top of page

8 KẺ THÙ HUỶ HOẠI TÂM HỒN. KHÔNG NHẬN RA SỚM, ĐỜI MÃI QUANH CO



Có được một đời sống an nhiên, tự tại, bình yên là ước mong của rất nhiều người.

Tuy nhiên chúng ta vẫn gặp phải những rào cản trong đời sống, khiến nội tâm không thể thanh thản và bình yên.

Điều gì là nguyên nhân của mọi gốc rễ khiến chúng ta đang bị kẹt và kéo lại phía sau? Điều gì ngăn cản chúng ta tận hưởng một cuộc sống tươi vui, hồn nhiên, tự tại?


Khám phá về về 8 kẻ thù của nội tâm sau đây sẽ giúp bạn mở ra những góc nhìn mới, giúp bạn thấu hiểu chính mình và có ý tưởng rõ ràng hơn để làm chủ và thay đổi cuộc sống. Đây là những lời dạy của Đức Phật cách đây 2600 năm và vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.


1. Tham

Tham là ý muốn, sự thèm muốn quá mức và đưa đến sai lầm. Tham muốn là sự nghiện ngập và không thể từ bỏ.

Ví dụ: Nghiện cảm giác khi xài tiền, khi có nhà xe sang trọng (tham vật chất), nghiện nhìn ngắm thân hình đẹp (tham cái thân), nghiện cảm giác thoải mái dễ chịu khi thấy cảnh đẹp, ngửi hương thơm, nghe giọng nói ngọt ngào trong trẻo (tham tiếp xúc các giác quan), nghiện cảm giác khi được tôn vinh ca ngợi (tham danh), nghiện cảm giác khi được quan tâm (tham tình cảm), nghiện cảm giác khi ăn nhiều món ngon, khi ngủ nướng (tham ăn, tham ngủ), …


Khởi điểm của tâm tham bắt đầu bằng một ý muốn. Không phải tất cả các ý muốn đều xấu. Đây là hiểu lầm của rất nhiều người. Một ý muốn đúng đắn là ý muốn hướng thiện, đúng lúc, biết đủ và vì lợi ích chung. Ngược lại một ý muốn sai lầm là ý muốn hướng ác, ích kỷ, quá mức hoặc không đúng lúc.

Khi một ý muốn sai lầm khởi sinh, nó được nuôi dưỡng với nhiều ý muốn nối tiếp. Đến khi đủ lớn và không bị ngăn chặn, người ta sẽ hành động để có được cái mình thèm muốn.


Khi thèm muốn không được đáp ứng thoả mãn, người ta bức bách khó chịu. Họ cố gắng để sở hữu và đạt được điều đó. Khi có được cái mình thèm muốn rồi, họ ôm ấp, dính mắc, mắc kẹt vào trạng thái đó. Khi có được cái mình thèm muốn, cảm giác lên đến đỉnh điểm rồi vụt qua rất nhanh, khi đó người ta lại tiếp tục nghiện cái khác ở mức độ nhiều hơn. Lòng tham không đáy. Lòng tham như nước biển, càng uống càng khát.


Ta có thể kết luận rằng, hầu hết khó chịu, khổ đau của chúng ta đều ẩn sau đó là một sự mong cầu, thèm muốn một điều gì đó mà không thành. Tham chính là nguồn gốc Khổ đau.


Đối trị của lòng tham là những giới hạn, nguyên tắc & lối sống BIẾT ĐỦ, thiện lành, không cực đoan ép xác cũng không dễ dãi hưởng thụ.

Một số cách để sống biết đủ:

  • Hãy đặt ra câu hỏi: Đây là thứ mình cần hay mình muốn?

  • Thanh lọc những gì không thật sự không cần thiết, cảm thấy dư thừa. Không những tối giản đồ đạc, vật chất mà tối giản cả ăn uống, mối quan hệ, mục tiêu, thông tin,... Loại bỏ tất cả những gì kéo tâm hồn ta đi xuống. Từ đó cuộc sống sẽ khoẻ nhẹ hơn rất nhiều.

  • Nhắc tâm không chạy theo xu hướng, đám đông. Nhờ vậy mà chúng ta trống thời gian để lắng nghe lòng mình, dành thời gian, không gian nhiều để chăm lo cho mảnh đất tâm hồn mình, cho thế giới bên trong.


