top of page

11 DẤU HIỆU CHO THẤY SẾP QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ

Trong cuốn ”Từ tốt đến vĩ đại”, tác giả Jim Collins đã đúc kết: Mọi sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều xoay quanh con người. “Những công ty vĩ đại đưa vấn đề con người đi trước vấn đề công việc, trước tầm nhìn, trước chiến lược, trước tổ chức công ty, trước công nghệ....”

Do đó, năng lực quản trị nhân sự gần như là một trong những năng lực chủ chốt nhất đề sếp/quản lý điều hành một công ty hiệu quả!

năng lực quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng
Năng lực quản lý nhân sự là năng lực chủ chốt và quan trọng của Sếp/Leader

I. Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì?

Nghệ thuật quản lý nhân sự là sự khéo léo trong việc tuyển chọn và sử dụng nhân viên để đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất của tổ chức.

Nghệ thuật quản lý nhân sự là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của một doanh nghiệp. Tuy yếu tố này không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng nó đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu suất lao động và chất lượng sản phẩm của tổ chức đó.

Những người quản lý nhân sự giỏi là những người có khả năng kiểm soát các vấn đề về con người hiệu quả và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và các cấp lãnh đạo.

Từ đó phát huy hết tiềm năng, tiềm lực con người giúp công ty tối ưu hoá nguồn lực và phát triển hiệu quả nhất!

II. Tầm quan trọng của việc quản trị nhân sự?

Cổ nhân có câu “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Dù làm kinh tế hay bất cứ công việc gì, yếu tố con con người luôn đóng vai trò quan trọng trong thành công của bất cứ tổ chức nào.


Do đó những doanh nghiệp vươn đến đỉnh cao thành công là những doanh nghiệp rất chú trọng và đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực và đào tạo con người! Các tập đoàn hàng đầu trên thế giới là một ví dụ. Ở những công ty này, yếu tố con người luôn là mục tiêu hàng đầu.

Yếu tố con người cực kỳ quan trọng
Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong bất cứ tổ chức nào

3 lý do khiến các doanh nghiệp nên chú trọng vào phát triển con người:


1. Con người hạnh phúc - lợi nhuận và hiệu suất tăng lên

Khi nhân viên cảm thấy rằng doanh nghiệp chú trọng sự phát triển và lợi ích của mình, nhân viên sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài, cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả.

Theo nghiên cứu của IBM các doanh nghiệp có nhân viên hài lòng, cảm thấy hạnh phúc với công việc tạo ra doanh thu cao hơn 32% so với các tổ chức khác trong khoảng thời gian 5 năm.


Trong hoàn cảnh khi môi trường cạnh tranh kinh doanh ngày càng lớn, thị trường thay đổi liên tục, những doanh nghiệp có đội ngũ có nhân viên nòng cốt toàn tâm cống hiến sẽ là mũi khoan sức mạnh to lớn để bắt kịp nhanh chóng và nhạy bén với thị trường.

Đây là đội ngũ giúp sẵn sàng khai phá thị trường và xây dựng Mối quan hệ với khách hàng, sáng tạo ra những sản phẩm, quy trình tối ưu và hiệu quả nhất!


Ở môi trường này, nhân viên được thử sức ở các vai trò khác để tìm ra công việc phù hợp, nhằm phát huy tối đa sở trường, tiềm năng.

Nhân viên được thoải mái nói lên quan điểm và ý tưởng của mình để tìm ra các phương án, ý tưởng tốt hơn để cải thiện hiệu suất hoặc quy trình làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả của cả công ty.

Nhân viên làm việc hạnh phúc và hiệu suất
Nhân viên hạnh phúc sẽ giúp hiệu quả công việc tăng lên

2. Giảm tỷ lệ nghỉ việc

“Các doanh nghiệp lấy nhân tài làm trung tâm không cần phải điên cuồng thay đổi khi thị trường việc làm đổi thay” - Carol Schultz.

Không một nhân viên nào có thể phát triển trong một môi trường làm việc độc hại. Môi trường làm việc độc hại nhiều mâu thuẫn, xung đột, thiên vị, cạnh tranh không lành mạnh… là những lý do lớn nhất khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Gallup T8/2018 nghiên cứu trên diện rộng có tới 53% số lượng nhân viên muốn nghỉ việc do không hài lòng với công ty hiện tại.

