top of page

Biến Nghịch Cảnh Thành Chất Liệu Trưởng Thành

Nghịch cảnh là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời này! Nhưng làm thế nào để an vui trong nghịch cảnh? Làm thế nào để những lúc bế tắc, rối rắm có thể tìm thấy lối ra?

Làm thế nào để thoát khỏi sự vùng vẫy, hành hạ của những ký ức đau buồn mà đối tượng nào đó đã gây ra cho ta? 

Chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề tận gốc rễ này được Đức Phật giảng dạy cách đây 2500 vẫn còn nguyên giá trị.


Câu chuyện về vị Thiền sư 

“Có một vị thiền sư nọ, được mời vào thăm vườn hoa vừa mới khánh thành, với hàng trăm khóm hoa lung linh, rực rỡ. Những người khác đều cảm thấy vui mừng, lòng trào lên niềm rộn ràng khôn xiết. Ấy vậy vị thiền sư ấy vẫn bình thản, trầm lặng. 

Khi đi, Ngài biết mình đi. Khi vui, Ngài biết mình vui. Khi thấy hoa đẹp, Ngài biết mình đang nhìn, biết rõ tâm Tham đang khởi lên; chân đạp gai, biết là đau, biết là tâm Sân… 


Lúc đó, mọi cảnh trí bên ngoài đều được vị Thiền sư ghi nhận một cách trọn vẹn, rõ ràng. Tuy nhiên vị ấy còn ghi nhận được một yếu tố hết sức quan trọng khác đó là tâm mình?

Lúc đó tâm ta đang như thế nào? Có cảm xúc, tâm trạng gì? Có khởi lên tâm Tham, Sân hay bị ảo tưởng, vọng động che khuất không? (Si)”


Vị Thiền sư đó đang thực hành một lối sống khiến cho con người ta vượt thoát được mọi mắc kẹt, trì trệ, khổ đau trong cuộc sống! Đó là Thiền Tứ Niệm Xứ. Tức là sáng suốt ghi nhận mọi thứ đang diễn ra trên Thân và Tâm như nó đang là!


Thực ra tất cả mọi sự kiện, tình huống, cảm xúc vui buồn, những suy nghĩ của tâm trí đều chỉ tồn tại nhất thời (trong một khoảng thời gian nhất định). Và nó luôn biến chuyển theo quy luật vô thường, do đó chúng ta sẽ không ở trong một trạng thái nào cố định.


Người nào có hiểu biết như thế này thì sẽ biết cách buông xả và không bám chấp vào bất cứ yếu tố nào bên ngoài (tính chất là biến đổi, đến rồi đi, có rồi mất).

Đức Phật gọi những người này là người biết sống với bản chất chân thật của chính mình. Không dễ bị lôi kéo, bị tác động với ngoại cảnh.


Người thực hành được kỹ năng này chính là người biết quan sát tâm.


Người biết quan sát Tâm thì sẽ không dễ bị lôi kéo bởi  tác động bên ngoài
Người biết quan sát Tâm thì sẽ không dễ bị lôi kéo bởi tác động bên ngoài

Trên cuộc đời này không ai là gặp chuyện vui mãi!

Không ai là gặp chuyện buồn mãi!

Không ai luôn luôn gặp điều thuận lợi, hay luôn gặp khó khăn!


Mà thực ra thuận lợi hay khó khăn đôi khi nó chỉ là cách nhìn chủ quan của chúng ta, trong hiểu biết và quan niệm ta vội gán cho nó là tốt, là xấu, là nên và không nên…

Đôi khi chỉ cần đổi góc nhìn, chỉ cần nhìn cuộc đời với cái nhìn rộng, thoáng, ở chiều kích hiểu rõ quy luật bao trùm vũ trụ, chúng ta sẽ vượt thoát khỏi những suy nghĩ nhỏ hẹp của mình. 


