top of page

4 kiểu người có phúc đức sâu dày, hạnh phúc luôn tự tìm đến!

Người xưa có câu: "Mệnh do kỷ tạo, phúc tự kỷ cầu", ý nói số mệnh do chính mình tạo ra, phúc đức cũng do chính mình mà có. Ở đời, nếu muốn có một cuộc sống bình an và tốt đẹp, con người chúng ta nên phấn đấu học tập, tu tâm dưỡng tính, làm lành tránh dữ thay vì đố kỵ thị phi, than thân trách phận hay mù quáng cầu khấn phước lành.


Sau đây là 4 kiểu người có phúc đức sâu dày, hậu vận mai sau chắc chắn sẽ hanh thông và hạnh phúc.

1. Biết lễ độ khiêm nhường - phước đức ngày càng sâu

Trong sách Thái Căn Đàm có câu: "Đất vì thấp mà trở thành biển lớn, người vì biết hạ mình mới thành vua." Khiêm tốn hoàn toàn không phải tự ti, cũng không phải yếu đuối, bất tài hay nhút nhát. Người khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mà mình nhận được.


Người khiêm tốn
Núi cao còn có núi cao hơn, giỏi đến mấy cũng sẽ có người giỏi hơn. Người sống với lòng khiêm tốn

Có một câu chuyện rất hay về tính khiêm nhường như thế này: Một diễn giả rất nổi tiếng mở một buổi chia sẻ tại Bắc Kinh. Vì thế, khu vực khán giả đặc biệt không còn ghế trống, còn rất nhiều người khác đứng để chờ đón đến phần thuyết trình của diễn giả. Tuy nhiên, do chuyến bay bị hoãn nên diễn giả không thể đến đúng giờ. Khi máy bay vừa đáp, vị giảng viên lập tức tới nơi diễn ra sự kiện. Đầu tiên, ông cúi đầu xin lỗi gần 1.000 người trong giảng đường. Sau đó, cảm ơn khán giả đang đứng đã kiên nhẫn chờ đợi ông.


Cuối buổi chia sẻ, ông cúi đầu thật sâu trước những người có mặt. Sau sự kiện, nhiều người không nhớ rõ nội dung cụ thể của bài giảng đó, nhưng nhờ thái độ khiêm tốn của vị diễn giả ấy mà ai ai cũng mãi nhớ đến hình ảnh của ông.


Qua câu chuyện trên ta cũng có thể khẳng định rằng, người có lòng khiêm tốn là người thấu rõ đạo đời, biết tôn trọng người, biết cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện. Cũng vì thế mà đi đến đâu họ cũng được người người chào đón, phúc đức cũng theo đó mà tích lũy vào cuộc đời. 


Hơn thế nữa, bất kỳ ai có tâm khiêm nhường cũng đều hiểu rằng, đời người dù có am hiểu đến đâu thì cũng chỉ là “giọt nước” trong “đại dương” rộng lớn. Núi cao còn có núi cao hơn, giỏi đến mấy cũng sẽ có người giỏi hơn. Vì thế họ tuyệt nhiên không để những lời khen chê nhất thời làm dao động tâm tình, nuôi lớn bản ngã. Họ một lòng khiêm hạ sửa mình, tìm cầu học hỏi, mở ra cánh cửa của những chân lý đúng đắn cho cuộc đời. 

2. Giữ tâm thái ôn hòa - đức độ ngày càng dày

Rất nhiều người bề ngoài hân hoan, trong lòng gào khóc, vì cuộc sống mà bức bách bản thân, che giấu nội tâm. Thế nên, dẫu xung quanh hoan ca mà vẫn có cảm giác đau buồn. Như vậy còn khốn khổ hơn gấp trăm ngàn lần người đau khổ trong cảnh nghèo khó.


Vì thế người nào có thể giữ cho tâm trí bình ổn, ứng xử ôn hòa thì sẽ có khả năng quan sát tinh tường mọi sự, nhìn qua bề nổi để thấy được bản chất bên trong. Đồng thời, họ cũng sẽ có thể phán đoán bằng sự sáng suốt, anh minh mà không hề mù quáng nghe theo một niềm tin sai lầm nào đó. Những người như thế, tuyệt nhiên sẽ không để bất kỳ điều gì khiến tâm trí họ nhiễu loạn.


Tâm thái ôn hòa
Tâm càng tĩnh, trí tuệ càng thâm sâu. Trí tuệ càng thâm sâu, phước đức cũng theo đó mà tích lũy vào cuộc đời.