Nếu không phải lấy nhân viên làm trung tâm, một doanh nghiệp sẽ phải “thay máu” liên tục về nhân sự, nhìn nhân viên ra vào liên tục. Từ đó việc tuyển dụng, tìm người trở nên tốn kém và khó khăn.

Một doanh nghiệp không ổn định về nhân sự thì sẽ không thể tăng trưởng hay phát triển được.

Nhân viên chán việc
Các doanh nghiệp chú trọng vào đầu tư và phát triển con người có tỉ lệ nhân viên nghỉ việc thấp nhất

3. Sự hài lòng của khách hàng tăng lên

Khi nhân viên có thái độ làm việc tích cực, năng lượng đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ khách hàng của doanh nghiệp. Sự chăm sóc, phục vụ tận tình, đáng tin cậy của nhân viên chính là chìa khoá khiến khách hàng hài lòngvui vẻ.


Khi khách hàng hài lòng họ sẽ trở thành khách hàng trung thành, trở thành cánh tay nối dài lan tỏa sản phẩm doanh nghiệp. Mua hàng lặp lại và giới thiệu nhiều người hơn nữa mua hàng chính là đóng góp một phần lớn vào việc tăng trưởng doanh số và doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.


III. 11 dấu hiệu cho thấy sếp quản lý nhân sự hiệu quả

Sau đây là 11 dấu hiệu cho thấy sếp quản lý nhân viên hiệu quả. Cùng kiểm tra bạn có bao dấu hiệu nhé.

1. Nhân viên tìm đến để được giúp đỡ

Một người quản lý tốt là người mà nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận và tìm đến để được giúp đỡ. Họ mong muốn được hỗ trợ trong công việc chuyên môn, các dự án, ý tưởng mới và cả những vấn đề cá nhân. Một nhà quản lý thực sự xuất sắc là người tạo nên sự tin tưởng và dễ tiếp cận với nhân viên. Hãy trở thành một người có thể hỗ trợ khi nhân viên gặp rắc rối và quan trọng hơn là tạo cho họ cảm giác đáng tin cậy.


2. Quản lý cảm xúc tốt

Một trong những thử thách lớn nhất mà các nhà quản lý phải đối mặt đó là tính khí nóng nảy, đặc biệt là trong những tình huống gấp gáp hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, đó cũng chính là thời điểm mà sự điềm tĩnh và suy xét cẩn trọng trở nên vô cùng quan trọng.

Nếu bạn là một nhà quản lý có khả năng giữ được bình tĩnh và tỉnh táo khi đối mặt với những thách thức đầy áp lực, bạn sẽ được đánh giá cao và tôn trọng bởi các nhân viên của mình. Bởi vì khi bạn giữ được bình tĩnh, bạn sẽ có cơ hội suy nghĩ và tìm ra các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, giúp đội ngũ hoặc công ty của bạn vượt qua khó khăn.

Điều quan trọng là hãy luôn lạc quan và tin tưởng rằng bạn có thể tìm ra cách để vượt qua mọi thách thức. Bởi khi bạn có tinh thần lạc quan, bạn sẽ có thêm năng lượng và động lực để tiếp tục chiến đấu và đưa công ty đến thành công. Hãy luôn giữ được bình tĩnh của mình trong mọi tình huống, đặc biệt là khi đối mặt với những áp lực và thử thách khó khăn. Đó là cách để bạn trở thành một nhà quản lý đáng tin cậy và được tôn trọng.


3. Cởi mở trong việc tiếp thu các ý kiến trái chiều

Một nhà quản lý thông thái biết rằng mình không hoàn hảo và có thể mắc phải những sai lầm. Do đó, khi đối diện với các ý kiến trái chiều, phàn nàn, chỉ trích họ sẽ cân nhắc, lựa chọn các thông tin phù hợp để hoàn thiện ý tưởng, cải thiện kỹ năng và quá trình ra quyết định của bản thân.

Họ không chấp nhận các ý kiến một cách mù quáng, phóng đại hoặc chỉ trích vô căn cứ, tuy nhiên họ sẽ tạo ra bầu không khí đủ cởi mở để nhân viên có thể thoải mái đóng góp ý kiến, hay nói lên tiếng nói của mình. Học hỏi từ những sai lầm hoặc lời phê bình là một yếu tố quan trọng để trở nên một người quản lý giỏi và lãnh đạo được nhân viên yêu mến.