Đức Phật dạy “Chỉ cần thay đổi thế giới bên trong thì thấy thế giới bên ngoài thay đổi” là vậy! Cho nên những ai muốn thực sự thoát khỏi mọi khổ đau cuộc sống thì chúng ta sẽ không chạy theo việc thay đổi ngoại cảnh. Mà con đường đúng đắn, gốc rễ nhất là vun bồi sự hiểu biết đúng, những kiến thức gần với chân lý để sống thuận quy luật hơn!


Quan sát Tâm là chìa khoá để Quản lý cảm xúc

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều điều điều không như ý đến với ta. Nếu đứng trước những bất như ý đó mà chúng ta không bị cuống cuồng chạy theo cảm xúc thì có nghĩa chúng ta đang làm chủ được tâm mình. Còn ngược lại là nó làm chủ chúng ta. 


Nếu buồn mà chúng ta quan sát được là ta đang buồn, chỉ quan sát mà không ấp ủ nó. 

Nếu đang vui mà nhận ra mình đang vui và thấy cơn vui qua dần. 

Nếu ai đó khen ta, mà ta thấy cái tâm thích thú, tự mãn của mình.

Hay bị ai chê, mà thấy ra cái tâm giận, tâm chối bỏ thì đó là chúng ta đang thấy được tâm mình.


Có quan sát được thì mới không bị nó kéo đi, không bị nó xui khiến hay đắm chìm vào đó. 

Đó chính là bí quyết để quản lý cảm xúc. 

Trong mọi hoàn cảnh, hãy nhớ: Đừng tập trung vào ĐỐI TƯỢNG mà hãy tập trung vào TÂM MÌNH! Làm được điều đó, tâm chúng ta sẽ được bảo hộ không bị ô nhiễm bởi tham sân si và sẽ vượt lên được những cơn sóng cảm xúc, biến động của cuộc đời. 


Chúng ta có thể quên mọi điều nhưng hãy nhớ: Hãy rõ biết tâm mình mọi lúc, mọi nơi.


Bí quyết làm chủ cảm xúc chính là quan sát Tâm
Bí quyết làm chủ cảm xúc chính là quan sát Tâm


Đổi góc nhìn - Chuyển vận mệnh 

Có một câu nói nổi tiếng trong Kinh Thánh: “Chúa không tạo ra thứ gì quá sức chịu đựng của con người”. Những nghịch cảnh đôi khi chính là món quà để giúp chúng ta trưởng thành và nhận ra bài học. Có không ít người đã từ nghịch cảnh vươn lên trở thành những người rất vững chãi, tự tin và sống một cuộc đời rất ý nghĩa. 

Ví như Nick Vujicic bị cụt cả hai chân hai tay, nhưng đã vượt qua được những ngày tuyệt vọng, chán nản nhất cuộc đời để trở thành một người truyền cảm hứng cho hàng triệu người…


Một người rơi vào tình trạng phá sản sự nghiệp, nhưng đó là lúc họ được cứu khỏi những thói hư tật xấu, một môi trường làm việc độc hại quá nhiều tranh đấu hơn thua và làm lại từ đầu! Chỉ cần bình tâm xem xét lại, chúng ta có thể tìm ra rất nhiều mặt tích cực trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần có một nội tâm vững chãi, một tinh thần mạnh mẽ cùng góc nhìn cởi mở, chúng ta có thể thoát khỏi những mắc kẹt của chính mình. 


Tương tự như vậy, có thể đối với bạn người không ưa bây giờ chính là cơ hội để bạn học được bài học về tôn trọng sự khác biệt và lòng khoan dung. Những người hay quấy phá sẽ giúp bạn rèn luyện bản lĩnh nội tâm, học cách thích ứng với mọi tình huống, vững chãi hơn…Suy ngẫm kỹ lại bạn đừng quá thiên vị một chiều hướng nào trong cuộc đời này! Tất cả đều đều có bài học để giúp chúng ta trưởng thành, hiểu biết và bản lĩnh hơn. 


Hãy chấp nhận tất cả mọi thứ đến với mình học hỏi để nhận ra chính mình và sửa mình. 

