top of page

Cách giải quyết mâu thuẫn – thử tài lãnh đạo, cơ hội hay thách thức?

Updated: Apr 12, 2023

Biết cách giải quyết mâu thuẫn đội nhóm chính là nâng tầm khả năng lãnh đạo của bạn.

Mâu thuẫn sinh ra là để chúng ta nhận ra bài học, tuy nhiên có thể nhạy bén đón nhận và bình tĩnh giải quyết, hay hoàn toàn chối bỏ nó là sự lựa chọn của bạn.


  1. Mâu thuẫn đội nhóm, cơ hội hay thách thức với các nhà lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo phải hiểu mâu thuẫn là điều dĩ nhiên sẽ xảy ra đối với bất kỳ tổ chức nào, tuy nhiên nó chính là cơ hội để họ giúp nội bộ đoàn kết hơn.

1.1 Mâu thuẫn là gì?

Mâu thuẫn chính là sự đối lập giữa các sự vật, hiện tượng. Mà thông qua nó, chúng ta sẽ nhận ra được nhiều góc nhìn đa chiều, từ đấu tranh đến thống nhất và chuyển hóa.

Từ đó, thấy được mâu thuẫn đội nhóm trong công ty chính là sự khác biệt về quan điểm từ cá nhân, phòng ban đã dẫn tới xung đột và cần thay đổi. Có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, nhưng nhìn chung ảnh hưởng từ lãnh đạo công ty đến quá trình mâu thuẫn rất quan trọng. Nó quyết định sự phát triển hoặc giậm chân tại chỗ, thậm chí đi lùi của tổ chức.

1.2 Mâu thuẫn đội nhóm là thách thức hay cơ hội

Chúng ta luôn cố gắng để mâu thuẫn không xảy ra, nhưng sẽ không bao giờ có chuyện đó. Với một nhà lãnh đạo giỏi họ sẽ biết cách giải quyết mâu thuẫn để định vị lại tổ chức và là cơ hội để đưa tổ chức phát triển.

Tại Huawei những mâu thuẫn, xung đột là động lực cho từng người phải nhìn lại mình, thay đổi tốt lên. Văn hóa “ném đá công khai, chửi thẳng mặt” là cách họ sử dụng. Mỗi sếp Huawei sẵn sàng xả xuống những phê bình, chỉ trích thẳng thắn và sẵn sàng đón nhận những phản hồi trực tiếp, cụ thể từ đồng nghiệp. Đây là cách “lợi dụng sự giận dữ trong tâm” để họ giúp nhân viên bứt phá, vượt khỏi vòng an toàn để nâng cấp chính mình.

Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của người lãnh đạo là dùng mâu thuẫn để mang lại lợi ích cho người, tập thể (tâm thiện) hay lợi ích cá nhân (sự ích kỷ) sẽ quyết định sự phát triển của tổ chức đó. Người lãnh đạo có tầm nhìn sẽ thấu hiểu mâu thuẫn, để sử dụng đúng mục đích và “bắt đúng bệnh”.


  1. Tiến trình của mâu thuẫn, hiểu để giải quyết tận gốc

Bản chất mâu thuẫn chính là tấm gương để mỗi người soi chiếu, nhìn lại chính mình. Người lãnh đạo có trí tuệ họ sẽ biết dùng “mâu thuẫn” đúng cách. Quan trọng nhất là động cơ.

2.1 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đội nhóm trong tổ chức

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, trong quá trình đào tạo cho các doanh nghiệp tôi nhận ra có một số nguyên nhân chính sau:


  1. Thiếu văn hóa làm việc: Đội nhóm không có văn hóa lắng nghe, thấu hiểu, góc nhìn đơn chiều, không có sự quan sát-phân tích-đúc kết, thiếu văn hóa cùng học tập, đàm luận để mỗi thành viên đều có sự nhận thức chung, không chênh lệch quá lớn!


  1. Thiếu lý tưởng và mục tiêu chung: Mỗi thành viên đều đến với nhau vì lương thưởng, đề cao lợi ích cá nhân mà không vì tập thể.


  1. Thiếu khả năng nhìn nhận lại chính mình: Không có văn hóa soi lại cảm xúc, cái tôi của chính mình, thấu hiểu nội tâm hay ý thức nhận lỗi, sửa sai trong công việc. Thiếu sự thư giãn, thả lỏng, để bị chạy theo công việc, gây căng thẳng, mệt mỏi.


