top of page

5 ĐIỀU KHÔNG NÊN NÓI ĐỂ SỐNG BÌNH AN, HẠNH PHÚC

Writer: Nguyễn Anh TuânNguyễn Anh Tuân

Updated: Apr 17, 2023

Để sống bình an và hạnh phúc, các bạn không nên nói 5 điều sau:

1. Không nên nói lời giả dối

Người Nhật thường nói “giữ uy tín như giữ mạng”. Một lần bạn nói dối là một lần bạn để lại cho người khác một cái mác không đáng tin, gắn mác thì khó nhưng gỡ mác còn khó hơn. Uy tín của bạn cũng sẽ dần mất đi. Khi không còn có được lòng tin của người khác, cuộc đời bạn làm gì cũng gặp khó khăn, không dễ nhận được sự hậu thuẫn và giúp đỡ.

Chưa kể, người nói dối thì tâm thường bất an, tiêu tán năng lượng vì phải nghĩ trăm ngàn ngụy biện để “nhào nặn” nên một câu chuyện hoàn hảo. Như quả cầu tuyết lăn càng lăn càng to, cuối cùng vượt khỏi tầm kiểm soát và gây ra những hậu quả khôn lường.


2. Không nên nói lời nói ác ý

“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng” Tác hại mà những câu nói ác ý mang lại là điều mà chúng ta không bao giờ lường trước được. Vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một, phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, không dễ dàng gạt bỏ hay lãng quên được.

Nói lời ác ý, dù với mục đích gì đi chăng nữa cũng sẽ làm tổn hại đến người khác và mình là người hứng chịu tiêu cực đầu tiên. Như vậy, chúng ta không nên dùng những lời vô lễ, ác ý. Đó là biết khoan dung với người và cũng là biết thương mình.

3. Không nên nói lời phàn nàn, than vãn

Lời phàn nàn, than vãn không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề cả. Những người khi gặp rắc rối hay kêu ca, đổ lỗi chỉ thể hiện mình là người thiếu ý chí nghị lực, yếu đuối mà thôi.

Thực tế, khổ ải thì ai cũng có, khó khăn thì ai cũng phải kinh qua! Những lúc đó, thay vì phàn nàn, thất vọng và buông lời oán than. Hãy học cách im lặng, tự cân bằng cảm xúc của mình. Học cách chấp nhận và thích nghi.

Hãy ngẫm xem lại tại sao bản thân lại gặp phải thất bại? Có giải pháp nào cho vấn đề này không? Lần sau ta có thể làm tốt hơn không? Đừng đổ lỗi, ca thán mà hãy tìm nguyên nhân từ chính mình rồi tìm giải pháp, ta sẽ học được vô số bài học bổ ích.Người khác thường cũng sẽ không muốn nghe lời phàn nàn, tiêu cực nhiều vì rất hao tổn năng lượng. Do đó, càng hay phàn nàn, than vãn thì người khác sẽ càng xa lánh và bạn bè sẽ ít đi.

4. Không nên nói lời vô nghĩa

Một học trò hỏi Mặc Tử: “Thưa thầy, nói nhiều có lợi không ạ?” Mặc Tử trả lời: “Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy. Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.” Như vậy, người thông minh biết lựa thời điểm phù hợp để nói, không nói điều vô ích hay nói quá nhiều. Nói lời vô ích làm mất thời gian quý báu. Thời gian đó ta có thể dùng cho những việc khác, để nhìn lại mình hay làm việc có ích hơn. Ban đầu lời nói vô ích có thể không có hại nhưng khi nói nhiều thì rất dễ lệch sự thật, rồi cũng từ đó mà thành ra có hại.

5. Không nên nói lời khoác lác

Người trí tuệ biết rằng không nên nói khoác lác, huênh hoang. Chỉ “thùng rỗng mới kêu to”. Người nào để ý tới sĩ diện, mới cần dùng sự khoác lác để lấp đầy sự hư vinh, sĩ diện hão của mình. Còn người quân tử, lời nói ra chắc như đinh đóng cột, việc gì nằm ngoài khả năng sẽ không hứa, chuyện không làm được nhất định không đồng ý.

Đặc biệt, những người nào thường tự phụ, kiêu ngạo, thì “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Càng khoác loác, thể hiện mình thông minh tài giỏi thì chỉ chuốc thêm sự ghen ghét, đố kỵ từ người khác mà thôi. Do đó, làm người có thể kiên cường nhưng tuyệt đối không kiêu ngạo, huênh hoang. Hãy “nói ít làm nhiều” và dùng hành động để thay cho lời nói.

Như vậy mỗi lời nói đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời chúng ta, chúng ta mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Biết quan sát, thể hiện đúng lúc đúng nơi, nói ít, im lặng cũng là một loại trí huệ vậy!

