top of page
Writer's pictureKim Pastel

7 HIỆU ỨNG TÂM LÝ KINH ĐIỂN

Updated: Nov 24, 2023

Đôi khi chúng ta làm điều gì đó và không hiểu sao mình lại làm như vậy? Thực ra có những hiệu ứng tâm lý phía sau những hành động mà nếu không để ý kỹ chúng ta không biết. 7 hiệu ứng đại kinh điển của tâm lý học sẽ giúp chúng ta lý giải nhiều hiện tượng tuy gần gũi nhưng không phải ai cũng hiểu.

1. HIỆU ỨNG BÁNH ĐÀ

Sau kì nghỉ, bạn quay lại làm việc nhưng luôn cảm thấy khác thường và khó khăn? Đối diện với công việc bạn cảm thấy có một lực kéo lại về phía sau, khiến bạn không muốn bắt tay vào công việc, cảm giác muốn né tránh?

Đây chính là biểu hiện mà người ta vẫn thường gọi là “hiệu ứng bánh đà”.

Vì để cho bánh đà không ngừng chuyển động, ngay từ khi bắt đầu chúng ta phải dùng rất nhiều sức lực, một vòng rồi một vòng và lặp lại…Khi đạt đến một mức độ nào đó thì trọng lực và động lượng sẽ tạo thành một phần của lực đẩy. Lúc này, bạn không cần phải tốn thêm sức lực nào nữa, bánh đà sẽ giữ nguyên trạng thái tăng tốc và không ngừng chuyển động.

Hiệu ứng bánh đà nói lên một quy luật tất yếu trong cuộc sống: Khi tích luỹ điều gì đó đủ nhiều thì sau đó trạng thái đó nó sẽ tự động vận hành!

Điều này đúng cho cả những việc gấp và cả những thói quen lâu dài.

Ví dụ. Khi viết văn, phần khó nhất là phần mở bài, tuy nhiên chỉ cần ngồi vào bàn, đặt bút viết những dòng đầu tiên thì công việc viết sẽ bắt đầu được kích hoạt. Bánh đà bắt đầu chuyển động và chúng ta sẽ dần đi vào trạng thái tuôn chảy những ý tưởng.

Tương tự, khi rèn luyện thói quen tập thể dục. Những ngày đầu là những ngày rất khó khăn. Tuy nhiên nếu chúng ta thiết lập được bánh đà, bỏ ra mỗi ngày 5,10 phút để chạy ra ngoài. Thì sau 1 khoảng thời gian 10-20 ngày, khi năng lượng được tích lũy đủ thì chúng ta sẽ bước ra ngoài để chạy một cách dễ dàng.

Chuẩn bị đối mặt với thử thách mới thì phải vượt qua được vấn đề tâm lý, còn lại thì nắm lấy mấu chốt để giải quyết đó là bí quyết của thành công!


Hiệu ứng bánh đà không có nghĩa là là một lần vất vả, suốt đời nhàn hạ. Mà là ngay tại thời điểm bắt đầu nếu bạn dễ dàng bỏ cuộc và đầu hàng với tâm lý chống cự của mình, thì bạn đang bỏ qua cơ hội để bản thân được trưởng thành.


tư duy bánh đà
Tư duy bánh đà - cứ bắt đầu rồi xe sẽ lăn bánh

2. HIỆU ỨNG CÂY NẤM

Bước ra khỏi "vùng an toàn" thật khó.

Nhiều bạn trẻ mới bắt đầu đi làm luôn cảm thấy mình không được coi trọng. Họ sẽ được giao làm những việc lặt vặt, bị phớt lờ hoặc bỏ mặc cho bản thân tự lo liệu. Họ nhận về không ít những lời phán xét, chê bai, chỉ trích, thậm chí còn bị kỷ luật và bị phạt.

Cảm giác tủi thân một mình này giống như cây nấm mọc lặng lẽ trong một góc tối. Song nấm sinh trưởng phải trải qua quá trình như vậy, và sự trưởng thành của con người cũng phải trải qua quá trình tương tự.