4. Tư duy giải pháp và năng lượng tích cực

Mọi người đều muốn nghe những lời tích cực và đặc biệt là ở nơi làm việc, nơi có nhiều sự căng thẳng và áp lực nhất. Năng lượng của sếp sẽ ảnh hưởng đến năng lượng toàn bộ nhân viên. Do đó giữ được năng lượng ổn định và sự quân bình nội tâm là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Hãy tự hỏi liệu bạn có phải là người luôn tìm kiếm một con đường sáng ngay cả trong những tình huống đầy thách thức? Liệu bạn có thường xuyên đặt câu hỏi và giúp nhân viên nhìn về các mục tiêu tốt đẹp phía trước, và cho họ những lý do để cố gắng? Sếp là người truyền lửa, do đó hãy luôn luôn chú trọng để nuôi dưỡng ngọn lửa của mình đừng để nó tắt lụi và héo hắt rồi trông chờ nhân viên của bạn cũng sẽ làm việc hăng say, tích cực.


5. Đưa ra lời khen khi thích hợp

Ai cũng thích được khen ngợi vì công việc mà họ đã làm tốt và đây là động lực lớn nhất để khiến các nhân viên của bạn hào hứng làm việc. Để thực sự được đánh giá cao với tư cách là một nhà quản lý có năng lực, hãy luôn đưa ra lời đánh giá và khen thưởng cho nhân viên khi họ hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn.


6. Thấu hiểu nhân viên

Để đạt được kết quả tốt nhất, quản lý cần hiểu rõ cách thức làm việc và điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Bạn cần dành nhiều thời gian để quan sát, đồng sự (cùng làm) với nhân viên của mình. Đến khi đã tương đối hiểu rõ và chắc về một nhân sự, lúc đó bạn mới có thể tự tin trao quyền và buông ra. Và chỉ xuất hiện những lúc cần thiết để nâng tầm hoặc giải quyết 1 vấn đề nào đó lớn hơn năng lực của nhân sự đó.

Bạn sẽ giữ cho cả nhóm được làm việc trên cùng 1 nền tảng, luôn tạo ra sự giao tiếp thường xuyên để các thành viên liên tục chia sẻ, đóng góp ý kiến trong công việc.


7. Đối xử với nhân viên tôn trọng

Nhiều người quản lý nghĩ rằng to tiếng, quát nạt cấp dưới là một cách để tạo động lực hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế đó là cách làm không mấy hiệu quả. Số ít nhà nhà lãnh đạo phân biệt rõ giữa sự “uy lực” và “thô lỗ”.

Thỉnh thoảng có thể bạn lớn tiếng, tạo sức ép để nhân viên nghiêm túc làm việc tuy nhiên bạn cần cho nhân viên biết bạn luôn tôn trọng và quan tâm đến họ. Nếu bạn biết kết hợp khéo léo hai yếu tố Ân - Uy, bạn sẽ có được sự tín nhiệm và nể phục từ nhân viên. Khi được tôn trọng nhân viên của bạn sẽ cảm thấy tự tin, đưa ra quyết định và làm việc tích cực hơn.


8. Trao quyền và tin tưởng

Nếu bạn thường xuyên can thiệp vào quá trình làm việc hàng ngày của nhân viên. Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và bị kiểm soát. Hãy tạo cho đội nhóm của bạn không gian để tự do làm việc, quản lý kết quả thay vì quản lý quá trình. Tập trung vào việc đạt được mục tiêu thay vì cách thức làm việc.

Khi bạn tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và không bị giám sát quá nhiều nhân viên sẽ có nhiều ý tưởng để làm việc tích cực và nâng cao hiệu suất hơn.


9. Biết cách đặt câu hỏi đúng

Việc hỏi những câu hỏi có ý nghĩa là một trong những bí quyết để khơi gợi khả năng giải quyết vấn đề cho nhân viên. Thay vì đưa ra ngay giải pháp và tự mình giải quyết vấn đề, người quản lý sẽ đặt ra câu hỏi để kích thích sự tư duy của nhân viên.

Giúp họ tự đúc kết vấn đề và sau đó ra quyết định. Một người sếp giỏi không phải là người làm tất cả, mà biết cách để hướng dẫn và nâng tâm cho nhân viên của mình. Khi bạn đặt câu hỏi, bạn cũng cho thấy được sự quan tâm và hứng thú với công việc của nhân viên và tạo nên sự gắn kết, gần gũi. Thứ hai là bạn cho mình cơ hội để “mở khóa” các thông tin có giá trị mà trước đây bạn có thể chưa biết. Từ đó ra quyết định hoặc giải quyết các vấn đề quan trọng.