“Cuộc đời này chẳng có khổ đau hay hạnh phúc”. Tất cả do Góc nhìn và Thái độ sống mà xoay chuyển!


“Cuộc đời này chẳng có khổ đau hay hạnh phúc”. Tất cả do Góc nhìn và Thái độ sống mà xoay chuyển!
“Cuộc đời này chẳng có khổ đau hay hạnh phúc”. Tất cả do Góc nhìn và Thái độ sống mà xoay chuyển!

Kết luận

Để quản lý được cảm xúc chúng ta không thể dựa vào một vài phương pháp đơn thuần như: ức chế tâm, kiểm soát tâm hay tư duy tích cực (đánh lạc hướng) được. Chúng ta có thể dùng nó trong một vài trường hợp nhưng để hoá giải rốt ráo, tận gốc vấn đề thì cần rèn luyện bằng được năng lực Chánh Niệm: tức Quan sát Tâm.


Mỗi khi tiếp xúc với ngoại cảnh tâm của ta khởi lên điều gì: như ý, hài lòng, thoả mãn hay khó chịu, sân giận… Quan sát được nó, có sự tĩnh lặng để suy xét điều gì nên làm, điều gì nên tránh thì chúng ta mới ứng xử đúng đắn được.

Hầu hết 90% chúng ta đang phản ứng theo bản năng và không làm chủ được cảm xúc của chính mình!


Phương pháp Thực hành Chánh niệm được chia sẻ kỹ trong lớp Chánh Kiến 2 - Con đường giải thoát khổ đau. Khi ứng dụng và đưa Tâm Quan Sát vào đời sống thì mọi suy nghĩ, lời nói, hành động sẽ tự động đi đúng hướng mà không cần nỗ lực thái quá hay thực hành nặng nhọc. 

Thiền Chánh Niệm chính là bí quyết - giải pháp của mọi giải pháp để Quản lý cảm xúc! Những bạn nào đi thiền về Thực hành không hiệu quả nên học khoá này nhé!





Biến Nghịch Cảnh Thành Chất Liệu Trưởng Thành

Nghịch cảnh là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời này! Nhưng làm thế nào để an vui trong nghịch cảnh? Làm thế nào để những lúc bế tắc, rối rắm có thể tìm thấy lối ra?

Làm thế nào để thoát khỏi sự vùng vẫy, hành hạ của những ký ức đau buồn mà đối tượng nào đó đã gây ra cho ta? 

Chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề tận gốc rễ này được Đức Phật giảng dạy cách đây 2500 vẫn còn nguyên giá trị.


Câu chuyện về vị Thiền sư 

“Có một vị thiền sư nọ, được mời vào thăm vườn hoa vừa mới khánh thành, với hàng trăm khóm hoa lung linh, rực rỡ. Những người khác đều cảm thấy vui mừng, lòng trào lên niềm rộn ràng khôn xiết. Ấy vậy vị thiền sư ấy vẫn bình thản, trầm lặng. 

Khi đi, Ngài biết mình đi. Khi vui, Ngài biết mình vui. Khi thấy hoa đẹp, Ngài biết mình đang nhìn, biết rõ tâm Tham đang khởi lên; chân đạp gai, biết là đau, biết là tâm Sân… 


Lúc đó, mọi cảnh trí bên ngoài đều được vị Thiền sư ghi nhận một cách trọn vẹn, rõ ràng. Tuy nhiên vị ấy còn ghi nhận được một yếu tố hết sức quan trọng khác đó là tâm mình?

Lúc đó tâm ta đang như thế nào? Có cảm xúc, tâm trạng gì? Có khởi lên tâm Tham, Sân hay bị ảo tưởng, vọng động che khuất không? (Si)”


Vị Thiền sư đó đang thực hành một lối sống khiến cho con người ta vượt thoát được mọi mắc kẹt, trì trệ, khổ đau trong cuộc sống! Đó là Thiền Tứ Niệm Xứ. Tức là sáng suốt ghi nhận mọi thứ đang diễn ra trên Thân và Tâm như nó đang là!


