top of page

6 bí quyết xây dựng đội nhóm theo triết lý của Phật

Updated: Nov 25, 2023

Trong những năm gần đây tại các khối doanh nghiệp, việc có thể xây dựng đội nhóm tinh nhuệ và gắn kết vốn vẫn là một ‘bài toán’ nan giải cho biết bao nhà lãnh đạo. Trong đó, khả năng quản lý và gắn kết đội nhóm một cách hiệu quả của người sếp trở thành một trong những yếu tố then chốt, có thể quyết định được sự thành bại của toàn bộ doanh nghiệp.


Cũng như trong những lần chia sẻ ở lớp Xây Dựng Đội Ngũ tại Viện Đào Tạo Bách Khoa BKE, tôi vẫn thường nhấn mạnh một quan điểm quan trọng rằng: “Sếp chính là chốt chặn của doanh nghiệp”. Tất cả các quyết định được đưa ra người lãnh đạo đều có sức ảnh hưởng to lớn đến đội ngũ trong tổ chức, doanh nghiệp.


Hành Trình Đúc Kết Phương Pháp Xây Dựng Đội Nhóm Hiệu Quả

Ngày xưa lúc mới bắt đầu khởi nghiệp thì tôi cũng như bao người. Vừa bước chân ra cổng trường đại học, tôi liền nhận ra rằng bản thân chẳng hiểu một chút gì về quản trị cả. Thế là tôi đi học một lớp Giám đốc Nhân sự ròng rã suốt 6 tháng, học từ quy trình, bản mô tả công việc, KPI…. Dẫu vậy sau 3 năm sau học BSC, càng học tôi càng cảm thấy rối rắm, khiên cưỡng và không áp dụng được vào doanh nghiệp của mình.


Những năm đó tôi có câu hỏi lớn và rất trăn trở về việc xây dựng đội ngũ. Chẳng hạn như việc làm thế nào để xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp gắn kết, nhiệt huyết, tinh nhuệ, cống hiến và đồng hành bền bỉ? Hơn thế nữa, vì tôi vốn là người nghiên cứu về Đông Phương học, do đó tôi vẫn luôn thắc mắc làm sao để ứng dụng, kết hợp các phương pháp quản trị của phương Tây và minh triết phương Đông vào doanh nghiệp của mình.


Dày công nghiên cứu biết bao năm, sau cùng tôi đã khám phá ra một công thức gồm 6 bước rất đơn giản để xây dựng văn hoá công ty, nếu biết cách áp dụng khéo léo sẽ mang lại kết quả đột phá cho đội ngũ trong tổ chức, doanh nghiệp của mình! Đó chính là mô hình Lục Hòa theo lời Phật dạy. Sau đây là tóm tắt 6 chữ "hoà" để kiến tạo nên một đội nhóm mạnh mẽ.


1. Thân hòa đồng trụ (cùng ăn, cùng ở, cùng làm)

“Thân hòa đồng trụ” tức là mọi người sẽ cùng làm việc chung với nhau một cách hoà thuận, phối hợp với nhau dựa trên lợi ích tổng hòa của tập thể đội ngũ. “Trụ” ở đây chính là cùng chung sống, làm việc cùng công ty hay trong một môi trường nào đó. Khi nhiều người sống chung đụng hằng ngày như thế thì phải biết hòa thuận, đồng hành và nâng đỡ cho nhau; tuyệt nhiên không dùng sức mạnh, uy lực để lấn át, hạ thấp lẫn nhau.


Một trong những cách để mọi người trong cùng một tập thể có thể chung sống hòa hảo với nhau nằm ở phương pháp 3 “cùng” - cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Đây chính là 3 bước nền tảng để mọi người có cơ hội tiếp xúc, quan sát và thấu hiểu nhau nhiều hơn.

Thân hòa
Cùng ăn, cùng ở, cùng làm còn để biến “tình đồng nghiệp” thành “tình anh em”. Đây chính là mấu chốt quan trọng để đội nhóm doanh nghiệp ngày càng gắn kết.