Cảm giác "mù mịt tương lai" sẽ kéo dài trong suốt "thời kỳ nấm" - nó không được coi trọng cho đến khi cao lớn và khỏe mạnh.

Nếu chúng ta tin vào giá trị của mình, cách duy nhất để chúng ta vươn lên là sự cố gắng không ngừng, làm việc chăm chỉ mỗi phút giây. Khi đó, mọi kết quả sẽ được thời gian chứng minh.

Chúng ta đừng tự co rụt mình lại, tự ti và suy nghĩ tiêu cực. Mọi sự trì trệ, lo lắng hèn nhát sẽ kéo dài thời gian thành "cây nấm". Đến cuối cùng, loay hoay rất nhiều nhưng lại bỏ lỡ cơ hội, không thể thay đổi tương lai.

3. HIỆU ỨNG LỒNG CHIM

Năm 1907, nhà tâm lý học người Mỹ William James và nhà vật lý Carlson đã tranh luận về một vụ cá cược thú vị. James nói: "Tôi có một kế hoạch chắc chắn sẽ khiến bạn nuôi một con chim".

Carlson không tin: "Không thể nào, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nuôi chim".

Vì vậy, James đã tặng Carlson một chiếc lồng chim tinh xảo. Kể từ ngày đó, những vị khách đến nhà Carlson luôn quan tâm hỏi anh sau khi nhìn thấy chiếc lồng trống rỗng: "Con chim của anh đâu?".

Những lời giải thích lặp đi lặp lại của Carlson chỉ khiến các vị khách thêm bối rối. Thời gian trôi qua, Carlson bực mình đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua một con chim.

Carlson hoàn toàn bị điều khiển bởi "lồng chim" của James, sự tự nhận thức biến mất và kết quả bị người khác thao túng. Vì ai đó đã cho tôi một cái lồng chim, nên tôi đã nuôi một con chim. Đây là hiệu ứng tâm lý "lồng chim".

Trong cuộc sống của chúng ta, tình huống vô thức bị thao túng bởi những thứ khác cũng là một biểu hiện của hiệu ứng lồng chim.

Nhiều người thường nói muốn "thắt lưng buộc bụng" nhưng vẫn cứ mua những thứ mình không cần. Họ thường chấp nhận mua thêm những phụ kiện kèm theo, chỉ để tô điểm cho bộ quần áo mới được hợp thời trang hơn.

Tác động của hiệu ứng lồng chim đối với cuộc sống có hai mặt, mấu chốt nằm ở cách vận dụng nó. Một trong những cách để tận dụng hiệu ứng tâm lý này đó là tạo ra môi trường thuận lợi để giúp rèn luyện và học tập.

Ví dụ: Muốn đọc sách thì hãy để sẵn cuốn sách trên bàn, trong phòng ngủ, những chỗ dễ với tay để lấy… Để khi nào, chỉ cần có ý nghĩ đọc sách thì luôn tiện tay tìm được một cuốn sách ưng ý để đọc mà không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm.

Muốn rèn thói quen vận động, tập thể dục hãy mặc sẵn bộ đồ thể thao để bất cứ lúc nào cũng có thể ra ngoài vận động ngay lập tức mà không cần chần chừ…

Ứng dụng “hiệu ứng lồng chim” để tạo ra những thói quen hữu ích, khiến bản thân được phát triển cả ba phẩm chất Đạo đức - Trí tuệ - Nghị Lực đó là bí quyết giúp bạn tiến bộ.

hiệu ứng lồng chim
Hiệu ứng lồng chim - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thói quen tốt

4. HIỆU ỨNG NGỰA HOANG

Quản lý cảm xúc là khởi đầu của việc quản lý cuộc sống của bạn.

Trên các đồng cỏ châu Phi có một loại dơi ma cà rồng thường cắn vào chân ngựa hoang để hút máu. Chúng rời đi sau khi hút đầy máu, nhưng rất nhiều con ngựa hoang cũng vì nó hành hạ đến chết.