2. Sân

Sân là sự khó chịu, tức giận, hung dữ, thù ghét. Người ta sân vì muốn mà không được, sân vì xem mình quan trọng, xem mình là một cái tôi tách biệt với mọi người, vì nghĩ mình đúng người khác sai, vì tự ti, vì quá phóng tâm ra bên ngoài, vì không hiểu biết & làm chủ chính mình.


Bản chất cơn giận cũng giống như cơn nghiện (cơn tham), là một trạng thái biến đổi của tâm lý, lên cao trào rồi lại biến mất, nhưng nó là phản ứng liền kề sau tham. Muốn mà không được sẽ sinh ra sân.


Ta hay ví sân giận như ngọn lửa, khi sân ta cầm lửa quăng vào người khác. nhưng chính bản thân ta lại làm mình tổn thương trước tiên. Người ta thường xả cơn tức giận của mình ra bằng lời nói: lời hằn học, chỉ trích, trách móc, chửi bới,...thậm chí bằng hành động: đánh, mưu hại. Điều này không chỉ không giúp họ xả được, mà càng làm sự sân giận tích lũy ngầm sâu trong tâm thức và khơi lên sự sân hận của người khác.


Đối trị của cơn giận, sự sân hận là lòng từ bi, là tình thương vô điều kiện. Và nhất là sự hiểu biết sâu sắc làm nền tảng.

  • Chậm lại 10s trước khi phản ứng bằng sự tức giận, khó chịu

  • Hãy thực hành nhìn sâu, tư duy đa chiều, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm giác, cảm xúc, tâm trạng của họ

  • Lắng nghe những cảm xúc của mình và không phán xét. Từ đó cho phép mình đặt những câu hỏi về nguồn gốc của cảm xúc đó, từ từ hiểu ra và sẽ làm bạn tốt hơn với cảm xúc của mình.


3. Si

Si là thiếu hiểu biết, không phân biệt được chánh tà, đúng sai, tốt xấu. Sự si mê phải được hiểu là thiếu những sự hiểu biết đúng đắn, hiểu biết giúp người ta mở rộng tình thương, giảm thiểu mọi điều xấu ác và giải thoát khổ đau.


Để tìm được sự hiểu biết đó, người ta phải tìm chúng ngay trong chính tự thân của mình. Dù có thuộc lòng bao nhiêu kiến thức, tích góp bao nhiêu kinh nghiệm, song nếu không hiểu được chính nội tâm mình, bằng chính trải nghiệm thực, con người sẽ không có được sự hiểu biết sâu sắc, đúng đắn giúp giải thoát khổ đau.

Do đó, điều cần thiết nhất và đầu tiên là chúng ta cần dành thời gian cho mình để suy ngẫm và chiêm nghiệm. Đó là bước đầu tiên để trở về bên trong.


Đặt câu hỏi và quan sát, nhận diện là phương pháp cơ bản thúc đẩy sự hiểu biết. Trước hết, sự quan sát nên tập trung giới hạn ở phạm vi nhỏ: NGAY TRÊN THÂN NÀY, TẠI ĐÂY, LÚC NÀY. Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một trải nghiệm, trăm trải nghiệm bên ngoài không bằng một trải nghiệm trên chính thân tâm này, hiểu rõ thân tâm này.

Khi người ta hiểu biết thấu suốt chính mình, sẽ tự động thấu suốt mọi người chung quanh. Và từ đó không còn có bất cứ ai, bất cứ điều gì làm người ấy khổ đau được nữa.


Quay về bên trong để lắng nghe Nội tâm
Quay về bên trong để lắng nghe Nội tâm


4. Ngã mạn (cái Tôi lớn)

Ngã mạn là coi thường, kiêu ngạo, khinh người.

Xem mình quan trọng hơn so với người khác, lấy mình là trung tâm, luôn muốn được đề cao khen ngợi, ngưỡng mộ tài năng hơn nhân cách, chú trọng vật chất, thích tranh đua, có tính phân biệt đẹp xấu, giàu nghèo, địa vị cao thấp chính là những hạt giống nuôi dưỡng tâm ngã mạn (Cái Tôi lớn).


