top of page

7 triết lý đáng học hỏi làm nên THÀNH CÔNG của người NHẬT BẢN

Khi nhắc đến Thành Công chúng ta không thể không nhắc đến người Nhật Bản - một cường quốc đi lên từ đống tro tàn của chiến tranh thế giới và hàng loạt bất lợi về địa lý. Họ có rất nhiều triết lý đáng để chúng ta học hỏi, đó là những thông tin mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Nhật Bản - cường quốc từ nhiều thách thức

Đất nước Nhật Bản thường được nhớ tới là một đất nước thành công từ nhiều bất lợi. Chẳng hạn như núi lửa dày đặc cộng với khí hậu ôn đới làm cho đất đai cằn cỗi và khí hậu rất khắc nghiệt. Cộng thêm những trận động đất liên tục diễn ra gây không ít những khó khăn cho người dân nơi đây. Và hai quả bom nguyên tử giáng vào hai thành phố lớn là Hiroshima và Nagasaki tưởng chừng như đã xóa sổ đất nước này khỏi tấm bản đồ thế giới.

Nhưng không, họ vẫn vượt lên tất cả để trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Hiện nay Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển.

Sự khó khăn về mặt tự nhiên không thể làm bước cản cho sự phát triển của họ. Bằng chứng là Nhật Bản đang là một quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới.

Một cường quốc đứng lên từ đống tro tàn, sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn và có nhiều thành công đáng học hỏi. Người Nhật Bản ngày càng khẳng định được vị thế hùng cường của mình trong khu vực cũng như trên thị trường thế giới.


Top 7 triết lý đáng học hỏi làm nên thành công của người Nhật Bản

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có được sự thành công đó, nhất là họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bản thân mỗi người dân đều có tinh thần vượt khó không ngừng đồng thời những triết lý sống đẹp cũng là điều được họ duy trì qua tháng qua ngày và rất đáng để chúng ta tìm hiểu, học hỏi. Sau đây là 7 triết lý giúp người Nhật đạt đến thành công

1. Ikigai - Xác định được ý nghĩa cuộc đời

Với người Nhật bản thì việc xác định Ikigai giúp bạn sống một cuộc đời ý nghĩa, làm những điều thật sự có ý nghĩa cho mình và cả người khác.

Đó là giao điểm của những gì bạn yêu thích, những gì bạn giỏi, những gì thế giới cần và những gì bạn có thể được trả tiền để làm.


Một trong những triết lý giúp bạn tìm được ý nghĩa cuộc đời

Theo nhà tâm lý học Mieko Kamiya giải thích: "Ikigai rất giống với hạnh phúc nhưng có một sự khác biệt tinh vi về sắc thái. Hạnh phúc là cảm giác nhất thời nhưng Ikigai là kim chỉ nam của hành động tích cực giúp ta hướng đến tương lai dù đang trải qua những việc không vui của hiện tại".

Trụ cột của Ikigai bao gồm: bắt đầu từ việc nhỏ, giải phóng bản thân, sự hài hòa và bền vững, niềm vui từ những điều nhỏ bé, và ở đây và bây giờ. Khi xác định được các trụ cột bạn sẽ tự động xây dựng được kế hoạch để có thể tiến tới được một cuộc sống thật sự trọn vẹn và ý nghĩa.


2. Shikata ga nai: Kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát

Triết lý này nhấn mạnh sự chấp nhận và khả năng phục hồi khi đối mặt với nghịch cảnh.

Chúng ta thường cảm thấy khó chịu khi không đạt được mục tiêu, gặp phải những điều không như ý… nhưng đó là một điều hết sức bình thường trong cuộc sống.


Việc kiểm soát đúng đắn cũng là yếu tố dẫn đến thành công

Chẳng hạn bạn không thể thay đổi tâm tính của một ai đó vì nó không nằm trong sự kiểm soát của bạn, bạn càng muốn họ thay đổi thì chính bản thân bạn càng khổ. Chính vì vậy triết lý Shikata ga nai của người Nhật khuyên cũng ta học cách buông bỏ những thứ không thể thay đổi được.

3. Wabi sabi: Sự quyến rũ của những điều không hoàn hảo

"Wabi-sabi", một triết lý khuyến khích con người hướng đến nét đẹp của sự đơn giản và tự nhiên của cuộc sống."


