top of page
melinda993

6 nguyên tắc tu dưỡng nội tâm để cuộc sống thêm hạnh phúc

Trong xã hội kim tiền ngày nay, nhiều người thường cho rằng hạnh phúc đích thực sẽ hiện hữu khi biết chạy theo danh lợi vật chất hay sắc diện vẻ ngoài. Thế nhưng, liệu điều đó có đúng sự thật không? Bởi những bậc minh triết từ xưa đến nay luôn dạy cho ta điều ngược lại rằng: Ở đời muốn có được hạnh bình an và hạnh phúc, trước hết hãy học cách tu tâm dưỡng tính cho chính mình.


Tu tâm là tu phúc, càng tu tâm càng sống hạnh phúc

Khi ta dừng lại và suy ngẫm sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng mọi khó khăn, đau khổ trong cuộc đời đều từ tâm mình mà thành. Và ngược lại, khi tâm hồn có được sự thanh tịnh và an nhiên, hạnh phúc nghiễm nhiên sẽ hiện hữu trong cuộc sống.


Có những người sống mà không phản tỉnh lại tâm mình, để rồi cho lòng tham không đáy dẫn dắt cuộc đời mà khiến chính mình và người khác chịu khổ đau. Cứ như thế, họ đều kết thúc cuộc đời bằng con đường sa đọa, tù tội, bất hạnh triền miên không hồi kết.

 

Ví như một người kiếm được vài chục ngàn đồng một ngày, họ vẫn sống được, nếu ham muốn ít và bằng lòng với những gì mình có được. Còn với một người có lòng tham quá lớn, muốn có thật nhiều tiền thì sẽ bắt đầu nghĩ việc ác xấu như buôn lậu, trộm cướp, giết người, lừa đảo… Nhưng họ bị bắt một lần là trắng tay, nợ chồng chất và lại tìm việc sai trái khác để lấp liếm tội lỗi trước đó. Cứ như vậy, sai lầm tăng lên, dẫn đến cuộc sống tội lỗi, khổ đau, không thể khác.

Tu tâm chính là tu phúc
Chỉ cần làm chủ được tâm mình, thế giới xung quanh hay thậm chí là vận mệnh của chính mình cũng sẽ theo đó mà biến chuyển.

Dẫu vậy, “tâm” là ở trong lòng ta, chứ không ở ngoài hay ở đâu cả, muốn tu tâm là phải quay vào lại bên trong để soi sáng, sửa lỗi chính mình. Trong lớp Chánh Kiến 2, tôi vẫn thường chia sẻ với các bạn học viên rằng: Chỉ cần làm chủ được tâm mình, thế giới xung quanh hay thậm chí là vận mệnh của chính mình cũng sẽ theo đó mà biến chuyển. Sau đây là 6 điều cần ghi nhớ để tu dưỡng nội tâm một cách sâu sắc!

1. Biết cho đi nhiều hơn, tâm mình sẽ an vui

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Hạnh phúc không phải là chúng ta vơ vào thật nhiều cho mình, mà ngược lại là khi ta biết cho đi, sống yêu thương và tử tế với người khác. 


Tuy nhiên có một số quan điểm cho rằng, phải có điều kiện, tiền bạc thì mới có thể giúp đỡ người khác. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta chẳng có những thứ vật chất ấy, thì vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.


Cho đi không nhất thiết là trao vật chất mà còn là sự cho đi về tinh thần. Bớt mong cầu, ham muốn cũng là một loại cho đi. Luôn khoan dung với người, không chấp nhặt những lỗi lầm vô ý của người khác, hoan hỉ, vui mừng với hạnh phúc của người khác cũng là một loại cho đi. Và đôi khi chỉ cần một nụ cười, một lời động viên, một hành động tử tế cũng sẽ giúp cho người khác hạnh phúc hơn bội phần. Người biết cho đi cũng sẽ cảm thấy ấm áp, tâm hồn theo đó mà cũng thư thái và an vui hơn rất nhiều. 


Càng trưởng thành, ta càng hiểu hạnh phúc được sản sinh và lấp đầy khi được sẻ chia. Khi ta đã học được cách cho đi mà không mong cầu nhận lại, tức thì nội tâm cũng sẽ được hàm dưỡng một cách sâu sắc.