Biểu hiện của tâm ngã mạn:

- Tự cho mình là giỏi, tự đánh giá cao, hay kể thành tích, kinh nghiệm nhằm mục đích muốn người khác nể phục.

- Luôn muốn chiến thắng trong các cuộc thi, cuộc tranh luận. Khi thua cuộc rất ấm ức.

- Gặp người thua mình về trí thông minh, vật chất, kỹ năng, địa vị, sắc đẹp… thường xa lánh, coi thường.

- Thường dễ tức giận, quát tháo những người phạm lỗi, yếu kém,...

- Luôn có ý nghĩ người khác sai, người khác phải sửa đổi, khả năng quan sát nhận diện nội tâm chính mình kém (hoặc không kịp nhận ra lúc đang sinh khởi tâm xấu).

Người có tâm ngã mạn về sau sẽ bị mọi người xa lánh, sẽ dễ gây đổ vỡ trong gia đình hoặc trong mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp.


Đối trị của tâm Ngã Mạn là học cách lắng nghe, nhẫn nại và nhường nhịn bao dung với mọi người. Biết buông bỏ, xả bỏ, không dính mắc vào những gì là của mình, những lời khen ngợi, những điều nâng cao cái Tôi của mình lên.



5. Nghi ngờ (Nghi)

Nghi ngờ (lo lắng) mà không chủ động tìm hiểu sự thật

Không vội tin khi chưa hiểu, biết cách đặt câu hỏi để tìm ra sự thật là điều tốt. Tuy nhiên, Nghi ngờ chỉ để tạo thêm áp lực, gánh nặng cho mình & cho người lại là một điều nên tránh.


Sự khác biệt giữa người suy xét kỹ càng & người luôn hoài nghi nằm ở phản ứng và hành động. Người kỹ phản ứng bình tĩnh, người nghi phản ứng tiêu cực, vội vàng. Người kỹ hành động để tìm ra sự thật. Người nghi chỉ làm tăng thêm lo lắng, bất an. Người kỹ lắng nghe, và tin tưởng sau khi tìm ra sự thật. Người nghi không chịu lắng nghe, và cố chấp giữ cái thấy của mình.


Sự nghi ngờ, nhất là nghi ngờ những điều thiện lành (mới lạ) nhưng lại không dám nghi ngờ những truyền thống lạc hậu. Ví dụ về sự bình đẳng giới, ngày xưa chúng ta áp đặt những định kiến lên phụ nữ, rất nhiều người đã không sẵn sàng tiếp cận góc nhìn mới này mà vẫn ôm giữ những truyền thống cổ hủ. Nghi ngờ những chân lý cao đẹp, nhưng lại chạy theo đám đông, chạy theo thực tế. Sẽ là một trở ngại lớn trên hành trình phát triển bản thân.

Cách duy nhất để xóa bỏ sự nghi ngờ là khách quan, kiên trì, quyết tâm tìm ra sự thật, bản chất vấn đề.


6. Dính mắc vào Thân (Thân kiến)

Hầu hết chúng ta đều muốn cái thân mình đang có khỏe, đẹp. Điều này không có gì xấu, nhưng việc dính mắc vào nó (ham muốn quá mức), sẽ dẫn đến nhiều buồn khổ khi: thân này xấu đi, thân này bệnh tật, thân này bị người khác chê xấu, thân của người đẹp hơn, thân của người khỏe hơn, thân của người được khen ngợi.


Người nữ thường dính mắc vào sắc đẹp của chính mình. Người Nam thường dính mắc vào sắc đẹp của người khác phái. Và việc chọn lựa người đồng hành, hợp tác bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố "vẻ ngoài" này. Dính mắc vào cái thân này cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn khiến nuôi dưỡng cái tôi, sự ngã mạn. Đồng thời việc phải cố ra vẻ để khiến mình đẹp hơn, hấp dẫn hơn, bắt mắt hơn là sự khơi mầm cho tâm dối trá về sau.


Hiểu đúng bản chất về tấm thân này:

- Luôn thay đổi, sẽ thay đổi, sẽ thoái hóa và trở về với cát bụi

- Phải chịu nhiều khổ đau, nhức mỏi, bệnh tật,...

- Không có cái tôi làm chủ. Tâm & thân vận hành theo quy luật của chúng, tâm điều khiển thân, nhưng bản thân chúng ta không làm chủ được tâm mình. Vì vậy chẳng có cái tôi nào làm chủ được tấm thân này cả.