Nghệ thuật đến từ sự không hoàn hảo

Cuộc sống không điều gì là hoàn hảo, được này rồi mất kia, có mặt mạnh thì tất có mặt yếu, có xấu thì phải có đẹp.

Bản chất sự khiếm khuyết tạo nên những nét độc đáo cho vạn vật cũng như con người. Hành trình chúng ta chấp nhận, nhìn ra được cái đẹp từ những khiếm khuyết chính là hành trình đi đến những điều thuận tự nhiên, những điều giúp bạn có được hạnh phúc một cách trọn vẹn.

4. Ga-man: Hãy mạnh mẽ, kiểm soát cách bạn phản ứng

Triết lý này nhấn mạnh sự kiên trì, khả năng phục hồi và kỷ luật tự giác khi đối mặt với khó khăn hoặc nghịch cảnh.

Bạn có kiểm soát được cách bạn phản ứng?

Cuộc sống không phải lúc nào bình lặng, chính những giây phút khó khăn mới là lúc khẳng định được bản chất của con người.

Khi đối diện với những tình huống khó khăn, người Nhật luôn cố gắng chịu đựng và chiến đấu đến cùng. Đây là yếu tố làm nên tinh thần bất khuất và đầy kiên cường của đất nước Nhật Bản.Từ bé, những đứa trẻ Nhật Bản đã được dạy dỗ sống theo triết lý Gaman nhằm rèn luyện sự vững vàng trong suốt quá trình trưởng thành.


5. Kaizen: Luôn tìm cách cải thiện

Đó là thực hiện những thay đổi nhỏ, tăng dần hoặc cải tiến bền vững liên tục trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ phát triển cá nhân đến hoạt động kinh doanh.


Kaizen không chỉ hữu ích trong công việc mà cả trong cuộc sống

Chẳng hạn như việc rèn luyện thói quen đi bộ mỗi ngày rất khó hình thành khi bạn chọn một quãng đường dài ngay từ đầu. Thay vào đó hãy chọn một quãng đường ngắn rồi tăng dần quãng đường cho những ngày sau. Điều này có thể làm chậm đi tiến trình mà bạn mong muốn đạt được nhưng lại đảm bảo sự đều đặn, thậm chí bạn không nhận ra được sự tiến bộ của chính bản thân mình.


6. Shu-Ha-Ri: Học tập và làm chủ

"Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện. Khi người học trò thực sự sẵn sàng, người thầy sẽ biến mất". Nó đề cập đến các giai đoạn học tập và thành thạo:


Người Nhật luôn đề cao tinh thần tự học

  • Shu: là khi con người học những điều cơ bản nhất bằng cách làm theo sự chỉ dạy của thầy. Trong giai đoạn này, chủ yếu là học, ứng dụng theo cách được dạy, bắt chước theo những gì được học.

  • Ha: là giai đoạn mà học trò bắt đầu thử nghiệm, học và rút ra những điều cần thiết có thể ứng dụng được cho hoàn cảnh của mình từ thầy, rồi bắt tay vào thử nghiệm, cải tiến, hiệu chỉnh sao cho nó phù hợp nhất với tình huống và môi trường của mình.

  • Ri: Đây là giai đoạn sáng tạo, ứng dụng những gì đã học vào việc sáng tạo ra ý tưởng mới, cách làm mới, cách tiếp cận mới trong nhiều hoàn cảnh mới. Đây là đỉnh cao của học, là khi bạn không cần thầy nữa, mà bản nắm bắt toàn diện kiến thức và kỹ năng cần có để kiến tạo ra những giải pháp mới.

Điều này lý giải tinh thần tự học rất cao của người Nhật, không chỉ thể hiện khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn khi họ đi làm.


7. Mono no aware: Vẻ đẹp trong vô thường và phù du

“Mono” nghĩa là “sự vật”, “Aware” được hiểu đại khái là tình cảm, còn “No” thể hiện cho sự sở hữu. Do đó, Mono No Aware biểu thị những xúc cảm nhẹ nhàng, sâu lắng trong sự biến chuyển không ngừng của cuộc sống.