Các công ty hiện nay mọi người làm việc chung nhưng sự giao tiếp, kết nối rất hạn chế. Mọi người không có cơ hội để "sống" cùng nhau. Do đó phía quản trị thường tổ chức team building, tạo cơ hội cho nhân sự đi chơi, gắn kết với nhau. Tuy nhiên điều đó là quá ít ỏi để gắn kết đội ngũ!


Cùng ăn, cùng ở, cùng làm còn để biến “tình đồng nghiệp” thành “tình anh em”. Tại tổ chức của bạn, từ sếp lẫn nhân viên đã xây dựng được văn hóa 3 “cùng” với nhau hay chưa? Thời gian qua đã dành thời gian, trò chuyện, tìm hiểu công việc và cuộc sống của nhau hay chỉ có công việc thôi? Có biết đồng đội mình đang gặp vấn đề gì không? Có chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cho nhau hiểu hay không?


Mấu chốt của việc gắn kết đội ngũ là phải làm hàng ngày và hàng tuần. Những người trong cùng một đội nhóm cần phải xem nhau như anh em, gia đình thì sau đó mới có thể thấu hiểu, đồng hành và nâng đỡ nhau đến tận cùng.


2. Kiến hòa đồng giải (có ý kiến thì cùng nhau chia sẻ, đưa về thống nhất chung)

“Kiến hòa đồng giải” nghĩa là mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì thì phải giãi bày, chỉ bảo cho nhau hiểu. Có như thế, trình độ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, như vậy thì mới có thể giữ vững sự gắn kết giữa những người trong một đoàn thể.


Theo đó các bạn nên nhớ rằng: “Con người phù hợp là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp.” Vì vậy, một trong những việc quan trọng nhất khi tổ chức nhân sự đó là tìm được những người cùng chí hướng, cùng hoài bão và đồng lòng với bạn.


Trong quá trình đồng hành, các bạn cần thường xuyên chia sẻ, kiến giải với nhau về văn hoá, quan điểm, tầm nhìn, kế hoạch hành động của tổ chức. Hãy luôn đảm bảo từ lãnh đạo đến nhân viên đều có tư duy: “Mình là một đội, không phải một mình!”


Sự chia sẻ kiến thức còn là một cách để nâng tầm đội ngũ ở đa dạng khía cạnh từ trình độ nhận thức, cuộc sống; kỹ năng chuyên môn, quản trị…


Khi một tổ chức có văn hoá “kiến hòa đồng giải” thì nhân sự sẽ được tạo điều kiện để hiểu sâu sắc, đồng hành, nâng đỡ cho nhau để tăng trưởng năng lực nhanh chóng. Không những vậy, văn hóa này cũng sẽ giúp con người trong doanh nghiệp đó gia tăng các phẩm chất tâm tốt đẹp, từ đó có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn!


3. Khẩu hoà vô tranh (lời nói hoà hiệp, không tranh cãi nhau)

Muốn mọi người trong một tổ chức không đối chọi nhau thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa, nhã nhặn khi ở bên cạnh nhau, nhất thiết không được trách mắng, cãi cọ nhau. Khác với việc nhẫn nhịn ở mọi tình huống phi lý vì sợ mất hoà khí, “khẩu hòa vô tranh” nghĩa là không nên tranh cãi để hơn thua, đối chọi nhau hay ỷ thế lấn lướt người khác.

Khẩu hòa vô tranh
Lời nói ra phải nhẹ nhàng và hòa nhã, đồng thời cũng phải mang tinh thần đóng góp và nâng đỡ cho nhau khi làm việc trong cùng một đội nhóm.

“Hoà” ở đây là phải giữ lời nói cho ôn hoà, nhã nhặn khi thảo luận một vấn đề. Lời nói ra phải có tinh thần nâng đỡ, xây dựng, giải quyết vấn đề và làm sáng tỏ mục tiêu cho nhân sự, tổ chức thay vì chê trách, phán xét phiến diện người khác. Điều này sẽ giúp không khí chung quanh trở nên hòa hảo hơn, thúc đẩy mọi người có thể đóng góp ý kiến, góc nhìn cá nhân một cách cởi mở và tích cực hơn.