Theo các nhà động vật học, lượng máu bị dơi hút rất ít, còn lâu mới đủ để gây chết người. Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết cho những con ngựa hoang dã này là cơn thịnh nộ và phi nước đại. Phản ứng cảm xúc dữ dội của chúng là nguyên nhân gây ra cái chết ngay lập tức, trong khi dơi ma cà rồng chỉ là một tác động bên ngoài.

Cũng giống như kiểu người dễ mất kiểm soát cảm xúc, họ vì một chuyện vặt vãnh mà nổi cáu, giận dữ, do đó khó làm được việc lớn. Họ thường tự giày vò mình bằng lỗi lầm của người khác, để rồi cuối cùng tự làm hại mình như đàn ngựa hoang này.

Nếu bạn không thể học cách quản lý cảm xúc của mình, cuộc sống của bạn sẽ trở nên mất kiểm soát.

Khi bạn thấy rằng mọi thứ đều không ổn, trước tiên hãy suy nghĩ xem bạn có đang ở trong tình thế khó xử về mặt cảm xúc hay không. Hãy học cách bình tĩnh trong mọi tình huống. Xem mình có đang bị sa đà quá mức vào cảm xúc hay không?

Khi phát hiện mọi chuyện đều không như ý, trước tiên nên xem xét lại bản thân có đúng là đang quá sa đà vào cảm xúc. Nhận diện cảm xúc, suy ngẫm kỹ để đưa ra hành động sáng suốt là cách ứng xử của người khôn ngoan.

Khoá học rèn luyện về Quan Sát Tâm: Chánh Kiến 2 - Kiến tạo con đường hạnh phúc


5. HIỆU ỨNG VEBLEN

Hiệu ứng Veblen được biết đến như một “căn bệnh” sĩ diện của con người.

Trong cuộc sống, tuy rằng thông thường những hàng hóa càng đắt thì người mua càng ít. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà kinh tế học Thorstein Veblen, rất nhiều cá nhân đã chọn mua những sản phẩm đắt tiền để có được cảm giác hài lòng và mức độ hạnh phúc cao hơn.

Ông phân tích rằng, có hai nguyên nhân khiến con người ta tiêu dùng những thứ hàng hoá đắt tiền và xa xỉ:

Nguyên nhân thứ nhất là sự ghen tị. Những người thiếu điều kiện thường có xu hướng thích phô trương để che giấu điều này. Theo đó, họ lựa chọn các sản phẩm có giá trị hay đắt tiền để được đánh giá cao về bản thân.


Nguyên nhân thứ hai là sự kiêu hãnh. Đa phần mọi người đều muốn thể hiện danh tiếng bằng cách phô trương các sản phẩm mình sử dụng đều có nhãn hiệu.

Chính vì hai nguyên nhân này mà nhiều “ông lớn” trong các ngành kinh doanh đã thực hiện những chiến dịch quảng bá, truyền thông rầm rộ để thu về những con số đáng nể!

Để tránh khỏi cạm bẫy của hiệu ứng Veblen, người tiêu dùng cần luôn giữ được sự tỉnh táo trong quá trình mua sắm. Và cần biết giá trị thật của mình nằm ở đâu, tránh chạy đua theo lối sống phô trương, khoe mẽ đi kèm nhiều hệ luỵ.

6. HIỆU ỨNG GIÓ NAM

Nhà văn người Pháp Jean de La Fontaine đã viết một câu chuyện ngụ ngôn như này: Gió Bắc và gió Nam thi xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường.

Gió Bắc bắt đầu thổi, ra sức thổi thật mạnh nhưng nó không khiến người đi đường bị bay áo ngược lại do quá lạnh người ta càng cuốn chặt và mặc nhiều áo hơn.

Gió Nam bắt đầu thổi những cơn gió thật nhẹ, thoang thoảng cùng với một chút nắng. Người ta cảm thấy thật thoải mái, phóng khoáng trước khoảnh khắc đó và muốn cởi chiếc áo của mình ra để tận hưởng. Và kết quả chiến thắng đã thuộc về gió Nam.

