top of page
Writer's pictureYến Nguyễn Thị Hoàng

Khiêm tốn - Đức tính cần phải có để đạt được thành công!

Updated: Oct 16, 2023

Khiêm tốn không tự nhiên mà có, đó là kết quả của cả quá trình rèn luyện tu dưỡng thân tâm. Đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần phải có để đạt được thành công. Vì lẽ đó, mà cổ nhân nói rằng: Đất hạ thấp thì thành biển, người biết hạ mình mới là bậc trí nhân”


1. Khiêm tốn - Đức tính cần có trong đời mỗi người?

Trong cuộc sống, việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân là điều vô cùng quan trọng mà hầu hết ai trong chúng ta cũng được dạy từ khi còn bé. Việc tu dưỡng chính là một loại trình độ, đòi hỏi con người phải trải qua một thời gian khổ luyện và bồi dưỡng lâu dài mới đạt được.


Và khiêm tốn là một trong những mẫu đức của con người. Người khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mà mình nhận được.


Khiêm tốn để biết nhìn lại mình còn nhiều khiếm khuyết phải tu sửa, để biết cảm thông hơn với mọi người xung quanh. Hiểu rõ lý lẽ đúng sai phải trái, kính trên nhường dưới, không tranh giành đấu đá thị phi. Giữ thái độ chuẩn mực và thành kính để học hỏi và tôn trọng lẫn nhau, rèn luyện hoàn thiện bản thân mỗi ngày.


Khiêm tốn để học cách trân trọng và biết ơn tất cả những gì mình có được. Khi bạn biết ơn bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn thế. Khiêm tốn còn là để nhắc nhở bản thân không bao giờ được ngủ vùi trong chiến thắng hoặc khoe khoang. Phải luôn cố gắng không ngừng để nỗ lực và vươn lên, coi thành công là bước đệm chắc chắn cho mình tiến bước cao hơn, xa hơn.


HIỂU BIẾT NUÔI DƯỠNG LÒNG KHIÊM TỐN
Người càng học sâu hiểu rộng, thì càng khiêm hạ. Người càng nông cạn, hời hợt thì càng kiêu ngạo

Khi có được lòng khiêm tốn ta sẽ biết cách lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng những lời khen chê với một tâm thái học hỏi và cải thiện không ngừng. Rèn giũa cho mình một khối óc đầy sáng suốt, minh mẫn và tỉnh táo, chỉ khi có được như vậy bạn mới có thể từng bước tiến đến sự thành công. Không đề cao mình hay hạ thấp người khác, và không so đo hơn thua với người.


2. Tự phụ - Độc tố nhấn chìm cuộc đời!

Tự phụ chính là mặt đối lập của Khiêm tốn, khi sự tự mãn xuất hiện các đức tính tốt đẹp khác sẽ bị đánh vỡ và những nghiệp bất thiện được gieo rắc xuống. Người tự phụ là người coi trọng cái tôi của mình lên trên hết.


Có câu chuyện kể như sau:

Trên đỉnh núi có một cây Chò cao lớn, cành lá xum xuê rợp bóng cả một vùng. Đến một ngày, cây Chò bỗng trở tính và đâm ra kiêu ngạo. Ðã nhiều lần, nó tỏ vẻ coi thường đám cây cỏ thấp lè tè dưới chân mình. Nhân bữa có gió lớn, cây Chò rung cành xào xạc:


- Hỡi dòng suối kia! Hãy chảy ngược đỉnh núi mang nước đến cho ta. Khí trời, hơi sương không đủ làm ta thỏa mãn. Mà tại sao ta lại phải dùng rễ dò tìm nước một cách vất vả trong lòng đất sỏi đá này?


Nhưng dòng suối vẫn cứ tiếp tục xuôi dòng. Cây Chò già đùng đùng nổi giận. Ðể tỏ rõ quyền uy, nó quyết định lấp suối, buộc nước phải dâng lên đỉnh núi. Những chiếc rễ to, khỏe nhất của cây Chò hì hục cạy bắn. Những tảng đá trắng bị nảy bật ra khỏi vách núi, lăn ầm ầm xuống lòng khe. Chúng mặc sức xô húc, nghiền nát những gì gặp phải trên lối đi.