Có ‘thân’ hoà mà ‘khẩu’ không hoà, nghĩa là nhân sự vẫn ăn thua nhau trong từng câu nói, tìm cách mỉa mai châm chọc nhau thì sẽ gây ra rạn nứt nội bộ, bè phái và đấu đá nhau. Khẩu hoà là một trong những yếu tố cần thiết nhất và đầu tiên, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hạnh phúc!


4. Ý hòa đồng duyệt (bàn luận và thống nhất ý kiến chung)

Những người trong cùng một tập thể có thể hoan hỷ với nhau, biết thông cảm khi quan điểm khác nhau; không sanh tâm đố kỵ, kiêu ngạo, chỉ trích và phê phán nhau chính là tinh thần mà “ý hòa đồng duyệt” muốn truyền tải.


Trong một tổ chức, sự hòa hảo giữa các cá nhân thường xuất phát từ sự nể nang quyền thế, vị trí chức vụ, hoặc năng lực cá nhân. Tuy nhiên, có đôi khi lời nói nghe rất hòa nhã và tôn trọng, song tâm niệm bên trong lại âm thầm bất bình và phán xét lẫn nhau. Điều này có nghĩa là, bên ngoài thì tỏ vẻ kính trọng nhưng bên trong là sự khinh bỉ, ganh đua.


Vì vậy cái “ý" (trong ý niệm) rất quan trọng, nó là động lực trổ ra lời nói và hành động. Do đó, để nhân sự trong một tổ chức có thể toàn tâm toàn ý “hòa” với nhau thì cần tôn trọng, lắng nghe nhau, không phán xét và cần giúp đỡ nhau hướng tới một lối sống hướng thiện. Chiều sâu của “ý hòa đồng duyệt” là mỗi người quay về soi sáng, sửa lỗi chính mình và tôn trọng người khác.


Khi đã xem đồng nghiệp trong công ty là anh em, là gia đình thì nên giữ tâm thế khoan dung, hỷ xả, buông bỏ sự buồn phiền, hờn giận, chấp nhặt trong công việc lẫn cuộc sống. Có như vậy thì môi trường làm việc mới thật sự đem lại hạnh phúc cho mỗi con người trong cùng một doanh nghiệp, công ty.


5. Giới hoà đồng tu (giới hoà cùng giữ)

Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng đều có những quy củ và luật lệ riêng, nếu không thì sẽ không thể nào quản lý được con người trong tổ chức đó. Cũng như vậy, “giới hòa đồng tu” nhắc nhở mọi người tinh thần tự giác giữ gìn kỷ luật, đạo đức, cũng như trách nhiệm chung cho toàn thể.

Giới hòa đồng tu
“Giới hòa đồng tu” nhắc nhở mọi người tinh thần tự giác giữ gìn kỷ luật, đạo đức, cũng như trách nhiệm chung cho toàn thể.

Mỗi người tuỳ theo cấp bậc khác nhau sẽ có những giới luật khác nhau. Tuy nhiên có một điều chúng ta luôn cần ý thức đó là: cần có tinh thần tự giác, kỷ luật bản thân để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình và trách nhiệm với công việc chung.


Ngoài ra có thể tạo một hệ giá trị (giới luật) để tất cả cùng rèn luyện phát triển về giá trị tâm thức, hướng tới điều thiện lành, tránh xa điều xấu ác. Trong một tổ chức mà chỉ ai biết việc người nấy, nghiễm nhiên để mặc những sự việc bất thiện liên hoàn diễn ra thì đó là một tổ chức thất bại.


6. Lợi hoà đồng quân (lợi hoà cùng chia)

“Lợi hòa đồng quân” có nghĩa là phải biết chia sẻ những lợi ích đạt được, đó có thể là lợi ích cả về tinh thần lẫn vật chất; không được chiếm làm của riêng hay giành nhiều về phần mình.