Sở dĩ, gió Nam đạt được mục đích là vì nó hiểu rất rõ nhu cầu của người người đi đường và dự đoán được hành động của họ. Điều này xuất phát từ việc quan sát kỹ lưỡng để hiểu rõ tình huống. Ngược lại, nếu thiếu sự quan sát đa chiều, sự thấu hiểu, đồng cảm hay cố chấp làm theo ý kiến chủ quan của mình thường chúng ta sẽ có những hành động sai lầm.

Theo “hiệu ứng gió Nam”, khi xử lý các mối quan hệ giữa con người với nhau phải đặc biệt chú ý đến cách thức ứng xử và vận dụng ngôn từ. Cùng một mục tiêu nhưng nếu vận dụng cách thức khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau.

Người thông minh nhất định phải có được sự uyển chuyển, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử. “Vạn sự tuỳ duyên”, tuỳ hoàn cảnh, tình huống mà hành xử phù hợp. Đặc biệt nên tránh sự cực đoan, bảo thủ và rập khuôn sẽ dẫn đến những kết cục không mấy tốt đẹp!


Hiệu ứng gió nam
Hiệu ứng gió nam - bài học về sự ứng xử linh hoạt

7. HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN

“Hiệu ứng bầy đàn” là một thuật ngữ mô tả một hiện tượng nhiều người trong xã hội cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó đã khiến cho rất nhiều người khác a dua làm theo.

Nhà sinh vật học người Pháp Henri Fabre đã từng làm một thí nghiệm với sâu róm, ông đặt một đàn sâu róm lên rìa của một bồn hoa, con nọ nối đuôi con kia thành vòng tròn, cạnh rìa bồn hoa. Sau đó Henri Fabre rải một ít lá thông mà sâu róm rất thích ăn vào trong bồn hoa.

Đàn sâu róm bắt đầu nối đuôi nhau bò vòng quanh bồn hoa hết vòng nọ đến vòng kia. Chúng đi liền 7 ngày 7 đêm, và rồi đàn sâu róm đã chết dần do mệt và đói. Một điều đáng thương là, chỉ cần một con sâu róm trong đàn thay đổi một chút lộ trình là có thể ăn được lá thông ở ngay bên cạnh.

Tâm lý bầy đàn chỉ ra nhiều khi chúng ta hành động hoàn toàn hùa theo số động, mà bỏ qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin. Ví dụ như hùa theo mua mã cổ phiếu đang được đẩy giá, tham gia các mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận Ponzi, mua các sản phẩm được truyền thông có nhiều người mua…

Tâm lý đám đông rất dễ dẫn đến mù quáng khiến người ta bị rơi vào những trò lừa bịp hoặc gặp thất bại.

Kết luận

Trên đây là 7 hiệu ứng tâm lý mà con người thường gặp phải. Những hiệu ứng tâm lý này chi phối không nhỏ đến đời sống cũng như tâm lý và cách chúng ta ra quyết định.

Trong thực tế, dù rất am hiểu các học thuyết tâm lý, tuy nhiên chúng ta vẫn gặp khó khăn, loay hoay trong việc ra quyết định và quản lý cảm xúc.


Đôi khi ta vẫn tự nhủ mình, đó là sự “thao túng tâm lý”, nhưng chúng ta vẫn không bước qua được cảm xúc mạnh mẽ

Cách tốt nhất để làm chủ cảm xúc của mình đó chính là thực hành thiền Vipassana - tức kỹ thuật nhận biết, tách rời với chính suy nghĩ và cảm xúc của chính mình!


Các bạn chưa có điều kiện tham gia khoá thiền thì có thể học lớp Chánh Kiến 2 để nắm thật chắc kỹ thuật Quan Sát Tâm. Rồi ứng dụng vào cuộc sống là sẽ ok nhé!