Có 2 bà cụ nọ sống trong cùng một khu phố. Họ tuổi tác tương đồng, đều khoảng gần 70, nhưng tâm thái sống toàn khác biệt. Một cụ gương mặt hòa ái, hiền từ an tường, đối nhân xử thế rất ôn hòa. Hàng xóm láng giềng nói đến bà đều không ngớt lời khen ngợi, khen bà tính tình tốt, có tu dưỡng vẹn toàn.


Còn bà cụ kia thì liếc mắt nhìn xéo người ta, gặp người nào mà nói về con cháu bà cũng khiến cho bà không yên lòng. Cuộc sống của bà quá nhiều nỗi khổ, thấy ai cũng không thuận mắt, dường như tất cả những người chung quanh đều nợ bà câu xin lỗi. Mọi người cũng không dám thân cận với bà, người thân của bà cũng ít qua lại với bà, cuộc sống càng ngày càng khổ sở phiền muộn.


Đức Phật cũng đã dạy rằng, nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Bởi thế mà có thể nói rằng, người nào có thể làm chủ tâm mình và đối xử với người khác bằng thái độ hòa nhã chân tình, ấy là người có đức cao phúc dày vô cùng.


Khi đối mặt với khó khăn, người ôn hòa điềm đạm sẽ quay về nhìn lỗi chính mình. Họ biết áp dụng tiến trình “quan sát - phân tích - đúc kết” để thấu rõ gốc rễ vấn đề, tìm ra hướng giải quyết triệt để thay vì tìm cách đổ lỗi, liên tục than thân trách phận và rồi mắc kẹt với những khổ đau không hồi kết. 


Trong lớp “Chánh Kiến 2 - kiến tạo con đường hạnh phúc”, tôi vẫn thường hướng dẫn học viên cách quán chiếu thân tâm, định tĩnh tâm trí bằng phương pháp sửa tâm tính của cổ nhân 2600 năm (phù hợp với các bạn chưa sắp xếp được thời gian để đi thiền). Nội tâm càng định tĩnh, trí tuệ càng thâm sâu. Trí tuệ càng thâm sâu, phước đức càng sâu dày.

3. Sống biết đủ và biết cho đi - tích lũy nhiều phúc đức

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật đã dạy: Người sống biết đủ, tuy nằm trên đất vẫn thấy an lạc; người sống không biết đủ, dù ở thiên đường cũng không bình an. Chúng ta dễ dàng rơi vào khổ đau, tuyệt vọng khi tâm mong cầu phủ trùm cuộc sống.


Có một ngư dân sống ở một thị trấn nhỏ ven biển, để khỏi phải làm nhiều, chiếc lưới đánh cá mà anh ta dệt chỉ to bằng cái bàn, dù ra biển đánh cá hàng ngày, nhưng anh luôn không bắt được gì. Người hàng xóm nói với anh rằng lưới đánh cá phải lớn hơn thì mới bắt được nhiều cá, vì vậy anh đã làm lưới đánh cá có cùng kích cỡ với lưới của người hàng xóm, và anh quả thực đã bắt được rất nhiều cá.


Anh bắt đầu đổi ý, nếu đan lưới đánh cá lớn hơn, vậy có phải sẽ còn có thể bắt được nhiều cá hơn không? Cứ như vậy, anh đóng cửa và dành nhiều ngày để làm ra một trong những chiếc lưới đánh cá lớn nhất từ trước đến nay. Lưới được thả xuống biển, dù đánh được rất nhiều cá nhưng vì lưới quá to và nặng, anh không kéo lên được, cá vùng vẫy dữ dội khiến thuyền của người ngư dân cũng bị lật úp. 


Sống biết đủ
Sống biết đủ để không tham lam, để luôn cảm thấy hạnh phúc khi biết cho đi. Càng biết cho đi, phước đức càng dày.

Khi suy ngẫm kỹ càng, ta có thể thấy rằng tham vọng ở đời người có hai mặt, một mặt giúp ta hướng tới sự phát triển. Mặt khác nếu tâm tham cầu quá nhiều, sẽ kéo ta trượt dài trên những sự đòi hỏi vô biên, không hề có điểm dừng. Tham mà có được, bên trong lại càng bị thôi thúc muốn có nhiều hơn. Tham mà không có được thì sinh sân giận, bất như ý. 