Khi ở cùng với nhau trong một tổ chức/đoàn thể, nếu có người tặng cho gì đó thì phải đem san sẻ đồng đều cho tất cả. Tuyệt nhiên không vì tình riêng mà kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu mà phải lấy công bằng làm trọng. Ngoài lợi ích vật chất thì còn có lợi lạc về trí tuệ, tình anh em, sự phát triển tâm thức, sức khoẻ… vv. Giữ được tinh thần bình đẳng như thế thì mọi tổ chức, mọi đội ngũ thì tinh thần gắn kết, hòa hợp với nhau mới có thể phát triển vững mạnh.


Thực hiện được “lợi hoà đồng quân”, tổ chức sẽ khoác lên cho mình một chiếc áo đầy sắc màu với những giá trị mang đậm tính dung hoà và bình đẳng. Và tất nhiên, khi chúng ta giữ được tinh thần bình đẳng như thế thì tinh thần gắn kết, hòa hợp của mọi tổ chức sẽ ngày càng vững mạnh.


LỜI KẾT

Thân hòa đồng trụ, kiến hòa đồng giải, khẩu hoà vô tranh và ý hòa đồng duyệt là để thông suốt, nhắc nhở nhau để tiến bộ. Giới hòa đồng tu là để sự tiến bộ đó đi theo nẻo đường hướng thiện. Và lợi hòa đồng quân là để sẻ chia là những giá trị tuyệt vời mà mỗi thành viên của bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào cũng xứng đáng nhận được.

Tổ chức bạn hiện đang có "hoà" nào trong "6 hoà" này? Bạn đang mong muốn xây dựng chữ "hoà" nào nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình?


Nếu muốn hiểu sâu và ứng dụng thực tiễn các phương pháp quản trị đội nhóm hiệu quả tương tự như 6 Phép Lục Hòa, vậy thì sắp tới tôi có lớp Team - Bí Quyết Xây Dựng Đội Ngũ: đào sâu và ứng dụng các phương pháp xây dựng đội ngũ gắn kết, hòa hợp, có thể tự vận hành phát triển doanh nghiệp, làm việc hiệu suất cao trong hạnh phúc!


6 bí quyết xây dựng đội nhóm theo triết lý của Phật

Updated: Nov 25, 2023

Trong những năm gần đây tại các khối doanh nghiệp, việc có thể xây dựng đội nhóm tinh nhuệ và gắn kết vốn vẫn là một ‘bài toán’ nan giải cho biết bao nhà lãnh đạo. Trong đó, khả năng quản lý và gắn kết đội nhóm một cách hiệu quả của người sếp trở thành một trong những yếu tố then chốt, có thể quyết định được sự thành bại của toàn bộ doanh nghiệp.


Cũng như trong những lần chia sẻ ở lớp Xây Dựng Đội Ngũ tại Viện Đào Tạo Bách Khoa BKE, tôi vẫn thường nhấn mạnh một quan điểm quan trọng rằng: “Sếp chính là chốt chặn của doanh nghiệp”. Tất cả các quyết định được đưa ra người lãnh đạo đều có sức ảnh hưởng to lớn đến đội ngũ trong tổ chức, doanh nghiệp.


Hành Trình Đúc Kết Phương Pháp Xây Dựng Đội Nhóm Hiệu Quả

Ngày xưa lúc mới bắt đầu khởi nghiệp thì tôi cũng như bao người. Vừa bước chân ra cổng trường đại học, tôi liền nhận ra rằng bản thân chẳng hiểu một chút gì về quản trị cả. Thế là tôi đi học một lớp Giám đốc Nhân sự ròng rã suốt 6 tháng, học từ quy trình, bản mô tả công việc, KPI…. Dẫu vậy sau 3 năm sau học BSC, càng học tôi càng cảm thấy rối rắm, khiên cưỡng và không áp dụng được vào doanh nghiệp của mình.


Những năm đó tôi có câu hỏi lớn và rất trăn trở về việc xây dựng đội ngũ. Chẳng hạn như việc làm thế nào để xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp gắn kết, nhiệt huyết, tinh nhuệ, cống hiến và đồng hành bền bỉ? Hơn thế nữa, vì tôi vốn là người nghiên cứu về Đông Phương học, do đó tôi vẫn luôn thắc mắc làm sao để ứng dụng, kết hợp các phương pháp quản trị của phương Tây và minh triết phương Đông vào doanh nghiệp của mình.