5 ĐIỀU KHÔNG NÊN NÓI ĐỂ SỐNG BÌNH AN, HẠNH PHÚC

Updated: Apr 17, 2023

Để sống bình an và hạnh phúc, các bạn không nên nói 5 điều sau:

1. Không nên nói lời giả dối

Người Nhật thường nói “giữ uy tín như giữ mạng”. Một lần bạn nói dối là một lần bạn để lại cho người khác một cái mác không đáng tin, gắn mác thì khó nhưng gỡ mác còn khó hơn. Uy tín của bạn cũng sẽ dần mất đi. Khi không còn có được lòng tin của người khác, cuộc đời bạn làm gì cũng gặp khó khăn, không dễ nhận được sự hậu thuẫn và giúp đỡ.

Chưa kể, người nói dối thì tâm thường bất an, tiêu tán năng lượng vì phải nghĩ trăm ngàn ngụy biện để “nhào nặn” nên một câu chuyện hoàn hảo. Như quả cầu tuyết lăn càng lăn càng to, cuối cùng vượt khỏi tầm kiểm soát và gây ra những hậu quả khôn lường.


2. Không nên nói lời nói ác ý

“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng” Tác hại mà những câu nói ác ý mang lại là điều mà chúng ta không bao giờ lường trước được. Vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một, phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, không dễ dàng gạt bỏ hay lãng quên được.

Nói lời ác ý, dù với mục đích gì đi chăng nữa cũng sẽ làm tổn hại đến người khác và mình là người hứng chịu tiêu cực đầu tiên. Như vậy, chúng ta không nên dùng những lời vô lễ, ác ý. Đó là biết khoan dung với người và cũng là biết thương mình.

3. Không nên nói lời phàn nàn, than vãn

Lời phàn nàn, than vãn không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề cả. Những người khi gặp rắc rối hay kêu ca, đổ lỗi chỉ thể hiện mình là người thiếu ý chí nghị lực, yếu đuối mà thôi.

Thực tế, khổ ải thì ai cũng có, khó khăn thì ai cũng phải kinh qua! Những lúc đó, thay vì phàn nàn, thất vọng và buông lời oán than. Hãy học cách im lặng, tự cân bằng cảm xúc của mình. Học cách chấp nhận và thích nghi.

Hãy ngẫm xem lại tại sao bản thân lại gặp phải thất bại? Có giải pháp nào cho vấn đề này không? Lần sau ta có thể làm tốt hơn không? Đừng đổ lỗi, ca thán mà hãy tìm nguyên nhân từ chính mình rồi tìm giải pháp, ta sẽ học được vô số bài học bổ ích.Người khác thường cũng sẽ không muốn nghe lời phàn nàn, tiêu cực nhiều vì rất hao tổn năng lượng. Do đó, càng hay phàn nàn, than vãn thì người khác sẽ càng xa lánh và bạn bè sẽ ít đi.

4. Không nên nói lời vô nghĩa

Một học trò hỏi Mặc Tử: “Thưa thầy, nói nhiều có lợi không ạ?” Mặc Tử trả lời: “Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy. Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.” Như vậy, người thông minh biết lựa thời điểm phù hợp để nói, không nói điều vô ích hay nói quá nhiều. Nói lời vô ích làm mất thời gian quý báu. Thời gian đó ta có thể dùng cho những việc khác, để nhìn lại mình hay làm việc có ích hơn. Ban đầu lời nói vô ích có thể không có hại nhưng khi nói nhiều thì rất dễ lệch sự thật, rồi cũng từ đó mà thành ra có hại.

5. Không nên nói lời khoác lác

Người trí tuệ biết rằng không nên nói khoác lác, huênh hoang. Chỉ “thùng rỗng mới kêu to”. Người nào để ý tới sĩ diện, mới cần dùng sự khoác lác để lấp đầy sự hư vinh, sĩ diện hão của mình. Còn người quân tử, lời nói ra chắc như đinh đóng cột, việc gì nằm ngoài khả năng sẽ không hứa, chuyện không làm được nhất định không đồng ý.

Đặc biệt, những người nào thường tự phụ, kiêu ngạo, thì “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Càng khoác loác, thể hiện mình thông minh tài giỏi thì chỉ chuốc thêm sự ghen ghét, đố kỵ từ người khác mà thôi. Do đó, làm người có thể kiên cường nhưng tuyệt đối không kiêu ngạo, huênh hoang. Hãy “nói ít làm nhiều” và dùng hành động để thay cho lời nói.

Như vậy mỗi lời nói đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời chúng ta, chúng ta mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Biết quan sát, thể hiện đúng lúc đúng nơi, nói ít, im lặng cũng là một loại trí huệ vậy!

bottom of page