Hiểu rõ những quy luật về tấm thân này, ta hãy thôi dính mắc vào nó, thôi kỳ vọng ở nó, đừng quá nuông chiều mọi yêu cầu của nó, tất nhiên phải chăm sóc nó ở mức vừa đủ để duy trì sức sống, bởi vì nó cũng là một phương tiện quan trọng mà cha mẹ đã ban cho ta.


7. Góc nhìn đơn chiều (Thiên kiến)

Thiên kiến là cố chấp vào cái thấy từ một góc độ của mình, không lắng nghe, hoặc chỉ nghe từ một phía. Chính vì đặt niềm tin hoàn toàn vào một phía, nên dễ sinh ra cực đoan, cuồng tín và bài bác tất cả các ý kiến còn lại mà không đối chấp khách quan rõ ràng.

Những người thiên kiến những người hời hợt là họ không xem lướt qua hết tất cả mọi thứ mà không có lựa chọn nào, không có hành động gì. Ngược lại họ rất quyết đoán, hành động mạnh mẽ, nhưng lại là hành động mang đầy tính cực đoan.

Người ta thiên kiến vì tưởng rằng kinh nghiệm của mình cũng là kinh nghiệm của người khác. Vì thiếu trí tuệ suy xét kỹ càng, lại cảm xúc mạnh, dễ bị cuốn, dễ bị nghiện.

Ta cần phải có góc nhìn đa chiều, trọn vẹn, đặt nghi vấn và tìm hiểu đúng sự thật chân lý. Chớ vì điều gì mà cực đoan, mà cầm tù góc nhìn và hiểu biết của bản thân.


8. Hiểu biết sai lầm (Tà kiến)

Tà kiến là cái thấy, quan điểm sai lầm, lệch lạc và gây hại. Người mang tà kiến thường có cái nhìn tiêu cực về bản thân, về người khác và về cuộc đời. Hoặc cái nhìn tích cực như gây hại (những viên thuốc độc bọc đường) làm kích thích lòng tham, sự ảo tưởng của con người về cuộc đời.

Ví dụ: Điều gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Nó cổ xuý và thúc đẩy cho việc con người ra sức tìm kiếm và thoả mãn lòng ham muốn về tiền bạc. Điều đó kích hoạt lòng tham muốn và nghiện ngập ở con người. Là cái mầm cho sự đau khổ khi quá bám víu, tôn thờ vật chất quá mức.

Nguyên nhân của tà kiến nằm ở sự cố chấp, dính mắc vào hiểu biết cũ, kinh nghiệm cũ, vội tin mà không chịu tìm hiểu sâu xa bản chất vấn đề.

Để xóa bỏ tà kiến, ta phải phát triển Chánh kiến: Tức tìm hiểu bản chất vấn đề một cách thấu đáo thông qua học hỏi lời dạy của các bậc thầy tâm linh, minh triết và thực hành trong đời sống.

Ba báu vật cuộc đời giúp bạn phát triển Chánh Kiến sẽ được chia sẻ chi tiết, cụ thể tại khoá học Chánh Kiến 1- Đánh thức ý nghĩa cuộc đời!

Kết,

Như vậy 8 yếu tố trên là những yếu tố gốc rễ nhất đang cản trở và khiến chúng ta trải nghiệm một cuộc sống tốt đẹp.

Đức Phật dạy “vạn vật duy tâm tạo”. Có nghĩa là đời sống nội tâm sẽ tạo nên đời sống bên ngoài. Điều đó không có nghĩa là cuộc sống sẽ bớt chông gai, thử thách đi mà chúng ta thay đổi góc nhìn về cuộc sống thì thực tại trong tâm trí cũng sẽ được thay đổi.

Khi làm chủ được những sự tham lam, si mê, giận dữ chúng ta sẽ cảm nhận được sự tuôn chảy, hoà hợp với cuộc sống. Chính tâm thái trong trẻo, thuần khiết chúng ta sẽ nhận ra những điều kiện hạnh phúc mình đang có và trở nên ngay lập tức đủ đầy, an lạc.

Thế giới bên trong quyết định thế giới bên ngoài!


