên tức giận! Ngược lại, cùng trong tình huống đó, nhưng bạn được ăn no vào lúc ấy. Vậy thì chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hay tức giận khi đối mặt với cùng một vấn đề đó. 


Vậy nên việc nhận biết rõ ràng những gì đang xảy ra bên trong cơ thể bạn là điều rất quan trọng. Bạn càng chú tâm quan sát và tỉnh thức với hiện tại đang xảy ra bao nhiêu, bạn càng dễ dàng nhận biết bấy nhiêu. Đó cũng là tiền đề rất quan trọng để chúng ta thực hành chìa khóa thứ 5 sau đây.


5. Chìa khóa thứ 5: Học cách nói ra những gì đang thực sự xảy ra với bạn


Bí quyết này thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thực hành được lại khó vô cùng. Quay trở về ví dụ trước đó, nếu trong tình huống bạn đang cảm thấy rất đói bụng (bạn hiểu rằng bạn rất dễ trở nên cáu gắt mỗi khi đói). Nhưng trong khi đó, vợ bạn lại đang muốn nói chuyện. Trường hợp này bạn nên xử trí thế nào? Thay vì nổi cáu hay cằn nhằn với vợ mình, sau đó xác định tinh thần cho một cuộc cãi vã… Bạn có thể nói với vợ thế này: “Em à, anh đang cảm thấy đói bụng ngay lúc này. Vậy nên anh nghĩ rằng đây không phải là lúc thích hợp để chúng ta nói chuyện với nhau, bởi vì thực sự anh đang rất đói. Để anh kiếm nhanh cái gì đó bỏ bụng rồi sau đó chúng ta có thể ngồi xuống để cùng trao đổi với nhau về chuyện em đang nhắc đến nhé.” Tôi đảm bảo với bạn rằng, khi bạn chia sẻ rõ ràng trạng thái của mình, vợ bạn sẽ thấu hiểu cho bạn. Và cả chính bạn cũng ngăn ngừa được cơ hội cho cơn giận bùng nổ bên trong mình.



Hãy học cách chia sẻ cảm xúc của mình với người khác

Tôi hay nghe có một lời khuyên phổ biến thế này: “Đừng bao giờ đi ngủ với sự tức giận.” Thực ra, nếu lý do duy nhất khiến bạn cãi nhau với người yêu, hoặc vợ, chồng của mình là bởi vì cả hai, hoặc một trong hai đang cảm thấy mệt mỏi, vậy thì bạn nên đi ngủ mới đúng (Mặc dù có thể bạn vẫn đang mang theo tâm trạng bực bội vào giấc ngủ). 


Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau, với một tâm trí hoàn toàn tỉnh táo và cơ thể được hồi phục sau giấc ngủ say, vậy thì điều kỳ lạ sẽ xảy ra. Bạn chắc chắn sẽ không còn cảm giác muốn tranh cãi hay bực tức như hôm trước nữa! (Còn nếu bạn vẫn cảm thấy tức giận và muốn tranh cãi, vậy thì hãy cứ tiếp tục, bởi đó là một câu chuyện khác và có nhiều lý do ẩn sau đó rồi!)


Vậy nên hãy dành thời gian để chú tâm quan sát, nhận biết những gì đang xảy ra với cơ thể bạn và thể hiện chính xác điều đó ra. Bạn càng chú tâm quan sát bao nhiêu, bạn sẽ càng dễ dàng thể hiện bản thân mình một cách chính xác và đúng đắn bấy nhiêu. Những điều này nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng vì sao chúng lại quá khó để làm theo?


Khi bạn làm theo 5 cách sau đây, sự tức giận vẫn có thể khởi sinh, nhưng chắc chắn bạn sẽ có thể xử lý cơn giận ấy theo một cách hiệu quả hơn rất nhiều.


Kết luận 

Việc bạn có thể quản lý cơn tức giận của mình là một điều đem đến nhiều lợi ích, không chỉ cho bạn, mà còn cho tất cả mọi người xung quanh. Người càng biết cách quản lý cảm xúc giỏi, người đó càng chứng tỏ sự trưởng thành, chín chắn và vững vàng bên trong nội tâm mình. 


Người biết quản lý cảm xúc tốt là người có nội lực rất vững vàng, bởi vậy cho nên họ luôn có thể đối mặt với mọi sự và xử lý chúng một cách sáng suốt, nhẹ nhàng và bình an. Rất hiếm hoặc hầu như không có điều gì có thể khiến họ mất đi sự an tĩnh bên trong mình. Tuy vậy, để quản lý cảm xúc và rèn luyện nội lực vững vàng không đơn giản. Điều này đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực, chú tâm thực hành, quay về với chính mình của bạn rất nhiều. Thậm chí có những người đã thử thực hành thiền, hay thử rất nhiều phương pháp quản lý cảm xúc khác nhau nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cao. 

Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể tham gia lớp Chánh kiến 2. Khóa học sẽ giúp bạn những bí quyết cốt lõi trong quản lý cảm xúc để sống bình an trước mọi áp lực cuộc sống. Đồng thời giúp bạn phương pháp tiếp cận đến Thiền và Quán tâm đúng đắn, từ đó sử được tâm tính, tăng trưởng trí tuệ, bớt suy nghĩ, lắng lo… sống một cuộc sống thực sự hạnh phúc và bình an bên trong.

192 views0 comments
bottom of page