2. Sống với lòng biết ơn, bình an sẽ gõ cửa

Người tu dưỡng luôn thể hiện lòng biết ơn vì họ hiểu được giá trị của những điều mà mình có được, từ đó họ trân quý mọi thứ đến và đi trong cuộc sống này. Họ biết ơn từ những thứ sự sống ban tặng như ánh mặt trời, nước uống... Hay gần gũi hơn, là họ biết ơn những điều người khác làm cho mình, giúp đỡ mình.

Sống với lòng biết ơn
Con cái nhớ ơn sẽ hiếu thảo với cha mẹ, chồng vợ biết ơn nhau sẽ tìm được hạnh phúc, bạn bè biết ơn nhau sẽ bền bỉ bên cạnh nhau lâu dài. Lòng biết ơn chính là cánh cửa dẫn tới hạnh phúc đời người,

Con người chúng ta, sống trên đời luôn bị dẫn dắt bởi 3 độc tố là Tham - Sân - Si. Vì vậy, nên mới thường dễ dàng bị cuốn theo những điều mà bản thân không thể có và sinh ra thói ganh ghét, ham muốn những thứ mà người khác có được. Chúng ta ao ước, ghen tị với thành tích, tài năng, phú quý của người khác. Cho nên, người tu dưỡng họ hiểu rằng đó chỉ là những thứ phù phiếm, có được rồi cũng sẽ mất đi. Điều quan trọng là cần phải biết trân quý hết thảy những mối lương duyên trong cuộc đời.


Sống biết ơn còn là để chúng ta luôn ý thức tự nhắc nhở mình, trở về trong hiện tại. Và từ đó, với lòng biết ơn rộng mở chúng ta hoàn thiện mình qua từng ngày, từng tháng.

3. Không tranh đấu thị phi, giữ tâm mình an lạc

Người biết cách tu dưỡng sẽ không bàn tán chuyện thiên hạ, ham thích những thị phi mà ngược lại, là người có thể tự hướng vào nội tâm để giải quyết những khúc mắc của bản thân, từ đó giúp cho tâm hồn mình thêm thư thái và tự tại.


Người thích bàn thị phi, nhất định cũng là người thị phi. Ham thích việc nói xấu người khác, sớm hay muộn bản thân cũng sẽ trở thành đề tài cho một nhóm người khác. Sống như vậy thì cả đời không thể an yên, mãi mãi mắc kẹt trong vòng lặp của sân si, muộn phiền.


Vì vậy hãy giữ vững tâm, quản tốt miệng, không xem thị phi, không nghe thị phi, không truyền thị phi - đây chính là cách tu tâm dưỡng tính của người có trí tuệ.

4. Không nói lời gian dối, giữ tâm mình ngay thẳng

Giữ cho tâm mình ngay thẳng, biết nói lời trung thực chính là việc không thể thiếu nếu muốn giữ cho tâm hồn được thanh cao, nội tâm được thuần thiện. Người sống liêm khiết đi đến đâu cũng sẽ được tôn trọng và yêu quý, đồng thời có được cho mình những người bạn đúng nghĩa, hoàn toàn không vụ lợi lẫn nhau. Ở họ cũng sẽ cho người khác cảm giác đáng tin tưởng, như thế sẽ có nhiều cơ hội làm nên chuyện đại sự ở đời. 


Ngược lại là những người thường xuyên xảo trá, lấp liếm sự thật cốt chỉ để giành lấy lợi lạc cho riêng mình. Thế nhưng họ lại không nhận ra rằng việc nói dối sẽ để lại hậu quả to lớn như thế nào. 


Khi nói dối, con người phải hao tổn năng lực để bịa chuyện và sau đó sẽ sa vào một chuỗi dối trá không hồi kết. Vì nếu không như thế, họ sẽ bị lật tẩy và còn phải giữ cảnh giác về sau. Không những thế, những người có tâm gian dối cũng sẽ mất lòng tin vào người khác, luôn luôn sống trong tâm thái bất an, lo sợ rằng sẽ có người bơm đặt, thêu dệt chuyện đời để hãm hại mình.


Tất nhiên, “không nói lời gian dối” ở đây không phải là nghĩ gì nói đó, nói không có suy nghĩ. Người trí tuệ, tức cũng đã biết tu dưỡng nội tâm, sẽ biết nói lời thành thật vào đúng lúc, đúng thời điểm, mang tinh thần khuyên nhủ, xây dựng; không khiến người khác phải cảm thấy khó chịu hay tự ái.

