top of page

3 thói quen để ngừng suy nghĩ nhiều

Updated: Apr 17, 2023

Suy nghĩ nhiều là căn bệnh đa số người gặp phải vì công việc, cuộc sống ngày càng sử dụng nhiều tư duy của trí tuệ. Làm sao để chúng ta thoát khỏi tình trạng này để sống bình an, hạnh phúc.

Trước khi tìm hiểu hỏi quen để cải thiện căn bệnh này, chúng ta hãy tìm hiểu về một số mục dưới đây!

1. Suy nghĩ nhiều là gì? 

Suy nghĩ là ý niệm xuất hiện trong não bộ. Nó giúp chúng ta tư duy về một hiện tượng, vấn đề mà mình gặp phải trong cuộc sống. 

Suy nghĩ nhiều tức là việc tư duy của chúng ta quá nhiều để giải quyết một số việc nhất định. Khác với tư duy để giải quyết nhiều việc trong một thời gian ngắn. 

Suy nghĩ nhiều thường gặp ở phụ nữ do cấu trúc sinh học và đặc tính nữ giới. Tuy nhiên ở nam cũng xuất hiện nhưng ít hơn. 

Suy nghĩ nhiều theo hướng tiêu cực dễ suy nghĩ lan man, tùy vào trạng thái của mỗi người, có thể sinh ra bệnh rối loạn lo âu, sợ hãi.  Thường gặp ở phụ nữ khi không giải quyết được vấn đề, hay mâu thuẫn, bị bế tắc. 

Thói quen thoát khỏi căn bệnh suy nghĩ nhiều

Tuy nhiên cũng có một số người họ suy nghĩ nhiều để  trăn trở về vấn đề của mình, tìm kiếm những phát minh mới. Từ đó cải tiến trong công việc hay cuộc sống. Đây là lối tư duy đúng đắn hoặc theo chiều hướng tích cực. 

2. Người hay suy nghĩ nhiều

Suy nghĩ nhiều dễ sinh ra suy nghĩ thái quá về sự vật hiện tượng theo hướng bi quan. Căn bệnh này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống của con người. Dễ khởi sinh bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu.

  1. Người nhạy cảm, dễ phản xạ với những lời nói, hành động của người khác.

  2. Người kém tự tin vào bản thân, sợ hãi, rụt rè.

  3. Người hướng nội, ít giao tiếp, không tham gia các hoạt động tập thể.

  4. Người cảm xúc, dễ vui, buồn, mừng, giận.

Tác hại của bệnh suy nghĩ nhiều

Suy nghĩ nhiều theo hướng tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt là phụ nữ, cần phải sớm cải thiện để loại bỏ một số tác hại dưới đây: 

  1. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

  2. Tính cách thất thường, dễ mất đi các mối quan hệ bạn bè

  3. Yếu đuối, thiếu nghị lực, can đảm, kỷ luật 

  4. Dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu

 3. Thói quen để ngừng suy nghĩ nhiều 

3.1 Quan sát tâm, nhận diện cảm xúc

Trước khi thực tập quan sát tâm, chúng ta cần chấp nhận bản thân mắc căn bệnh suy nghĩ nhiều. Đây chính là việc đầu tiên giúp chúng ta có động lực để duy trì luyện tập. 

Chúng ta cần nhận diện cảm xúc mỗi lần những dòng suy nghĩ miên man khởi sinh. Sử dụng chánh niệm trong đời sống. Đây là phương pháp có thể quán tâm trong Phật Giáo. Trong mỗi phút giây, bạn nhận diện được cảm giác trên thân thể, suy nghĩ trong đầu với tâm thế không phán xét. Chỉ nhận diện và quan sát.

Quan sát tâm và nhận diện cảm xúc để không suy nghĩ nhiều

Ví dụ: Vì bạn suy nghĩ nhiều nên bạn lo lắng. Vậy nên bạn có thể áp dụng cách này để quan sát, nhận diện những cảm giác của bản thân: Tôi biết tôi đang lo lắng, Tôi biết tôi đang suy nghĩ nhiều. 

Để chúng ta có thể ngắt những dòng phiền muộn về quá khứ, lo lắng cho tương lai. Luôn hiện diện trong hiện tại để cải thiện bệnh suy nghĩ nhiều.