Và điều khủng khiếp nhất đã xảy ra, những tảng đá trắng trên đà lao xuống va đập vào nhau tóe lửa. Ðám lá cây khô bắt lửa cháy bùng lên. Ngồi trên đỉnh núi cao, cây Chò khoái trá cười, nhưng chỉ một lát sau, lúc gió thổi hất ngược ngọn lửa về phía triền núi, nó không còn cười được nữa.


Thấy cảnh khu rừng xinh đẹp bị ngọn lửa tàn phá, dòng suối bỗng động lòng thương. Nó gắng khô nhanh để biến thành hơi. Hơi nước bốc lên trời kết tụ thành những đám mây rồi hóa thành những giọt mưa rơi xuống cánh rừng. Qua gốc cây Chò già, những hạt mưa tí tách thầm thì: "Ta chính là.. nước suối đây!" Cây Chò già hổ thẹn chỉ còn biết cúi đầu trông cậy vào những hạt mưa đang cần mẫn dập tắt ngọn lửa trên mình nó.


THAM, SÂN, SI - KẺ THÙ CỦA KHIÊM TỐN
Vì nuôi dưỡng ba độc tố Tham - Sân - Si, mà cây Chò đã tàn phá cả một khu rừng xinh đẹp!

Từ câu chuyện ta thấy được, vì nuôi dưỡng tâm sân si của mình. Cây Chò dần trở nên kiêu ngạo, chìm đắm vào tài năng của bản thân, tự cho rằng mình đúng nên nó coi thường mọi thứ xung quanh.


Nó dần trở nên tham lam và ích kỷ khi ép buộc mọi người phải cung phụng cho mình. Nguyện vọng, không được đáp ứng, lửa sân giận cùng góc nhìn hạn hẹp của bản thân, đã khiến nó làm ra những hành động sai trái và từ đó dẫn đến một kết cục đáng tiếc. Và những cây cối xung quanh, vì tâm Tham - Sân - Si của cây Chò mà phải bị vạ lây, phải gánh chịu tai họa.


Từ bài học của cây Chò, ta thấy được ba độc tố thể phá hoại và bào mòn nội tâm bên trong của chúng ta như thế nào. Nếu như không có một sự định hướng đúng đắn và nuôi dưỡng ba gốc rễ Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Thì dù tài hoa cách mấy sớm hay muộn cũng sẽ thất bại!


3. Cúi đầu để thấy chính mình.

Bác Hồ chính là minh chứng điển hình nhất để ta thấy được tinh thần khiêm tốn và soi sửa mình là như thế nào. Khi bắt đầu học viết báo, Người chăm chú học với ông Jean Longuet (1876 – 1938), Chủ nhiệm báo Populaire, cơ quan của Đảng Xã hội Pháp. Bác cẩn thận làm theo yêu cầu của ông, tập viết những tin dài, rồi viết lại thành tin ngắn, viết xong đều có đối chiếu với bản được đăng báo để xem đã viết sai điều gì, có điều gì cần chỉnh sửa…


Nhờ vậy mà Người đã trở thành một nhà báo vĩ đại với hàng ngàn tác phẩm, viết bằng nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều tờ báo trong và ngoài nước. Dẫu là một nhà báo chuyên nghiệp, sắc sảo, nhưng Bác chỉ cho rằng mình “có ít nhiều kinh nghiệm làm báo” mà thôi. Ngay cả khi trở thành Chủ tịch nước, có khi viết xong một bài báo, Bác còn đưa cho anh em bảo vệ, phục vụ để mọi người đọc xem có hiểu không, nếu chưa hiểu thì Bác sẽ sửa lại.


KHIÊM TỐN ĐỂ SỬA MÌNH
Làm người phải tự tin, nhưng không được tự tin đến nước tự phụ. Làm người nên khiêm tốn, nhưng không được khiêm tốn đến mức đánh mất lòng tự tin của mình

Người giỏi sẽ có người giỏi hơn, cúi đầu chính là biểu hiện của tinh thần học hỏi, cầu tiến, thừa nhận sự thiếu sót hay còn yếu kém của bản thân để tu sửa. Cúi xuống là để hiểu người và biết nâng người khác lớn lên. Từ việc biết nhìn nhận lại chính mình, cúi đầu học hỏi chúng ta sẽ ngày càng phát triển và tiến bộ.


