top of page

5 Cách Đưa Chánh Niệm Vào Công Việc: Giúp Bạn Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

Người ta thường nói, "mỗi ngày tôi làm việc 8 tiếng". Nhưng liệu thực sự bạn có làm việc tới 8 tiếng không? Nếu quan sát kỹ một ngày làm việc của bản thân, ắt hẳn phần đông các bạn cũng đã từng…

- Lướt facebook, instagram hay các trang mạng xã hội trong suốt vài tiếng đồng hồ trong giờ làm việc?

- Ngồi “bà tám”, chat chit với đồng nghiệp liên tục để rồi phải trì hoãn công việc?

- Buộc phải mang việc về nhà lỡ vì thiếu tập trung trong giờ làm việc?


Và nối tiếp cho những hiện trạng phổ biến trên, tôi đoán chắc rằng các bạn cũng đã từng đau đầu bởi những cuộc họp bất ngờ triền miên, lấn chiếm hết cả thời gian để hoàn thành các đầu việc. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giải thích lý do tại sao việc thực hành Chánh Niệm có thể giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tận dụng thời gian hiệu quả. Tuy nhiên trước khi bắt đầu, các bạn cần hiểu rõ về định nghĩa của chánh niệm.


Chánh Niệm Là Gì?

Chánh Niệm là lối sống tỉnh thức, là biết chú tâm vào giây phút hiện tại, là biết rõ rằng thân - khẩu - ý của mình đang giao hòa với thế giới xung quanh. Chánh niệm cũng là ngừng lo lắng tương lai, ngưng tiếc nuối quá khứ, chỉ đưa tâm trí về thời khắc hiện tại, ngay trong chính phút giây này thôi.

Giữ cho tâm hồn bình yên
Chánh niệm là có mặt ở phút giây hiện tại, không níu kéo quá khứ, không lo lắng tương lai.

Lấy một ví dụ dễ hiểu nhất về chánh niệm, là ngay tại lúc này đây, khi bạn đang đọc đến dòng chữ này, liệu bạn có đang nhận thức được chính thân tâm của mình ra sao không? Bạn đang cảm thấy thoải mái hay khó chịu? Nhịp thở của bạn có đang ổn định hay không? Hay là bạn có cảm nhận được những gì đang diễn ra chung quanh? Nơi bạn đang đứng/ngồi/nằm có đang hoàn toàn yên tĩnh? Hay là có tiếng người râm ran, có tiếng chim đang hót, có tiếng xe chạy ngang?


Khi đã có được chánh niệm, nhiều lúc không cần cố gắng, bạn cũng đã ý thức sâu sắc về một việc mình đang làm. Lúc này đây, bạn đã có thể nắm giữ trong tay chiếc khóa tối thượng để rèn giũa khả năng tỉnh thức ở mọi lúc mọi nơi.


5 Phương Pháp Đưa Chánh Niệm Vào Công Việc

5 phương pháp thực hành chánh niệm trong công việc sau đây sẽ giúp bạn nâng cao sự tập trung, gia tăng hiệu suất công việc, đồng thời quản lý thời gian chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bạn nào hay bị “deadline dí”, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trì trệ với công việc thì nên đọc kỹ và ngẫm kỹ.


1. Luôn Tỉnh Thức, Không Lạc Lối Với Nhiều Suy Nghĩ

Luôn biết rõ, ý thức rõ ràng những việc mình đang làm là bước đầu tiên của Chánh Niệm. Nếu thiếu đi sự nhận thức rõ ràng, sự tỉnh thức với chính hành động của mình đây, bạn rất dễ lạc lối trong suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Nghĩa là bạn có thể vừa làm một việc nhưng trong đầu lại nghĩ đến nhiều việc khác.


Lấy ví dụ khi lái xe, đa phần chúng ta sẽ thường rơi vào trạng thái mơ mộng, suy nghĩ vẩn vơ thay vì tập trung hoàn toàn vào việc lái xe hay nhận thức rõ con đường xung quanh như thế nào. Có thể là bạn chỉ dành 10% sự chú tâm cho việc điều chỉnh tay lái và tốc độ, còn lại thì trong đầu chỉ suy nghĩ những việc như tối nay ăn gì, đón con ra sao, xử lý nốt công việc như thế nào,...

