top of page

4 CÁCH ĐỂ KẾT NỐI GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI - BIẾN TỔ LẠNH THÀNH TỔ ẤM

Updated: Jun 22, 2023


Trong nhịp sống của xã hội hiện đại ngày nay, áp lực của tài chính, của công việc làm cho chúng ta phải quay cuồng. Lâu dần ta quên đi cách kết nối với con cái - mầm xanh bé nhỏ đầy yêu thương.


Đối với trẻ ở tuổi dậy thì, việc mất kết nối với cha mẹ làm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xa cách. Con chẳng còn nghe lời ta, chẳng còn muốn gần gũi bên ta. Thay vào đó, con chìm đắm trong thế giới của tivi, máy tính, ipad, và những trò chơi game độc hại, hay những mối quan hệ kém chất lượng với các đối tượng bạn xấu.


Để giúp ba mẹ giải quyết những khó khăn đó, bài viết dưới đây chia sẻ 4 cách tăng kết nối giữa cha mẹ và con cái.


1. TRỞ THÀNH NGƯỜI BẠN CỦA CON


Ở độ tuổi dậy thì, bạn bè thường là người chúng ta hay tâm sự nhất. Phần lớn, bạn bè thường dễ cởi mở để nói ra nỗi lòng bởi có chung quan điểm và cách nghĩ. Để kết nối giữa cha mẹ và con cái, chúng ta hãy học cách trở thành bạn của con. Việc đặt mình trong mối quan hệ bạn bè cùng con sẽ giúp bố mẹ thêm thấu hiểu góc nhìn và quan điểm của con.


Trở thành bạn với con bằng cách tạo dựng một sở thích chung với con  sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hai bên, chỉ còn lại sự kết nối, yêu thương và thấu hiểu.
Làm bạn cùng con là cách để kết nối giữa cha mẹ và con cái

Trở thành bạn với con bằng cách tạo dựng một sở thích chung với con như cùng chơi chung với con một môn thể thao như đá bóng, cầu lông, bóng rổ, bơi lội…. hay chỉ đơn giản là cùng đọc sách, cắm hoa, nấu ăn….Bất cứ là việc gì, miễn ba mẹ cùng đồng hành, để hai thế hệ cùng có chung một niềm vui, sở thích, thì tự khắc mọi giới hạn, mọi khoảng cách sẽ dần biến mất. Giữa hai bên chỉ còn lại sự kết nối, yêu thương và thấu hiểu.


2. LẮNG NGHE VÀ KHÔNG PHÁN XÉT


Lắng nghe là một hành động mà mỗi người cần có tính kiên nhẫn và chân thành để nghe tâm sự của người khác khi họ chia sẻ những câu chuyện của bản thân. Từ đó, chúng ta có thể đồng cảm, thấu hiểu và rút ra được bài học quý giá cho mình. Thông thường bố mẹ chỉ nghe thông tin ở con mà không có sự lắng nghe, thấu hiểu.


Khi ta lắng nghe con, mọi thông tin sẽ được truyền tải trọn vẹn. Từ đó, sự tin tưởng ở con dành cho cha mẹ cũng từ đó mà tăng lên. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cũng dần thu hẹp.
Lắng nghe và không phán xét là cách thu hẹp khoảng cách và tăng tính kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Khi ta lắng nghe con, mọi thông tin sẽ được truyền tải trọn vẹn. Đây cũng là bước đầu để cha mẹ và con cái thêm thông cảm và thấu hiểu nhau. Đôi khi, chỉ cảm thấy được sự chân thành của cha mẹ qua cách yên lặng lắng nghe, sự gật đầu nhẹ nhàng cổ vũ, con sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào bản thân mình khi trình bày sự việc. Từ đó, sự tin tưởng ở con dành cho cha mẹ cũng từ đó mà tăng lên. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cũng dần thu hẹp.


Lắng nghe không hề dễ dàng. Vì khi đó ta phải lắng tâm lại thì mới nghe được những điều từ người kia muốn nói. Hãy lắng nghe con bằng cả tâm thái của sự yêu thương, sự tôn trọng và thấu cảm để con luôn cảm giác bình an và gần gũi khi tâm sự cùng cha mẹ của mình. Khi ấy, khoảng cách sẽ xóa nhòa và kết nối giữa cha mẹ và con cái sẽ thêm yêu thương, gần gũi.