5. Không kiêu căng ngạo mạn, giữ tâm mình khiêm nhường

Có câu nói rằng: “Người tài giỏi bại bởi chữ kiêu.” Thật vậy, từ xưa đến nay, người dù có giỏi đến đâu mà sinh thói kiêu căng hống hách, không xem ai ra gì thì kết cục sẽ sống dưới sự oán ghét của người khác, sớm hay muộn đều tự rước hậu họa.


Kỳ thực, đời người dù có am hiểu đến đâu thì cũng chỉ là “giọt nước” trong “đại dương” rộng lớn. Núi cao còn có núi cao hơn, giỏi đến mấy cũng sẽ có người giỏi hơn. Người thiếu tính khiêm nhường sẽ co gọn giới hạn của bản thân trong vòng tròn bản ngã. Vì mãi nghĩ mình là giỏi nhất, tuyệt vời nhất nên không màng đến việc học tập hoặc phát triển bản thân. 


Người ngạo mạn cũng không muốn chia sẻ lợi ích, không muốn tiếp thu ý kiến người khác. Họ mãi mãi sống với một tâm thế vị kỷ, xem bản thân mình là trung tâm. Kỳ thực, một người mà sống với tâm thái ngạo mạn như thế thì người khổ nhất là chính bản thân họ. Vì họ nghĩ mình cao quý hơn người nên mới không tôn trọng người khác, không thể cảm thông cho nỗi đau hay vui mừng cho hạnh phúc của người khác.


Sống như vậy, thật rằng sẽ chẳng có mối quan hệ nào bền lâu, đi đến đâu người người cũng xa lánh. Và thậm chí là chính bản thân họ đã tự đẩy mình vào một số phận cô độc đầy buồn tủi.


Vì vậy hãy sống với thái độ khiêm nhường, học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác, tự sửa được thiếu sót của bản thân, giữ cho mình một tâm thế ham học hỏi và cầu tiến. Làm được như vậy, ắt là bạn cũng đã biết cách hàm dưỡng cho tâm hồn và cả trí tuệ bản thân.

6. Không so đo thiệt hơn, bình an sẽ vững bền

Người biết tu dưỡng sẽ không vì lợi ích trước mắt mà toan tính thiệt hơn, cũng không tính toán quá chi ly chỉ để giành phần lợi về mình. Con người nếu chỉ biết hơn thua cao thấp sẽ phải đối mặt với đủ loại áp lực về vật chất và tinh thần. Sống như thế thì sẽ chẳng ai muốn kết giao, cả đời cũng chẳng thể nào hạnh phúc.

Sống biết đủ
Trong cuộc đời này, cái gì là của mình sẽ là của mình, cái gì không phải là của mình sẽ không bao giờ là của mình.

Mọi thứ trong đời này đều không thể trọn vẹn, có được ắt có mất, có vui ắt có buồn, có mất mới có được. Nắm những gì cần nắm, buông những gì cần buông thì đời người mới có thế mới tránh bị sa lầy vào ngõ cụt, mới không bị tâm can dày vò. Ví như có những người vì cố gắng bám chấp, níu giữ những người và những vật không thuộc về mình, đem lại khổ đau cho mình nên kết cục phải hứng chịu bao nhiêu muộn phiền, sầu não cho đời mình.


Sống đơn giản và biết đủ, hướng về lối sống có Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực (hành thiện tích đức, không ngừng học hỏi, giữ vững ý chí) chính là bí quyết cốt lõi giúp nội lực thêm vững mạnh. Và đây cũng chính là cảnh giới cao nhất của việc tu dưỡng nội tâm ở đời người.

Lời kết

Khi tiếp xúc với những người có tu dưỡng, những người có đạo đức cao thượng và học vấn uyên bác, bạn sẽ cảm thấy lòng tươi mát như làn gió xuân. Sự tu dưỡng là điều không thể ngụy tạo, mà nó có sức hút xuất phát từ nội tâm. Vì vậy hãy thường xuyên soi chiếu tâm mình, xem xem những việc mình làm có khởi phát từ tâm niệm thiện lành hay không? Nếu thấy mình còn tham sân si chất chứa, vậy thì nhất thiết phải quay lại phản tỉnh bản thân, tuyệt đối không chứa tâm niệm hại người, hại muôn loài hay môi trường thiên nhiên.


Song song đó là phải có tâm mong cầu học hỏi, phát triển trí tuệ, khai mở những góc nhìn đúng đắn trong cuộc đời. Vì chỉ có như thế, những việc làm khởi phát từ tâm ý thiện lành của ta mới thật sự đem lại điều tốt đẹp cho nhân gian này đây.