  1. Nguyên nhân quan trọng nhất: Từ người lãnh đạo, nếu họ có trí tuệ sẽ tạo ra mâu thuẫn để tổ chức phát triển, còn ngược lại chính là thiếu trí tuệ, sự làm gương, hòa giải, nhìn nhận vấn đề hời hợt.

2.2 Lộ trình hình thành mâu thuẫn trong doanh nghiệp

Dưới góc nhìn của mình, tôi chia mâu thuẫn trong doanh nghiệp nói chung hoặc bất cứ mối quan hệ nào nói riêng, thành 4 giai đoạn:


  1. Giai đoạn 1: Lý Sự

Mỗi người trong đội nhóm đều có một quan điểm riêng, không có văn hóa đàm luận, lắng nghe trong mỗi cuộc họp.

Liên tục tranh luận, cho rằng ý tưởng mình là đúng, mọi người nên làm theo. Một số thì không đồng tình, cũng không nói ra, chỉ bực bội trong lòng.

Những mâu thuẫn nhỏ không được giải quyết, dần dần sẽ trở thành mâu thuẫn lớn. Thiếu sự thấu hiểu và chấp nhận.


  1. Giai đoạn 2: Sinh sự

Những mâu thuẫn bắt đầu lớn dần, bắt đầu có những drama, nói xấu sau lưng, chia bè phái. Chuẩn bị kế hoạch “tác chiến”, nỗ lực chứng tỏ bản thân.


  1. Giai đoạn 3: Quân sự

Bắt đầu có những sự công kích nhau từ nhỏ đến lớn, hoặc thái độ ra mặt, công khai chiến tranh lạnh. Có những trận khẩu chiến mạnh mẽ thậm chí tuyên bố cạch mặt nhau.

Giai đoạn so kè về hiệu quả giữa mỗi người hoặc đội nhóm.


  1. Giai đoạn 4: Hậu sự

Tùy vào mục đích ban đầu của mâu thuẫn đến từ tâm thiện (giúp đỡ người khác) hoặc tâm bất thiện ( lợi ích cá nhân) thì sẽ quyết định kết quả của giai đoạn này.

Tâm bất thiện: Kết quả chính là đội nhóm từ mặt nhau, rời nhóm, làm việc cho đối thủ cạnh tranh, công kích đáp trả.

Tâm thiện: Đội nhóm đoàn kết, hiểu nhau hơn vì cố gắng vì mục tiêu chung của tổ chức.


  1. Cách giải quyết mâu thuẫn đội nhóm trong công ty

Người Lãnh đạo, trưởng nhóm, leader cần có sự nhạy bén, quan sát đa chiều để “bắt bệnh” kịp thời trong tổ chức, từ đó đưa đúng cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp.

3.1 Lãnh đạo là chốt chặn của Doanh Nghiệp

LÃNH ĐẠO chính là chốt chặn của doanh nghiệp, nếu đội nhóm thường xuyên mâu thuẫn, xung đột nội bộ với tâm bất thiện thì bắt buộc họ cần phải định vị và nâng tầm chính bản thân mình thì mới có khả năng “đứng mũi chịu sào” mà đưa tổ chức phát triển.

Người thủ lĩnh phải giỏi hơn nhân viên về mặt chuyên môn và tố chất lãnh đạo rõ nét thì nhân viên mới nể và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức. Khi đó, đội nhóm không hẳn là sẽ không mâu thuẫn nhưng sẽ cùng ngồi lại và giải quyết với sự tôn trọng và nâng đỡ nhau.

Và người sếp đủ trí tuệ, thì sẽ không phải đối mặt với tình trạng: người tài nghỉ việc, tuyển dụng khó, không đặt đúng người vào vị trí, mâu thuẫn đội nhóm theo hướng tiêu cực.

Lãnh đạo phải luyện phát triển bản thân thật tốt và đưa văn hóa vào triển khai, phát triển trong đội ngũ, để đào tạo và huấn luyện. Vì đây cách duy nhất giúp Doanh Nghiệp phát triển và hạn chế được mâu thuẫn đội nhóm.

3.2 Xây dựng văn hóa Doanh Nghiệp đủ mạnh

Chữ “đồng chí” chính là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp không phải là cái áo, cái logo, mà giá trị cốt lõi chính là sự đồng điệu về chí hướng. Khi đó tâm thức sẽ trùng khớp, người ta gọi là đồng chí. Đó là nền tảng để tổ chức không phải “lợi dụng mâu thuẫn” để doanh nghiệp phát triển.

Văn hóa doanh nghiệp chính là nhân cách của một vị Sếp. Lãnh đạo phải xây dựng nhân cách của mình thành một tấm gương sáng, đóng vai trò người Thầy hiền trí trong Doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng chèo lái con thuyền ra khơi.