3. DÙNG LỜI NÓI ÔN HÒA VÀ CỬ CHỈ THÂN MẬT


Sử dụng lời nói ôn hòa và cử chỉ thân mật là cách ta bộc lộ tình yêu thương đối với con thật dịu dàng và tinh tế. Đó là sự thể hiện của quan tâm, khích lệ thông qua ngôn từ, lời nói, hay những cử chỉ thân mật với con.



Sử dụng lời nói ôn hòa và cử chỉ thân mật là cách ta bộc lộ tình yêu thương đối với con thật dịu dàng và tinh tế.
Lời nói ôn hòa và cử chỉ thân mật giúp kết nối cha mẹ và con cái , xóa nhòa khoảng cách để thêm yêu thương

Cử chỉ thân mật đơn giản là một nụ cười vui vẻ, cái gật đầu, một bàn tay dịu dàng xoa đầu con, một cái ôm tám giây nhẹ nhàng mỗi ngày để tim chạm tim. Đó là cách mà sự thấu cảm và yêu thương sẽ phát huy tác dụng, giúp tăng sự kết nối giữa cha mẹ và con cái. Trong y học, đối với một em bé mới sinh, phương pháp tiếp xúc da kề da là cách tuyệt vời để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng cho sự kết nối tình mẫu tử. Vậy thì những cử chỉ thân mật cũng chỉ đơn giản là để mang lại thứ cảm xúc của tình yêu thuần khiết với con trong bố mẹ. Tất cả những điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi lại khó thực hiện do thói quen và lối sống độc lập của cha mẹ và con cái. Nhưng chỉ cần lấy động lực là sự kết nối trọn vẹn giữa cha mẹ và con cái, chúng ta sẽ dễ dàng thực hiện được những lời nói và hành động yêu thương với con như vậy.


4. CHỮA LÀNH “ĐỨA TRẺ BÊN TRONG BẠN” ĐỂ LÀM MỚI CHÍNH MÌNH


Có rất nhiều bố mẹ đã từng bị ký ức của quá khứ làm tổn thương với muôn vàn lý do. Đó có thể là sự nghiêm khắc, cầu toàn của cha mẹ. Hoặc là sự ngược đãi về tinh thần thể chất. Hay là sự thiếu công bằng, không được ghi nhận trọn vẹn. Hoặc cũng có thể là sự chấn động tâm lý do bố mẹ ly hôn, gia đình rạn nứt…. Tất cả những nỗi đau ấy từ trong quá khứ đã làm cho đứa trẻ bên trong ta bị tổn thương sâu sắc. Dần dà, vết thương ấy cứ rỉ máu trong tâm hồn, làm cho ta vô tình đối xử với con ta theo cách như vậy.


Hãy buông bỏ bớt công việc, cân bằng lại thời gian cho gia đình, bản thân, con cái; và chữa lành cho bản thân. Từ đó việc kết nối giữa cha mẹ và con cái sẽ được cải thiện.
Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn để thấy tâm thêm bình an và ta thêm hạnh phúc, đó là cách tạo tiền để để dễ dàng kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Nếu như vết thương ấy không được chữa trị ngay khi ta phát hiện ra, nó sẽ là những hệ quả khôn lường ảnh hưởng tới hành vi ta đối đãi, hành xử với con trẻ. Bố mẹ bị đau khổ trong sâu thẳm tâm hồn, thường hay vô thức đưa ra sự phán xét, gán nhãn cho đứa con của họ, hay đánh đập, đối xử với con như cách bố mẹ họ đã đối xử với họ. Dần dần, con cái sẽ sợ những ông bố bà mẹ như vậy, chúng cần tìm cảm giác an toàn, nên sẽ chọn cách tránh né, rời xa và ít tiếp xúc. Vậy, việc của các bố mẹ cần làm là tìm cách để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.