Giữ tỉnh thức trong đời sống
Luôn ý thức rõ ràng những việc mình đang làm sẽ tránh được những tác nhân gây xao nhãng.

Đây là một trạng thái thiếu chánh niệm. Và chắc chắn, sẽ khiến chất lượng đời sống lẫn hiệu quả công việc của bạn ngày càng xuống dốc. Vì vô hình trung bạn đã đặt mình vào một trạng thái “trăm công nghìn việc”, khiến bản thân cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng vì nghĩ rằng: “Chưa xong việc này mà đã phải lo cho nhiều việc khác.”


Vì vậy khi làm một việc gì đó, các bạn chớ nên để cho tâm trí bay bổng với những viễn cảnh của quá khứ hoặc tương lai. Hãy tập quan sát tâm mình thường xuyên, tập giữ cho tâm trí có mặt ở hiện tại. Nhờ vậy, bạn mới có thể vận dụng hết thảy toàn bộ sự tập trung mà bạn đang có để hoàn thành công việc tốt hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.


2. Chỉ Nên Làm Một Việc Tại Một Thời Điểm

Có rất nhiều người nghĩ rằng họ có thể tận dụng thời gian tối ưu hơn, tiết kiệm hơn bằng cách làm nhiều việc trong cùng một lúc. Chẳng hạn như việc vừa làm vừa lướt Facebook, thi thoảng còn nhanh tay comment dạo. Có nhiều người cũng có thói quen check email làm việc nhưng trên trình duyệt web lại mở hàng tá tab khác không liên quan mấy. Hoặc là khi số đông dân văn phòng hiện nay có thể vừa làm việc vừa chơi game, xem MV ca nhạc,...

Làm việc tập trung
Não bộ con người chỉ có thể tập trung cho một việc tại cùng một thời điểm.

Tuy nhiên trên thực tế, não bộ của con người chỉ có thể tập trung vào một việc trong cùng một khoảng thời gian. Khi bạn cố gắng làm nhiều việc trong cùng một lúc, là lúc bạn đang ép chính bộ não của mình phải phân chia sự tập trung. Về lâu dài, điều này sẽ giảm khả năng tập trung, trí nhớ và làm giảm cả hiệu quả công việc. Ngoài ra khi phải trong quá trình đa nhiệm, bản thân bạn cũng dễ phạm phải nhiều lỗi sai hơn.


Vì vậy, chớ ép bản thân phải "ba đầu sáu tay" để xử lý nhiều thông tin một lúc. Hãy chậm lại, tĩnh lại để cân bằng tâm trí; và cuối cùng hãy toàn tâm toàn ý cho một việc duy nhất trong cùng một thời điểm. Chớ nóng vội, chớ hấp tấp, kiên trì luyện tập khả năng “đơn nhiệm” trong một thời gian, dần dần năng lực tập trung và hiệu quả công việc của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.


3. Nghỉ Ngơi Nhiều Lần Kết Hợp Thiền Ngắn

Theo nghiên cứu của phương pháp Pomodoro - một hệ thống quản lý thời gian nổi tiếng, thường sau mỗi 25 - 45 phút làm việc (tùy khả năng tập trung của mỗi người), bộ não và cơ thể của chúng ta sẽ muốn nghỉ ngơi.


Vì vậy chúng ta cần dành cho bản thân một khoảng nghỉ 5 phút sau 25 phút làm việc; và sau 4 chu kỳ 25 phút, chúng ta cần có khoảng nghỉ dài 15 phút. Đây là một cách hiệu quả để cân bằng tinh thần, giúp chúng ta giảm thiểu sự mệt mỏi, gia tăng sự tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

Nghỉ ngơi
Chúng ta cần biết cách nghỉ ngơi hợp lý. Nếu thúc ép bản thân quá sức, bạn sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ lẫn tinh thần và thể chết.

Hãy quan sát cơ thể mình để cảm nhận, đừng phớt lờ những tín hiệu từ cơ thể. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hãy dừng mọi thứ lại và “lắng nghe” cơ thể. Đó chính là bước đầu tiên của chánh niệm - đưa tâm ý về hiện tại và nhận thức sâu sắc tình trạng thân tâm của chính ta.