Các bạn có thể tìm hiểu về phương pháp thiền Vipassana, quán Thân – Thọ – Tâm – Pháp.  

3.2 Phát triển Trí Tuệ

Chúng ta cần chữa trị tận gốc bệnh suy nghĩ nhiều. Căn bệnh suy nghĩ nhiều sinh ra bởi lẽ mình không hiểu bản chất của cuộc sống nên khó tìm ra cách giải quyết. Vì vậy cần rèn luyện trí tuệ, đạo đức và nghị lực. 

Luyện tập khả năng quan sát-phân tích-đúc kết để nhìn ra nguyên nhân, giải pháp. Hiểu được quy luật của cuộc sống như Luật Nhân Quả, sự Vô Thường (luôn thay đổi) … Từ đó, luyện tâm buông xả, không dính mắc vào người, hiện tượng, sự vật trong đời sống.

Phát triển trí tuệ để cải thiện bệnh suy nghĩ nhiều

Tìm kiếm Thầy hiền trí, nhóm bạn tốt và sách tinh hoa để thay đổi môi trường sống. Tự vun bồi cho mình những tri thức đúng, có nhóm bạn tốt cùng rèn luyện và học tập. 

3.3 Duy trì luyện tập đều đặn, thường xuyên 

Chúng ta cần duy trì quá trình Học – Hiểu – Hành trong một thời gian dài để thay đổi bản thân. 

Quá trình này là quá trình học tập không ngừng để thấu hiểu bản thân, cải thiện bệnh suy nghĩ nhiều

Học tập và rèn luyện về khả năng quan sát, sự nhạy bén của thân và tâm. Luyện tập thường xuyên và mỗi ngày. 

Liên tục tự học để phát triển đạo đức, trí tuệ, nghị lực trong bạn. Nếu được vậy thì không chỉ bệnh suy nghĩ nhiều và những căn bệnh khác của bạn cũng thay đổi.

Chỉ một thời gian sau, bạn sẽ trở nên có giá trị và chuyển hóa bản thân sâu sắc. 

3 thói quen để ngừng suy nghĩ nhiều

Updated: Apr 17, 2023

Suy nghĩ nhiều là căn bệnh đa số người gặp phải vì công việc, cuộc sống ngày càng sử dụng nhiều tư duy của trí tuệ. Làm sao để chúng ta thoát khỏi tình trạng này để sống bình an, hạnh phúc.

Trước khi tìm hiểu hỏi quen để cải thiện căn bệnh này, chúng ta hãy tìm hiểu về một số mục dưới đây!

1. Suy nghĩ nhiều là gì? 

Suy nghĩ là ý niệm xuất hiện trong não bộ. Nó giúp chúng ta tư duy về một hiện tượng, vấn đề mà mình gặp phải trong cuộc sống. 

Suy nghĩ nhiều tức là việc tư duy của chúng ta quá nhiều để giải quyết một số việc nhất định. Khác với tư duy để giải quyết nhiều việc trong một thời gian ngắn. 

Suy nghĩ nhiều thường gặp ở phụ nữ do cấu trúc sinh học và đặc tính nữ giới. Tuy nhiên ở nam cũng xuất hiện nhưng ít hơn. 

Suy nghĩ nhiều theo hướng tiêu cực dễ suy nghĩ lan man, tùy vào trạng thái của mỗi người, có thể sinh ra bệnh rối loạn lo âu, sợ hãi.  Thường gặp ở phụ nữ khi không giải quyết được vấn đề, hay mâu thuẫn, bị bế tắc. 

Thói quen thoát khỏi căn bệnh suy nghĩ nhiều

Tuy nhiên cũng có một số người họ suy nghĩ nhiều để  trăn trở về vấn đề của mình, tìm kiếm những phát minh mới. Từ đó cải tiến trong công việc hay cuộc sống. Đây là lối tư duy đúng đắn hoặc theo chiều hướng tích cực. 

2. Người hay suy nghĩ nhiều

Suy nghĩ nhiều dễ sinh ra suy nghĩ thái quá về sự vật hiện tượng theo hướng bi quan. Căn bệnh này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống của con người. Dễ khởi sinh bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu.