Đầu tiên, hãy chấp nhận cảm xúc của sự tổn thương thực tại. Việc quá đau khổ làm cho con người ta hay tránh né nỗi đau. Đây không phải là một cách hay trong việc này vì đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta rất nhạy cảm. Thay vì trốn chạy, ta hãy học cách chấp nhận cảm xúc của mình, hãy quan sát nó và chấp nhận nó để rồi từ từ ta có thể buông bỏ nó.


Thứ hai, nếu ký ức là những thứ đau khổ, hãy học cách chia sẻ nó bằng những dòng viết đầy sự chi tiết, rõ ràng. Từ đó, hãy rút cho mình những bài học cho bản thân hoặc lan tỏa bài học đó nếu thấy nó có ích cho cộng đồng, lợi mình, lợi người và lợi thiên nhiên. Việc giải tỏa ký ức đau khổ cho bản thân mình sẽ làm cho lòng ta thêm nhẹ nhõm.


Thiền định cũng làm ta định thần lại và quay trở vào bên trong để xoa dịu đứa trẻ bên trong bạn. Quay lại với hơi thở, và tìm cách bình hòa trái tim. Việc sống chánh niệm trong từng giây phút sẽ giúp tâm trí ta thêm tĩnh lặng, bình an. Hãy nói với người bạn bên trong ta rằng: “cám ơn bạn vì bạn đã ở trong tôi. Xin lỗi bạn vì những ký ức đau buồn mà bạn đã trải qua. Bạn đừng lo lắng vì tôi luôn ở đây, ở bên và đồng hành cùng bạn. Hãy nhẹ nhàng buông thả nó để tâm ta được an tịnh và sống tỉnh thức trong từng giây phút”. Khi nhận đủ yêu thương, cảm thông, chia sẻ, người bạn bên trong mỗi người sẽ ôn hòa trở lại và lại đong đầy yêu thương như nó vốn là.


Tóm lại, chúng ta hãy buông bỏ bớt công việc, cân bằng lại thời gian cho gia đình, bản thân, con cái; và chữa lành cho bản thân bằng việc thiền định, viết nhật ký tâm, quay vào bên trong để nhận diện cảm xúc của mình, lắng nghe và chấp nhận nó. Tha thứ cho chính mình, cho người khác để tâm ta thêm an, lòng ta bình lặng. Đó là cách nuôi dưỡng tâm hồn cho bản thân ta. Khi trong ta có năng lượng của sự bình an thì mọi người xung quanh cũng sẽ tự khắc cảm thấy an bình và muốn gần gũi. Có như vậy, sự kết nối giữa cha mẹ và con cái sẽ thêm gắn kết.


LỜI KẾT


Để bên con luôn là những phút giây của sự hạnh phúc thì ba mẹ và con cái cần phải có những giây phút kết nối bên nhau thực sự. Chúng ta cần kết nối với con bằng thân - tâm - ý để con cảm thấy ta thực sự là người bạn tốt - luôn lắng nghe và thấu hiểu cũng như yêu thương ta bằng tình yêu thương thuần khiết nhất. Chúng ta cũng không quên chữa lành và tự làm mới mình liên tục để có một cuộc sống an nhiên và hạnh phúc.


Cha mẹ là nhân, con cái là quả, vì vậy cần chọn nhân tốt để cho trái lành. Để có nhân tốt thì các ba mẹ cần được chữa lành, được học tập để chuyển hóa bản thân và được trang bị kiến thức, tuyệt chiêu tốt nhất để kết nối, đồng hành và biến ước mơ của chúng ta trở thành sự thật. Giấc mơ của một gia đình yêu thương trọn vẹn và kết nối đong đầy - một xã hội đầy sự tử tế - một quốc gia thật hạnh phúc.


Ba chặng của hành trình Dạy con 3 gốc gồm chuyển hóa cha mẹ, nắm giữ tuyệt chiêu, biến ước mơ thành sự thật sẽ là những chìa khóa vạn năng giúp ba mẹ tháo gỡ những khó khăn mình có. Hãy cho phép mình trang bị những kiến thức vững chắc và cốt lõi để biến gia đình ta trở thành một tổ ấm với đầy phúc lành và sự tử tế.