Người Nhật nhìn thấy vẻ đẹp cả trong sự vô thường

Đó là lời nhắc nhở về sự vô thường và nhất thời của vạn vật, bao gồm niềm vui và nỗi buồn, vẻ đẹp và sự suy tàn. Đó là về việc trân trọng khoảnh khắc hiện tại, thừa nhận vẻ đẹp của nó và cảm thấy biết ơn về thời gian chúng ta có.

Đừng chỉ hướng đến sự THÀNH CÔNG, hãy hướng tới sự THÀNH CÔNG bền vững

Cuộc sống ngày càng phát triển thì mỗi cá nhân chúng ta cũng phải cố gắng không ngừng. Nhưng tại sao nhiều người cố gắng mãi mà vẫn không thành công và nhiều người thành công vẫn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, chông chênh giữa cuộc đời. Phải chăng cuộc đời của chúng ta vẫn còn thiêu thiếu một điều gì đó. Trong lớp Chánh kiến 1, chúng ta một hệ quy chiếu giúp bạn có được thành công một cách bền vững:

  • Lợi mình: mang lại sự phát triển cho mình, nâng tầm bản thân cả về tinh thần, trí tuệ,...

  • Lợi người: mang lại lợi ích cho mọi người, cho muôn loài

  • Lợi cho Mẹ Thiên Nhiên: không xâm hại đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, tái tạo những hệ sinh thái đã bị suy thoái…

Tức là sự phát triển của chúng ta phải kéo theo sự phát triển của người khác, sự phát triển của xung quanh mà không ảnh hưởng đến thiên nhiên, môi trường. Đó mới là sự phát triển bền vững. Liệu sự phát triển trong sự nghiệp, thành công mà bạn đang có được có đang hướng tới điều này không?

Lời kết

Hy vọng những triết lý của người Nhật Bản sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích để giúp cho cuộc sống của cá nhân thành công và hạnh phúc hơn. Bạn đã ứng dụng được gì trong những điều được chia sẻ chưa? Hãy comment bên dưới nhé!

Nguồn: Tổng hợp


111 views

7 triết lý đáng học hỏi làm nên THÀNH CÔNG của người NHẬT BẢN

Khi nhắc đến Thành Công chúng ta không thể không nhắc đến người Nhật Bản - một cường quốc đi lên từ đống tro tàn của chiến tranh thế giới và hàng loạt bất lợi về địa lý. Họ có rất nhiều triết lý đáng để chúng ta học hỏi, đó là những thông tin mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Nhật Bản - cường quốc từ nhiều thách thức

Đất nước Nhật Bản thường được nhớ tới là một đất nước thành công từ nhiều bất lợi. Chẳng hạn như núi lửa dày đặc cộng với khí hậu ôn đới làm cho đất đai cằn cỗi và khí hậu rất khắc nghiệt. Cộng thêm những trận động đất liên tục diễn ra gây không ít những khó khăn cho người dân nơi đây. Và hai quả bom nguyên tử giáng vào hai thành phố lớn là Hiroshima và Nagasaki tưởng chừng như đã xóa sổ đất nước này khỏi tấm bản đồ thế giới.

Nhưng không, họ vẫn vượt lên tất cả để trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Hiện nay Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển.

Sự khó khăn về mặt tự nhiên không thể làm bước cản cho sự phát triển của họ. Bằng chứng là Nhật Bản đang là một quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới.

Một cường quốc đứng lên từ đống tro tàn, sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn và có nhiều thành công đáng học hỏi. Người Nhật Bản ngày càng khẳng định được vị thế hùng cường của mình trong khu vực cũng như trên thị trường thế giới.


Top 7 triết lý đáng học hỏi làm nên thành công của người Nhật Bản

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có được sự thành công đó, nhất là họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bản thân mỗi người dân đều có tinh thần vượt khó không ngừng đồng thời những triết lý sống đẹp cũng là điều được họ duy trì qua tháng qua ngày và rất đáng để chúng ta tìm hiểu, học hỏi. Sau đây là 7 triết lý giúp người Nhật đạt đến thành công

1. Ikigai - Xác định được ý nghĩa cuộc đời

Với người Nhật bản thì việc xác định Ikigai giúp bạn sống một cuộc đời ý nghĩa, làm những điều thật sự có ý nghĩa cho mình và cả người khác.