Thực ra tất cả mọi sự kiện, tình huống, cảm xúc vui buồn, những suy nghĩ của tâm trí đều chỉ tồn tại nhất thời (trong một khoảng thời gian nhất định). Và nó luôn biến chuyển theo quy luật vô thường, do đó chúng ta sẽ không ở trong một trạng thái nào cố định.


Người nào có hiểu biết như thế này thì sẽ biết cách buông xả và không bám chấp vào bất cứ yếu tố nào bên ngoài (tính chất là biến đổi, đến rồi đi, có rồi mất).

Đức Phật gọi những người này là người biết sống với bản chất chân thật của chính mình. Không dễ bị lôi kéo, bị tác động với ngoại cảnh.


Người thực hành được kỹ năng này chính là người biết quan sát tâm.


Người biết quan sát Tâm thì sẽ không dễ bị lôi kéo bởi  tác động bên ngoài
Người biết quan sát Tâm thì sẽ không dễ bị lôi kéo bởi tác động bên ngoài

Trên cuộc đời này không ai là gặp chuyện vui mãi!

Không ai là gặp chuyện buồn mãi!

Không ai luôn luôn gặp điều thuận lợi, hay luôn gặp khó khăn!


Mà thực ra thuận lợi hay khó khăn đôi khi nó chỉ là cách nhìn chủ quan của chúng ta, trong hiểu biết và quan niệm ta vội gán cho nó là tốt, là xấu, là nên và không nên…

Đôi khi chỉ cần đổi góc nhìn, chỉ cần nhìn cuộc đời với cái nhìn rộng, thoáng, ở chiều kích hiểu rõ quy luật bao trùm vũ trụ, chúng ta sẽ vượt thoát khỏi những suy nghĩ nhỏ hẹp của mình. 


Đức Phật dạy “Chỉ cần thay đổi thế giới bên trong thì thấy thế giới bên ngoài thay đổi” là vậy! Cho nên những ai muốn thực sự thoát khỏi mọi khổ đau cuộc sống thì chúng ta sẽ không chạy theo việc thay đổi ngoại cảnh. Mà con đường đúng đắn, gốc rễ nhất là vun bồi sự hiểu biết đúng, những kiến thức gần với chân lý để sống thuận quy luật hơn!


Quan sát Tâm là chìa khoá để Quản lý cảm xúc

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều điều điều không như ý đến với ta. Nếu đứng trước những bất như ý đó mà chúng ta không bị cuống cuồng chạy theo cảm xúc thì có nghĩa chúng ta đang làm chủ được tâm mình. Còn ngược lại là nó làm chủ chúng ta. 


Nếu buồn mà chúng ta quan sát được là ta đang buồn, chỉ quan sát mà không ấp ủ nó. 

Nếu đang vui mà nhận ra mình đang vui và thấy cơn vui qua dần. 

Nếu ai đó khen ta, mà ta thấy cái tâm thích thú, tự mãn của mình.

Hay bị ai chê, mà thấy ra cái tâm giận, tâm chối bỏ thì đó là chúng ta đang thấy được tâm mình.


Có quan sát được thì mới không bị nó kéo đi, không bị nó xui khiến hay đắm chìm vào đó. 

Đó chính là bí quyết để quản lý cảm xúc. 

Trong mọi hoàn cảnh, hãy nhớ: Đừng tập trung vào ĐỐI TƯỢNG mà hãy tập trung vào TÂM MÌNH! Làm được điều đó, tâm chúng ta sẽ được bảo hộ không bị ô nhiễm bởi tham sân si và sẽ vượt lên được những cơn sóng cảm xúc, biến động của cuộc đời. 


Chúng ta có thể quên mọi điều nhưng hãy nhớ: Hãy rõ biết tâm mình mọi lúc, mọi nơi.