4 CÁCH ĐỂ KẾT NỐI GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI - BIẾN TỔ LẠNH THÀNH TỔ ẤM

Updated: Jun 22, 2023


Trong nhịp sống của xã hội hiện đại ngày nay, áp lực của tài chính, của công việc làm cho chúng ta phải quay cuồng. Lâu dần ta quên đi cách kết nối với con cái - mầm xanh bé nhỏ đầy yêu thương.


Đối với trẻ ở tuổi dậy thì, việc mất kết nối với cha mẹ làm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xa cách. Con chẳng còn nghe lời ta, chẳng còn muốn gần gũi bên ta. Thay vào đó, con chìm đắm trong thế giới của tivi, máy tính, ipad, và những trò chơi game độc hại, hay những mối quan hệ kém chất lượng với các đối tượng bạn xấu.


Để giúp ba mẹ giải quyết những khó khăn đó, bài viết dưới đây chia sẻ 4 cách tăng kết nối giữa cha mẹ và con cái.


1. TRỞ THÀNH NGƯỜI BẠN CỦA CON


Ở độ tuổi dậy thì, bạn bè thường là người chúng ta hay tâm sự nhất. Phần lớn, bạn bè thường dễ cởi mở để nói ra nỗi lòng bởi có chung quan điểm và cách nghĩ. Để kết nối giữa cha mẹ và con cái, chúng ta hãy học cách trở thành bạn của con. Việc đặt mình trong mối quan hệ bạn bè cùng con sẽ giúp bố mẹ thêm thấu hiểu góc nhìn và quan điểm của con.


Trở thành bạn với con bằng cách tạo dựng một sở thích chung với con  sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hai bên, chỉ còn lại sự kết nối, yêu thương và thấu hiểu.
Làm bạn cùng con là cách để kết nối giữa cha mẹ và con cái

Trở thành bạn với con bằng cách tạo dựng một sở thích chung với con như cùng chơi chung với con một môn thể thao như đá bóng, cầu lông, bóng rổ, bơi lội…. hay chỉ đơn giản là cùng đọc sách, cắm hoa, nấu ăn….Bất cứ là việc gì, miễn ba mẹ cùng đồng hành, để hai thế hệ cùng có chung một niềm vui, sở thích, thì tự khắc mọi giới hạn, mọi khoảng cách sẽ dần biến mất. Giữa hai bên chỉ còn lại sự kết nối, yêu thương và thấu hiểu.


2. LẮNG NGHE VÀ KHÔNG PHÁN XÉT


Lắng nghe là một hành động mà mỗi người cần có tính kiên nhẫn và chân thành để nghe tâm sự của người khác khi họ chia sẻ những câu chuyện của bản thân. Từ đó, chúng ta có thể đồng cảm, thấu hiểu và rút ra được bài học quý giá cho mình. Thông thường bố mẹ chỉ nghe thông tin ở con mà không có sự lắng nghe, thấu hiểu.


Khi ta lắng nghe con, mọi thông tin sẽ được truyền tải trọn vẹn. Từ đó, sự tin tưởng ở con dành cho cha mẹ cũng từ đó mà tăng lên. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cũng dần thu hẹp.
Lắng nghe và không phán xét là cách thu hẹp khoảng cách và tăng tính kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Khi ta lắng nghe con, mọi thông tin sẽ được truyền tải trọn vẹn. Đây cũng là bước đầu để cha mẹ và con cái thêm thông cảm và thấu hiểu nhau. Đôi khi, chỉ cảm thấy được sự chân thành của cha mẹ qua cách yên lặng lắng nghe, sự gật đầu nhẹ nhàng cổ vũ, con sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào bản thân mình khi trình bày sự việc. Từ đó, sự tin tưởng ở con dành cho cha mẹ cũng từ đó mà tăng lên. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cũng dần thu hẹp.


Lắng nghe không hề dễ dàng. Vì khi đó ta phải lắng tâm lại thì mới nghe được những điều từ người kia muốn nói. Hãy lắng nghe con bằng cả tâm thái của sự yêu thương, sự tôn trọng và thấu cảm để con luôn cảm giác bình an và gần gũi khi tâm sự cùng cha mẹ của mình. Khi ấy, khoảng cách sẽ xóa nhòa và kết nối giữa cha mẹ và con cái sẽ thêm yêu thương, gần gũi.


