top of page
Writer's pictureNguyễn Anh Tuân

30 năm để xoa dịu một trận đòn – Một bài học về Dạy con

Updated: Apr 17, 2023

Trước khi bước vào hành trình Dạy con chúng ta ai cũng là những đứa trẻ được dạy dỗ trong môi trường của cha mẹ. Môi trường đó có tác động không nhỏ đến việc dạy con của chúng ta về sau. Điều này đã được minh chứng trong thực tế, có rất nhiều cha mẹ vật vã trên hành trình dạy con vì tuổi thơ đầy sóng gió của minh. Câu chuyện ngày hôm nay sẽ là minh chứng cho điều đó – một câu chuyện mà mỗi bậc cha mẹ đều nên đọc vì có thể bạn sẽ tìm được mình trong đó đấy.

Hành trình dạy con là hành trình ba mẹ khám phá chính mình

Câu chuyện về cách dạy con của người cha

Thời thơ ấu tôi có một dấu ấn là tôi bị ba đánh đòn. Hồi nhỏ tôi như con trai nên rất quậy. Cũng hay bị mẹ đánh nhưng thường không có ấn tượng gì lắm, mặc dù rất đau. Nhưng lần đó bị đánh tôi nhớ cả đời luôn. Thông thường nếu đánh vì mình sai thì mình sẽ chịu nhưng tôi nhớ lần đó cha tôi đánh chẳng vì lý do gì cả. Lúc đó có cảm giác ba đang bực điều gì đó mà trút hết lên người mình.

Nhiều người bị ám ảnh về cách dạy con của ba mẹ mình

Chỉ một cái một thôi nhưng đúng cái khoảnh khắc đó thì cô bé 5 tuổi lúc đó là tôi bỗng nhiên “đóng băng”. Nghĩa là lúc đó trong đầu nó quyết định: “Ba không thương nó, nó không có ba, nó không còn yêu ba nó nữa.” Bởi vì cái đánh đó nó đau, đau lắm…

Sau này khi lớn lên tôi mới tìm hiểu về cái nỗi sợ hãi mà tôi đã cảm nhận lúc đó. Thường nỗi sợ hãi sẽ có 3 trạng thái: có người chạy trốn, có người thì xông ra chiến đấu cho tới cùng, nhưng cái sợ hãi lớn nhất là “đóng băng”, cứng đơ. Từ lúc đó tôi không còn kết nối với ba mình được nữa.

Sự ảnh hưởng về cách dạy con khi lớn lên

Khi bắt đầu tuổi đi học đến khi trung học, ba mẹ tôi không hòa hợp cộng thêm nỗi đau từ 5 tuổi thì trong tâm trí của tôi chỉ có mẹ thôi, ba dường như không tồn tại trong thế giới của tôi. Dù ăn cơm có ba ngồi đó thì với tôi cũng như là một người xa lạ nào đó, không hề có tình cảm nào cả. Thậm chí đến năm lớp 7 mình dường như bị lệch lạc về giới tính, vì ý thức trong đầu là mình không có ba nên trong nhà nghiễm nhiên cho mình là trụ cột, bảo vệ cho mẹ, bảo vệ cho mấy đứa em trong nhà. Cho nên lúc đó tôi nói với em mình: “Mấy đứa đừng có kêu là chị nha, kêu anh Hai”. Lúc đó tôi không muốn mình là con gái.

Cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến một đứa trẻ

Đến lúc tôi lên đại học, bắt đầu biết nhiều khái niệm về tình yêu, giới tính thì dường như tôi không hề để ý đến người bạn trai nào đồng trang lứa cả, thậm chí nhìn bằng nửa con mắt. Nhưng kì lạ là tôi chỉ thích những người lớn tuổi, có vợ. Lúc đó tôi cũng tự hỏi mình sao lại có sự kỳ lạ đó. Trong khi tôi học rất giỏi, bằng giỏi,… nhưng tại sao các đối tượng tôi chọn lại là những người đó. Thực sự lúc đó tôi không hề hiểu tôi. Một bên thì những điều đạo lý mà tôi được nghe còn một bên thì trái tim lại chạy theo hướng khác. Đương nhiên điều đó không mang lại cho tôi hạnh phúc. Có những ngày đi dọc con đường biển về nhà mà nước mắt tôi không ngừng rơi vì sự mâu thuẫn trong nội tâm của mình. Nhưng sâu bên trong vẻ ngoài mạnh mẽ lúc đó của tôi vẫn là tiếng nói bên trong mong muốn được bảo vệ, được che chở. Chính vì tôi không có được tình yêu của ba nên tôi cần những người đàn ông như vậy đó. Lúc nào một mình tôi cũng cảm thấy buồn, sau những cuộc vui cùng bạn bè tôi luôn cảm thấy nỗi trống trải không thể gọi tên. Sau này tôi mới biết rằng đó là do tôi không biết kết nối với chính mình và khóa chặt lòng mình lại từ lúc nào mà mình chẳng hay. Bề ngoài tôi quảng giao, hoạt ngôn bao nhiêu, lắng nghe, giúp đỡ người khác bao nhiêu thì càng rụt lại khi có người đến gần, có người muốn kết nối.