Qua đó, luôn ý thức và rõ biết về vị trí của bản thân mà không nảy sinh ra những sự ảo tưởng về năng lực của mình. Ngoài ra, người có sự khiêm tốn và biết nhún nhường để học hỏi, luôn được xã hội đánh giá cao. Và từ đó họ sẽ sẵn lòng giúp sức, nâng đỡ bạn đi lên. Những người có sự nghiệp thuận lợi và thành công nhất, đều là những người hiểu làm người phải biết “cúi đầu”. Trong cuộc sống, càng là người học rộng, tài cao, hiểu biết nhiều thì họ sẽ càng khiêm tốn.


4. Lời kết

Có câu nói rằng: “Hiểu càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu càng ít, cái tôi càng lớn”. Chính vì lẽ đó, trí tuệ sáng suốt và sự hiểu biết sẽ là tiền đề, để chúng ta tu dưỡng nên thái độ khiêm tốn. Và để trở thành người khiêm tốn thì chúng ta cần phải xác định được rằng, những hiểu biết của mình chỉ như những giọt nước trong một cốc nước đầy của tri thức nhân loại. Từ đó, mới có tinh thần luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, để trí tuệ ngày càng cao sâu, rộng mở.


Có một trí tuệ sáng suốt là có Chánh kiến, có Chánh kiến bạn sẽ thấy biết đúng đắn, để nhận ra khi nào bản thân đang có sự hiện diện của thói kiêu căng, tự mãn. Đây là điều khó khăn và cần nhiều sự nỗ lực nhất, vì không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ sự tỉnh táo để soi rõ được tâm mình. Hãy nhớ rằng tất cả lúa non đều vươn thẳng lên trời, nhưng lúa càng chín càng cúi đầu, biết khiêm tốn sửa mình, thành công rồi sẽ đến!


Khiêm tốn - Đức tính cần phải có để đạt được thành công!

Updated: Oct 16, 2023

Khiêm tốn không tự nhiên mà có, đó là kết quả của cả quá trình rèn luyện tu dưỡng thân tâm. Đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần phải có để đạt được thành công. Vì lẽ đó, mà cổ nhân nói rằng: Đất hạ thấp thì thành biển, người biết hạ mình mới là bậc trí nhân”


1. Khiêm tốn - Đức tính cần có trong đời mỗi người?

Trong cuộc sống, việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân là điều vô cùng quan trọng mà hầu hết ai trong chúng ta cũng được dạy từ khi còn bé. Việc tu dưỡng chính là một loại trình độ, đòi hỏi con người phải trải qua một thời gian khổ luyện và bồi dưỡng lâu dài mới đạt được.


Và khiêm tốn là một trong những mẫu đức của con người. Người khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mà mình nhận được.


Khiêm tốn để biết nhìn lại mình còn nhiều khiếm khuyết phải tu sửa, để biết cảm thông hơn với mọi người xung quanh. Hiểu rõ lý lẽ đúng sai phải trái, kính trên nhường dưới, không tranh giành đấu đá thị phi. Giữ thái độ chuẩn mực và thành kính để học hỏi và tôn trọng lẫn nhau, rèn luyện hoàn thiện bản thân mỗi ngày.


Khiêm tốn để học cách trân trọng và biết ơn tất cả những gì mình có được. Khi bạn biết ơn bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn thế. Khiêm tốn còn là để nhắc nhở bản thân không bao giờ được ngủ vùi trong chiến thắng hoặc khoe khoang. Phải luôn cố gắng không ngừng để nỗ lực và vươn lên, coi thành công là bước đệm chắc chắn cho mình tiến bước cao hơn, xa hơn.