2,780 views

8 KẺ THÙ HUỶ HOẠI TÂM HỒN. KHÔNG NHẬN RA SỚM, ĐỜI MÃI QUANH CO



Có được một đời sống an nhiên, tự tại, bình yên là ước mong của rất nhiều người.

Tuy nhiên chúng ta vẫn gặp phải những rào cản trong đời sống, khiến nội tâm không thể thanh thản và bình yên.

Điều gì là nguyên nhân của mọi gốc rễ khiến chúng ta đang bị kẹt và kéo lại phía sau? Điều gì ngăn cản chúng ta tận hưởng một cuộc sống tươi vui, hồn nhiên, tự tại?


Khám phá về về 8 kẻ thù của nội tâm sau đây sẽ giúp bạn mở ra những góc nhìn mới, giúp bạn thấu hiểu chính mình và có ý tưởng rõ ràng hơn để làm chủ và thay đổi cuộc sống. Đây là những lời dạy của Đức Phật cách đây 2600 năm và vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.


1. Tham

Tham là ý muốn, sự thèm muốn quá mức và đưa đến sai lầm. Tham muốn là sự nghiện ngập và không thể từ bỏ.

Ví dụ: Nghiện cảm giác khi xài tiền, khi có nhà xe sang trọng (tham vật chất), nghiện nhìn ngắm thân hình đẹp (tham cái thân), nghiện cảm giác thoải mái dễ chịu khi thấy cảnh đẹp, ngửi hương thơm, nghe giọng nói ngọt ngào trong trẻo (tham tiếp xúc các giác quan), nghiện cảm giác khi được tôn vinh ca ngợi (tham danh), nghiện cảm giác khi được quan tâm (tham tình cảm), nghiện cảm giác khi ăn nhiều món ngon, khi ngủ nướng (tham ăn, tham ngủ), …


Khởi điểm của tâm tham bắt đầu bằng một ý muốn. Không phải tất cả các ý muốn đều xấu. Đây là hiểu lầm của rất nhiều người. Một ý muốn đúng đắn là ý muốn hướng thiện, đúng lúc, biết đủ và vì lợi ích chung. Ngược lại một ý muốn sai lầm là ý muốn hướng ác, ích kỷ, quá mức hoặc không đúng lúc.

Khi một ý muốn sai lầm khởi sinh, nó được nuôi dưỡng với nhiều ý muốn nối tiếp. Đến khi đủ lớn và không bị ngăn chặn, người ta sẽ hành động để có được cái mình thèm muốn.


Khi thèm muốn không được đáp ứng thoả mãn, người ta bức bách khó chịu. Họ cố gắng để sở hữu và đạt được điều đó. Khi có được cái mình thèm muốn rồi, họ ôm ấp, dính mắc, mắc kẹt vào trạng thái đó. Khi có được cái mình thèm muốn, cảm giác lên đến đỉnh điểm rồi vụt qua rất nhanh, khi đó người ta lại tiếp tục nghiện cái khác ở mức độ nhiều hơn. Lòng tham không đáy. Lòng tham như nước biển, càng uống càng khát.


Ta có thể kết luận rằng, hầu hết khó chịu, khổ đau của chúng ta đều ẩn sau đó là một sự mong cầu, thèm muốn một điều gì đó mà không thành. Tham chính là nguồn gốc Khổ đau.


Đối trị của lòng tham là những giới hạn, nguyên tắc & lối sống BIẾT ĐỦ, thiện lành, không cực đoan ép xác cũng không dễ dãi hưởng thụ.

Một số cách để sống biết đủ:

  • Hãy đặt ra câu hỏi: Đây là thứ mình cần hay mình muốn?

  • Thanh lọc những gì không thật sự không cần thiết, cảm thấy dư thừa. Không những tối giản đồ đạc, vật chất mà tối giản cả ăn uống, mối quan hệ, mục tiêu, thông tin,... Loại bỏ tất cả những gì kéo tâm hồn ta đi xuống. Từ đó cuộc sống sẽ khoẻ nhẹ hơn rất nhiều.

  • Nhắc tâm không chạy theo xu hướng, đám đông. Nhờ vậy mà chúng ta trống thời gian để lắng nghe lòng mình, dành thời gian, không gian nhiều để chăm lo cho mảnh đất tâm hồn mình, cho thế giới bên trong.