  1. Người nhạy cảm, dễ phản xạ với những lời nói, hành động của người khác.

  2. Người kém tự tin vào bản thân, sợ hãi, rụt rè.

  3. Người hướng nội, ít giao tiếp, không tham gia các hoạt động tập thể.

  4. Người cảm xúc, dễ vui, buồn, mừng, giận.

Tác hại của bệnh suy nghĩ nhiều

Suy nghĩ nhiều theo hướng tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt là phụ nữ, cần phải sớm cải thiện để loại bỏ một số tác hại dưới đây: 

  1. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

  2. Tính cách thất thường, dễ mất đi các mối quan hệ bạn bè

  3. Yếu đuối, thiếu nghị lực, can đảm, kỷ luật 

  4. Dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu

 3. Thói quen để ngừng suy nghĩ nhiều 

3.1 Quan sát tâm, nhận diện cảm xúc

Trước khi thực tập quan sát tâm, chúng ta cần chấp nhận bản thân mắc căn bệnh suy nghĩ nhiều. Đây chính là việc đầu tiên giúp chúng ta có động lực để duy trì luyện tập. 

Chúng ta cần nhận diện cảm xúc mỗi lần những dòng suy nghĩ miên man khởi sinh. Sử dụng chánh niệm trong đời sống. Đây là phương pháp có thể quán tâm trong Phật Giáo. Trong mỗi phút giây, bạn nhận diện được cảm giác trên thân thể, suy nghĩ trong đầu với tâm thế không phán xét. Chỉ nhận diện và quan sát.

Quan sát tâm và nhận diện cảm xúc để không suy nghĩ nhiều

Ví dụ: Vì bạn suy nghĩ nhiều nên bạn lo lắng. Vậy nên bạn có thể áp dụng cách này để quan sát, nhận diện những cảm giác của bản thân: Tôi biết tôi đang lo lắng, Tôi biết tôi đang suy nghĩ nhiều. 

Để chúng ta có thể ngắt những dòng phiền muộn về quá khứ, lo lắng cho tương lai. Luôn hiện diện trong hiện tại để cải thiện bệnh suy nghĩ nhiều.

Các bạn có thể tìm hiểu về phương pháp thiền Vipassana, quán Thân – Thọ – Tâm – Pháp.  

3.2 Phát triển Trí Tuệ

Chúng ta cần chữa trị tận gốc bệnh suy nghĩ nhiều. Căn bệnh suy nghĩ nhiều sinh ra bởi lẽ mình không hiểu bản chất của cuộc sống nên khó tìm ra cách giải quyết. Vì vậy cần rèn luyện trí tuệ, đạo đức và nghị lực. 

Luyện tập khả năng quan sát-phân tích-đúc kết để nhìn ra nguyên nhân, giải pháp. Hiểu được quy luật của cuộc sống như Luật Nhân Quả, sự Vô Thường (luôn thay đổi) … Từ đó, luyện tâm buông xả, không dính mắc vào người, hiện tượng, sự vật trong đời sống.

Phát triển trí tuệ để cải thiện bệnh suy nghĩ nhiều

Tìm kiếm Thầy hiền trí, nhóm bạn tốt và sách tinh hoa để thay đổi môi trường sống. Tự vun bồi cho mình những tri thức đúng, có nhóm bạn tốt cùng rèn luyện và học tập. 

3.3 Duy trì luyện tập đều đặn, thường xuyên 

Chúng ta cần duy trì quá trình Học – Hiểu – Hành trong một thời gian dài để thay đổi bản thân. 

Quá trình này là quá trình học tập không ngừng để thấu hiểu bản thân, cải thiện bệnh suy nghĩ nhiều

Học tập và rèn luyện về khả năng quan sát, sự nhạy bén của thân và tâm. Luyện tập thường xuyên và mỗi ngày. 

Liên tục tự học để phát triển đạo đức, trí tuệ, nghị lực trong bạn. Nếu được vậy thì không chỉ bệnh suy nghĩ nhiều và những căn bệnh khác của bạn cũng thay đổi.

Chỉ một thời gian sau, bạn sẽ trở nên có giá trị và chuyển hóa bản thân sâu sắc. 

bottom of page