Khi sở hữu được đối tượng rồi, ta cứ muốn nắm chặt lấy, kéo về. Ta cho rằng đối tượng đó, người đó, vật đó hiển nhiên là của ta, thuộc quyền sở hữu của ta rồi. Rồi từ đó, hạnh phúc, niềm đau, vui buồn của ta bỗng chốc bị phụ thuộc vào đối tượng. Mọi thứ theo ý ta, ta vui, ta hạnh phúc. Mọi thứ trái ý ta, lập tức ta sầu não, khổ đau.


Người sống biết đủ, tức là người biết bằng lòng và trân quý những gì mình đang có, sẽ biết nắm những gì cần nắm và buông những gì cần buông. Họ giữ cho tâm mình tĩnh lặng, không dính mắc vào những tranh chấp hơn thua mà để tâm tham vọng và bản ngã lớn dần. 


Biết đủ để không trở nên tham lam, để mong muốn chia sẻ, giúp đỡ cho những người không đủ đầy ngoài kia. Người sống biết đủ cũng vì thế nên luôn cảm thấy hạnh phúc khi biết cho đi. Càng biết cho đi, phước đức càng dày.

4. Sống với tâm từ bi - phước đức sẽ đầy mình

Từ bi là khi thấy niềm vui hay nỗi khổ của người khác, đều có sự cảm nhận tương đương như vậy. Khi thấy người khác vui thì cầu mong cho mọi người có niềm vui. Khi người khác khổ thì mong muốn cho họ chấm dứt sự khổ.


Trong ấn phẩm “Những hành giả Yogis của Truyền thừa Drukpa”, có một đoạn trích về lòng từ bi như thế này: “Ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào, tâm từ bi vẫn vô cùng quan trọng. Đó là cội nguồn của cả hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian của hết thảy chúng sinh. Mọi chúng hữu tình đều vốn sẵn bản chất từ bi, thậm chí kể cả hổ báo, chó sói cũng sẵn có bản chất này, điều này thấy được khi chúng cho con ăn.”


Sống từ bi
Tâm từ bi là đức hạnh chân chính đem đến phước báu sâu dày cho đời người.

Cũng như vậy trong mối giao thoa của người và người, nhờ có tâm từ bi, mọi mối quan hệ trên thế gian có thể gắn kết và bền chặt hơn. Chỉ khi bạn biết cảm thông và quan tâm đến nỗi đau, bất hạnh của người khác thì bạn mới nhận lại được sự cảm thông, quan tâm tương tự. Và khi đó, tình yêu thương khởi sinh từ lòng bi mẫn sẽ giúp bạn chạm đến hạnh phúc đích thực của đời người.


Ví như Mẹ Teresa, dẫu cho phải lớn lên trong cảnh cơ cực khốn khó, bà đã dành trọn đời mình để giúp đỡ cho những người yếu thế trên thế gian. Khi muốn mua thuốc cho những người nghèo khó, bà đã phải dành dụm từng xu lẻ mà mình kiếm được qua ngày. Khi mọi người biết đến nhiều hơn về tấm lòng của Mẹ Teresa, họ đã ủng hộ bà bằng những khoản đóng góp vì mục đích tốt đẹp. Không ít người tình nguyện trở thành thành viên trong nhóm giúp đỡ của bà. 


Khi nhắc đến Mẹ Teresa, thế giới nhớ đến bà như một phụ nữ vĩ đại với nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Nobel Hòa bình. Nhưng điều khiến mẹ vĩ đại hơn cả, đó là sự giản dị và lòng nhân ái vô biên.


Đời người thà có thể không có tiền tài, không có vẻ ngoài xinh đẹp nhưng không thể không có từ bi. Tâm từ bi mới là phẩm chất, là mỹ đức, là đức hạnh chân chính đem đến phước báu sâu dày cho đời người.


Lời kết

Phúc không tự nhiên mà có, phúc đến nhờ tâm, phúc đi cũng vì tâm. Vì vậy ở đời, ta hãy sống với một trái tim thiện lương, biết cho đi nhiều hơn và giúp đỡ mọi người. Đồng thời, ta hãy biết tu tập sửa mình, làm lành tránh dữ, hướng về lối sống nuôi dưỡng Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực thông qua những vị thầy hiền trí, những cuốn sách hay, những nhóm bạn tốt… Bởi khi ta làm được như vậy, phước báu và hạnh phúc mới thật sự hiện hữu.