Sau đó tôi lấy chồng và cũng gặp phải những gì lục đục. Cho đến năm 2015 thì tôi được một người bạn giới thiệu cho khóa thiền Vipassana và quyết định đi thiền 10 ngày. Đến ngày thứ 8 thì có thiền Metta, thiền tâm từ thì bỗng nhiên có một tiếng nói bên trong: “Về nhà xin lỗi ba đi.” Lúc đó ba bệnh nằm liệt giường nhưng tôi không có cảm xúc gì cả. Lúc đó tôi tự nhủ sẽ sắp xếp về thăm ba sau khi hoàn thành khóa thiền. Nhưng thật kỳ lạ là dù cố gắng sắp xếp thì cái “tảng băng” đó vẫn đẩy không cho tôi về, bản thân tôi cũng viện cho mình đủ thứ lý do để không về. Xong đến ngày ba mất tôi cũng chẳng buồn, chẳng khóc vì trong lòng đâu có thương.

Sau đó 1 năm, trong một giấc mơ tôi thấy ba về chở cả nhà đi chơi rất vui. Một thời gian sau tôi có tham gia một khóa học để tìm về chính mình. Trong 5 ngày học có một phần chúng tôi được quay về tuổi thơ, lúc kết nối rất sâu bên trong thì tôi từ từ chạm được vào đứa bé 5 tuổi lúc đó. Tôi vẫn nhớ mãi lời thầy lúc đó: “Cha mẹ không thể cho con cái những thứ mà họ không có.”

Lúc đó tôi mới nhớ lại, hồi xưa ở quê lúc mà ba tôi còn nhỏ, ông cũng đâu có nhận được tình thương của mẹ. Vì ông là con của mẹ sau, sau khi sinh ông thì bà để ông lại cho mẹ trước nuôi. Ông sống cả tuổi thơ không phải với mẹ ruột thì chắc gì ông nhận được sự yêu thương, thì làm sao mình có thể đòi hỏi ba mình có thể yêu thương mình như cách mà mình mong muốn được.

Khi tôi nhận thức được điều đó thì dường như tôi được chữa lành với ba của mình. Lúc đó tôi muốn xin lỗi ba vô cùng nhưng không thể nữa…Kỳ diệu hơn sau 30 năm, sau khi chữa lành với cha của tôi thì mối quan hệ giữa tôi và chồng bỗng trở nên rất tốt đẹp. Mọi thứ trở nên hòa hợp và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đừng bắt đầu hành trình dạy con khi còn quá nhiều tổn thương

Trong quá trình tổ chức lớp Dạy con 3 gốc, chúng tôi nhận được một con số đáng kinh ngạc là có tới hơn 80% ba mẹ bị mất kết nối với con. Thực chất điều này không chỉ xuất hiện khi chúng ta có con mà nó là sự ảnh hưởng một phần từ cách giáo dục mà chúng ta nhận được từ chính cha mẹ mình.

Hãy bắt đầu hành trình làm cha mẹ dạy con với HIỂU VÀ THƯƠNG

Khi chúng ta bị mất kết nối với người thân thì rất dễ dẫn đến những vết hằn trong tâm lý, sự mặc cảm khi chúng ta đi ra ngoài xã hội. Và quan trọng hơn nữa là hầu như chúng ta đều không ý thức được việc cần phải quan sát tâm, kết nối với chính bản thân mình mỗi ngày. Chỉ khi chúng ta thực sự kết nối với chính mình thì chúng ta mới có thể kết nối với người khác. Đừng ngạc nhiên khi có những điều chúng ta nhận được ở cha mẹ và đã tự hứa sẽ không làm như vậy khi có con để rồi khi tình huống tương tự xảy ra chúng ta lại hành động tương tự. Đó là mô thức hành động đã in đậm trong tiềm thức và sẽ không thể thay đổi nếu chúng ta không làm gì cả.

Hy vọng những chia sẻ hôm nay đã giúp bạn có thêm một bài học trên hành trình dạy con của mình. Chúng ta vốn sinh ra không phải ai cũng biết làm cha mẹ, thậm chí còn có người “bị” làm cha mẹ. Chính vì vậy đừng ngại ngần học hỏi từng ngày để hoàn thiện hơn chính mình trên hành trình ấy nhé. Chúng ta chỉ có thể trao cho con những gì chúng ta có, hãy trở thành những ông bố, bà mẹ thật sự hạnh phúc để trao cho con hạnh phúc tròn đầy.