3. DÙNG LỜI NÓI ÔN HÒA VÀ CỬ CHỈ THÂN MẬT


Sử dụng lời nói ôn hòa và cử chỉ thân mật là cách ta bộc lộ tình yêu thương đối với con thật dịu dàng và tinh tế. Đó là sự thể hiện của quan tâm, khích lệ thông qua ngôn từ, lời nói, hay những cử chỉ thân mật với con.



Sử dụng lời nói ôn hòa và cử chỉ thân mật là cách ta bộc lộ tình yêu thương đối với con thật dịu dàng và tinh tế.
Lời nói ôn hòa và cử chỉ thân mật giúp kết nối cha mẹ và con cái , xóa nhòa khoảng cách để thêm yêu thương

Cử chỉ thân mật đơn giản là một nụ cười vui vẻ, cái gật đầu, một bàn tay dịu dàng xoa đầu con, một cái ôm tám giây nhẹ nhàng mỗi ngày để tim chạm tim. Đó là cách mà sự thấu cảm và yêu thương sẽ phát huy tác dụng, giúp tăng sự kết nối giữa cha mẹ và con cái. Trong y học, đối với một em bé mới sinh, phương pháp tiếp xúc da kề da là cách tuyệt vời để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng cho sự kết nối tình mẫu tử. Vậy thì những cử chỉ thân mật cũng chỉ đơn giản là để mang lại thứ cảm xúc của tình yêu thuần khiết với con trong bố mẹ. Tất cả những điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi lại khó thực hiện do thói quen và lối sống độc lập của cha mẹ và con cái. Nhưng chỉ cần lấy động lực là sự kết nối trọn vẹn giữa cha mẹ và con cái, chúng ta sẽ dễ dàng thực hiện được những lời nói và hành động yêu thương với con như vậy.


4. CHỮA LÀNH “ĐỨA TRẺ BÊN TRONG BẠN” ĐỂ LÀM MỚI CHÍNH MÌNH


Có rất nhiều bố mẹ đã từng bị ký ức của quá khứ làm tổn thương với muôn vàn lý do. Đó có thể là sự nghiêm khắc, cầu toàn của cha mẹ. Hoặc là sự ngược đãi về tinh thần thể chất. Hay là sự thiếu công bằng, không được ghi nhận trọn vẹn. Hoặc cũng có thể là sự chấn động tâm lý do bố mẹ ly hôn, gia đình rạn nứt…. Tất cả những nỗi đau ấy từ trong quá khứ đã làm cho đứa trẻ bên trong ta bị tổn thương sâu sắc. Dần dà, vết thương ấy cứ rỉ máu trong tâm hồn, làm cho ta vô tình đối xử với con ta theo cách như vậy.


Hãy buông bỏ bớt công việc, cân bằng lại thời gian cho gia đình, bản thân, con cái; và chữa lành cho bản thân. Từ đó việc kết nối giữa cha mẹ và con cái sẽ được cải thiện.
Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn để thấy tâm thêm bình an và ta thêm hạnh phúc, đó là cách tạo tiền để để dễ dàng kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Nếu như vết thương ấy không được chữa trị ngay khi ta phát hiện ra, nó sẽ là những hệ quả khôn lường ảnh hưởng tới hành vi ta đối đãi, hành xử với con trẻ. Bố mẹ bị đau khổ trong sâu thẳm tâm hồn, thường hay vô thức đưa ra sự phán xét, gán nhãn cho đứa con của họ, hay đánh đập, đối xử với con như cách bố mẹ họ đã đối xử với họ. Dần dần, con cái sẽ sợ những ông bố bà mẹ như vậy, chúng cần tìm cảm giác an toàn, nên sẽ chọn cách tránh né, rời xa và ít tiếp xúc. Vậy, việc của các bố mẹ cần làm là tìm cách để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.