Dày công nghiên cứu biết bao năm, sau cùng tôi đã khám phá ra một công thức gồm 6 bước rất đơn giản để xây dựng văn hoá công ty, nếu biết cách áp dụng khéo léo sẽ mang lại kết quả đột phá cho đội ngũ trong tổ chức, doanh nghiệp của mình! Đó chính là mô hình Lục Hòa theo lời Phật dạy. Sau đây là tóm tắt 6 chữ "hoà" để kiến tạo nên một đội nhóm mạnh mẽ.


1. Thân hòa đồng trụ (cùng ăn, cùng ở, cùng làm)

“Thân hòa đồng trụ” tức là mọi người sẽ cùng làm việc chung với nhau một cách hoà thuận, phối hợp với nhau dựa trên lợi ích tổng hòa của tập thể đội ngũ. “Trụ” ở đây chính là cùng chung sống, làm việc cùng công ty hay trong một môi trường nào đó. Khi nhiều người sống chung đụng hằng ngày như thế thì phải biết hòa thuận, đồng hành và nâng đỡ cho nhau; tuyệt nhiên không dùng sức mạnh, uy lực để lấn át, hạ thấp lẫn nhau.


Một trong những cách để mọi người trong cùng một tập thể có thể chung sống hòa hảo với nhau nằm ở phương pháp 3 “cùng” - cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Đây chính là 3 bước nền tảng để mọi người có cơ hội tiếp xúc, quan sát và thấu hiểu nhau nhiều hơn.

Thân hòa
Cùng ăn, cùng ở, cùng làm còn để biến “tình đồng nghiệp” thành “tình anh em”. Đây chính là mấu chốt quan trọng để đội nhóm doanh nghiệp ngày càng gắn kết.

Các công ty hiện nay mọi người làm việc chung nhưng sự giao tiếp, kết nối rất hạn chế. Mọi người không có cơ hội để "sống" cùng nhau. Do đó phía quản trị thường tổ chức team building, tạo cơ hội cho nhân sự đi chơi, gắn kết với nhau. Tuy nhiên điều đó là quá ít ỏi để gắn kết đội ngũ!


Cùng ăn, cùng ở, cùng làm còn để biến “tình đồng nghiệp” thành “tình anh em”. Tại tổ chức của bạn, từ sếp lẫn nhân viên đã xây dựng được văn hóa 3 “cùng” với nhau hay chưa? Thời gian qua đã dành thời gian, trò chuyện, tìm hiểu công việc và cuộc sống của nhau hay chỉ có công việc thôi? Có biết đồng đội mình đang gặp vấn đề gì không? Có chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cho nhau hiểu hay không?


Mấu chốt của việc gắn kết đội ngũ là phải làm hàng ngày và hàng tuần. Những người trong cùng một đội nhóm cần phải xem nhau như anh em, gia đình thì sau đó mới có thể thấu hiểu, đồng hành và nâng đỡ nhau đến tận cùng.


2. Kiến hòa đồng giải (có ý kiến thì cùng nhau chia sẻ, đưa về thống nhất chung)

“Kiến hòa đồng giải” nghĩa là mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì thì phải giãi bày, chỉ bảo cho nhau hiểu. Có như thế, trình độ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, như vậy thì mới có thể giữ vững sự gắn kết giữa những người trong một đoàn thể.


Theo đó các bạn nên nhớ rằng: “Con người phù hợp là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp.” Vì vậy, một trong những việc quan trọng nhất khi tổ chức nhân sự đó là tìm được những người cùng chí hướng, cùng hoài bão và đồng lòng với bạn.


Trong quá trình đồng hành, các bạn cần thường xuyên chia sẻ, kiến giải với nhau về văn hoá, quan điểm, tầm nhìn, kế hoạch hành động của tổ chức. Hãy luôn đảm bảo từ lãnh đạo đến nhân viên đều có tư duy: “Mình là một đội, không phải một mình!”