30 năm để xoa dịu một trận đòn – Một bài học về Dạy con

Updated: Apr 17, 2023

Trước khi bước vào hành trình Dạy con chúng ta ai cũng là những đứa trẻ được dạy dỗ trong môi trường của cha mẹ. Môi trường đó có tác động không nhỏ đến việc dạy con của chúng ta về sau. Điều này đã được minh chứng trong thực tế, có rất nhiều cha mẹ vật vã trên hành trình dạy con vì tuổi thơ đầy sóng gió của minh. Câu chuyện ngày hôm nay sẽ là minh chứng cho điều đó – một câu chuyện mà mỗi bậc cha mẹ đều nên đọc vì có thể bạn sẽ tìm được mình trong đó đấy.

Hành trình dạy con là hành trình ba mẹ khám phá chính mình

Câu chuyện về cách dạy con của người cha

Thời thơ ấu tôi có một dấu ấn là tôi bị ba đánh đòn. Hồi nhỏ tôi như con trai nên rất quậy. Cũng hay bị mẹ đánh nhưng thường không có ấn tượng gì lắm, mặc dù rất đau. Nhưng lần đó bị đánh tôi nhớ cả đời luôn. Thông thường nếu đánh vì mình sai thì mình sẽ chịu nhưng tôi nhớ lần đó cha tôi đánh chẳng vì lý do gì cả. Lúc đó có cảm giác ba đang bực điều gì đó mà trút hết lên người mình.

Nhiều người bị ám ảnh về cách dạy con của ba mẹ mình

Chỉ một cái một thôi nhưng đúng cái khoảnh khắc đó thì cô bé 5 tuổi lúc đó là tôi bỗng nhiên “đóng băng”. Nghĩa là lúc đó trong đầu nó quyết định: “Ba không thương nó, nó không có ba, nó không còn yêu ba nó nữa.” Bởi vì cái đánh đó nó đau, đau lắm…

Sau này khi lớn lên tôi mới tìm hiểu về cái nỗi sợ hãi mà tôi đã cảm nhận lúc đó. Thường nỗi sợ hãi sẽ có 3 trạng thái: có người chạy trốn, có người thì xông ra chiến đấu cho tới cùng, nhưng cái sợ hãi lớn nhất là “đóng băng”, cứng đơ. Từ lúc đó tôi không còn kết nối với ba mình được nữa.

Sự ảnh hưởng về cách dạy con khi lớn lên

Khi bắt đầu tuổi đi học đến khi trung học, ba mẹ tôi không hòa hợp cộng thêm nỗi đau từ 5 tuổi thì trong tâm trí của tôi chỉ có mẹ thôi, ba dường như không tồn tại trong thế giới của tôi. Dù ăn cơm có ba ngồi đó thì với tôi cũng như là một người xa lạ nào đó, không hề có tình cảm nào cả. Thậm chí đến năm lớp 7 mình dường như bị lệch lạc về giới tính, vì ý thức trong đầu là mình không có ba nên trong nhà nghiễm nhiên cho mình là trụ cột, bảo vệ cho mẹ, bảo vệ cho mấy đứa em trong nhà. Cho nên lúc đó tôi nói với em mình: “Mấy đứa đừng có kêu là chị nha, kêu anh Hai”. Lúc đó tôi không muốn mình là con gái.

Cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến một đứa trẻ

Đến lúc tôi lên đại học, bắt đầu biết nhiều khái niệm về tình yêu, giới tính thì dường như tôi không hề để ý đến người bạn trai nào đồng trang lứa cả, thậm chí nhìn bằng nửa con mắt. Nhưng kì lạ là tôi chỉ thích những người lớn tuổi, có vợ. Lúc đó tôi cũng tự hỏi mình sao lại có sự kỳ lạ đó. Trong khi tôi học rất giỏi, bằng giỏi,… nhưng tại sao các đối tượng tôi chọn lại là những người đó. Thực sự lúc đó tôi không hề hiểu tôi. Một bên thì những điều đạo lý mà tôi được nghe còn một bên thì trái tim lại chạy theo hướng khác. Đương nhiên điều đó không mang lại cho tôi hạnh phúc. Có những ngày đi dọc con đường biển về nhà mà nước mắt tôi không ngừng rơi vì sự mâu thuẫn trong nội tâm của mình. Nhưng sâu bên trong vẻ ngoài mạnh mẽ lúc đó của tôi vẫn là tiếng nói bên trong mong muốn được bảo vệ, được che chở. Chính vì tôi không có được tình yêu của ba nên tôi cần những người đàn ông như vậy đó. Lúc nào một mình tôi cũng cảm thấy buồn, sau những cuộc vui cùng bạn bè tôi luôn cảm thấy nỗi trống trải không thể gọi tên. Sau này tôi mới biết rằng đó là do tôi không biết kết nối với chính mình và khóa chặt lòng mình lại từ lúc nào mà mình chẳng hay. Bề ngoài tôi quảng giao, hoạt ngôn bao nhiêu, lắng nghe, giúp đỡ người khác bao nhiêu thì càng rụt lại khi có người đến gần, có người muốn kết nối.