235 views

7 HIỆU ỨNG TÂM LÝ KINH ĐIỂN

Updated: Nov 24, 2023

Đôi khi chúng ta làm điều gì đó và không hiểu sao mình lại làm như vậy? Thực ra có những hiệu ứng tâm lý phía sau những hành động mà nếu không để ý kỹ chúng ta không biết. 7 hiệu ứng đại kinh điển của tâm lý học sẽ giúp chúng ta lý giải nhiều hiện tượng tuy gần gũi nhưng không phải ai cũng hiểu.

1. HIỆU ỨNG BÁNH ĐÀ

Sau kì nghỉ, bạn quay lại làm việc nhưng luôn cảm thấy khác thường và khó khăn? Đối diện với công việc bạn cảm thấy có một lực kéo lại về phía sau, khiến bạn không muốn bắt tay vào công việc, cảm giác muốn né tránh?

Đây chính là biểu hiện mà người ta vẫn thường gọi là “hiệu ứng bánh đà”.

Vì để cho bánh đà không ngừng chuyển động, ngay từ khi bắt đầu chúng ta phải dùng rất nhiều sức lực, một vòng rồi một vòng và lặp lại…Khi đạt đến một mức độ nào đó thì trọng lực và động lượng sẽ tạo thành một phần của lực đẩy. Lúc này, bạn không cần phải tốn thêm sức lực nào nữa, bánh đà sẽ giữ nguyên trạng thái tăng tốc và không ngừng chuyển động.

Hiệu ứng bánh đà nói lên một quy luật tất yếu trong cuộc sống: Khi tích luỹ điều gì đó đủ nhiều thì sau đó trạng thái đó nó sẽ tự động vận hành!

Điều này đúng cho cả những việc gấp và cả những thói quen lâu dài.

Ví dụ. Khi viết văn, phần khó nhất là phần mở bài, tuy nhiên chỉ cần ngồi vào bàn, đặt bút viết những dòng đầu tiên thì công việc viết sẽ bắt đầu được kích hoạt. Bánh đà bắt đầu chuyển động và chúng ta sẽ dần đi vào trạng thái tuôn chảy những ý tưởng.

Tương tự, khi rèn luyện thói quen tập thể dục. Những ngày đầu là những ngày rất khó khăn. Tuy nhiên nếu chúng ta thiết lập được bánh đà, bỏ ra mỗi ngày 5,10 phút để chạy ra ngoài. Thì sau 1 khoảng thời gian 10-20 ngày, khi năng lượng được tích lũy đủ thì chúng ta sẽ bước ra ngoài để chạy một cách dễ dàng.

Chuẩn bị đối mặt với thử thách mới thì phải vượt qua được vấn đề tâm lý, còn lại thì nắm lấy mấu chốt để giải quyết đó là bí quyết của thành công!


Hiệu ứng bánh đà không có nghĩa là là một lần vất vả, suốt đời nhàn hạ. Mà là ngay tại thời điểm bắt đầu nếu bạn dễ dàng bỏ cuộc và đầu hàng với tâm lý chống cự của mình, thì bạn đang bỏ qua cơ hội để bản thân được trưởng thành.


tư duy bánh đà
Tư duy bánh đà - cứ bắt đầu rồi xe sẽ lăn bánh

2. HIỆU ỨNG CÂY NẤM

Bước ra khỏi "vùng an toàn" thật khó.

Nhiều bạn trẻ mới bắt đầu đi làm luôn cảm thấy mình không được coi trọng. Họ sẽ được giao làm những việc lặt vặt, bị phớt lờ hoặc bỏ mặc cho bản thân tự lo liệu. Họ nhận về không ít những lời phán xét, chê bai, chỉ trích, thậm chí còn bị kỷ luật và bị phạt.

Cảm giác tủi thân một mình này giống như cây nấm mọc lặng lẽ trong một góc tối. Song nấm sinh trưởng phải trải qua quá trình như vậy, và sự trưởng thành của con người cũng phải trải qua quá trình tương tự.