Sự chia sẻ kiến thức còn là một cách để nâng tầm đội ngũ ở đa dạng khía cạnh từ trình độ nhận thức, cuộc sống; kỹ năng chuyên môn, quản trị…


Khi một tổ chức có văn hoá “kiến hòa đồng giải” thì nhân sự sẽ được tạo điều kiện để hiểu sâu sắc, đồng hành, nâng đỡ cho nhau để tăng trưởng năng lực nhanh chóng. Không những vậy, văn hóa này cũng sẽ giúp con người trong doanh nghiệp đó gia tăng các phẩm chất tâm tốt đẹp, từ đó có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn!


3. Khẩu hoà vô tranh (lời nói hoà hiệp, không tranh cãi nhau)

Muốn mọi người trong một tổ chức không đối chọi nhau thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa, nhã nhặn khi ở bên cạnh nhau, nhất thiết không được trách mắng, cãi cọ nhau. Khác với việc nhẫn nhịn ở mọi tình huống phi lý vì sợ mất hoà khí, “khẩu hòa vô tranh” nghĩa là không nên tranh cãi để hơn thua, đối chọi nhau hay ỷ thế lấn lướt người khác.

Khẩu hòa vô tranh
Lời nói ra phải nhẹ nhàng và hòa nhã, đồng thời cũng phải mang tinh thần đóng góp và nâng đỡ cho nhau khi làm việc trong cùng một đội nhóm.

“Hoà” ở đây là phải giữ lời nói cho ôn hoà, nhã nhặn khi thảo luận một vấn đề. Lời nói ra phải có tinh thần nâng đỡ, xây dựng, giải quyết vấn đề và làm sáng tỏ mục tiêu cho nhân sự, tổ chức thay vì chê trách, phán xét phiến diện người khác. Điều này sẽ giúp không khí chung quanh trở nên hòa hảo hơn, thúc đẩy mọi người có thể đóng góp ý kiến, góc nhìn cá nhân một cách cởi mở và tích cực hơn.


Có ‘thân’ hoà mà ‘khẩu’ không hoà, nghĩa là nhân sự vẫn ăn thua nhau trong từng câu nói, tìm cách mỉa mai châm chọc nhau thì sẽ gây ra rạn nứt nội bộ, bè phái và đấu đá nhau. Khẩu hoà là một trong những yếu tố cần thiết nhất và đầu tiên, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hạnh phúc!


4. Ý hòa đồng duyệt (bàn luận và thống nhất ý kiến chung)

Những người trong cùng một tập thể có thể hoan hỷ với nhau, biết thông cảm khi quan điểm khác nhau; không sanh tâm đố kỵ, kiêu ngạo, chỉ trích và phê phán nhau chính là tinh thần mà “ý hòa đồng duyệt” muốn truyền tải.


Trong một tổ chức, sự hòa hảo giữa các cá nhân thường xuất phát từ sự nể nang quyền thế, vị trí chức vụ, hoặc năng lực cá nhân. Tuy nhiên, có đôi khi lời nói nghe rất hòa nhã và tôn trọng, song tâm niệm bên trong lại âm thầm bất bình và phán xét lẫn nhau. Điều này có nghĩa là, bên ngoài thì tỏ vẻ kính trọng nhưng bên trong là sự khinh bỉ, ganh đua.


Vì vậy cái “ý" (trong ý niệm) rất quan trọng, nó là động lực trổ ra lời nói và hành động. Do đó, để nhân sự trong một tổ chức có thể toàn tâm toàn ý “hòa” với nhau thì cần tôn trọng, lắng nghe nhau, không phán xét và cần giúp đỡ nhau hướng tới một lối sống hướng thiện. Chiều sâu của “ý hòa đồng duyệt” là mỗi người quay về soi sáng, sửa lỗi chính mình và tôn trọng người khác.