HIỂU BIẾT NUÔI DƯỠNG LÒNG KHIÊM TỐN
Người càng học sâu hiểu rộng, thì càng khiêm hạ. Người càng nông cạn, hời hợt thì càng kiêu ngạo

Khi có được lòng khiêm tốn ta sẽ biết cách lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng những lời khen chê với một tâm thái học hỏi và cải thiện không ngừng. Rèn giũa cho mình một khối óc đầy sáng suốt, minh mẫn và tỉnh táo, chỉ khi có được như vậy bạn mới có thể từng bước tiến đến sự thành công. Không đề cao mình hay hạ thấp người khác, và không so đo hơn thua với người.


2. Tự phụ - Độc tố nhấn chìm cuộc đời!

Tự phụ chính là mặt đối lập của Khiêm tốn, khi sự tự mãn xuất hiện các đức tính tốt đẹp khác sẽ bị đánh vỡ và những nghiệp bất thiện được gieo rắc xuống. Người tự phụ là người coi trọng cái tôi của mình lên trên hết.


Có câu chuyện kể như sau:

Trên đỉnh núi có một cây Chò cao lớn, cành lá xum xuê rợp bóng cả một vùng. Đến một ngày, cây Chò bỗng trở tính và đâm ra kiêu ngạo. Ðã nhiều lần, nó tỏ vẻ coi thường đám cây cỏ thấp lè tè dưới chân mình. Nhân bữa có gió lớn, cây Chò rung cành xào xạc:


- Hỡi dòng suối kia! Hãy chảy ngược đỉnh núi mang nước đến cho ta. Khí trời, hơi sương không đủ làm ta thỏa mãn. Mà tại sao ta lại phải dùng rễ dò tìm nước một cách vất vả trong lòng đất sỏi đá này?


Nhưng dòng suối vẫn cứ tiếp tục xuôi dòng. Cây Chò già đùng đùng nổi giận. Ðể tỏ rõ quyền uy, nó quyết định lấp suối, buộc nước phải dâng lên đỉnh núi. Những chiếc rễ to, khỏe nhất của cây Chò hì hục cạy bắn. Những tảng đá trắng bị nảy bật ra khỏi vách núi, lăn ầm ầm xuống lòng khe. Chúng mặc sức xô húc, nghiền nát những gì gặp phải trên lối đi.


Và điều khủng khiếp nhất đã xảy ra, những tảng đá trắng trên đà lao xuống va đập vào nhau tóe lửa. Ðám lá cây khô bắt lửa cháy bùng lên. Ngồi trên đỉnh núi cao, cây Chò khoái trá cười, nhưng chỉ một lát sau, lúc gió thổi hất ngược ngọn lửa về phía triền núi, nó không còn cười được nữa.


Thấy cảnh khu rừng xinh đẹp bị ngọn lửa tàn phá, dòng suối bỗng động lòng thương. Nó gắng khô nhanh để biến thành hơi. Hơi nước bốc lên trời kết tụ thành những đám mây rồi hóa thành những giọt mưa rơi xuống cánh rừng. Qua gốc cây Chò già, những hạt mưa tí tách thầm thì: "Ta chính là.. nước suối đây!" Cây Chò già hổ thẹn chỉ còn biết cúi đầu trông cậy vào những hạt mưa đang cần mẫn dập tắt ngọn lửa trên mình nó.


THAM, SÂN, SI - KẺ THÙ CỦA KHIÊM TỐN
Vì nuôi dưỡng ba độc tố Tham - Sân - Si, mà cây Chò đã tàn phá cả một khu rừng xinh đẹp!

Từ câu chuyện ta thấy được, vì nuôi dưỡng tâm sân si của mình. Cây Chò dần trở nên kiêu ngạo, chìm đắm vào tài năng của bản thân, tự cho rằng mình đúng nên nó coi thường mọi thứ xung quanh.


Nó dần trở nên tham lam và ích kỷ khi ép buộc mọi người phải cung phụng cho mình. Nguyện vọng, không được đáp ứng, lửa sân giận cùng góc nhìn hạn hẹp của bản thân, đã khiến nó làm ra những hành động sai trái và từ đó dẫn đến một kết cục đáng tiếc. Và những cây cối xung quanh, vì tâm Tham - Sân - Si của cây Chò mà phải bị vạ lây, phải gánh chịu tai họa.