1,262 views

Related Posts

See All

4 kiểu người có phúc đức sâu dày, hạnh phúc luôn tự tìm đến!

Người xưa có câu: "Mệnh do kỷ tạo, phúc tự kỷ cầu", ý nói số mệnh do chính mình tạo ra, phúc đức cũng do chính mình mà có. Ở đời, nếu muốn có một cuộc sống bình an và tốt đẹp, con người chúng ta nên phấn đấu học tập, tu tâm dưỡng tính, làm lành tránh dữ thay vì đố kỵ thị phi, than thân trách phận hay mù quáng cầu khấn phước lành.


Sau đây là 4 kiểu người có phúc đức sâu dày, hậu vận mai sau chắc chắn sẽ hanh thông và hạnh phúc.

1. Biết lễ độ khiêm nhường - phước đức ngày càng sâu

Trong sách Thái Căn Đàm có câu: "Đất vì thấp mà trở thành biển lớn, người vì biết hạ mình mới thành vua." Khiêm tốn hoàn toàn không phải tự ti, cũng không phải yếu đuối, bất tài hay nhút nhát. Người khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mà mình nhận được.


Người khiêm tốn
Núi cao còn có núi cao hơn, giỏi đến mấy cũng sẽ có người giỏi hơn. Người sống với lòng khiêm tốn

Có một câu chuyện rất hay về tính khiêm nhường như thế này: Một diễn giả rất nổi tiếng mở một buổi chia sẻ tại Bắc Kinh. Vì thế, khu vực khán giả đặc biệt không còn ghế trống, còn rất nhiều người khác đứng để chờ đón đến phần thuyết trình của diễn giả. Tuy nhiên, do chuyến bay bị hoãn nên diễn giả không thể đến đúng giờ. Khi máy bay vừa đáp, vị giảng viên lập tức tới nơi diễn ra sự kiện. Đầu tiên, ông cúi đầu xin lỗi gần 1.000 người trong giảng đường. Sau đó, cảm ơn khán giả đang đứng đã kiên nhẫn chờ đợi ông.


Cuối buổi chia sẻ, ông cúi đầu thật sâu trước những người có mặt. Sau sự kiện, nhiều người không nhớ rõ nội dung cụ thể của bài giảng đó, nhưng nhờ thái độ khiêm tốn của vị diễn giả ấy mà ai ai cũng mãi nhớ đến hình ảnh của ông.


Qua câu chuyện trên ta cũng có thể khẳng định rằng, người có lòng khiêm tốn là người thấu rõ đạo đời, biết tôn trọng người, biết cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện. Cũng vì thế mà đi đến đâu họ cũng được người người chào đón, phúc đức cũng theo đó mà tích lũy vào cuộc đời. 


Hơn thế nữa, bất kỳ ai có tâm khiêm nhường cũng đều hiểu rằng, đời người dù có am hiểu đến đâu thì cũng chỉ là “giọt nước” trong “đại dương” rộng lớn. Núi cao còn có núi cao hơn, giỏi đến mấy cũng sẽ có người giỏi hơn. Vì thế họ tuyệt nhiên không để những lời khen chê nhất thời làm dao động tâm tình, nuôi lớn bản ngã. Họ một lòng khiêm hạ sửa mình, tìm cầu học hỏi, mở ra cánh cửa của những chân lý đúng đắn cho cuộc đời. 

2. Giữ tâm thái ôn hòa - đức độ ngày càng dày

Rất nhiều người bề ngoài hân hoan, trong lòng gào khóc, vì cuộc sống mà bức bách bản thân, che giấu nội tâm. Thế nên, dẫu xung quanh hoan ca mà vẫn có cảm giác đau buồn. Như vậy còn khốn khổ hơn gấp trăm ngàn lần người đau khổ trong cảnh nghèo khó.


Vì thế người nào có thể giữ cho tâm trí bình ổn, ứng xử ôn hòa thì sẽ có khả năng quan sát tinh tường mọi sự, nhìn qua bề nổi để thấy được bản chất bên trong. Đồng thời, họ cũng sẽ có thể phán đoán bằng sự sáng suốt, anh minh mà không hề mù quáng nghe theo một niềm tin sai lầm nào đó. Những người như thế, tuyệt nhiên sẽ không để bất kỳ điều gì khiến tâm trí họ nhiễu loạn.


Tâm thái ôn hòa
Tâm càng tĩnh, trí tuệ càng thâm sâu. Trí tuệ càng thâm sâu, phước đức cũng theo đó mà tích lũy vào cuộc đời.