Cảm giác "mù mịt tương lai" sẽ kéo dài trong suốt "thời kỳ nấm" - nó không được coi trọng cho đến khi cao lớn và khỏe mạnh.

Nếu chúng ta tin vào giá trị của mình, cách duy nhất để chúng ta vươn lên là sự cố gắng không ngừng, làm việc chăm chỉ mỗi phút giây. Khi đó, mọi kết quả sẽ được thời gian chứng minh.

Chúng ta đừng tự co rụt mình lại, tự ti và suy nghĩ tiêu cực. Mọi sự trì trệ, lo lắng hèn nhát sẽ kéo dài thời gian thành "cây nấm". Đến cuối cùng, loay hoay rất nhiều nhưng lại bỏ lỡ cơ hội, không thể thay đổi tương lai.

3. HIỆU ỨNG LỒNG CHIM

Năm 1907, nhà tâm lý học người Mỹ William James và nhà vật lý Carlson đã tranh luận về một vụ cá cược thú vị. James nói: "Tôi có một kế hoạch chắc chắn sẽ khiến bạn nuôi một con chim".

Carlson không tin: "Không thể nào, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nuôi chim".

Vì vậy, James đã tặng Carlson một chiếc lồng chim tinh xảo. Kể từ ngày đó, những vị khách đến nhà Carlson luôn quan tâm hỏi anh sau khi nhìn thấy chiếc lồng trống rỗng: "Con chim của anh đâu?".

Những lời giải thích lặp đi lặp lại của Carlson chỉ khiến các vị khách thêm bối rối. Thời gian trôi qua, Carlson bực mình đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua một con chim.

Carlson hoàn toàn bị điều khiển bởi "lồng chim" của James, sự tự nhận thức biến mất và kết quả bị người khác thao túng. Vì ai đó đã cho tôi một cái lồng chim, nên tôi đã nuôi một con chim. Đây là hiệu ứng tâm lý "lồng chim".

Trong cuộc sống của chúng ta, tình huống vô thức bị thao túng bởi những thứ khác cũng là một biểu hiện của hiệu ứng lồng chim.

Nhiều người thường nói muốn "thắt lưng buộc bụng" nhưng vẫn cứ mua những thứ mình không cần. Họ thường chấp nhận mua thêm những phụ kiện kèm theo, chỉ để tô điểm cho bộ quần áo mới được hợp thời trang hơn.

Tác động của hiệu ứng lồng chim đối với cuộc sống có hai mặt, mấu chốt nằm ở cách vận dụng nó. Một trong những cách để tận dụng hiệu ứng tâm lý này đó là tạo ra môi trường thuận lợi để giúp rèn luyện và học tập.

Ví dụ: Muốn đọc sách thì hãy để sẵn cuốn sách trên bàn, trong phòng ngủ, những chỗ dễ với tay để lấy… Để khi nào, chỉ cần có ý nghĩ đọc sách thì luôn tiện tay tìm được một cuốn sách ưng ý để đọc mà không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm.

Muốn rèn thói quen vận động, tập thể dục hãy mặc sẵn bộ đồ thể thao để bất cứ lúc nào cũng có thể ra ngoài vận động ngay lập tức mà không cần chần chừ…

Ứng dụng “hiệu ứng lồng chim” để tạo ra những thói quen hữu ích, khiến bản thân được phát triển cả ba phẩm chất Đạo đức - Trí tuệ - Nghị Lực đó là bí quyết giúp bạn tiến bộ.

hiệu ứng lồng chim
Hiệu ứng lồng chim - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thói quen tốt

4. HIỆU ỨNG NGỰA HOANG

Quản lý cảm xúc là khởi đầu của việc quản lý cuộc sống của bạn.

Trên các đồng cỏ châu Phi có một loại dơi ma cà rồng thường cắn vào chân ngựa hoang để hút máu. Chúng rời đi sau khi hút đầy máu, nhưng rất nhiều con ngựa hoang cũng vì nó hành hạ đến chết.