Bạn có thể bắt đầu quan sát sự mệt mỏi, là quan sát để chấp nhận, tuyệt nhiên không phải né tránh. Nhẹ nhàng nhắm mắt lim dim và hít thở để cơ thể được nghỉ ngơi. Những cơn mệt mỏi, căng thẳng sẽ đến rồi đi. Như quy luật vô thường của tự nhiên vậy.


Những khoảng nghỉ như vậy không chỉ giúp cho năng lượng của bộ não được hồi sinh đáng kể, mà còn giúp bạn giảm căng thẳng, gia tăng sự tập trung. Từ đó nâng cao hiệu suất công việc, không sợ “burnout” - hội chứng căng thẳng quá độ và dẫn đến tình trạng kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần trong công việc.


4. Viết Nhật Ký Thời Gian Để Biết Mình Đã “Chi Tiêu” Thời Gian Thế Nào

Trong cuộc sống bộn bề vì guồng quay cơm áo gạo tiền, liệu bạn đã bao giờ nhìn nhận lại cách bản thân "đầu tư" thời gian ra sao? Việc viết lại mình đã “chi tiêu” thời gian cho các công việc thế nào sẽ giúp bạn nhận ra những khoảng mất tập trung, những nhiệm vụ bị trì hoãn, những lúc vô tình lãng phí thời gian. Và từ đó hãy rút kinh nghiệm để biết cách sử dụng thời gian hợp lý.

Viết nhật ký
Viết nhật ký để mình có cái nhìn tổng quát về những khoảng thời gian mà bản thân đã chi tiêu.

Việc này có vẻ như sẽ mất thời gian, nhưng bạn sẽ nhận được lợi ích không ngờ. Bạn sẽ nhận ra mình đã “tiêu tốn” thời gian cho những nhiệm vụ ít quan trọng nhiều hơn mình tưởng tượng. Khi làm việc, sử dụng điện thoại, nấu ăn hay khi ra ngoài dạo chơi, mua sắm, hãy chịu khó ghi chú lại và tổng kết quãng thời gian mình đã sử dụng vào cuối ngày.


Đây chính là phương pháp giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bản thân, cũng như về cách mình đã sử dụng thời gian như thế nào. Duy trì phương pháp này thường xuyên, dần dần bạn sẽ dễ dàng nắm trong tay khả năng phân bổ thời gian hợp lý hơn cho cuộc sống lẫn công việc.


5. Thiền Đều Đặn 30 Phút Mỗi Ngày

Bên cạnh việc giữ chánh niệm ở mỗi phút giây, thiền đều đặn mỗi ngày 30 phút sẽ giúp bạn mài giũa khả năng tập trung, gợn đục tâm hồn, khơi trong tâm trí. Đồng thời việc này cũng sẽ giúp cho khả năng đưa ra quyết định của bạn ngày thêm thấu đáo và sáng suốt hơn.


Tại Google và các doanh nghiệp lớn trên thế giới, người ta cũng đưa thiền định vào văn hóa tổ chức như một liệu pháp chữa lành tinh thần, giảm căng thẳng lẫn áp lực cho nhân sự trong công ty. Kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng với nhiều công trình đạt giải thế giới - KTS. Võ Trọng Nghĩa thường dành nhiều thời gian trong ngày để thiền. Trong phần tuyển dụng, ông cũng yêu cầu nhân viên thiền ít nhất 2h/ngày.

Thiền
Thiền đều đặn sẽ giúp bạn mài giũa khả năng tập trung, gợn đục tâm hồn, khơi trong tâm trí.

Đừng nghĩ quá phức tạp khi nhắc đến thiền. Hãy tạm gác mọi việc qua một bên và ngồi thật yên xuống. Để cho tâm ý cũng yên lắng như thân, bạn nên chọn một đối tượng nào đó để quan sát, như là một nhành cây, nụ hoa, chiếc lá chẳng hạn.


Quan sát trong sự tươi tỉnh, thả lỏng và không suy tưởng. Hãy cảm nhận sự sống đang diễn ra trong thực tại. Nếu thấy tâm vẫn cứ bay nhảy lung tung, hãy tập trung quan sát và cảm nhận hơi thở vào ra trên cơ thể của mình! Mục đích của việc này là để giúp bạn nhận thấy đa phần suy nghĩ của mình rất lung tung, không có giá trị. Và bạn sẽ quan sát tiến trình sinh diệt của nó, loại bỏ dần dần.