Đầu tiên, hãy chấp nhận cảm xúc của sự tổn thương thực tại. Việc quá đau khổ làm cho con người ta hay tránh né nỗi đau. Đây không phải là một cách hay trong việc này vì đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta rất nhạy cảm. Thay vì trốn chạy, ta hãy học cách chấp nhận cảm xúc của mình, hãy quan sát nó và chấp nhận nó để rồi từ từ ta có thể buông bỏ nó.


Thứ hai, nếu ký ức là những thứ đau khổ, hãy học cách chia sẻ nó bằng những dòng viết đầy sự chi tiết, rõ ràng. Từ đó, hãy rút cho mình những bài học cho bản thân hoặc lan tỏa bài học đó nếu thấy nó có ích cho cộng đồng, lợi mình, lợi người và lợi thiên nhiên. Việc giải tỏa ký ức đau khổ cho bản thân mình sẽ làm cho lòng ta thêm nhẹ nhõm.


Thiền định cũng làm ta định thần lại và quay trở vào bên trong để xoa dịu đứa trẻ bên trong bạn. Quay lại với hơi thở, và tìm cách bình hòa trái tim. Việc sống chánh niệm trong từng giây phút sẽ giúp tâm trí ta thêm tĩnh lặng, bình an. Hãy nói với người bạn bên trong ta rằng: “cám ơn bạn vì bạn đã ở trong tôi. Xin lỗi bạn vì những ký ức đau buồn mà bạn đã trải qua. Bạn đừng lo lắng vì tôi luôn ở đây, ở bên và đồng hành cùng bạn. Hãy nhẹ nhàng buông thả nó để tâm ta được an tịnh và sống tỉnh thức trong từng giây phút”. Khi nhận đủ yêu thương, cảm thông, chia sẻ, người bạn bên trong mỗi người sẽ ôn hòa trở lại và lại đong đầy yêu thương như nó vốn là.


Tóm lại, chúng ta hãy buông bỏ bớt công việc, cân bằng lại thời gian cho gia đình, bản thân, con cái; và chữa lành cho bản thân bằng việc thiền định, viết nhật ký tâm, quay vào bên trong để nhận diện cảm xúc của mình, lắng nghe và chấp nhận nó. Tha thứ cho chính mình, cho người khác để tâm ta thêm an, lòng ta bình lặng. Đó là cách nuôi dưỡng tâm hồn cho bản thân ta. Khi trong ta có năng lượng của sự bình an thì mọi người xung quanh cũng sẽ tự khắc cảm thấy an bình và muốn gần gũi. Có như vậy, sự kết nối giữa cha mẹ và con cái sẽ thêm gắn kết.


LỜI KẾT


Để bên con luôn là những phút giây của sự hạnh phúc thì ba mẹ và con cái cần phải có những giây phút kết nối bên nhau thực sự. Chúng ta cần kết nối với con bằng thân - tâm - ý để con cảm thấy ta thực sự là người bạn tốt - luôn lắng nghe và thấu hiểu cũng như yêu thương ta bằng tình yêu thương thuần khiết nhất. Chúng ta cũng không quên chữa lành và tự làm mới mình liên tục để có một cuộc sống an nhiên và hạnh phúc.


Cha mẹ là nhân, con cái là quả, vì vậy cần chọn nhân tốt để cho trái lành. Để có nhân tốt thì các ba mẹ cần được chữa lành, được học tập để chuyển hóa bản thân và được trang bị kiến thức, tuyệt chiêu tốt nhất để kết nối, đồng hành và biến ước mơ của chúng ta trở thành sự thật. Giấc mơ của một gia đình yêu thương trọn vẹn và kết nối đong đầy - một xã hội đầy sự tử tế - một quốc gia thật hạnh phúc.


Ba chặng của hành trình Dạy con 3 gốc gồm chuyển hóa cha mẹ, nắm giữ tuyệt chiêu, biến ước mơ thành sự thật sẽ là những chìa khóa vạn năng giúp ba mẹ tháo gỡ những khó khăn mình có. Hãy cho phép mình trang bị những kiến thức vững chắc và cốt lõi để biến gia đình ta trở thành một tổ ấm với đầy phúc lành và sự tử tế.


bottom of page