10. Hướng đến mục tiêu ý nghĩa, cao cả

Đối với bạn, đảm nhận vị trí quản lý không phải để kiếm được nhiều tiền hơn hay quyền lực. Bạn muốn cống hiến, đưa công ty đạt hướng đến những mục tiêu cao cả hơn như tạo ra giá trị cho xã hội, làm kinh doanh trên nền tảng của sự tử tế và nâng tầm nhân viên.

Bạn luôn có các ý tưởng để làm những việc khó và là người làm gương. Bạn đồng cam cộng khổ và sâu sát với nhân viên, từ đó biết những nút thắt trong quy trình để tìm cách hoá giải, cải thiện nó. Bạn truyền động lực và cảm hứng mạnh mẽ cho nhân viên không chỉ trong tinh thần cống hiện, phục vụ mà còn nhân cách sống của bạn.


11. Tấm gương học tập và truyền cảm hứng cho nhân viên

Bạn biết rằng đảm nhận vai trò quản lý không hề dễ dàng và biết cách quản lý hiệu quả một đội nhóm không phải là điều bạn có thể học được chỉ trong một sớm một chiều. Do đó, bạn không ngừng nỗ lực học hỏi. Bạn thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo hoặc tham gia các khóa học cùng đội ngũ. Đối với bạn, sự học hỏi là một quá trình không dừng nghỉ.

Trong tổ chức bạn, văn hoá học tập rất nổi bật. Nhân viên được đào tạo liên tục để trở nên sắc bén và tinh nhuệ hơn trong công việc. Được hoàn thiện bản thân là một trong những động lực lớn nhất khiến nhân viên sẵn sàng cống hiến và gắn bó với công ty. Do đó, người quản lý làm gương và truyền cảm hứng cho nhân viên về việc học tập là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu suất doanh nghiệp!

Quản trị tốt nhân sự là bí quyết để tối ưu sức mạnh, nguồn lực và hiệu quả của Doanh nghiệp

Quản lý nhân sự tốt là NỀN TẢNG để phát triển của mọi doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề trong quản lý nhân sự như:

- Tuyển mãi mà không tim được nhân sự ưng ý, làm được việc

- Tuyển dụng sai gây tốn kém chi phí và công sức đào tạo

- Không có lộ trình đào tạo và đo lường hiệu quả của nhân sự

- Lo lắng vì nhân viên thường xuyên nhảy việc, đặt người sai vị trí dẫn đến không hiệu quả

- Khó kết nối toàn đội ngũ với mục tiêu chung của doanh nghiệp

- Truyền thông nội bộ yếu kém, đội nhóm làm việc không có “văn hoá chung”

- Lãnh đạo kiệt sức và không tạo ra được đội ngũ kế thừa…

Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân cốt lõi là doanh nghiệp chưa có TRIẾT LÝ sâu sắcVĂN HOÁ về “tuyển dụng” và “quản trị nhân sự”. Hệ thống triết lý, văn hoá này được thể hiện ở 3 giai đoạn: TUYỂN - DÙNG và NÂNG TẦM.

Để tạo nên sự thay đổi toàn diện trong tổ chức, trước hết người lãnh đạo cần có tầm nhìn bức tranh tổng quan về vận hành doanh nghiệp!

Sau đó là ứng dụng nghệ thuật Đánh giá, Đọc vị năng lực con người để sắp xếp vị trí kết hợp Ân Uy để dùng người.


Các bạn đang quan tâm Xây dựng đội ngũ, ứng dụng Minh triết phương Đông, tối giản hoá quy trình và công cụ phức tạp, tham khảo 2 khoá “Team - Bí quyết xây dựng đội ngũ” Tinh hoa lãnh đạo Á Đông sẽ giải quyết bài toán tận gốc rễ nhé!

Tiết kiệm 10-20 năm học - thử sai Nghề Quản trị - Nhân sự - Đội ngũ!

Khai phóng năng lực lãnh đạo theo phong cách Á Đông!


Hẹn gặp tại Hà Nội và Hồ Chí Minh!