Sau đó tôi lấy chồng và cũng gặp phải những gì lục đục. Cho đến năm 2015 thì tôi được một người bạn giới thiệu cho khóa thiền Vipassana và quyết định đi thiền 10 ngày. Đến ngày thứ 8 thì có thiền Metta, thiền tâm từ thì bỗng nhiên có một tiếng nói bên trong: “Về nhà xin lỗi ba đi.” Lúc đó ba bệnh nằm liệt giường nhưng tôi không có cảm xúc gì cả. Lúc đó tôi tự nhủ sẽ sắp xếp về thăm ba sau khi hoàn thành khóa thiền. Nhưng thật kỳ lạ là dù cố gắng sắp xếp thì cái “tảng băng” đó vẫn đẩy không cho tôi về, bản thân tôi cũng viện cho mình đủ thứ lý do để không về. Xong đến ngày ba mất tôi cũng chẳng buồn, chẳng khóc vì trong lòng đâu có thương.

Sau đó 1 năm, trong một giấc mơ tôi thấy ba về chở cả nhà đi chơi rất vui. Một thời gian sau tôi có tham gia một khóa học để tìm về chính mình. Trong 5 ngày học có một phần chúng tôi được quay về tuổi thơ, lúc kết nối rất sâu bên trong thì tôi từ từ chạm được vào đứa bé 5 tuổi lúc đó. Tôi vẫn nhớ mãi lời thầy lúc đó: “Cha mẹ không thể cho con cái những thứ mà họ không có.”

Lúc đó tôi mới nhớ lại, hồi xưa ở quê lúc mà ba tôi còn nhỏ, ông cũng đâu có nhận được tình thương của mẹ. Vì ông là con của mẹ sau, sau khi sinh ông thì bà để ông lại cho mẹ trước nuôi. Ông sống cả tuổi thơ không phải với mẹ ruột thì chắc gì ông nhận được sự yêu thương, thì làm sao mình có thể đòi hỏi ba mình có thể yêu thương mình như cách mà mình mong muốn được.

Khi tôi nhận thức được điều đó thì dường như tôi được chữa lành với ba của mình. Lúc đó tôi muốn xin lỗi ba vô cùng nhưng không thể nữa…Kỳ diệu hơn sau 30 năm, sau khi chữa lành với cha của tôi thì mối quan hệ giữa tôi và chồng bỗng trở nên rất tốt đẹp. Mọi thứ trở nên hòa hợp và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đừng bắt đầu hành trình dạy con khi còn quá nhiều tổn thương

Trong quá trình tổ chức lớp Dạy con 3 gốc, chúng tôi nhận được một con số đáng kinh ngạc là có tới hơn 80% ba mẹ bị mất kết nối với con. Thực chất điều này không chỉ xuất hiện khi chúng ta có con mà nó là sự ảnh hưởng một phần từ cách giáo dục mà chúng ta nhận được từ chính cha mẹ mình.

Hãy bắt đầu hành trình làm cha mẹ dạy con với HIỂU VÀ THƯƠNG

Khi chúng ta bị mất kết nối với người thân thì rất dễ dẫn đến những vết hằn trong tâm lý, sự mặc cảm khi chúng ta đi ra ngoài xã hội. Và quan trọng hơn nữa là hầu như chúng ta đều không ý thức được việc cần phải quan sát tâm, kết nối với chính bản thân mình mỗi ngày. Chỉ khi chúng ta thực sự kết nối với chính mình thì chúng ta mới có thể kết nối với người khác. Đừng ngạc nhiên khi có những điều chúng ta nhận được ở cha mẹ và đã tự hứa sẽ không làm như vậy khi có con để rồi khi tình huống tương tự xảy ra chúng ta lại hành động tương tự. Đó là mô thức hành động đã in đậm trong tiềm thức và sẽ không thể thay đổi nếu chúng ta không làm gì cả.

Hy vọng những chia sẻ hôm nay đã giúp bạn có thêm một bài học trên hành trình dạy con của mình. Chúng ta vốn sinh ra không phải ai cũng biết làm cha mẹ, thậm chí còn có người “bị” làm cha mẹ. Chính vì vậy đừng ngại ngần học hỏi từng ngày để hoàn thiện hơn chính mình trên hành trình ấy nhé. Chúng ta chỉ có thể trao cho con những gì chúng ta có, hãy trở thành những ông bố, bà mẹ thật sự hạnh phúc để trao cho con hạnh phúc tròn đầy.


37 views0 comments

Recent Posts

See All