2. Sân

Sân là sự khó chịu, tức giận, hung dữ, thù ghét. Người ta sân vì muốn mà không được, sân vì xem mình quan trọng, xem mình là một cái tôi tách biệt với mọi người, vì nghĩ mình đúng người khác sai, vì tự ti, vì quá phóng tâm ra bên ngoài, vì không hiểu biết & làm chủ chính mình.


Bản chất cơn giận cũng giống như cơn nghiện (cơn tham), là một trạng thái biến đổi của tâm lý, lên cao trào rồi lại biến mất, nhưng nó là phản ứng liền kề sau tham. Muốn mà không được sẽ sinh ra sân.


Ta hay ví sân giận như ngọn lửa, khi sân ta cầm lửa quăng vào người khác. nhưng chính bản thân ta lại làm mình tổn thương trước tiên. Người ta thường xả cơn tức giận của mình ra bằng lời nói: lời hằn học, chỉ trích, trách móc, chửi bới,...thậm chí bằng hành động: đánh, mưu hại. Điều này không chỉ không giúp họ xả được, mà càng làm sự sân giận tích lũy ngầm sâu trong tâm thức và khơi lên sự sân hận của người khác.


Đối trị của cơn giận, sự sân hận là lòng từ bi, là tình thương vô điều kiện. Và nhất là sự hiểu biết sâu sắc làm nền tảng.

  • Chậm lại 10s trước khi phản ứng bằng sự tức giận, khó chịu

  • Hãy thực hành nhìn sâu, tư duy đa chiều, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm giác, cảm xúc, tâm trạng của họ

  • Lắng nghe những cảm xúc của mình và không phán xét. Từ đó cho phép mình đặt những câu hỏi về nguồn gốc của cảm xúc đó, từ từ hiểu ra và sẽ làm bạn tốt hơn với cảm xúc của mình.


3. Si

Si là thiếu hiểu biết, không phân biệt được chánh tà, đúng sai, tốt xấu. Sự si mê phải được hiểu là thiếu những sự hiểu biết đúng đắn, hiểu biết giúp người ta mở rộng tình thương, giảm thiểu mọi điều xấu ác và giải thoát khổ đau.


Để tìm được sự hiểu biết đó, người ta phải tìm chúng ngay trong chính tự thân của mình. Dù có thuộc lòng bao nhiêu kiến thức, tích góp bao nhiêu kinh nghiệm, song nếu không hiểu được chính nội tâm mình, bằng chính trải nghiệm thực, con người sẽ không có được sự hiểu biết sâu sắc, đúng đắn giúp giải thoát khổ đau.

Do đó, điều cần thiết nhất và đầu tiên là chúng ta cần dành thời gian cho mình để suy ngẫm và chiêm nghiệm. Đó là bước đầu tiên để trở về bên trong.


Đặt câu hỏi và quan sát, nhận diện là phương pháp cơ bản thúc đẩy sự hiểu biết. Trước hết, sự quan sát nên tập trung giới hạn ở phạm vi nhỏ: NGAY TRÊN THÂN NÀY, TẠI ĐÂY, LÚC NÀY. Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một trải nghiệm, trăm trải nghiệm bên ngoài không bằng một trải nghiệm trên chính thân tâm này, hiểu rõ thân tâm này.

Khi người ta hiểu biết thấu suốt chính mình, sẽ tự động thấu suốt mọi người chung quanh. Và từ đó không còn có bất cứ ai, bất cứ điều gì làm người ấy khổ đau được nữa.


Quay về bên trong để lắng nghe Nội tâm
Quay về bên trong để lắng nghe Nội tâm


4. Ngã mạn (cái Tôi lớn)

Ngã mạn là coi thường, kiêu ngạo, khinh người.

Xem mình quan trọng hơn so với người khác, lấy mình là trung tâm, luôn muốn được đề cao khen ngợi, ngưỡng mộ tài năng hơn nhân cách, chú trọng vật chất, thích tranh đua, có tính phân biệt đẹp xấu, giàu nghèo, địa vị cao thấp chính là những hạt giống nuôi dưỡng tâm ngã mạn (Cái Tôi lớn).