6 nguyên tắc tu dưỡng nội tâm để cuộc sống thêm hạnh phúc

Trong xã hội kim tiền ngày nay, nhiều người thường cho rằng hạnh phúc đích thực sẽ hiện hữu khi biết chạy theo danh lợi vật chất hay sắc diện vẻ ngoài. Thế nhưng, liệu điều đó có đúng sự thật không? Bởi những bậc minh triết từ xưa đến nay luôn dạy cho ta điều ngược lại rằng: Ở đời muốn có được hạnh bình an và hạnh phúc, trước hết hãy học cách tu tâm dưỡng tính cho chính mình.


Tu tâm là tu phúc, càng tu tâm càng sống hạnh phúc

Khi ta dừng lại và suy ngẫm sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng mọi khó khăn, đau khổ trong cuộc đời đều từ tâm mình mà thành. Và ngược lại, khi tâm hồn có được sự thanh tịnh và an nhiên, hạnh phúc nghiễm nhiên sẽ hiện hữu trong cuộc sống.


Có những người sống mà không phản tỉnh lại tâm mình, để rồi cho lòng tham không đáy dẫn dắt cuộc đời mà khiến chính mình và người khác chịu khổ đau. Cứ như thế, họ đều kết thúc cuộc đời bằng con đường sa đọa, tù tội, bất hạnh triền miên không hồi kết.

 

Ví như một người kiếm được vài chục ngàn đồng một ngày, họ vẫn sống được, nếu ham muốn ít và bằng lòng với những gì mình có được. Còn với một người có lòng tham quá lớn, muốn có thật nhiều tiền thì sẽ bắt đầu nghĩ việc ác xấu như buôn lậu, trộm cướp, giết người, lừa đảo… Nhưng họ bị bắt một lần là trắng tay, nợ chồng chất và lại tìm việc sai trái khác để lấp liếm tội lỗi trước đó. Cứ như vậy, sai lầm tăng lên, dẫn đến cuộc sống tội lỗi, khổ đau, không thể khác.

Tu tâm chính là tu phúc
Chỉ cần làm chủ được tâm mình, thế giới xung quanh hay thậm chí là vận mệnh của chính mình cũng sẽ theo đó mà biến chuyển.

Dẫu vậy, “tâm” là ở trong lòng ta, chứ không ở ngoài hay ở đâu cả, muốn tu tâm là phải quay vào lại bên trong để soi sáng, sửa lỗi chính mình. Trong lớp Chánh Kiến 2, tôi vẫn thường chia sẻ với các bạn học viên rằng: Chỉ cần làm chủ được tâm mình, thế giới xung quanh hay thậm chí là vận mệnh của chính mình cũng sẽ theo đó mà biến chuyển. Sau đây là 6 điều cần ghi nhớ để tu dưỡng nội tâm một cách sâu sắc!

1. Biết cho đi nhiều hơn, tâm mình sẽ an vui

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Hạnh phúc không phải là chúng ta vơ vào thật nhiều cho mình, mà ngược lại là khi ta biết cho đi, sống yêu thương và tử tế với người khác. 


Tuy nhiên có một số quan điểm cho rằng, phải có điều kiện, tiền bạc thì mới có thể giúp đỡ người khác. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta chẳng có những thứ vật chất ấy, thì vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.


Cho đi không nhất thiết là trao vật chất mà còn là sự cho đi về tinh thần. Bớt mong cầu, ham muốn cũng là một loại cho đi. Luôn khoan dung với người, không chấp nhặt những lỗi lầm vô ý của người khác, hoan hỉ, vui mừng với hạnh phúc của người khác cũng là một loại cho đi. Và đôi khi chỉ cần một nụ cười, một lời động viên, một hành động tử tế cũng sẽ giúp cho người khác hạnh phúc hơn bội phần. Người biết cho đi cũng sẽ cảm thấy ấm áp, tâm hồn theo đó mà cũng thư thái và an vui hơn rất nhiều. 


Càng trưởng thành, ta càng hiểu hạnh phúc được sản sinh và lấp đầy khi được sẻ chia. Khi ta đã học được cách cho đi mà không mong cầu nhận lại, tức thì nội tâm cũng sẽ được hàm dưỡng một cách sâu sắc.

