top of page

Suy nghĩ nhiều - nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hiện nay không chỉ người già mà rất nhiều người trẻ mất ngủ với việc suy nghĩ nhiều. Thậm chí có cả một bệnh là bệnh overthinking để nói về tình trạng này. Vậy có cách nào để hạn chế điều này, giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn không? Chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân cốt lõi và giải pháp trong bài viết hôm nay.

Nguyên nhân suy nghĩ quá nhiều

Suy nghĩ là hoạt động thông thường của não bộ nhưng khi suy nghĩ liên tục trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất tập trung trong công việc cũng như hoạt động hàng ngày. Biểu hiện điển hình nhất của việc suy nghĩ “thái quá” là dành ra hàng giờ, hàng ngày, thậm chí đánh đổi cả giấc ngủ chỉ để trằn trọc, dằn vặt bản thân vì những quyết định sai lầm trong quá khứ - những điều không thể nào thay đổi. Nếu không được kiểm soát sớm sẽ dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, bi quan… tệ hơn nhiều người nghĩ đến việc tự vẫn.


Nhiều người loay hoay với tình trạng suy nghĩ nhiều


Do xu hướng tâm lý tuổi tác mà trước đây bệnh này hay xảy ra ở những người lớn tuổi nhưng càng ngày nhiều bạn trẻ cũng gặp phải tình trạng này. Thông thường, nhiều người hay suy nghĩ nhiều là do:

  • Áp lực cuộc sống: từ công việc đến gia đình đến mối quan hệ trong xã hội. Điều này thường xuất phát từ những mong cầu trong các mối quan hệ, chưa biết cách hài hòa cũng như sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. Ngoài ra sự phát triển và nhu cầu của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy áp lực cả trong công việc cũng như cuộc sống.

  • Đặc điểm tính cách: thông thường những người nhạy cảm, tự ti, rụt rè thường hay suy nghĩ nhiều. Họ rất ngại va chạm và dễ bị tổn thương trước những lời nói, hành vi của người khác. Thậm chí có xu hướng tưởng tượng, phóng đại những sự việc cỏn con.

  • Các bệnh về tâm lý: tình trạng suy nghĩ nhiều cũng xuất phát từ các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoang tưởng… Điều này nếu không được kiểm soát sớm sẽ rất khó khăn cho việc điều trị về sau.

Ngoài ra những yếu tố về tuổi thơ, gia đình, cũng như môi trường sống xung quanh cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng suy nghĩ nhiều.

5 cách khắc phục suy nghĩ nhiều bạn nên thử áp dụng

Việc này kéo dài sẽ tạo nên năng lượng tiêu cực, khiến bạn dễ dàng mắc kẹt trong sự sợ hãi, chán nản, buồn rầu, lo âu,... Thậm chí tồi tệ hơn, là đẩy bạn rơi vào vòng xoáy trầm cảm, bòn rút năng lượng Thân & Tâm, từ đó kéo theo cả cuộc đời đi xuống vực sâu. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng những giải pháp.

1. Học cách luân chuyển dòng suy nghĩ

Thông thường việc suy nghĩ quá nhiều do bạn chưa biết cách luân chuyển nó và cứ đắm chìm mà không thể nào thoát ra được. Thay vì mải miết với dòng suy tư hãy chuyển qua làm gì đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao… cũng là giải pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng.


Suy nghĩ nhiều tác động không nhỏ đến bộ não

Điều này giúp não tiết ra các hormone có lợi cho hệ thần kinh giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Tuy nhiên điều này không nên áp dụng thường xuyên vì vấn đề mà bạn suy nghĩ sẽ tiếp tục quay lại sau đó. Sau một khoảng thời gian phù hợp, khi đầu óc đã thoải mái, suy nghĩ sáng suốt hãy tìm cách giải quyết thấu đáo cho vấn đề làm bạn lo ngại.

2. Quan sát tâm, nhận diện cảm xúc

Trước khi thực tập quan sát tâm, chúng ta cần đối mặt với cảm xúc của mình ở hiện tại. Hãy nhận diện cảm xúc trước những dòng suy nghĩ miên man khởi sinh. Trong mỗi phút giây, bạn nhận diện được cảm giác trên thân thể, suy nghĩ trong đầu với tâm thế không phán xét. Chỉ nhận diện và quan sát.