Biểu hiện của tâm ngã mạn:

- Tự cho mình là giỏi, tự đánh giá cao, hay kể thành tích, kinh nghiệm nhằm mục đích muốn người khác nể phục.

- Luôn muốn chiến thắng trong các cuộc thi, cuộc tranh luận. Khi thua cuộc rất ấm ức.

- Gặp người thua mình về trí thông minh, vật chất, kỹ năng, địa vị, sắc đẹp… thường xa lánh, coi thường.

- Thường dễ tức giận, quát tháo những người phạm lỗi, yếu kém,...

- Luôn có ý nghĩ người khác sai, người khác phải sửa đổi, khả năng quan sát nhận diện nội tâm chính mình kém (hoặc không kịp nhận ra lúc đang sinh khởi tâm xấu).

Người có tâm ngã mạn về sau sẽ bị mọi người xa lánh, sẽ dễ gây đổ vỡ trong gia đình hoặc trong mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp.


Đối trị của tâm Ngã Mạn là học cách lắng nghe, nhẫn nại và nhường nhịn bao dung với mọi người. Biết buông bỏ, xả bỏ, không dính mắc vào những gì là của mình, những lời khen ngợi, những điều nâng cao cái Tôi của mình lên.



5. Nghi ngờ (Nghi)

Nghi ngờ (lo lắng) mà không chủ động tìm hiểu sự thật

Không vội tin khi chưa hiểu, biết cách đặt câu hỏi để tìm ra sự thật là điều tốt. Tuy nhiên, Nghi ngờ chỉ để tạo thêm áp lực, gánh nặng cho mình & cho người lại là một điều nên tránh.


Sự khác biệt giữa người suy xét kỹ càng & người luôn hoài nghi nằm ở phản ứng và hành động. Người kỹ phản ứng bình tĩnh, người nghi phản ứng tiêu cực, vội vàng. Người kỹ hành động để tìm ra sự thật. Người nghi chỉ làm tăng thêm lo lắng, bất an. Người kỹ lắng nghe, và tin tưởng sau khi tìm ra sự thật. Người nghi không chịu lắng nghe, và cố chấp giữ cái thấy của mình.


Sự nghi ngờ, nhất là nghi ngờ những điều thiện lành (mới lạ) nhưng lại không dám nghi ngờ những truyền thống lạc hậu. Ví dụ về sự bình đẳng giới, ngày xưa chúng ta áp đặt những định kiến lên phụ nữ, rất nhiều người đã không sẵn sàng tiếp cận góc nhìn mới này mà vẫn ôm giữ những truyền thống cổ hủ. Nghi ngờ những chân lý cao đẹp, nhưng lại chạy theo đám đông, chạy theo thực tế. Sẽ là một trở ngại lớn trên hành trình phát triển bản thân.

Cách duy nhất để xóa bỏ sự nghi ngờ là khách quan, kiên trì, quyết tâm tìm ra sự thật, bản chất vấn đề.


6. Dính mắc vào Thân (Thân kiến)

Hầu hết chúng ta đều muốn cái thân mình đang có khỏe, đẹp. Điều này không có gì xấu, nhưng việc dính mắc vào nó (ham muốn quá mức), sẽ dẫn đến nhiều buồn khổ khi: thân này xấu đi, thân này bệnh tật, thân này bị người khác chê xấu, thân của người đẹp hơn, thân của người khỏe hơn, thân của người được khen ngợi.


Người nữ thường dính mắc vào sắc đẹp của chính mình. Người Nam thường dính mắc vào sắc đẹp của người khác phái. Và việc chọn lựa người đồng hành, hợp tác bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố "vẻ ngoài" này. Dính mắc vào cái thân này cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn khiến nuôi dưỡng cái tôi, sự ngã mạn. Đồng thời việc phải cố ra vẻ để khiến mình đẹp hơn, hấp dẫn hơn, bắt mắt hơn là sự khơi mầm cho tâm dối trá về sau.


Hiểu đúng bản chất về tấm thân này:

- Luôn thay đổi, sẽ thay đổi, sẽ thoái hóa và trở về với cát bụi

- Phải chịu nhiều khổ đau, nhức mỏi, bệnh tật,...

- Không có cái tôi làm chủ. Tâm & thân vận hành theo quy luật của chúng, tâm điều khiển thân, nhưng bản thân chúng ta không làm chủ được tâm mình. Vì vậy chẳng có cái tôi nào làm chủ được tấm thân này cả.