11 DẤU HIỆU CHO THẤY SẾP QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ

Trong cuốn ”Từ tốt đến vĩ đại”, tác giả Jim Collins đã đúc kết: Mọi sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều xoay quanh con người. “Những công ty vĩ đại đưa vấn đề con người đi trước vấn đề công việc, trước tầm nhìn, trước chiến lược, trước tổ chức công ty, trước công nghệ....”

Do đó, năng lực quản trị nhân sự gần như là một trong những năng lực chủ chốt nhất đề sếp/quản lý điều hành một công ty hiệu quả!

năng lực quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng
Năng lực quản lý nhân sự là năng lực chủ chốt và quan trọng của Sếp/Leader

I. Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì?

Nghệ thuật quản lý nhân sự là sự khéo léo trong việc tuyển chọn và sử dụng nhân viên để đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất của tổ chức.

Nghệ thuật quản lý nhân sự là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của một doanh nghiệp. Tuy yếu tố này không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng nó đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu suất lao động và chất lượng sản phẩm của tổ chức đó.

Những người quản lý nhân sự giỏi là những người có khả năng kiểm soát các vấn đề về con người hiệu quả và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và các cấp lãnh đạo.

Từ đó phát huy hết tiềm năng, tiềm lực con người giúp công ty tối ưu hoá nguồn lực và phát triển hiệu quả nhất!

II. Tầm quan trọng của việc quản trị nhân sự?

Cổ nhân có câu “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Dù làm kinh tế hay bất cứ công việc gì, yếu tố con con người luôn đóng vai trò quan trọng trong thành công của bất cứ tổ chức nào.


Do đó những doanh nghiệp vươn đến đỉnh cao thành công là những doanh nghiệp rất chú trọng và đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực và đào tạo con người! Các tập đoàn hàng đầu trên thế giới là một ví dụ. Ở những công ty này, yếu tố con người luôn là mục tiêu hàng đầu.

Yếu tố con người cực kỳ quan trọng
Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong bất cứ tổ chức nào

3 lý do khiến các doanh nghiệp nên chú trọng vào phát triển con người:


1. Con người hạnh phúc - lợi nhuận và hiệu suất tăng lên

Khi nhân viên cảm thấy rằng doanh nghiệp chú trọng sự phát triển và lợi ích của mình, nhân viên sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài, cảm thấy hạnh phúc và làm việc hiệu quả.

Theo nghiên cứu của IBM các doanh nghiệp có nhân viên hài lòng, cảm thấy hạnh phúc với công việc tạo ra doanh thu cao hơn 32% so với các tổ chức khác trong khoảng thời gian 5 năm.


Trong hoàn cảnh khi môi trường cạnh tranh kinh doanh ngày càng lớn, thị trường thay đổi liên tục, những doanh nghiệp có đội ngũ có nhân viên nòng cốt toàn tâm cống hiến sẽ là mũi khoan sức mạnh to lớn để bắt kịp nhanh chóng và nhạy bén với thị trường.

Đây là đội ngũ giúp sẵn sàng khai phá thị trường và xây dựng Mối quan hệ với khách hàng, sáng tạo ra những sản phẩm, quy trình tối ưu và hiệu quả nhất!


Ở môi trường này, nhân viên được thử sức ở các vai trò khác để tìm ra công việc phù hợp, nhằm phát huy tối đa sở trường, tiềm năng.

Nhân viên được thoải mái nói lên quan điểm và ý tưởng của mình để tìm ra các phương án, ý tưởng tốt hơn để cải thiện hiệu suất hoặc quy trình làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả của cả công ty.

Nhân viên làm việc hạnh phúc và hiệu suất
Nhân viên hạnh phúc sẽ giúp hiệu quả công việc tăng lên

2. Giảm tỷ lệ nghỉ việc

“Các doanh nghiệp lấy nhân tài làm trung tâm không cần phải điên cuồng thay đổi khi thị trường việc làm đổi thay” - Carol Schultz.

Không một nhân viên nào có thể phát triển trong một môi trường làm việc độc hại. Môi trường làm việc độc hại nhiều mâu thuẫn, xung đột, thiên vị, cạnh tranh không lành mạnh… là những lý do lớn nhất khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Gallup T8/2018 nghiên cứu trên diện rộng có tới 53% số lượng nhân viên muốn nghỉ việc do không hài lòng với công ty hiện tại.