Đó là giao điểm của những gì bạn yêu thích, những gì bạn giỏi, những gì thế giới cần và những gì bạn có thể được trả tiền để làm.


Một trong những triết lý giúp bạn tìm được ý nghĩa cuộc đời

Theo nhà tâm lý học Mieko Kamiya giải thích: "Ikigai rất giống với hạnh phúc nhưng có một sự khác biệt tinh vi về sắc thái. Hạnh phúc là cảm giác nhất thời nhưng Ikigai là kim chỉ nam của hành động tích cực giúp ta hướng đến tương lai dù đang trải qua những việc không vui của hiện tại".

Trụ cột của Ikigai bao gồm: bắt đầu từ việc nhỏ, giải phóng bản thân, sự hài hòa và bền vững, niềm vui từ những điều nhỏ bé, và ở đây và bây giờ. Khi xác định được các trụ cột bạn sẽ tự động xây dựng được kế hoạch để có thể tiến tới được một cuộc sống thật sự trọn vẹn và ý nghĩa.


2. Shikata ga nai: Kiểm soát những gì bạn có thể kiểm soát

Triết lý này nhấn mạnh sự chấp nhận và khả năng phục hồi khi đối mặt với nghịch cảnh.

Chúng ta thường cảm thấy khó chịu khi không đạt được mục tiêu, gặp phải những điều không như ý… nhưng đó là một điều hết sức bình thường trong cuộc sống.


Việc kiểm soát đúng đắn cũng là yếu tố dẫn đến thành công

Chẳng hạn bạn không thể thay đổi tâm tính của một ai đó vì nó không nằm trong sự kiểm soát của bạn, bạn càng muốn họ thay đổi thì chính bản thân bạn càng khổ. Chính vì vậy triết lý Shikata ga nai của người Nhật khuyên cũng ta học cách buông bỏ những thứ không thể thay đổi được.

3. Wabi sabi: Sự quyến rũ của những điều không hoàn hảo

"Wabi-sabi", một triết lý khuyến khích con người hướng đến nét đẹp của sự đơn giản và tự nhiên của cuộc sống."


Nghệ thuật đến từ sự không hoàn hảo

Cuộc sống không điều gì là hoàn hảo, được này rồi mất kia, có mặt mạnh thì tất có mặt yếu, có xấu thì phải có đẹp.

Bản chất sự khiếm khuyết tạo nên những nét độc đáo cho vạn vật cũng như con người. Hành trình chúng ta chấp nhận, nhìn ra được cái đẹp từ những khiếm khuyết chính là hành trình đi đến những điều thuận tự nhiên, những điều giúp bạn có được hạnh phúc một cách trọn vẹn.

4. Ga-man: Hãy mạnh mẽ, kiểm soát cách bạn phản ứng

Triết lý này nhấn mạnh sự kiên trì, khả năng phục hồi và kỷ luật tự giác khi đối mặt với khó khăn hoặc nghịch cảnh.

Bạn có kiểm soát được cách bạn phản ứng?

Cuộc sống không phải lúc nào bình lặng, chính những giây phút khó khăn mới là lúc khẳng định được bản chất của con người.

Khi đối diện với những tình huống khó khăn, người Nhật luôn cố gắng chịu đựng và chiến đấu đến cùng. Đây là yếu tố làm nên tinh thần bất khuất và đầy kiên cường của đất nước Nhật Bản.Từ bé, những đứa trẻ Nhật Bản đã được dạy dỗ sống theo triết lý Gaman nhằm rèn luyện sự vững vàng trong suốt quá trình trưởng thành.


5. Kaizen: Luôn tìm cách cải thiện

Đó là thực hiện những thay đổi nhỏ, tăng dần hoặc cải tiến bền vững liên tục trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ phát triển cá nhân đến hoạt động kinh doanh.