Theo các nhà động vật học, lượng máu bị dơi hút rất ít, còn lâu mới đủ để gây chết người. Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết cho những con ngựa hoang dã này là cơn thịnh nộ và phi nước đại. Phản ứng cảm xúc dữ dội của chúng là nguyên nhân gây ra cái chết ngay lập tức, trong khi dơi ma cà rồng chỉ là một tác động bên ngoài.

Cũng giống như kiểu người dễ mất kiểm soát cảm xúc, họ vì một chuyện vặt vãnh mà nổi cáu, giận dữ, do đó khó làm được việc lớn. Họ thường tự giày vò mình bằng lỗi lầm của người khác, để rồi cuối cùng tự làm hại mình như đàn ngựa hoang này.

Nếu bạn không thể học cách quản lý cảm xúc của mình, cuộc sống của bạn sẽ trở nên mất kiểm soát.

Khi bạn thấy rằng mọi thứ đều không ổn, trước tiên hãy suy nghĩ xem bạn có đang ở trong tình thế khó xử về mặt cảm xúc hay không. Hãy học cách bình tĩnh trong mọi tình huống. Xem mình có đang bị sa đà quá mức vào cảm xúc hay không?

Khi phát hiện mọi chuyện đều không như ý, trước tiên nên xem xét lại bản thân có đúng là đang quá sa đà vào cảm xúc. Nhận diện cảm xúc, suy ngẫm kỹ để đưa ra hành động sáng suốt là cách ứng xử của người khôn ngoan.

Khoá học rèn luyện về Quan Sát Tâm: Chánh Kiến 2 - Kiến tạo con đường hạnh phúc


5. HIỆU ỨNG VEBLEN

Hiệu ứng Veblen được biết đến như một “căn bệnh” sĩ diện của con người.

Trong cuộc sống, tuy rằng thông thường những hàng hóa càng đắt thì người mua càng ít. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà kinh tế học Thorstein Veblen, rất nhiều cá nhân đã chọn mua những sản phẩm đắt tiền để có được cảm giác hài lòng và mức độ hạnh phúc cao hơn.

Ông phân tích rằng, có hai nguyên nhân khiến con người ta tiêu dùng những thứ hàng hoá đắt tiền và xa xỉ:

Nguyên nhân thứ nhất là sự ghen tị. Những người thiếu điều kiện thường có xu hướng thích phô trương để che giấu điều này. Theo đó, họ lựa chọn các sản phẩm có giá trị hay đắt tiền để được đánh giá cao về bản thân.


Nguyên nhân thứ hai là sự kiêu hãnh. Đa phần mọi người đều muốn thể hiện danh tiếng bằng cách phô trương các sản phẩm mình sử dụng đều có nhãn hiệu.

Chính vì hai nguyên nhân này mà nhiều “ông lớn” trong các ngành kinh doanh đã thực hiện những chiến dịch quảng bá, truyền thông rầm rộ để thu về những con số đáng nể!

Để tránh khỏi cạm bẫy của hiệu ứng Veblen, người tiêu dùng cần luôn giữ được sự tỉnh táo trong quá trình mua sắm. Và cần biết giá trị thật của mình nằm ở đâu, tránh chạy đua theo lối sống phô trương, khoe mẽ đi kèm nhiều hệ luỵ.

6. HIỆU ỨNG GIÓ NAM

Nhà văn người Pháp Jean de La Fontaine đã viết một câu chuyện ngụ ngôn như này: Gió Bắc và gió Nam thi xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường.

Gió Bắc bắt đầu thổi, ra sức thổi thật mạnh nhưng nó không khiến người đi đường bị bay áo ngược lại do quá lạnh người ta càng cuốn chặt và mặc nhiều áo hơn.

Gió Nam bắt đầu thổi những cơn gió thật nhẹ, thoang thoảng cùng với một chút nắng. Người ta cảm thấy thật thoải mái, phóng khoáng trước khoảnh khắc đó và muốn cởi chiếc áo của mình ra để tận hưởng. Và kết quả chiến thắng đã thuộc về gió Nam.

