Hẳn ai ai trong chúng ta cũng từng có ước mơ trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, một người leader tài giỏi, một người đứng đầu mạnh mẽ dám tiên phong và dẫn dắt mọi người để làm nên những điều vĩ đại trong cuộc sống.
Tuy vậy, con đường trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi không phải là một con đường thẳng băng như nhiều người vốn lầm tưởng. Đã không ít người phải đối mặt với áp lực, khó khăn khi đứng trên cương vị của một người lãnh đạo đội nhóm của một bộ phận, công ty, tổ chức hay doanh nghiệp nào đó.
Bài viết sau đây sẽ diễn giải cho bạn hiểu về ý nghĩa thật sự của vai trò lãnh đạo, cũng như những kỹ năng, những yếu tố cốt lõi để có thể trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ – một người có khả năng dẫn dắt đội nhóm cùng phát triển trong vững bền và hạnh phúc.
1. KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA
Trong công việc, vai trò của người lãnh đạo hết sức quan trọng. Nếu không là người tiên phong, có tầm nhìn xa và thu phục được lòng người, bạn sẽ không bao giờ nhận được sự tín nhiệm của nhân viên, cũng như không bao giờ tạo được động lực để họ làm việc hiệu quả.
Một lãnh đạo thực thụ cần có khả năng hay năng lực định hướng, dẫn dắt, khuyến khích và tạo động lực cho các thành viên trong nhóm hoặc nhân viên của công ty.
Tuy nhiên, đây không phải là khả năng bẩm sinh mà phải cần có thời gian tôi luyện, học hỏi, nhìn nhận và rút kinh nghiệm lâu dài. Ngoài ra, muốn làm lãnh đạo giỏi thì cần phải chú trọng và phát triển 7 kỹ năng sau:
1.1. Tầm nhìn xa, trông rộng
Một đội nhóm sẽ trở nên vững mạnh khi người đứng đầu có tầm nhìn tốt cho tương lai. Hiểu một cách đơn giản, người lãnh đạo phải là người biết truyền tải tầm nhìn của mình đến các thành viên trong nhóm và chuyển nó thành tầm nhìn chung cho cả đội.
1.2. Tư duy sáng tạo
Các nhà lãnh đạo sẽ sử dụng tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kỹ năng lãnh đạo nhóm này để khuyến khích các thành viên khác sáng tạo hơn khi làm việc nhóm.
1.3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Người lãnh đạo nhóm cần biết xây dựng kế hoạch và phát triển các chiến lược cụ thể, sau đó thúc đẩy các thành viên thực hiện công việc. Nhờ đó, các thành viên trong nhóm có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đúng thời gian và chỉ tiêu.
Một lãnh đạo giỏi phải là người biết lập kế hoạch tổng quan và thực thi đến tận cùng cùng đội nhóm.
1.4. Kỹ năng tổ chức, phân bổ công việc
Nhà lãnh đạo là người xây dựng kế hoạch, phân bổ công việc và kiểm tra tiến độ công việc. Là một nhà lãnh đạo không có nghĩa là bạn sẽ nhận hết mọi công việc khó mà phải xác định được điểm mạnh, yếu của thành viên để phân chia hợp lý.
Kỹ năng phân bổ công việc sẽ khiến cho các thành viên có ý thức tự giác, chịu trách nhiệm với công việc được giao, tạo cơ hội để họ phát huy sở trường của mình.
1.5. Kỹ năng quản lý thành viên trong nhóm
Một nhà lãnh đạo cần biết cách làm việc với các thành viên trong nhóm. Người trưởng nhóm sẽ phải dẫn dắt, khuyến khích và động viên các thành viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể.
Bạn cần hiểu rõ tác phong và cách ứng xử của từng thành viên khi làm việc chung. Để từ đó, bạn sẽ dễ dàng tạo động lực hay truyền cảm hứng cho các thành viên.