Khi đã xem đồng nghiệp trong công ty là anh em, là gia đình thì nên giữ tâm thế khoan dung, hỷ xả, buông bỏ sự buồn phiền, hờn giận, chấp nhặt trong công việc lẫn cuộc sống. Có như vậy thì môi trường làm việc mới thật sự đem lại hạnh phúc cho mỗi con người trong cùng một doanh nghiệp, công ty.


5. Giới hoà đồng tu (giới hoà cùng giữ)

Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng đều có những quy củ và luật lệ riêng, nếu không thì sẽ không thể nào quản lý được con người trong tổ chức đó. Cũng như vậy, “giới hòa đồng tu” nhắc nhở mọi người tinh thần tự giác giữ gìn kỷ luật, đạo đức, cũng như trách nhiệm chung cho toàn thể.

Giới hòa đồng tu
“Giới hòa đồng tu” nhắc nhở mọi người tinh thần tự giác giữ gìn kỷ luật, đạo đức, cũng như trách nhiệm chung cho toàn thể.

Mỗi người tuỳ theo cấp bậc khác nhau sẽ có những giới luật khác nhau. Tuy nhiên có một điều chúng ta luôn cần ý thức đó là: cần có tinh thần tự giác, kỷ luật bản thân để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình và trách nhiệm với công việc chung.


Ngoài ra có thể tạo một hệ giá trị (giới luật) để tất cả cùng rèn luyện phát triển về giá trị tâm thức, hướng tới điều thiện lành, tránh xa điều xấu ác. Trong một tổ chức mà chỉ ai biết việc người nấy, nghiễm nhiên để mặc những sự việc bất thiện liên hoàn diễn ra thì đó là một tổ chức thất bại.


6. Lợi hoà đồng quân (lợi hoà cùng chia)

“Lợi hòa đồng quân” có nghĩa là phải biết chia sẻ những lợi ích đạt được, đó có thể là lợi ích cả về tinh thần lẫn vật chất; không được chiếm làm của riêng hay giành nhiều về phần mình.


Khi ở cùng với nhau trong một tổ chức/đoàn thể, nếu có người tặng cho gì đó thì phải đem san sẻ đồng đều cho tất cả. Tuyệt nhiên không vì tình riêng mà kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu mà phải lấy công bằng làm trọng. Ngoài lợi ích vật chất thì còn có lợi lạc về trí tuệ, tình anh em, sự phát triển tâm thức, sức khoẻ… vv. Giữ được tinh thần bình đẳng như thế thì mọi tổ chức, mọi đội ngũ thì tinh thần gắn kết, hòa hợp với nhau mới có thể phát triển vững mạnh.


Thực hiện được “lợi hoà đồng quân”, tổ chức sẽ khoác lên cho mình một chiếc áo đầy sắc màu với những giá trị mang đậm tính dung hoà và bình đẳng. Và tất nhiên, khi chúng ta giữ được tinh thần bình đẳng như thế thì tinh thần gắn kết, hòa hợp của mọi tổ chức sẽ ngày càng vững mạnh.


LỜI KẾT

Thân hòa đồng trụ, kiến hòa đồng giải, khẩu hoà vô tranh và ý hòa đồng duyệt là để thông suốt, nhắc nhở nhau để tiến bộ. Giới hòa đồng tu là để sự tiến bộ đó đi theo nẻo đường hướng thiện. Và lợi hòa đồng quân là để sẻ chia là những giá trị tuyệt vời mà mỗi thành viên của bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào cũng xứng đáng nhận được.

Tổ chức bạn hiện đang có "hoà" nào trong "6 hoà" này? Bạn đang mong muốn xây dựng chữ "hoà" nào nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình?


Nếu muốn hiểu sâu và ứng dụng thực tiễn các phương pháp quản trị đội nhóm hiệu quả tương tự như 6 Phép Lục Hòa, vậy thì sắp tới tôi có lớp Team - Bí Quyết Xây Dựng Đội Ngũ: đào sâu và ứng dụng các phương pháp xây dựng đội ngũ gắn kết, hòa hợp, có thể tự vận hành phát triển doanh nghiệp, làm việc hiệu suất cao trong hạnh phúc!


bottom of page