2. Sống với lòng biết ơn, bình an sẽ gõ cửa

Người tu dưỡng luôn thể hiện lòng biết ơn vì họ hiểu được giá trị của những điều mà mình có được, từ đó họ trân quý mọi thứ đến và đi trong cuộc sống này. Họ biết ơn từ những thứ sự sống ban tặng như ánh mặt trời, nước uống... Hay gần gũi hơn, là họ biết ơn những điều người khác làm cho mình, giúp đỡ mình.

Sống với lòng biết ơn
Con cái nhớ ơn sẽ hiếu thảo với cha mẹ, chồng vợ biết ơn nhau sẽ tìm được hạnh phúc, bạn bè biết ơn nhau sẽ bền bỉ bên cạnh nhau lâu dài. Lòng biết ơn chính là cánh cửa dẫn tới hạnh phúc đời người,

Con người chúng ta, sống trên đời luôn bị dẫn dắt bởi 3 độc tố là Tham - Sân - Si. Vì vậy, nên mới thường dễ dàng bị cuốn theo những điều mà bản thân không thể có và sinh ra thói ganh ghét, ham muốn những thứ mà người khác có được. Chúng ta ao ước, ghen tị với thành tích, tài năng, phú quý của người khác. Cho nên, người tu dưỡng họ hiểu rằng đó chỉ là những thứ phù phiếm, có được rồi cũng sẽ mất đi. Điều quan trọng là cần phải biết trân quý hết thảy những mối lương duyên trong cuộc đời.


Sống biết ơn còn là để chúng ta luôn ý thức tự nhắc nhở mình, trở về trong hiện tại. Và từ đó, với lòng biết ơn rộng mở chúng ta hoàn thiện mình qua từng ngày, từng tháng.

3. Không tranh đấu thị phi, giữ tâm mình an lạc

Người biết cách tu dưỡng sẽ không bàn tán chuyện thiên hạ, ham thích những thị phi mà ngược lại, là người có thể tự hướng vào nội tâm để giải quyết những khúc mắc của bản thân, từ đó giúp cho tâm hồn mình thêm thư thái và tự tại.


Người thích bàn thị phi, nhất định cũng là người thị phi. Ham thích việc nói xấu người khác, sớm hay muộn bản thân cũng sẽ trở thành đề tài cho một nhóm người khác. Sống như vậy thì cả đời không thể an yên, mãi mãi mắc kẹt trong vòng lặp của sân si, muộn phiền.


Vì vậy hãy giữ vững tâm, quản tốt miệng, không xem thị phi, không nghe thị phi, không truyền thị phi - đây chính là cách tu tâm dưỡng tính của người có trí tuệ.

4. Không nói lời gian dối, giữ tâm mình ngay thẳng

Giữ cho tâm mình ngay thẳng, biết nói lời trung thực chính là việc không thể thiếu nếu muốn giữ cho tâm hồn được thanh cao, nội tâm được thuần thiện. Người sống liêm khiết đi đến đâu cũng sẽ được tôn trọng và yêu quý, đồng thời có được cho mình những người bạn đúng nghĩa, hoàn toàn không vụ lợi lẫn nhau. Ở họ cũng sẽ cho người khác cảm giác đáng tin tưởng, như thế sẽ có nhiều cơ hội làm nên chuyện đại sự ở đời. 


Ngược lại là những người thường xuyên xảo trá, lấp liếm sự thật cốt chỉ để giành lấy lợi lạc cho riêng mình. Thế nhưng họ lại không nhận ra rằng việc nói dối sẽ để lại hậu quả to lớn như thế nào. 


Khi nói dối, con người phải hao tổn năng lực để bịa chuyện và sau đó sẽ sa vào một chuỗi dối trá không hồi kết. Vì nếu không như thế, họ sẽ bị lật tẩy và còn phải giữ cảnh giác về sau. Không những thế, những người có tâm gian dối cũng sẽ mất lòng tin vào người khác, luôn luôn sống trong tâm thái bất an, lo sợ rằng sẽ có người bơm đặt, thêu dệt chuyện đời để hãm hại mình.


Tất nhiên, “không nói lời gian dối” ở đây không phải là nghĩ gì nói đó, nói không có suy nghĩ. Người trí tuệ, tức cũng đã biết tu dưỡng nội tâm, sẽ biết nói lời thành thật vào đúng lúc, đúng thời điểm, mang tinh thần khuyên nhủ, xây dựng; không khiến người khác phải cảm thấy khó chịu hay tự ái.