Có 2 bà cụ nọ sống trong cùng một khu phố. Họ tuổi tác tương đồng, đều khoảng gần 70, nhưng tâm thái sống toàn khác biệt. Một cụ gương mặt hòa ái, hiền từ an tường, đối nhân xử thế rất ôn hòa. Hàng xóm láng giềng nói đến bà đều không ngớt lời khen ngợi, khen bà tính tình tốt, có tu dưỡng vẹn toàn.


Còn bà cụ kia thì liếc mắt nhìn xéo người ta, gặp người nào mà nói về con cháu bà cũng khiến cho bà không yên lòng. Cuộc sống của bà quá nhiều nỗi khổ, thấy ai cũng không thuận mắt, dường như tất cả những người chung quanh đều nợ bà câu xin lỗi. Mọi người cũng không dám thân cận với bà, người thân của bà cũng ít qua lại với bà, cuộc sống càng ngày càng khổ sở phiền muộn.


Đức Phật cũng đã dạy rằng, nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Bởi thế mà có thể nói rằng, người nào có thể làm chủ tâm mình và đối xử với người khác bằng thái độ hòa nhã chân tình, ấy là người có đức cao phúc dày vô cùng.


Khi đối mặt với khó khăn, người ôn hòa điềm đạm sẽ quay về nhìn lỗi chính mình. Họ biết áp dụng tiến trình “quan sát - phân tích - đúc kết” để thấu rõ gốc rễ vấn đề, tìm ra hướng giải quyết triệt để thay vì tìm cách đổ lỗi, liên tục than thân trách phận và rồi mắc kẹt với những khổ đau không hồi kết. 


Trong lớp “Chánh Kiến 2 - kiến tạo con đường hạnh phúc”, tôi vẫn thường hướng dẫn học viên cách quán chiếu thân tâm, định tĩnh tâm trí bằng phương pháp sửa tâm tính của cổ nhân 2600 năm (phù hợp với các bạn chưa sắp xếp được thời gian để đi thiền). Nội tâm càng định tĩnh, trí tuệ càng thâm sâu. Trí tuệ càng thâm sâu, phước đức càng sâu dày.

3. Sống biết đủ và biết cho đi - tích lũy nhiều phúc đức

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật đã dạy: Người sống biết đủ, tuy nằm trên đất vẫn thấy an lạc; người sống không biết đủ, dù ở thiên đường cũng không bình an. Chúng ta dễ dàng rơi vào khổ đau, tuyệt vọng khi tâm mong cầu phủ trùm cuộc sống.


Có một ngư dân sống ở một thị trấn nhỏ ven biển, để khỏi phải làm nhiều, chiếc lưới đánh cá mà anh ta dệt chỉ to bằng cái bàn, dù ra biển đánh cá hàng ngày, nhưng anh luôn không bắt được gì. Người hàng xóm nói với anh rằng lưới đánh cá phải lớn hơn thì mới bắt được nhiều cá, vì vậy anh đã làm lưới đánh cá có cùng kích cỡ với lưới của người hàng xóm, và anh quả thực đã bắt được rất nhiều cá.


Anh bắt đầu đổi ý, nếu đan lưới đánh cá lớn hơn, vậy có phải sẽ còn có thể bắt được nhiều cá hơn không? Cứ như vậy, anh đóng cửa và dành nhiều ngày để làm ra một trong những chiếc lưới đánh cá lớn nhất từ trước đến nay. Lưới được thả xuống biển, dù đánh được rất nhiều cá nhưng vì lưới quá to và nặng, anh không kéo lên được, cá vùng vẫy dữ dội khiến thuyền của người ngư dân cũng bị lật úp. 


Sống biết đủ
Sống biết đủ để không tham lam, để luôn cảm thấy hạnh phúc khi biết cho đi. Càng biết cho đi, phước đức càng dày.

Khi suy ngẫm kỹ càng, ta có thể thấy rằng tham vọng ở đời người có hai mặt, một mặt giúp ta hướng tới sự phát triển. Mặt khác nếu tâm tham cầu quá nhiều, sẽ kéo ta trượt dài trên những sự đòi hỏi vô biên, không hề có điểm dừng. Tham mà có được, bên trong lại càng bị thôi thúc muốn có nhiều hơn. Tham mà không có được thì sinh sân giận, bất như ý. 