Sở dĩ, gió Nam đạt được mục đích là vì nó hiểu rất rõ nhu cầu của người người đi đường và dự đoán được hành động của họ. Điều này xuất phát từ việc quan sát kỹ lưỡng để hiểu rõ tình huống. Ngược lại, nếu thiếu sự quan sát đa chiều, sự thấu hiểu, đồng cảm hay cố chấp làm theo ý kiến chủ quan của mình thường chúng ta sẽ có những hành động sai lầm.

Theo “hiệu ứng gió Nam”, khi xử lý các mối quan hệ giữa con người với nhau phải đặc biệt chú ý đến cách thức ứng xử và vận dụng ngôn từ. Cùng một mục tiêu nhưng nếu vận dụng cách thức khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau.

Người thông minh nhất định phải có được sự uyển chuyển, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử. “Vạn sự tuỳ duyên”, tuỳ hoàn cảnh, tình huống mà hành xử phù hợp. Đặc biệt nên tránh sự cực đoan, bảo thủ và rập khuôn sẽ dẫn đến những kết cục không mấy tốt đẹp!


Hiệu ứng gió nam
Hiệu ứng gió nam - bài học về sự ứng xử linh hoạt

7. HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN

“Hiệu ứng bầy đàn” là một thuật ngữ mô tả một hiện tượng nhiều người trong xã hội cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó đã khiến cho rất nhiều người khác a dua làm theo.

Nhà sinh vật học người Pháp Henri Fabre đã từng làm một thí nghiệm với sâu róm, ông đặt một đàn sâu róm lên rìa của một bồn hoa, con nọ nối đuôi con kia thành vòng tròn, cạnh rìa bồn hoa. Sau đó Henri Fabre rải một ít lá thông mà sâu róm rất thích ăn vào trong bồn hoa.

Đàn sâu róm bắt đầu nối đuôi nhau bò vòng quanh bồn hoa hết vòng nọ đến vòng kia. Chúng đi liền 7 ngày 7 đêm, và rồi đàn sâu róm đã chết dần do mệt và đói. Một điều đáng thương là, chỉ cần một con sâu róm trong đàn thay đổi một chút lộ trình là có thể ăn được lá thông ở ngay bên cạnh.

Tâm lý bầy đàn chỉ ra nhiều khi chúng ta hành động hoàn toàn hùa theo số động, mà bỏ qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin. Ví dụ như hùa theo mua mã cổ phiếu đang được đẩy giá, tham gia các mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận Ponzi, mua các sản phẩm được truyền thông có nhiều người mua…

Tâm lý đám đông rất dễ dẫn đến mù quáng khiến người ta bị rơi vào những trò lừa bịp hoặc gặp thất bại.

Kết luận

Trên đây là 7 hiệu ứng tâm lý mà con người thường gặp phải. Những hiệu ứng tâm lý này chi phối không nhỏ đến đời sống cũng như tâm lý và cách chúng ta ra quyết định.

Trong thực tế, dù rất am hiểu các học thuyết tâm lý, tuy nhiên chúng ta vẫn gặp khó khăn, loay hoay trong việc ra quyết định và quản lý cảm xúc.


Đôi khi ta vẫn tự nhủ mình, đó là sự “thao túng tâm lý”, nhưng chúng ta vẫn không bước qua được cảm xúc mạnh mẽ

Cách tốt nhất để làm chủ cảm xúc của mình đó chính là thực hành thiền Vipassana - tức kỹ thuật nhận biết, tách rời với chính suy nghĩ và cảm xúc của chính mình!


Các bạn chưa có điều kiện tham gia khoá thiền thì có thể học lớp Chánh Kiến 2 để nắm thật chắc kỹ thuật Quan Sát Tâm. Rồi ứng dụng vào cuộc sống là sẽ ok nhé!


235 views0 comments
bottom of page