Nếu không phải lấy nhân viên làm trung tâm, một doanh nghiệp sẽ phải “thay máu” liên tục về nhân sự, nhìn nhân viên ra vào liên tục. Từ đó việc tuyển dụng, tìm người trở nên tốn kém và khó khăn.

Một doanh nghiệp không ổn định về nhân sự thì sẽ không thể tăng trưởng hay phát triển được.

Nhân viên chán việc
Các doanh nghiệp chú trọng vào đầu tư và phát triển con người có tỉ lệ nhân viên nghỉ việc thấp nhất

3. Sự hài lòng của khách hàng tăng lên

Khi nhân viên có thái độ làm việc tích cực, năng lượng đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ khách hàng của doanh nghiệp. Sự chăm sóc, phục vụ tận tình, đáng tin cậy của nhân viên chính là chìa khoá khiến khách hàng hài lòngvui vẻ.


Khi khách hàng hài lòng họ sẽ trở thành khách hàng trung thành, trở thành cánh tay nối dài lan tỏa sản phẩm doanh nghiệp. Mua hàng lặp lại và giới thiệu nhiều người hơn nữa mua hàng chính là đóng góp một phần lớn vào việc tăng trưởng doanh số và doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.


III. 11 dấu hiệu cho thấy sếp quản lý nhân sự hiệu quả

Sau đây là 11 dấu hiệu cho thấy sếp quản lý nhân viên hiệu quả. Cùng kiểm tra bạn có bao dấu hiệu nhé.

1. Nhân viên tìm đến để được giúp đỡ

Một người quản lý tốt là người mà nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận và tìm đến để được giúp đỡ. Họ mong muốn được hỗ trợ trong công việc chuyên môn, các dự án, ý tưởng mới và cả những vấn đề cá nhân. Một nhà quản lý thực sự xuất sắc là người tạo nên sự tin tưởng và dễ tiếp cận với nhân viên. Hãy trở thành một người có thể hỗ trợ khi nhân viên gặp rắc rối và quan trọng hơn là tạo cho họ cảm giác đáng tin cậy.


2. Quản lý cảm xúc tốt

Một trong những thử thách lớn nhất mà các nhà quản lý phải đối mặt đó là tính khí nóng nảy, đặc biệt là trong những tình huống gấp gáp hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, đó cũng chính là thời điểm mà sự điềm tĩnh và suy xét cẩn trọng trở nên vô cùng quan trọng.

Nếu bạn là một nhà quản lý có khả năng giữ được bình tĩnh và tỉnh táo khi đối mặt với những thách thức đầy áp lực, bạn sẽ được đánh giá cao và tôn trọng bởi các nhân viên của mình. Bởi vì khi bạn giữ được bình tĩnh, bạn sẽ có cơ hội suy nghĩ và tìm ra các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, giúp đội ngũ hoặc công ty của bạn vượt qua khó khăn.

Điều quan trọng là hãy luôn lạc quan và tin tưởng rằng bạn có thể tìm ra cách để vượt qua mọi thách thức. Bởi khi bạn có tinh thần lạc quan, bạn sẽ có thêm năng lượng và động lực để tiếp tục chiến đấu và đưa công ty đến thành công. Hãy luôn giữ được bình tĩnh của mình trong mọi tình huống, đặc biệt là khi đối mặt với những áp lực và thử thách khó khăn. Đó là cách để bạn trở thành một nhà quản lý đáng tin cậy và được tôn trọng.


3. Cởi mở trong việc tiếp thu các ý kiến trái chiều

Một nhà quản lý thông thái biết rằng mình không hoàn hảo và có thể mắc phải những sai lầm. Do đó, khi đối diện với các ý kiến trái chiều, phàn nàn, chỉ trích họ sẽ cân nhắc, lựa chọn các thông tin phù hợp để hoàn thiện ý tưởng, cải thiện kỹ năng và quá trình ra quyết định của bản thân.

Họ không chấp nhận các ý kiến một cách mù quáng, phóng đại hoặc chỉ trích vô căn cứ, tuy nhiên họ sẽ tạo ra bầu không khí đủ cởi mở để nhân viên có thể thoải mái đóng góp ý kiến, hay nói lên tiếng nói của mình. Học hỏi từ những sai lầm hoặc lời phê bình là một yếu tố quan trọng để trở nên một người quản lý giỏi và lãnh đạo được nhân viên yêu mến.