Các cổ nhân như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng theo Trần Hưng Đạo đánh giặc vì có ý nghĩa với đất nước và được thỏa chí nam nhi. Thì dù họ có chết trên lưng ngựa thì họ vẫn vui, đây là cách bên tôn giáo, quân đội vẫn đang sử dụng. Đó là tinh thần bất hủ của cổ nhân, vậy ở thời hiện đại chúng ta phải làm gì?

Sau khi nghiên cứu và phân tích cách dùng người, tài lãnh đạo của các bậc Trí thời cổ xưa, tôi đã áp dụng xây dựng chính doanh nghiệp của mình với giá trị cốt lõi sâu sắc. Giải quyết triệt để mâu thuẫn đội nhóm, khâu tuyển dụng đến đào tạo và xây dựng văn hóa Doanh nghiệp

Các bạn có thể tham khảo một số bí quyết trong nghệ thuật lãnh đạo tại đây.

Giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa tốt đẹp sẽ hút những người đủ trăn trở với ý nghĩa công việc mà tổ chức bạn tạo ra. Từ tầm nhìn-ý nghĩa sẽ thu phục được nhân tâm, thì chuyện mâu thuẫn không còn là lý do để nhân tài nghỉ việc, thậm chí lại là cơ hội để tổ chức gắn kết hơn.

Dù bạn có làm sếp hay nhân viên, đừng quên đào tạo và nâng tầm bản thân mỗi ngày!

42 views

Cách giải quyết mâu thuẫn – thử tài lãnh đạo, cơ hội hay thách thức?

Updated: Apr 12, 2023

Biết cách giải quyết mâu thuẫn đội nhóm chính là nâng tầm khả năng lãnh đạo của bạn.

Mâu thuẫn sinh ra là để chúng ta nhận ra bài học, tuy nhiên có thể nhạy bén đón nhận và bình tĩnh giải quyết, hay hoàn toàn chối bỏ nó là sự lựa chọn của bạn.


  1. Mâu thuẫn đội nhóm, cơ hội hay thách thức với các nhà lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo phải hiểu mâu thuẫn là điều dĩ nhiên sẽ xảy ra đối với bất kỳ tổ chức nào, tuy nhiên nó chính là cơ hội để họ giúp nội bộ đoàn kết hơn.

1.1 Mâu thuẫn là gì?

Mâu thuẫn chính là sự đối lập giữa các sự vật, hiện tượng. Mà thông qua nó, chúng ta sẽ nhận ra được nhiều góc nhìn đa chiều, từ đấu tranh đến thống nhất và chuyển hóa.

Từ đó, thấy được mâu thuẫn đội nhóm trong công ty chính là sự khác biệt về quan điểm từ cá nhân, phòng ban đã dẫn tới xung đột và cần thay đổi. Có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, nhưng nhìn chung ảnh hưởng từ lãnh đạo công ty đến quá trình mâu thuẫn rất quan trọng. Nó quyết định sự phát triển hoặc giậm chân tại chỗ, thậm chí đi lùi của tổ chức.

1.2 Mâu thuẫn đội nhóm là thách thức hay cơ hội

Chúng ta luôn cố gắng để mâu thuẫn không xảy ra, nhưng sẽ không bao giờ có chuyện đó. Với một nhà lãnh đạo giỏi họ sẽ biết cách giải quyết mâu thuẫn để định vị lại tổ chức và là cơ hội để đưa tổ chức phát triển.

Tại Huawei những mâu thuẫn, xung đột là động lực cho từng người phải nhìn lại mình, thay đổi tốt lên. Văn hóa “ném đá công khai, chửi thẳng mặt” là cách họ sử dụng. Mỗi sếp Huawei sẵn sàng xả xuống những phê bình, chỉ trích thẳng thắn và sẵn sàng đón nhận những phản hồi trực tiếp, cụ thể từ đồng nghiệp. Đây là cách “lợi dụng sự giận dữ trong tâm” để họ giúp nhân viên bứt phá, vượt khỏi vòng an toàn để nâng cấp chính mình.

Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của người lãnh đạo là dùng mâu thuẫn để mang lại lợi ích cho người, tập thể (tâm thiện) hay lợi ích cá nhân (sự ích kỷ) sẽ quyết định sự phát triển của tổ chức đó. Người lãnh đạo có tầm nhìn sẽ thấu hiểu mâu thuẫn, để sử dụng đúng mục đích và “bắt đúng bệnh”.