Kaizen không chỉ hữu ích trong công việc mà cả trong cuộc sống

Chẳng hạn như việc rèn luyện thói quen đi bộ mỗi ngày rất khó hình thành khi bạn chọn một quãng đường dài ngay từ đầu. Thay vào đó hãy chọn một quãng đường ngắn rồi tăng dần quãng đường cho những ngày sau. Điều này có thể làm chậm đi tiến trình mà bạn mong muốn đạt được nhưng lại đảm bảo sự đều đặn, thậm chí bạn không nhận ra được sự tiến bộ của chính bản thân mình.


6. Shu-Ha-Ri: Học tập và làm chủ

"Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện. Khi người học trò thực sự sẵn sàng, người thầy sẽ biến mất". Nó đề cập đến các giai đoạn học tập và thành thạo:


Người Nhật luôn đề cao tinh thần tự học

  • Shu: là khi con người học những điều cơ bản nhất bằng cách làm theo sự chỉ dạy của thầy. Trong giai đoạn này, chủ yếu là học, ứng dụng theo cách được dạy, bắt chước theo những gì được học.

  • Ha: là giai đoạn mà học trò bắt đầu thử nghiệm, học và rút ra những điều cần thiết có thể ứng dụng được cho hoàn cảnh của mình từ thầy, rồi bắt tay vào thử nghiệm, cải tiến, hiệu chỉnh sao cho nó phù hợp nhất với tình huống và môi trường của mình.

  • Ri: Đây là giai đoạn sáng tạo, ứng dụng những gì đã học vào việc sáng tạo ra ý tưởng mới, cách làm mới, cách tiếp cận mới trong nhiều hoàn cảnh mới. Đây là đỉnh cao của học, là khi bạn không cần thầy nữa, mà bản nắm bắt toàn diện kiến thức và kỹ năng cần có để kiến tạo ra những giải pháp mới.

Điều này lý giải tinh thần tự học rất cao của người Nhật, không chỉ thể hiện khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn khi họ đi làm.


7. Mono no aware: Vẻ đẹp trong vô thường và phù du

“Mono” nghĩa là “sự vật”, “Aware” được hiểu đại khái là tình cảm, còn “No” thể hiện cho sự sở hữu. Do đó, Mono No Aware biểu thị những xúc cảm nhẹ nhàng, sâu lắng trong sự biến chuyển không ngừng của cuộc sống.



Người Nhật nhìn thấy vẻ đẹp cả trong sự vô thường

Đó là lời nhắc nhở về sự vô thường và nhất thời của vạn vật, bao gồm niềm vui và nỗi buồn, vẻ đẹp và sự suy tàn. Đó là về việc trân trọng khoảnh khắc hiện tại, thừa nhận vẻ đẹp của nó và cảm thấy biết ơn về thời gian chúng ta có.

Đừng chỉ hướng đến sự THÀNH CÔNG, hãy hướng tới sự THÀNH CÔNG bền vững

Cuộc sống ngày càng phát triển thì mỗi cá nhân chúng ta cũng phải cố gắng không ngừng. Nhưng tại sao nhiều người cố gắng mãi mà vẫn không thành công và nhiều người thành công vẫn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, chông chênh giữa cuộc đời. Phải chăng cuộc đời của chúng ta vẫn còn thiêu thiếu một điều gì đó. Trong lớp Chánh kiến 1, chúng ta một hệ quy chiếu giúp bạn có được thành công một cách bền vững:

  • Lợi mình: mang lại sự phát triển cho mình, nâng tầm bản thân cả về tinh thần, trí tuệ,...

  • Lợi người: mang lại lợi ích cho mọi người, cho muôn loài

  • Lợi cho Mẹ Thiên Nhiên: không xâm hại đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, tái tạo những hệ sinh thái đã bị suy thoái…

Tức là sự phát triển của chúng ta phải kéo theo sự phát triển của người khác, sự phát triển của xung quanh mà không ảnh hưởng đến thiên nhiên, môi trường. Đó mới là sự phát triển bền vững. Liệu sự phát triển trong sự nghiệp, thành công mà bạn đang có được có đang hướng tới điều này không?

Lời kết

Hy vọng những triết lý của người Nhật Bản sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích để giúp cho cuộc sống của cá nhân thành công và hạnh phúc hơn. Bạn đã ứng dụng được gì trong những điều được chia sẻ chưa? Hãy comment bên dưới nhé!

Nguồn: Tổng hợp


111 views0 comments
bottom of page