4. Tư duy giải pháp và năng lượng tích cực

Mọi người đều muốn nghe những lời tích cực và đặc biệt là ở nơi làm việc, nơi có nhiều sự căng thẳng và áp lực nhất. Năng lượng của sếp sẽ ảnh hưởng đến năng lượng toàn bộ nhân viên. Do đó giữ được năng lượng ổn định và sự quân bình nội tâm là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Hãy tự hỏi liệu bạn có phải là người luôn tìm kiếm một con đường sáng ngay cả trong những tình huống đầy thách thức? Liệu bạn có thường xuyên đặt câu hỏi và giúp nhân viên nhìn về các mục tiêu tốt đẹp phía trước, và cho họ những lý do để cố gắng? Sếp là người truyền lửa, do đó hãy luôn luôn chú trọng để nuôi dưỡng ngọn lửa của mình đừng để nó tắt lụi và héo hắt rồi trông chờ nhân viên của bạn cũng sẽ làm việc hăng say, tích cực.


5. Đưa ra lời khen khi thích hợp

Ai cũng thích được khen ngợi vì công việc mà họ đã làm tốt và đây là động lực lớn nhất để khiến các nhân viên của bạn hào hứng làm việc. Để thực sự được đánh giá cao với tư cách là một nhà quản lý có năng lực, hãy luôn đưa ra lời đánh giá và khen thưởng cho nhân viên khi họ hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn.


6. Thấu hiểu nhân viên

Để đạt được kết quả tốt nhất, quản lý cần hiểu rõ cách thức làm việc và điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Bạn cần dành nhiều thời gian để quan sát, đồng sự (cùng làm) với nhân viên của mình. Đến khi đã tương đối hiểu rõ và chắc về một nhân sự, lúc đó bạn mới có thể tự tin trao quyền và buông ra. Và chỉ xuất hiện những lúc cần thiết để nâng tầm hoặc giải quyết 1 vấn đề nào đó lớn hơn năng lực của nhân sự đó.

Bạn sẽ giữ cho cả nhóm được làm việc trên cùng 1 nền tảng, luôn tạo ra sự giao tiếp thường xuyên để các thành viên liên tục chia sẻ, đóng góp ý kiến trong công việc.


7. Đối xử với nhân viên tôn trọng

Nhiều người quản lý nghĩ rằng to tiếng, quát nạt cấp dưới là một cách để tạo động lực hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế đó là cách làm không mấy hiệu quả. Số ít nhà nhà lãnh đạo phân biệt rõ giữa sự “uy lực” và “thô lỗ”.

Thỉnh thoảng có thể bạn lớn tiếng, tạo sức ép để nhân viên nghiêm túc làm việc tuy nhiên bạn cần cho nhân viên biết bạn luôn tôn trọng và quan tâm đến họ. Nếu bạn biết kết hợp khéo léo hai yếu tố Ân - Uy, bạn sẽ có được sự tín nhiệm và nể phục từ nhân viên. Khi được tôn trọng nhân viên của bạn sẽ cảm thấy tự tin, đưa ra quyết định và làm việc tích cực hơn.


8. Trao quyền và tin tưởng

Nếu bạn thường xuyên can thiệp vào quá trình làm việc hàng ngày của nhân viên. Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và bị kiểm soát. Hãy tạo cho đội nhóm của bạn không gian để tự do làm việc, quản lý kết quả thay vì quản lý quá trình. Tập trung vào việc đạt được mục tiêu thay vì cách thức làm việc.

Khi bạn tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và không bị giám sát quá nhiều nhân viên sẽ có nhiều ý tưởng để làm việc tích cực và nâng cao hiệu suất hơn.


9. Biết cách đặt câu hỏi đúng

Việc hỏi những câu hỏi có ý nghĩa là một trong những bí quyết để khơi gợi khả năng giải quyết vấn đề cho nhân viên. Thay vì đưa ra ngay giải pháp và tự mình giải quyết vấn đề, người quản lý sẽ đặt ra câu hỏi để kích thích sự tư duy của nhân viên.