1.6. Kỹ năng Quan Sát – Phân Tích – Đúc Kết
Mọi vị trí trong ban lãnh đạo sẽ có quyền lực lớn hơn các thành viên, nhưng nó luôn đi kèm với trách nhiệm lớn lao hơn thảy. Đặc biệt quyết định của một nhà lãnh đạo luôn tác động mạnh mẽ tới tương lai của đội nhóm hoặc tổ chức. Vì vậy đã là một nhà lãnh đạo thì phải luôn thận trọng đối với từng hành động và quyết định của chính mình.
Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, một nhà lãnh đạo cần có khả năng quan sát thấu đáo, phân tích kỹ lưỡng và đúc kết nguyên nhân cốt lõi và giải pháp cho mọi vấn đề gặp phải.
Nhà lãnh đạo rèn luyện năng lực Quan Sát – Phân Tích – Đúc Kết để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Trong những thời điểm khó khăn, kỹ năng Quan Sát – Phân Tích – Đúc Kết sẽ giúp người lãnh đạo đối phó và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh. Do đó, tiến độ công việc không bị ảnh hưởng và giúp các thành viên yên tâm hơn khi làm việc.
1.7. Kỹ năng quản lý thời gian
Người lãnh đạo phải quản lý tốt thời gian của bản thân cũng như thời gian của các thành viên trong nhóm. Người đứng đầu sẽ sắp xếp và phân chia công việc phù hợp đến từng thành viên. Kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp nhóm gia tăng năng suất làm việc.
2. 3 YẾU TỐ CỐT LÕI ĐỂ ĐỘI NHÓM VỮNG BỀN
Muốn đi xa thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Một người nếu chỉ tập trung phát triển chuyên môn cho bản thân sẽ không thể nào đi xa cùng đội nhóm.
Vì vậy, muốn đội nhóm gắn kết vững bền, lãnh đạo giỏi cần coi mình là người cố vấn, người hướng dẫn, người chỉ đường cho cấp dưới thay vì tự cho mình danh xưng là “sếp” và thiếu đi sự thấu hiểu với nhân viên. Muốn đội nhóm đi dài lâu, một lãnh đạo cần phải hiểu và thực hành 3 điều sau:
2.1. Ưu tiên lắng nghe và thấu hiểu rồi mới chú trọng đào tạo kỹ năng
Người lãnh đạo giỏi hiểu rằng, việc đào tạo, hướng dẫn chỉ có kết quả khi có sự gắn kết trong mối quan hệ giữa SẾP và NHÂN VIÊN, hay nói cách khác là dưới thân phận “thầy” và “trò”. Muốn đào tạo, chuyển giao tốt thì người lãnh đạo phải xây dựng được một mối quan hệ gần gũi, thân tín, phải biết dùng ÂN để lắng nghe, khiến người đồng đội của mình mở lòng chia sẻ về những khó khăn, những thách thức mà họ đang gặp phải.
Một nhà lãnh đạo tài giỏi sẽ biết cách nâng đỡ cho từng thành viên trong nhóm.
Chỉ khi thoát ra khỏi rào cản của danh phận, cấp bậc mà thấu hiểu và chia sẻ với nhau như những người bạn thì việc đào tạo công việc chuyên môn mới có hiệu quả cao nhất. Đây còn gọi là dùng ÂN (“ân” trong ân tình) để lãnh đạo.
Tuy nhiên, một người lãnh đạo chỉ dùng ân tình với nhân viên, không đặt chuẩn mực cao sẽ khiến nhân viên yếu nhớt, ỷ lại, nhưng khi sử dụng UY LỰC (đây là chữ UY theo cổ nhân) thì phải dùng đúng cách, nếu không thì rất dễ trở thành một người sếp hách dịch trong mắt người khác. Để biết sử dụng ÂN – UY linh hoạt cần có sự tư duy sâu sắc, đa chiều từ việc học hỏi và trải nghiệm liên tục từ chính người lãnh đạo.
2.2. Tập trung PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH cho đội nhóm thay vì chỉ đào tạo chuyên môn
Tất nhiên, muốn đào tạo nhân viên thì phải tập trung phát triển năng lực chuyên môn cho vị trí của họ.