Từ bài học của cây Chò, ta thấy được ba độc tố thể phá hoại và bào mòn nội tâm bên trong của chúng ta như thế nào. Nếu như không có một sự định hướng đúng đắn và nuôi dưỡng ba gốc rễ Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Thì dù tài hoa cách mấy sớm hay muộn cũng sẽ thất bại!


3. Cúi đầu để thấy chính mình.

Bác Hồ chính là minh chứng điển hình nhất để ta thấy được tinh thần khiêm tốn và soi sửa mình là như thế nào. Khi bắt đầu học viết báo, Người chăm chú học với ông Jean Longuet (1876 – 1938), Chủ nhiệm báo Populaire, cơ quan của Đảng Xã hội Pháp. Bác cẩn thận làm theo yêu cầu của ông, tập viết những tin dài, rồi viết lại thành tin ngắn, viết xong đều có đối chiếu với bản được đăng báo để xem đã viết sai điều gì, có điều gì cần chỉnh sửa…


Nhờ vậy mà Người đã trở thành một nhà báo vĩ đại với hàng ngàn tác phẩm, viết bằng nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều tờ báo trong và ngoài nước. Dẫu là một nhà báo chuyên nghiệp, sắc sảo, nhưng Bác chỉ cho rằng mình “có ít nhiều kinh nghiệm làm báo” mà thôi. Ngay cả khi trở thành Chủ tịch nước, có khi viết xong một bài báo, Bác còn đưa cho anh em bảo vệ, phục vụ để mọi người đọc xem có hiểu không, nếu chưa hiểu thì Bác sẽ sửa lại.


KHIÊM TỐN ĐỂ SỬA MÌNH
Làm người phải tự tin, nhưng không được tự tin đến nước tự phụ. Làm người nên khiêm tốn, nhưng không được khiêm tốn đến mức đánh mất lòng tự tin của mình

Người giỏi sẽ có người giỏi hơn, cúi đầu chính là biểu hiện của tinh thần học hỏi, cầu tiến, thừa nhận sự thiếu sót hay còn yếu kém của bản thân để tu sửa. Cúi xuống là để hiểu người và biết nâng người khác lớn lên. Từ việc biết nhìn nhận lại chính mình, cúi đầu học hỏi chúng ta sẽ ngày càng phát triển và tiến bộ.


Qua đó, luôn ý thức và rõ biết về vị trí của bản thân mà không nảy sinh ra những sự ảo tưởng về năng lực của mình. Ngoài ra, người có sự khiêm tốn và biết nhún nhường để học hỏi, luôn được xã hội đánh giá cao. Và từ đó họ sẽ sẵn lòng giúp sức, nâng đỡ bạn đi lên. Những người có sự nghiệp thuận lợi và thành công nhất, đều là những người hiểu làm người phải biết “cúi đầu”. Trong cuộc sống, càng là người học rộng, tài cao, hiểu biết nhiều thì họ sẽ càng khiêm tốn.


4. Lời kết

Có câu nói rằng: “Hiểu càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu càng ít, cái tôi càng lớn”. Chính vì lẽ đó, trí tuệ sáng suốt và sự hiểu biết sẽ là tiền đề, để chúng ta tu dưỡng nên thái độ khiêm tốn. Và để trở thành người khiêm tốn thì chúng ta cần phải xác định được rằng, những hiểu biết của mình chỉ như những giọt nước trong một cốc nước đầy của tri thức nhân loại. Từ đó, mới có tinh thần luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, để trí tuệ ngày càng cao sâu, rộng mở.


Có một trí tuệ sáng suốt là có Chánh kiến, có Chánh kiến bạn sẽ thấy biết đúng đắn, để nhận ra khi nào bản thân đang có sự hiện diện của thói kiêu căng, tự mãn. Đây là điều khó khăn và cần nhiều sự nỗ lực nhất, vì không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ sự tỉnh táo để soi rõ được tâm mình. Hãy nhớ rằng tất cả lúa non đều vươn thẳng lên trời, nhưng lúa càng chín càng cúi đầu, biết khiêm tốn sửa mình, thành công rồi sẽ đến!


Recent Posts

See All