Thiền cũng là giải pháp cho người hay suy nghĩ

Ví dụ khi cảm thấy lo lắng, hãy tạm gác mọi thứ qua một bên và tìm một nơi thật yên tĩnh để ngồi xuống. Sau đó, bạn hãy áp dụng cách này để nhận diện những cảm giác của bản thân: Tôi biết tôi đang lo lắng, tôi biết tôi đang sợ hãi. Quan sát trong sự tươi tỉnh, thả lỏng và không suy tưởng, hãy chấp nhận và ôm lấy những nỗi đau thay vì cố gắng né tránh. Nếu thấy tâm vẫn cứ bay nhảy lung tung, hãy tập trung quan sát và cảm nhận hơi thở vào ra trên cơ thể của mình! Để chúng ta có thể ngắt những dòng phiền muộn về quá khứ, lo lắng cho tương lai. Hãy luôn hiện diện trong hiện tại để sống trọn vẹn trong từng giây phút.

Thiền Vipassana cũng là cách giúp bạn quan sát hơi thở, định tâm để giảm đi dòng suy nghĩ miên man. Đây là phương pháp được Đức Phật chỉ ra từ cách đây 2600 năm và ngày càng được nhiều người áp dụng do tính thực tiễn. Bạn có thể tham gia các khóa thiền để được các thiền sư hướng dẫn phương pháp đồng thời tham vấn cách thức thực hiện để áp dụng trong đời sống hàng ngày.

3. Phát triển nội lực mạnh mẽ

Những dòng suy nghĩ miên man được nảy mầm vì bản thân không thấu hiểu chính mình. Đồng thời không nhận diện được bản chất của sự vật, hiện tượng. Dễ dàng khiến chúng ta hoang mang, sợ hãi và bất an.


Phát triển nội lực thông qua khóa Chánh kiến

Vì vậy bản thân mỗi người cần rèn luyện Trí Tuệ, Đạo Đức và Nghị Lực. Vun bồi khả năng Quan Sát - Phân Tích - Đúc Kết để nhìn ra nguyên nhân, giải pháp. Hiểu được quy luật của cuộc sống như Luật Nhân Quả, sự Vô Thường (luôn thay đổi)… Từ đó, luyện tâm buông xả, không dính mắc vào người, hiện tượng, sự vật trong đời sống. Những điều này được chia sẻ rất kỹ trong lớp Chánh kiến 1 - bạn có thể tham khảo thêm để biết phương pháp áp dụng cho chính mình

Hãy tìm kiếm thầy hiền trí, nhóm bạn tốt và sách tinh hoa để thay đổi môi trường sống. Tự vun bồi cho mình những tri thức đúng, có nhóm bạn tốt cùng rèn luyện và học tập. Nội lực càng vững mạnh, bạn càng dễ dàng vượt qua mọi nguyên nhân gây ra khổ đau và khổ não.

Và cuối cùng bạn nên nhớ rằng, chúng ta không thể nào thay đổi QUÁ KHỨ nhưng hoàn toàn có thể nắm giữ được TƯƠNG LAI, bằng chính những thay đổi và hành động của bản thân trong giờ phút HIỆN TẠI.

4. Tập hành động thay vì suy nghĩ

Nhiều bạn chỉ chìm đắm trong suy nghĩ mà không tìm ra được giải pháp cho chính mình. Từ đó hình thành những suy nghĩ tiêu cực.

Thay vào đó bạn hãy đặt ra cho mình những giới hạn về thời gian để tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn có thể tham vấn giải pháp từ những người có kinh nghiệm, những người đáng tin cậy ở lĩnh vực mà bạn đang gặp vấn đề. Đừng quá kỳ vọng vào một kết quả quá to tát, hãy chia nhỏ vấn đề và giải quyết từ từ.

5. Xác định hướng đi đúng đắn cho cuộc đời

Thông thường những người hay chìm trong suy nghĩ miên man là do bạn chưa xác định được mục tiêu trong cuộc đời và chưa biết cách lên kế hoạch để hoàn thành mục tiêu. Có rất nhiều người mỗi sáng thức dậy rất hoang mang vì không biết họ cần phải làm gì.

Mỗi ngày thức dậy khỏe mạnh là bạn đã may mắn hơn hàng triệu người vẫn đang vật lộn với khó khăn, bệnh tật ngoài kia. Hãy tận dụng những gì mà bạn để làm những việc có ý nghĩa và dành thời gian để quan tâm giúp đỡ những người xung quanh từ những việc nhỏ. Một nụ cười, một năng lực tích cực… của bạn cũng đã là sự giúp đỡ đối với người khác.

Kết luận

Cuộc sống luôn vận hành không ngừng và luôn có cách để giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy thay vì suy nghĩ nhiều hãy chuẩn bị cho mình tâm thế thật vững chãi để đối diện với tất cả. Hãy tận hưởng niềm vui mỗi ngày vì thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại.