Khi sở hữu được đối tượng rồi, ta cứ muốn nắm chặt lấy, kéo về. Ta cho rằng đối tượng đó, người đó, vật đó hiển nhiên là của ta, thuộc quyền sở hữu của ta rồi. Rồi từ đó, hạnh phúc, niềm đau, vui buồn của ta bỗng chốc bị phụ thuộc vào đối tượng. Mọi thứ theo ý ta, ta vui, ta hạnh phúc. Mọi thứ trái ý ta, lập tức ta sầu não, khổ đau.


Người sống biết đủ, tức là người biết bằng lòng và trân quý những gì mình đang có, sẽ biết nắm những gì cần nắm và buông những gì cần buông. Họ giữ cho tâm mình tĩnh lặng, không dính mắc vào những tranh chấp hơn thua mà để tâm tham vọng và bản ngã lớn dần. 


Biết đủ để không trở nên tham lam, để mong muốn chia sẻ, giúp đỡ cho những người không đủ đầy ngoài kia. Người sống biết đủ cũng vì thế nên luôn cảm thấy hạnh phúc khi biết cho đi. Càng biết cho đi, phước đức càng dày.

4. Sống với tâm từ bi - phước đức sẽ đầy mình

Từ bi là khi thấy niềm vui hay nỗi khổ của người khác, đều có sự cảm nhận tương đương như vậy. Khi thấy người khác vui thì cầu mong cho mọi người có niềm vui. Khi người khác khổ thì mong muốn cho họ chấm dứt sự khổ.


Trong ấn phẩm “Những hành giả Yogis của Truyền thừa Drukpa”, có một đoạn trích về lòng từ bi như thế này: “Ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào, tâm từ bi vẫn vô cùng quan trọng. Đó là cội nguồn của cả hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian của hết thảy chúng sinh. Mọi chúng hữu tình đều vốn sẵn bản chất từ bi, thậm chí kể cả hổ báo, chó sói cũng sẵn có bản chất này, điều này thấy được khi chúng cho con ăn.”


Sống từ bi
Tâm từ bi là đức hạnh chân chính đem đến phước báu sâu dày cho đời người.

Cũng như vậy trong mối giao thoa của người và người, nhờ có tâm từ bi, mọi mối quan hệ trên thế gian có thể gắn kết và bền chặt hơn. Chỉ khi bạn biết cảm thông và quan tâm đến nỗi đau, bất hạnh của người khác thì bạn mới nhận lại được sự cảm thông, quan tâm tương tự. Và khi đó, tình yêu thương khởi sinh từ lòng bi mẫn sẽ giúp bạn chạm đến hạnh phúc đích thực của đời người.


Ví như Mẹ Teresa, dẫu cho phải lớn lên trong cảnh cơ cực khốn khó, bà đã dành trọn đời mình để giúp đỡ cho những người yếu thế trên thế gian. Khi muốn mua thuốc cho những người nghèo khó, bà đã phải dành dụm từng xu lẻ mà mình kiếm được qua ngày. Khi mọi người biết đến nhiều hơn về tấm lòng của Mẹ Teresa, họ đã ủng hộ bà bằng những khoản đóng góp vì mục đích tốt đẹp. Không ít người tình nguyện trở thành thành viên trong nhóm giúp đỡ của bà. 


Khi nhắc đến Mẹ Teresa, thế giới nhớ đến bà như một phụ nữ vĩ đại với nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Nobel Hòa bình. Nhưng điều khiến mẹ vĩ đại hơn cả, đó là sự giản dị và lòng nhân ái vô biên.


Đời người thà có thể không có tiền tài, không có vẻ ngoài xinh đẹp nhưng không thể không có từ bi. Tâm từ bi mới là phẩm chất, là mỹ đức, là đức hạnh chân chính đem đến phước báu sâu dày cho đời người.


Lời kết

Phúc không tự nhiên mà có, phúc đến nhờ tâm, phúc đi cũng vì tâm. Vì vậy ở đời, ta hãy sống với một trái tim thiện lương, biết cho đi nhiều hơn và giúp đỡ mọi người. Đồng thời, ta hãy biết tu tập sửa mình, làm lành tránh dữ, hướng về lối sống nuôi dưỡng Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực thông qua những vị thầy hiền trí, những cuốn sách hay, những nhóm bạn tốt… Bởi khi ta làm được như vậy, phước báu và hạnh phúc mới thật sự hiện hữu.


1,262 views2 comments