Hiểu rõ những quy luật về tấm thân này, ta hãy thôi dính mắc vào nó, thôi kỳ vọng ở nó, đừng quá nuông chiều mọi yêu cầu của nó, tất nhiên phải chăm sóc nó ở mức vừa đủ để duy trì sức sống, bởi vì nó cũng là một phương tiện quan trọng mà cha mẹ đã ban cho ta.


7. Góc nhìn đơn chiều (Thiên kiến)

Thiên kiến là cố chấp vào cái thấy từ một góc độ của mình, không lắng nghe, hoặc chỉ nghe từ một phía. Chính vì đặt niềm tin hoàn toàn vào một phía, nên dễ sinh ra cực đoan, cuồng tín và bài bác tất cả các ý kiến còn lại mà không đối chấp khách quan rõ ràng.

Những người thiên kiến những người hời hợt là họ không xem lướt qua hết tất cả mọi thứ mà không có lựa chọn nào, không có hành động gì. Ngược lại họ rất quyết đoán, hành động mạnh mẽ, nhưng lại là hành động mang đầy tính cực đoan.

Người ta thiên kiến vì tưởng rằng kinh nghiệm của mình cũng là kinh nghiệm của người khác. Vì thiếu trí tuệ suy xét kỹ càng, lại cảm xúc mạnh, dễ bị cuốn, dễ bị nghiện.

Ta cần phải có góc nhìn đa chiều, trọn vẹn, đặt nghi vấn và tìm hiểu đúng sự thật chân lý. Chớ vì điều gì mà cực đoan, mà cầm tù góc nhìn và hiểu biết của bản thân.


8. Hiểu biết sai lầm (Tà kiến)

Tà kiến là cái thấy, quan điểm sai lầm, lệch lạc và gây hại. Người mang tà kiến thường có cái nhìn tiêu cực về bản thân, về người khác và về cuộc đời. Hoặc cái nhìn tích cực như gây hại (những viên thuốc độc bọc đường) làm kích thích lòng tham, sự ảo tưởng của con người về cuộc đời.

Ví dụ: Điều gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Nó cổ xuý và thúc đẩy cho việc con người ra sức tìm kiếm và thoả mãn lòng ham muốn về tiền bạc. Điều đó kích hoạt lòng tham muốn và nghiện ngập ở con người. Là cái mầm cho sự đau khổ khi quá bám víu, tôn thờ vật chất quá mức.

Nguyên nhân của tà kiến nằm ở sự cố chấp, dính mắc vào hiểu biết cũ, kinh nghiệm cũ, vội tin mà không chịu tìm hiểu sâu xa bản chất vấn đề.

Để xóa bỏ tà kiến, ta phải phát triển Chánh kiến: Tức tìm hiểu bản chất vấn đề một cách thấu đáo thông qua học hỏi lời dạy của các bậc thầy tâm linh, minh triết và thực hành trong đời sống.

Ba báu vật cuộc đời giúp bạn phát triển Chánh Kiến sẽ được chia sẻ chi tiết, cụ thể tại khoá học Chánh Kiến 1- Đánh thức ý nghĩa cuộc đời!

Kết,

Như vậy 8 yếu tố trên là những yếu tố gốc rễ nhất đang cản trở và khiến chúng ta trải nghiệm một cuộc sống tốt đẹp.

Đức Phật dạy “vạn vật duy tâm tạo”. Có nghĩa là đời sống nội tâm sẽ tạo nên đời sống bên ngoài. Điều đó không có nghĩa là cuộc sống sẽ bớt chông gai, thử thách đi mà chúng ta thay đổi góc nhìn về cuộc sống thì thực tại trong tâm trí cũng sẽ được thay đổi.

Khi làm chủ được những sự tham lam, si mê, giận dữ chúng ta sẽ cảm nhận được sự tuôn chảy, hoà hợp với cuộc sống. Chính tâm thái trong trẻo, thuần khiết chúng ta sẽ nhận ra những điều kiện hạnh phúc mình đang có và trở nên ngay lập tức đủ đầy, an lạc.

Thế giới bên trong quyết định thế giới bên ngoài!


2,780 views0 comments
bottom of page