Sau một thời gian thực hành, số lượng suy nghĩ sẽ ít dần, bạn sẽ biết chọn điều quan trọng để tập trung. Tập trung ở đâu, tâm sẽ định ở đó, trí tuệ sẽ khởi sinh, làm việc ắt sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.


LỜI KẾT

Việc đưa chánh niệm vào công việc không chỉ là một cách để tăng cường hiệu suất, tối ưu thời gian mà còn là một hành trình để hiện hữu, để sống trọn vẹn với từng phút giây trong cuộc sống muôn màu. Bằng cách thực hành chánh niệm thường xuyên, chúng ta có thể tạo ra sự kết nối sâu sắc và tạo ra sự cân bằng giữa công việc và đời sống.


Và nếu bạn thắc mắc các CEO, những chủ doanh nghiệp lớn trên thế giới đang thực hành thiền cho bản thân và nhân sự ra sao. Hãy tìm đọc cuốn “Search inside yourself” (Tìm kiếm bên trong bạn) nổi tiếng của Chade-Meng Tan – người được ưu ái gọi với cái tên “Người bạn tốt của Google mà không ai có thể từ chối”. Đây là cuốn sách sẽ giúp bạn kết hợp giữa phương pháp thiền cổ xưa và trí thông minh cảm xúc hiện đại, từ đó làm chủ được thế giới nội tâm của bản thân trước khi tạo được nhiều thành tựu cho xã hội bên ngoài.


Ngoài ra khi đến với hành trình 3 Ngày X3 Năng Suất (không thu phí), bạn sẽ được hướng dẫn thực hành Chánh Niệm mỗi ngày. Đây là khóa học giúp bạn thiết lập MINDSET X3, tăng chất lượng công việc gấp 3 với thời gian bằng ⅓, có thể làm việc hiệu suất cao trong hạnh phúc!


5 Cách Đưa Chánh Niệm Vào Công Việc: Giúp Bạn Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

Người ta thường nói, "mỗi ngày tôi làm việc 8 tiếng". Nhưng liệu thực sự bạn có làm việc tới 8 tiếng không? Nếu quan sát kỹ một ngày làm việc của bản thân, ắt hẳn phần đông các bạn cũng đã từng…

- Lướt facebook, instagram hay các trang mạng xã hội trong suốt vài tiếng đồng hồ trong giờ làm việc?

- Ngồi “bà tám”, chat chit với đồng nghiệp liên tục để rồi phải trì hoãn công việc?

- Buộc phải mang việc về nhà lỡ vì thiếu tập trung trong giờ làm việc?


Và nối tiếp cho những hiện trạng phổ biến trên, tôi đoán chắc rằng các bạn cũng đã từng đau đầu bởi những cuộc họp bất ngờ triền miên, lấn chiếm hết cả thời gian để hoàn thành các đầu việc. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giải thích lý do tại sao việc thực hành Chánh Niệm có thể giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tận dụng thời gian hiệu quả. Tuy nhiên trước khi bắt đầu, các bạn cần hiểu rõ về định nghĩa của chánh niệm.


Chánh Niệm Là Gì?

Chánh Niệm là lối sống tỉnh thức, là biết chú tâm vào giây phút hiện tại, là biết rõ rằng thân - khẩu - ý của mình đang giao hòa với thế giới xung quanh. Chánh niệm cũng là ngừng lo lắng tương lai, ngưng tiếc nuối quá khứ, chỉ đưa tâm trí về thời khắc hiện tại, ngay trong chính phút giây này thôi.

Giữ cho tâm hồn bình yên
Chánh niệm là có mặt ở phút giây hiện tại, không níu kéo quá khứ, không lo lắng tương lai.