187 views

Suy nghĩ nhiều - nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hiện nay không chỉ người già mà rất nhiều người trẻ mất ngủ với việc suy nghĩ nhiều. Thậm chí có cả một bệnh là bệnh overthinking để nói về tình trạng này. Vậy có cách nào để hạn chế điều này, giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn không? Chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân cốt lõi và giải pháp trong bài viết hôm nay.

Nguyên nhân suy nghĩ quá nhiều

Suy nghĩ là hoạt động thông thường của não bộ nhưng khi suy nghĩ liên tục trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất tập trung trong công việc cũng như hoạt động hàng ngày. Biểu hiện điển hình nhất của việc suy nghĩ “thái quá” là dành ra hàng giờ, hàng ngày, thậm chí đánh đổi cả giấc ngủ chỉ để trằn trọc, dằn vặt bản thân vì những quyết định sai lầm trong quá khứ - những điều không thể nào thay đổi. Nếu không được kiểm soát sớm sẽ dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, bi quan… tệ hơn nhiều người nghĩ đến việc tự vẫn.


Nhiều người loay hoay với tình trạng suy nghĩ nhiều


Do xu hướng tâm lý tuổi tác mà trước đây bệnh này hay xảy ra ở những người lớn tuổi nhưng càng ngày nhiều bạn trẻ cũng gặp phải tình trạng này. Thông thường, nhiều người hay suy nghĩ nhiều là do:

  • Áp lực cuộc sống: từ công việc đến gia đình đến mối quan hệ trong xã hội. Điều này thường xuất phát từ những mong cầu trong các mối quan hệ, chưa biết cách hài hòa cũng như sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. Ngoài ra sự phát triển và nhu cầu của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy áp lực cả trong công việc cũng như cuộc sống.

  • Đặc điểm tính cách: thông thường những người nhạy cảm, tự ti, rụt rè thường hay suy nghĩ nhiều. Họ rất ngại va chạm và dễ bị tổn thương trước những lời nói, hành vi của người khác. Thậm chí có xu hướng tưởng tượng, phóng đại những sự việc cỏn con.

  • Các bệnh về tâm lý: tình trạng suy nghĩ nhiều cũng xuất phát từ các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoang tưởng… Điều này nếu không được kiểm soát sớm sẽ rất khó khăn cho việc điều trị về sau.

Ngoài ra những yếu tố về tuổi thơ, gia đình, cũng như môi trường sống xung quanh cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng suy nghĩ nhiều.

5 cách khắc phục suy nghĩ nhiều bạn nên thử áp dụng

Việc này kéo dài sẽ tạo nên năng lượng tiêu cực, khiến bạn dễ dàng mắc kẹt trong sự sợ hãi, chán nản, buồn rầu, lo âu,... Thậm chí tồi tệ hơn, là đẩy bạn rơi vào vòng xoáy trầm cảm, bòn rút năng lượng Thân & Tâm, từ đó kéo theo cả cuộc đời đi xuống vực sâu. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng những giải pháp.

1. Học cách luân chuyển dòng suy nghĩ

Thông thường việc suy nghĩ quá nhiều do bạn chưa biết cách luân chuyển nó và cứ đắm chìm mà không thể nào thoát ra được. Thay vì mải miết với dòng suy tư hãy chuyển qua làm gì đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao… cũng là giải pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng.


Suy nghĩ nhiều tác động không nhỏ đến bộ não

Điều này giúp não tiết ra các hormone có lợi cho hệ thần kinh giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Tuy nhiên điều này không nên áp dụng thường xuyên vì vấn đề mà bạn suy nghĩ sẽ tiếp tục quay lại sau đó. Sau một khoảng thời gian phù hợp, khi đầu óc đã thoải mái, suy nghĩ sáng suốt hãy tìm cách giải quyết thấu đáo cho vấn đề làm bạn lo ngại.

2. Quan sát tâm, nhận diện cảm xúc

Trước khi thực tập quan sát tâm, chúng ta cần đối mặt với cảm xúc của mình ở hiện tại. Hãy nhận diện cảm xúc trước những dòng suy nghĩ miên man khởi sinh. Trong mỗi phút giây, bạn nhận diện được cảm giác trên thân thể, suy nghĩ trong đầu với tâm thế không phán xét. Chỉ nhận diện và quan sát.