Giúp họ tự đúc kết vấn đề và sau đó ra quyết định. Một người sếp giỏi không phải là người làm tất cả, mà biết cách để hướng dẫn và nâng tâm cho nhân viên của mình. Khi bạn đặt câu hỏi, bạn cũng cho thấy được sự quan tâm và hứng thú với công việc của nhân viên và tạo nên sự gắn kết, gần gũi. Thứ hai là bạn cho mình cơ hội để “mở khóa” các thông tin có giá trị mà trước đây bạn có thể chưa biết. Từ đó ra quyết định hoặc giải quyết các vấn đề quan trọng.


10. Hướng đến mục tiêu ý nghĩa, cao cả

Đối với bạn, đảm nhận vị trí quản lý không phải để kiếm được nhiều tiền hơn hay quyền lực. Bạn muốn cống hiến, đưa công ty đạt hướng đến những mục tiêu cao cả hơn như tạo ra giá trị cho xã hội, làm kinh doanh trên nền tảng của sự tử tế và nâng tầm nhân viên.

Bạn luôn có các ý tưởng để làm những việc khó và là người làm gương. Bạn đồng cam cộng khổ và sâu sát với nhân viên, từ đó biết những nút thắt trong quy trình để tìm cách hoá giải, cải thiện nó. Bạn truyền động lực và cảm hứng mạnh mẽ cho nhân viên không chỉ trong tinh thần cống hiện, phục vụ mà còn nhân cách sống của bạn.


11. Tấm gương học tập và truyền cảm hứng cho nhân viên

Bạn biết rằng đảm nhận vai trò quản lý không hề dễ dàng và biết cách quản lý hiệu quả một đội nhóm không phải là điều bạn có thể học được chỉ trong một sớm một chiều. Do đó, bạn không ngừng nỗ lực học hỏi. Bạn thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo hoặc tham gia các khóa học cùng đội ngũ. Đối với bạn, sự học hỏi là một quá trình không dừng nghỉ.

Trong tổ chức bạn, văn hoá học tập rất nổi bật. Nhân viên được đào tạo liên tục để trở nên sắc bén và tinh nhuệ hơn trong công việc. Được hoàn thiện bản thân là một trong những động lực lớn nhất khiến nhân viên sẵn sàng cống hiến và gắn bó với công ty. Do đó, người quản lý làm gương và truyền cảm hứng cho nhân viên về việc học tập là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu suất doanh nghiệp!

Quản trị tốt nhân sự là bí quyết để tối ưu sức mạnh, nguồn lực và hiệu quả của Doanh nghiệp

Quản lý nhân sự tốt là NỀN TẢNG để phát triển của mọi doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề trong quản lý nhân sự như:

- Tuyển mãi mà không tim được nhân sự ưng ý, làm được việc

- Tuyển dụng sai gây tốn kém chi phí và công sức đào tạo

- Không có lộ trình đào tạo và đo lường hiệu quả của nhân sự

- Lo lắng vì nhân viên thường xuyên nhảy việc, đặt người sai vị trí dẫn đến không hiệu quả

- Khó kết nối toàn đội ngũ với mục tiêu chung của doanh nghiệp

- Truyền thông nội bộ yếu kém, đội nhóm làm việc không có “văn hoá chung”

- Lãnh đạo kiệt sức và không tạo ra được đội ngũ kế thừa…

Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân cốt lõi là doanh nghiệp chưa có TRIẾT LÝ sâu sắcVĂN HOÁ về “tuyển dụng” và “quản trị nhân sự”. Hệ thống triết lý, văn hoá này được thể hiện ở 3 giai đoạn: TUYỂN - DÙNG và NÂNG TẦM.

Để tạo nên sự thay đổi toàn diện trong tổ chức, trước hết người lãnh đạo cần có tầm nhìn bức tranh tổng quan về vận hành doanh nghiệp!

Sau đó là ứng dụng nghệ thuật Đánh giá, Đọc vị năng lực con người để sắp xếp vị trí kết hợp Ân Uy để dùng người.


Các bạn đang quan tâm Xây dựng đội ngũ, ứng dụng Minh triết phương Đông, tối giản hoá quy trình và công cụ phức tạp, tham khảo 2 khoá “Team - Bí quyết xây dựng đội ngũ” Tinh hoa lãnh đạo Á Đông sẽ giải quyết bài toán tận gốc rễ nhé!

Tiết kiệm 10-20 năm học - thử sai Nghề Quản trị - Nhân sự - Đội ngũ!

Khai phóng năng lực lãnh đạo theo phong cách Á Đông!


Hẹn gặp tại Hà Nội và Hồ Chí Minh!

570 views0 comments