Lấy một ví dụ dễ hiểu nhất về chánh niệm, là ngay tại lúc này đây, khi bạn đang đọc đến dòng chữ này, liệu bạn có đang nhận thức được chính thân tâm của mình ra sao không? Bạn đang cảm thấy thoải mái hay khó chịu? Nhịp thở của bạn có đang ổn định hay không? Hay là bạn có cảm nhận được những gì đang diễn ra chung quanh? Nơi bạn đang đứng/ngồi/nằm có đang hoàn toàn yên tĩnh? Hay là có tiếng người râm ran, có tiếng chim đang hót, có tiếng xe chạy ngang?


Khi đã có được chánh niệm, nhiều lúc không cần cố gắng, bạn cũng đã ý thức sâu sắc về một việc mình đang làm. Lúc này đây, bạn đã có thể nắm giữ trong tay chiếc khóa tối thượng để rèn giũa khả năng tỉnh thức ở mọi lúc mọi nơi.


5 Phương Pháp Đưa Chánh Niệm Vào Công Việc

5 phương pháp thực hành chánh niệm trong công việc sau đây sẽ giúp bạn nâng cao sự tập trung, gia tăng hiệu suất công việc, đồng thời quản lý thời gian chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bạn nào hay bị “deadline dí”, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trì trệ với công việc thì nên đọc kỹ và ngẫm kỹ.


1. Luôn Tỉnh Thức, Không Lạc Lối Với Nhiều Suy Nghĩ

Luôn biết rõ, ý thức rõ ràng những việc mình đang làm là bước đầu tiên của Chánh Niệm. Nếu thiếu đi sự nhận thức rõ ràng, sự tỉnh thức với chính hành động của mình đây, bạn rất dễ lạc lối trong suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Nghĩa là bạn có thể vừa làm một việc nhưng trong đầu lại nghĩ đến nhiều việc khác.


Lấy ví dụ khi lái xe, đa phần chúng ta sẽ thường rơi vào trạng thái mơ mộng, suy nghĩ vẩn vơ thay vì tập trung hoàn toàn vào việc lái xe hay nhận thức rõ con đường xung quanh như thế nào. Có thể là bạn chỉ dành 10% sự chú tâm cho việc điều chỉnh tay lái và tốc độ, còn lại thì trong đầu chỉ suy nghĩ những việc như tối nay ăn gì, đón con ra sao, xử lý nốt công việc như thế nào,...

Giữ tỉnh thức trong đời sống
Luôn ý thức rõ ràng những việc mình đang làm sẽ tránh được những tác nhân gây xao nhãng.

Đây là một trạng thái thiếu chánh niệm. Và chắc chắn, sẽ khiến chất lượng đời sống lẫn hiệu quả công việc của bạn ngày càng xuống dốc. Vì vô hình trung bạn đã đặt mình vào một trạng thái “trăm công nghìn việc”, khiến bản thân cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng vì nghĩ rằng: “Chưa xong việc này mà đã phải lo cho nhiều việc khác.”


Vì vậy khi làm một việc gì đó, các bạn chớ nên để cho tâm trí bay bổng với những viễn cảnh của quá khứ hoặc tương lai. Hãy tập quan sát tâm mình thường xuyên, tập giữ cho tâm trí có mặt ở hiện tại. Nhờ vậy, bạn mới có thể vận dụng hết thảy toàn bộ sự tập trung mà bạn đang có để hoàn thành công việc tốt hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.


2. Chỉ Nên Làm Một Việc Tại Một Thời Điểm

Có rất nhiều người nghĩ rằng họ có thể tận dụng thời gian tối ưu hơn, tiết kiệm hơn bằng cách làm nhiều việc trong cùng một lúc. Chẳng hạn như việc vừa làm vừa lướt Facebook, thi thoảng còn nhanh tay comment dạo. Có nhiều người cũng có thói quen check email làm việc nhưng trên trình duyệt web lại mở hàng tá tab khác không liên quan mấy. Hoặc là khi số đông dân văn phòng hiện nay có thể vừa làm việc vừa chơi game, xem MV ca nhạc,...

Làm việc tập trung
Não bộ con người chỉ có thể tập trung cho một việc tại cùng một thời điểm.