Thiền cũng là giải pháp cho người hay suy nghĩ

Ví dụ khi cảm thấy lo lắng, hãy tạm gác mọi thứ qua một bên và tìm một nơi thật yên tĩnh để ngồi xuống. Sau đó, bạn hãy áp dụng cách này để nhận diện những cảm giác của bản thân: Tôi biết tôi đang lo lắng, tôi biết tôi đang sợ hãi. Quan sát trong sự tươi tỉnh, thả lỏng và không suy tưởng, hãy chấp nhận và ôm lấy những nỗi đau thay vì cố gắng né tránh. Nếu thấy tâm vẫn cứ bay nhảy lung tung, hãy tập trung quan sát và cảm nhận hơi thở vào ra trên cơ thể của mình! Để chúng ta có thể ngắt những dòng phiền muộn về quá khứ, lo lắng cho tương lai. Hãy luôn hiện diện trong hiện tại để sống trọn vẹn trong từng giây phút.

Thiền Vipassana cũng là cách giúp bạn quan sát hơi thở, định tâm để giảm đi dòng suy nghĩ miên man. Đây là phương pháp được Đức Phật chỉ ra từ cách đây 2600 năm và ngày càng được nhiều người áp dụng do tính thực tiễn. Bạn có thể tham gia các khóa thiền để được các thiền sư hướng dẫn phương pháp đồng thời tham vấn cách thức thực hiện để áp dụng trong đời sống hàng ngày.

3. Phát triển nội lực mạnh mẽ

Những dòng suy nghĩ miên man được nảy mầm vì bản thân không thấu hiểu chính mình. Đồng thời không nhận diện được bản chất của sự vật, hiện tượng. Dễ dàng khiến chúng ta hoang mang, sợ hãi và bất an.


Phát triển nội lực thông qua khóa Chánh kiến

Vì vậy bản thân mỗi người cần rèn luyện Trí Tuệ, Đạo Đức và Nghị Lực. Vun bồi khả năng Quan Sát - Phân Tích - Đúc Kết để nhìn ra nguyên nhân, giải pháp. Hiểu được quy luật của cuộc sống như Luật Nhân Quả, sự Vô Thường (luôn thay đổi)… Từ đó, luyện tâm buông xả, không dính mắc vào người, hiện tượng, sự vật trong đời sống. Những điều này được chia sẻ rất kỹ trong lớp Chánh kiến 1 - bạn có thể tham khảo thêm để biết phương pháp áp dụng cho chính mình

Hãy tìm kiếm thầy hiền trí, nhóm bạn tốt và sách tinh hoa để thay đổi môi trường sống. Tự vun bồi cho mình những tri thức đúng, có nhóm bạn tốt cùng rèn luyện và học tập. Nội lực càng vững mạnh, bạn càng dễ dàng vượt qua mọi nguyên nhân gây ra khổ đau và khổ não.

Và cuối cùng bạn nên nhớ rằng, chúng ta không thể nào thay đổi QUÁ KHỨ nhưng hoàn toàn có thể nắm giữ được TƯƠNG LAI, bằng chính những thay đổi và hành động của bản thân trong giờ phút HIỆN TẠI.

4. Tập hành động thay vì suy nghĩ

Nhiều bạn chỉ chìm đắm trong suy nghĩ mà không tìm ra được giải pháp cho chính mình. Từ đó hình thành những suy nghĩ tiêu cực.

Thay vào đó bạn hãy đặt ra cho mình những giới hạn về thời gian để tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn có thể tham vấn giải pháp từ những người có kinh nghiệm, những người đáng tin cậy ở lĩnh vực mà bạn đang gặp vấn đề. Đừng quá kỳ vọng vào một kết quả quá to tát, hãy chia nhỏ vấn đề và giải quyết từ từ.

5. Xác định hướng đi đúng đắn cho cuộc đời

Thông thường những người hay chìm trong suy nghĩ miên man là do bạn chưa xác định được mục tiêu trong cuộc đời và chưa biết cách lên kế hoạch để hoàn thành mục tiêu. Có rất nhiều người mỗi sáng thức dậy rất hoang mang vì không biết họ cần phải làm gì.

Mỗi ngày thức dậy khỏe mạnh là bạn đã may mắn hơn hàng triệu người vẫn đang vật lộn với khó khăn, bệnh tật ngoài kia. Hãy tận dụng những gì mà bạn để làm những việc có ý nghĩa và dành thời gian để quan tâm giúp đỡ những người xung quanh từ những việc nhỏ. Một nụ cười, một năng lực tích cực… của bạn cũng đã là sự giúp đỡ đối với người khác.

Kết luận

Cuộc sống luôn vận hành không ngừng và luôn có cách để giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy thay vì suy nghĩ nhiều hãy chuẩn bị cho mình tâm thế thật vững chãi để đối diện với tất cả. Hãy tận hưởng niềm vui mỗi ngày vì thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại.


187 views0 comments
bottom of page