Bí quyết làm chủ cảm xúc chính là quan sát Tâm
Bí quyết làm chủ cảm xúc chính là quan sát Tâm


Đổi góc nhìn - Chuyển vận mệnh 

Có một câu nói nổi tiếng trong Kinh Thánh: “Chúa không tạo ra thứ gì quá sức chịu đựng của con người”. Những nghịch cảnh đôi khi chính là món quà để giúp chúng ta trưởng thành và nhận ra bài học. Có không ít người đã từ nghịch cảnh vươn lên trở thành những người rất vững chãi, tự tin và sống một cuộc đời rất ý nghĩa. 

Ví như Nick Vujicic bị cụt cả hai chân hai tay, nhưng đã vượt qua được những ngày tuyệt vọng, chán nản nhất cuộc đời để trở thành một người truyền cảm hứng cho hàng triệu người…


Một người rơi vào tình trạng phá sản sự nghiệp, nhưng đó là lúc họ được cứu khỏi những thói hư tật xấu, một môi trường làm việc độc hại quá nhiều tranh đấu hơn thua và làm lại từ đầu! Chỉ cần bình tâm xem xét lại, chúng ta có thể tìm ra rất nhiều mặt tích cực trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần có một nội tâm vững chãi, một tinh thần mạnh mẽ cùng góc nhìn cởi mở, chúng ta có thể thoát khỏi những mắc kẹt của chính mình. 


Tương tự như vậy, có thể đối với bạn người không ưa bây giờ chính là cơ hội để bạn học được bài học về tôn trọng sự khác biệt và lòng khoan dung. Những người hay quấy phá sẽ giúp bạn rèn luyện bản lĩnh nội tâm, học cách thích ứng với mọi tình huống, vững chãi hơn…Suy ngẫm kỹ lại bạn đừng quá thiên vị một chiều hướng nào trong cuộc đời này! Tất cả đều đều có bài học để giúp chúng ta trưởng thành, hiểu biết và bản lĩnh hơn. 


Hãy chấp nhận tất cả mọi thứ đến với mình học hỏi để nhận ra chính mình và sửa mình. 

“Cuộc đời này chẳng có khổ đau hay hạnh phúc”. Tất cả do Góc nhìn và Thái độ sống mà xoay chuyển!


“Cuộc đời này chẳng có khổ đau hay hạnh phúc”. Tất cả do Góc nhìn và Thái độ sống mà xoay chuyển!
“Cuộc đời này chẳng có khổ đau hay hạnh phúc”. Tất cả do Góc nhìn và Thái độ sống mà xoay chuyển!

Kết luận

Để quản lý được cảm xúc chúng ta không thể dựa vào một vài phương pháp đơn thuần như: ức chế tâm, kiểm soát tâm hay tư duy tích cực (đánh lạc hướng) được. Chúng ta có thể dùng nó trong một vài trường hợp nhưng để hoá giải rốt ráo, tận gốc vấn đề thì cần rèn luyện bằng được năng lực Chánh Niệm: tức Quan sát Tâm.


Mỗi khi tiếp xúc với ngoại cảnh tâm của ta khởi lên điều gì: như ý, hài lòng, thoả mãn hay khó chịu, sân giận… Quan sát được nó, có sự tĩnh lặng để suy xét điều gì nên làm, điều gì nên tránh thì chúng ta mới ứng xử đúng đắn được.

Hầu hết 90% chúng ta đang phản ứng theo bản năng và không làm chủ được cảm xúc của chính mình!


Phương pháp Thực hành Chánh niệm được chia sẻ kỹ trong lớp Chánh Kiến 2 - Con đường giải thoát khổ đau. Khi ứng dụng và đưa Tâm Quan Sát vào đời sống thì mọi suy nghĩ, lời nói, hành động sẽ tự động đi đúng hướng mà không cần nỗ lực thái quá hay thực hành nặng nhọc. 

Thiền Chánh Niệm chính là bí quyết - giải pháp của mọi giải pháp để Quản lý cảm xúc! Những bạn nào đi thiền về Thực hành không hiệu quả nên học khoá này nhé!





189 views1 comment
bottom of page