Tuy nhiên trên thực tế, não bộ của con người chỉ có thể tập trung vào một việc trong cùng một khoảng thời gian. Khi bạn cố gắng làm nhiều việc trong cùng một lúc, là lúc bạn đang ép chính bộ não của mình phải phân chia sự tập trung. Về lâu dài, điều này sẽ giảm khả năng tập trung, trí nhớ và làm giảm cả hiệu quả công việc. Ngoài ra khi phải trong quá trình đa nhiệm, bản thân bạn cũng dễ phạm phải nhiều lỗi sai hơn.


Vì vậy, chớ ép bản thân phải "ba đầu sáu tay" để xử lý nhiều thông tin một lúc. Hãy chậm lại, tĩnh lại để cân bằng tâm trí; và cuối cùng hãy toàn tâm toàn ý cho một việc duy nhất trong cùng một thời điểm. Chớ nóng vội, chớ hấp tấp, kiên trì luyện tập khả năng “đơn nhiệm” trong một thời gian, dần dần năng lực tập trung và hiệu quả công việc của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.


3. Nghỉ Ngơi Nhiều Lần Kết Hợp Thiền Ngắn

Theo nghiên cứu của phương pháp Pomodoro - một hệ thống quản lý thời gian nổi tiếng, thường sau mỗi 25 - 45 phút làm việc (tùy khả năng tập trung của mỗi người), bộ não và cơ thể của chúng ta sẽ muốn nghỉ ngơi.


Vì vậy chúng ta cần dành cho bản thân một khoảng nghỉ 5 phút sau 25 phút làm việc; và sau 4 chu kỳ 25 phút, chúng ta cần có khoảng nghỉ dài 15 phút. Đây là một cách hiệu quả để cân bằng tinh thần, giúp chúng ta giảm thiểu sự mệt mỏi, gia tăng sự tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

Nghỉ ngơi
Chúng ta cần biết cách nghỉ ngơi hợp lý. Nếu thúc ép bản thân quá sức, bạn sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ lẫn tinh thần và thể chết.

Hãy quan sát cơ thể mình để cảm nhận, đừng phớt lờ những tín hiệu từ cơ thể. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hãy dừng mọi thứ lại và “lắng nghe” cơ thể. Đó chính là bước đầu tiên của chánh niệm - đưa tâm ý về hiện tại và nhận thức sâu sắc tình trạng thân tâm của chính ta.


Bạn có thể bắt đầu quan sát sự mệt mỏi, là quan sát để chấp nhận, tuyệt nhiên không phải né tránh. Nhẹ nhàng nhắm mắt lim dim và hít thở để cơ thể được nghỉ ngơi. Những cơn mệt mỏi, căng thẳng sẽ đến rồi đi. Như quy luật vô thường của tự nhiên vậy.


Những khoảng nghỉ như vậy không chỉ giúp cho năng lượng của bộ não được hồi sinh đáng kể, mà còn giúp bạn giảm căng thẳng, gia tăng sự tập trung. Từ đó nâng cao hiệu suất công việc, không sợ “burnout” - hội chứng căng thẳng quá độ và dẫn đến tình trạng kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần trong công việc.


4. Viết Nhật Ký Thời Gian Để Biết Mình Đã “Chi Tiêu” Thời Gian Thế Nào

Trong cuộc sống bộn bề vì guồng quay cơm áo gạo tiền, liệu bạn đã bao giờ nhìn nhận lại cách bản thân "đầu tư" thời gian ra sao? Việc viết lại mình đã “chi tiêu” thời gian cho các công việc thế nào sẽ giúp bạn nhận ra những khoảng mất tập trung, những nhiệm vụ bị trì hoãn, những lúc vô tình lãng phí thời gian. Và từ đó hãy rút kinh nghiệm để biết cách sử dụng thời gian hợp lý.

Viết nhật ký
Viết nhật ký để mình có cái nhìn tổng quát về những khoảng thời gian mà bản thân đã chi tiêu.

Việc này có vẻ như sẽ mất thời gian, nhưng bạn sẽ nhận được lợi ích không ngờ. Bạn sẽ nhận ra mình đã “tiêu tốn” thời gian cho những nhiệm vụ ít quan trọng nhiều hơn mình tưởng tượng. Khi làm việc, sử dụng điện thoại, nấu ăn hay khi ra ngoài dạo chơi, mua sắm, hãy chịu khó ghi chú lại và tổng kết quãng thời gian mình đã sử dụng vào cuối ngày.