5. Không kiêu căng ngạo mạn, giữ tâm mình khiêm nhường

Có câu nói rằng: “Người tài giỏi bại bởi chữ kiêu.” Thật vậy, từ xưa đến nay, người dù có giỏi đến đâu mà sinh thói kiêu căng hống hách, không xem ai ra gì thì kết cục sẽ sống dưới sự oán ghét của người khác, sớm hay muộn đều tự rước hậu họa.


Kỳ thực, đời người dù có am hiểu đến đâu thì cũng chỉ là “giọt nước” trong “đại dương” rộng lớn. Núi cao còn có núi cao hơn, giỏi đến mấy cũng sẽ có người giỏi hơn. Người thiếu tính khiêm nhường sẽ co gọn giới hạn của bản thân trong vòng tròn bản ngã. Vì mãi nghĩ mình là giỏi nhất, tuyệt vời nhất nên không màng đến việc học tập hoặc phát triển bản thân. 


Người ngạo mạn cũng không muốn chia sẻ lợi ích, không muốn tiếp thu ý kiến người khác. Họ mãi mãi sống với một tâm thế vị kỷ, xem bản thân mình là trung tâm. Kỳ thực, một người mà sống với tâm thái ngạo mạn như thế thì người khổ nhất là chính bản thân họ. Vì họ nghĩ mình cao quý hơn người nên mới không tôn trọng người khác, không thể cảm thông cho nỗi đau hay vui mừng cho hạnh phúc của người khác.


Sống như vậy, thật rằng sẽ chẳng có mối quan hệ nào bền lâu, đi đến đâu người người cũng xa lánh. Và thậm chí là chính bản thân họ đã tự đẩy mình vào một số phận cô độc đầy buồn tủi.


Vì vậy hãy sống với thái độ khiêm nhường, học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác, tự sửa được thiếu sót của bản thân, giữ cho mình một tâm thế ham học hỏi và cầu tiến. Làm được như vậy, ắt là bạn cũng đã biết cách hàm dưỡng cho tâm hồn và cả trí tuệ bản thân.

6. Không so đo thiệt hơn, bình an sẽ vững bền

Người biết tu dưỡng sẽ không vì lợi ích trước mắt mà toan tính thiệt hơn, cũng không tính toán quá chi ly chỉ để giành phần lợi về mình. Con người nếu chỉ biết hơn thua cao thấp sẽ phải đối mặt với đủ loại áp lực về vật chất và tinh thần. Sống như thế thì sẽ chẳng ai muốn kết giao, cả đời cũng chẳng thể nào hạnh phúc.

Sống biết đủ
Trong cuộc đời này, cái gì là của mình sẽ là của mình, cái gì không phải là của mình sẽ không bao giờ là của mình.

Mọi thứ trong đời này đều không thể trọn vẹn, có được ắt có mất, có vui ắt có buồn, có mất mới có được. Nắm những gì cần nắm, buông những gì cần buông thì đời người mới có thế mới tránh bị sa lầy vào ngõ cụt, mới không bị tâm can dày vò. Ví như có những người vì cố gắng bám chấp, níu giữ những người và những vật không thuộc về mình, đem lại khổ đau cho mình nên kết cục phải hứng chịu bao nhiêu muộn phiền, sầu não cho đời mình.


Sống đơn giản và biết đủ, hướng về lối sống có Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực (hành thiện tích đức, không ngừng học hỏi, giữ vững ý chí) chính là bí quyết cốt lõi giúp nội lực thêm vững mạnh. Và đây cũng chính là cảnh giới cao nhất của việc tu dưỡng nội tâm ở đời người.

Lời kết

Khi tiếp xúc với những người có tu dưỡng, những người có đạo đức cao thượng và học vấn uyên bác, bạn sẽ cảm thấy lòng tươi mát như làn gió xuân. Sự tu dưỡng là điều không thể ngụy tạo, mà nó có sức hút xuất phát từ nội tâm. Vì vậy hãy thường xuyên soi chiếu tâm mình, xem xem những việc mình làm có khởi phát từ tâm niệm thiện lành hay không? Nếu thấy mình còn tham sân si chất chứa, vậy thì nhất thiết phải quay lại phản tỉnh bản thân, tuyệt đối không chứa tâm niệm hại người, hại muôn loài hay môi trường thiên nhiên.


Song song đó là phải có tâm mong cầu học hỏi, phát triển trí tuệ, khai mở những góc nhìn đúng đắn trong cuộc đời. Vì chỉ có như thế, những việc làm khởi phát từ tâm ý thiện lành của ta mới thật sự đem lại điều tốt đẹp cho nhân gian này đây.