Tuy nhiên, người lãnh đạo giỏi không chỉ dừng lại ở việc đó, mà còn vượt lên trên bằng việc giúp đội nhóm định hình và phát triển nhân cách sống, hệ giá trị của bản thân, sự tự nhận thức, sự thấu cảm, lòng biết ơn và sự tôn trọng bản thân cũng như những người xung quanh.
Người lãnh đạo giỏi biết rằng, về dài hạn, việc phát triển tâm thức cho đội ngũ quan trọng hơn rất nhiều so với chỉ đào tạo kỹ năng chuyên môn. Khi đồng ngũ cùng nhau học tập, cùng nhau phát triển chiều sâu tâm thức thì dần dần sẽ thêm gắn kết, từ đồng nghiệp dần dần trở thành huynh đệ chí cốt của nhau.
Người lãnh đạo có thể tổ chức những hoạt động phát triển tâm thức cho cho đội nhóm, chẳng hạn như:
Cùng nhau đọc một quyển sách tinh hoa và đúc kết
Bàn luận chủ đề về tâm thức cùng nhau
Cùng thực hành thiền mỗi ngày, đem chánh niệm vào đời sống
Cùng nhau làm thiện nguyện
2.3. Thuần hóa “CÁI TÔI”, trở thành người có cái tôi nhỏ bé nhất trong TEAM, luôn CÔNG NHẬN và NÂNG ĐỠ tài năng của thành viên
Một đội ngũ vững mạnh là khi tài năng của mỗi cá nhân được phát huy và hài hòa, bổ trợ cho nhau. Vì vậy, người lãnh đạo cần lắng nghe ý tưởng, ý kiến đóng góp của thành viên trong nhóm cho dù ý kiến đó có phi thực tế đến đâu.
Người lãnh đạo giỏi không bao giờ coi ý tưởng nào là ngớ ngẩn, bởi họ biết họ biết bản thân cần là người tiếp thêm năng lượng và sự đam mê chứ không phải gáo nước lạnh dập tắt nhiệt huyết của cấp dưới.
Họ phải biết cách giúp nhân viên phát huy ĐIỂM MẠNH, khắc phục ĐIỂM YẾU và giúp cho cấp dưới của họ theo đuổi những đam mê thầm kín, những ước mơ lớn khao trong đời sống thường ngày của riêng họ.
Tóm lại, lãnh đạo giỏi không phải tạo ra đám đông theo mình, mà là tạo thêm nhiều những lãnh đạo giỏi khác. họ cần chú trọng phát triển tâm thức lẫn kỹ năng của người đồng đội trong nhóm, vì chỉ có khi đó thì đội ngũ mới có thể vững bền, làm việc trong hạnh phúc và hiệu quả dài lâu.
Sắp tới tôi có lớp Tinh Hoa Lãnh Đạo Á Đông – chìa khóa gỡ rối khúc mắc, giải quyết trăn trở cho sếp, CEO, leader, chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng đội ngũ gắn kết vững bền.
Chỉ trong 1 ngày tại HN-SG, bạn sẽ nắm giữ bí kíp:
– Phát triển tư duy, tầm nhìn, nền tảng vững chắc của người lãnh đạo thuộc văn hóa Đông Phương
– Giải quyết tình trạng hời hợt, dễ bị tự ái, chán nản, hay đổi lỗi
– Có lý tưởng, sự quyết tâm, kỷ luật, khiêm tốn của người đứng đầu
– Khả năng hút người giỏi, biết cân bằng Ân-Uy trong xây dựng đội ngũ
– Được đào tạo năng lực xây dựng đội ngũ gắn kết vững bền, hiệu quả và hạnh phúc,…
Để đạt hiệu quả cao: rất nên mang cả đội ngũ 6-10 người đi cùng học >> có góc nhìn chung, đồng lòng chuyển hóa. Nếu không sẽ bị vênh góc nhìn, mất nhiều công sức chia sẻ lại.