Đây chính là phương pháp giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bản thân, cũng như về cách mình đã sử dụng thời gian như thế nào. Duy trì phương pháp này thường xuyên, dần dần bạn sẽ dễ dàng nắm trong tay khả năng phân bổ thời gian hợp lý hơn cho cuộc sống lẫn công việc.


5. Thiền Đều Đặn 30 Phút Mỗi Ngày

Bên cạnh việc giữ chánh niệm ở mỗi phút giây, thiền đều đặn mỗi ngày 30 phút sẽ giúp bạn mài giũa khả năng tập trung, gợn đục tâm hồn, khơi trong tâm trí. Đồng thời việc này cũng sẽ giúp cho khả năng đưa ra quyết định của bạn ngày thêm thấu đáo và sáng suốt hơn.


Tại Google và các doanh nghiệp lớn trên thế giới, người ta cũng đưa thiền định vào văn hóa tổ chức như một liệu pháp chữa lành tinh thần, giảm căng thẳng lẫn áp lực cho nhân sự trong công ty. Kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng với nhiều công trình đạt giải thế giới - KTS. Võ Trọng Nghĩa thường dành nhiều thời gian trong ngày để thiền. Trong phần tuyển dụng, ông cũng yêu cầu nhân viên thiền ít nhất 2h/ngày.

Thiền
Thiền đều đặn sẽ giúp bạn mài giũa khả năng tập trung, gợn đục tâm hồn, khơi trong tâm trí.

Đừng nghĩ quá phức tạp khi nhắc đến thiền. Hãy tạm gác mọi việc qua một bên và ngồi thật yên xuống. Để cho tâm ý cũng yên lắng như thân, bạn nên chọn một đối tượng nào đó để quan sát, như là một nhành cây, nụ hoa, chiếc lá chẳng hạn.


Quan sát trong sự tươi tỉnh, thả lỏng và không suy tưởng. Hãy cảm nhận sự sống đang diễn ra trong thực tại. Nếu thấy tâm vẫn cứ bay nhảy lung tung, hãy tập trung quan sát và cảm nhận hơi thở vào ra trên cơ thể của mình! Mục đích của việc này là để giúp bạn nhận thấy đa phần suy nghĩ của mình rất lung tung, không có giá trị. Và bạn sẽ quan sát tiến trình sinh diệt của nó, loại bỏ dần dần.


Sau một thời gian thực hành, số lượng suy nghĩ sẽ ít dần, bạn sẽ biết chọn điều quan trọng để tập trung. Tập trung ở đâu, tâm sẽ định ở đó, trí tuệ sẽ khởi sinh, làm việc ắt sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.


LỜI KẾT

Việc đưa chánh niệm vào công việc không chỉ là một cách để tăng cường hiệu suất, tối ưu thời gian mà còn là một hành trình để hiện hữu, để sống trọn vẹn với từng phút giây trong cuộc sống muôn màu. Bằng cách thực hành chánh niệm thường xuyên, chúng ta có thể tạo ra sự kết nối sâu sắc và tạo ra sự cân bằng giữa công việc và đời sống.


Và nếu bạn thắc mắc các CEO, những chủ doanh nghiệp lớn trên thế giới đang thực hành thiền cho bản thân và nhân sự ra sao. Hãy tìm đọc cuốn “Search inside yourself” (Tìm kiếm bên trong bạn) nổi tiếng của Chade-Meng Tan – người được ưu ái gọi với cái tên “Người bạn tốt của Google mà không ai có thể từ chối”. Đây là cuốn sách sẽ giúp bạn kết hợp giữa phương pháp thiền cổ xưa và trí thông minh cảm xúc hiện đại, từ đó làm chủ được thế giới nội tâm của bản thân trước khi tạo được nhiều thành tựu cho xã hội bên ngoài.


Ngoài ra khi đến với hành trình 3 Ngày X3 Năng Suất (không thu phí), bạn sẽ được hướng dẫn thực hành Chánh Niệm mỗi ngày. Đây là khóa học giúp bạn thiết lập MINDSET X3, tăng chất lượng công việc gấp 3 với thời gian bằng ⅓, có thể làm việc hiệu suất cao trong hạnh phúc!


bottom of page