  1. Tiến trình của mâu thuẫn, hiểu để giải quyết tận gốc

Bản chất mâu thuẫn chính là tấm gương để mỗi người soi chiếu, nhìn lại chính mình. Người lãnh đạo có trí tuệ họ sẽ biết dùng “mâu thuẫn” đúng cách. Quan trọng nhất là động cơ.

2.1 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đội nhóm trong tổ chức

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, trong quá trình đào tạo cho các doanh nghiệp tôi nhận ra có một số nguyên nhân chính sau:


  1. Thiếu văn hóa làm việc: Đội nhóm không có văn hóa lắng nghe, thấu hiểu, góc nhìn đơn chiều, không có sự quan sát-phân tích-đúc kết, thiếu văn hóa cùng học tập, đàm luận để mỗi thành viên đều có sự nhận thức chung, không chênh lệch quá lớn!


  1. Thiếu lý tưởng và mục tiêu chung: Mỗi thành viên đều đến với nhau vì lương thưởng, đề cao lợi ích cá nhân mà không vì tập thể.


  1. Thiếu khả năng nhìn nhận lại chính mình: Không có văn hóa soi lại cảm xúc, cái tôi của chính mình, thấu hiểu nội tâm hay ý thức nhận lỗi, sửa sai trong công việc. Thiếu sự thư giãn, thả lỏng, để bị chạy theo công việc, gây căng thẳng, mệt mỏi.


  1. Nguyên nhân quan trọng nhất: Từ người lãnh đạo, nếu họ có trí tuệ sẽ tạo ra mâu thuẫn để tổ chức phát triển, còn ngược lại chính là thiếu trí tuệ, sự làm gương, hòa giải, nhìn nhận vấn đề hời hợt.

2.2 Lộ trình hình thành mâu thuẫn trong doanh nghiệp

Dưới góc nhìn của mình, tôi chia mâu thuẫn trong doanh nghiệp nói chung hoặc bất cứ mối quan hệ nào nói riêng, thành 4 giai đoạn:


  1. Giai đoạn 1: Lý Sự

Mỗi người trong đội nhóm đều có một quan điểm riêng, không có văn hóa đàm luận, lắng nghe trong mỗi cuộc họp.

Liên tục tranh luận, cho rằng ý tưởng mình là đúng, mọi người nên làm theo. Một số thì không đồng tình, cũng không nói ra, chỉ bực bội trong lòng.

Những mâu thuẫn nhỏ không được giải quyết, dần dần sẽ trở thành mâu thuẫn lớn. Thiếu sự thấu hiểu và chấp nhận.


  1. Giai đoạn 2: Sinh sự

Những mâu thuẫn bắt đầu lớn dần, bắt đầu có những drama, nói xấu sau lưng, chia bè phái. Chuẩn bị kế hoạch “tác chiến”, nỗ lực chứng tỏ bản thân.


  1. Giai đoạn 3: Quân sự

Bắt đầu có những sự công kích nhau từ nhỏ đến lớn, hoặc thái độ ra mặt, công khai chiến tranh lạnh. Có những trận khẩu chiến mạnh mẽ thậm chí tuyên bố cạch mặt nhau.

Giai đoạn so kè về hiệu quả giữa mỗi người hoặc đội nhóm.


  1. Giai đoạn 4: Hậu sự

Tùy vào mục đích ban đầu của mâu thuẫn đến từ tâm thiện (giúp đỡ người khác) hoặc tâm bất thiện ( lợi ích cá nhân) thì sẽ quyết định kết quả của giai đoạn này.

Tâm bất thiện: Kết quả chính là đội nhóm từ mặt nhau, rời nhóm, làm việc cho đối thủ cạnh tranh, công kích đáp trả.

Tâm thiện: Đội nhóm đoàn kết, hiểu nhau hơn vì cố gắng vì mục tiêu chung của tổ chức.


  1. Cách giải quyết mâu thuẫn đội nhóm trong công ty

Người Lãnh đạo, trưởng nhóm, leader cần có sự nhạy bén, quan sát đa chiều để “bắt bệnh” kịp thời trong tổ chức, từ đó đưa đúng cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp.

3.1 Lãnh đạo là chốt chặn của Doanh Nghiệp

LÃNH ĐẠO chính là chốt chặn của doanh nghiệp, nếu đội nhóm thường xuyên mâu thuẫn, xung đột nội bộ với tâm bất thiện thì bắt buộc họ cần phải định vị và nâng tầm chính bản thân mình thì mới có khả năng “đứng mũi chịu sào” mà đưa tổ chức phát triển.

Người thủ lĩnh phải giỏi hơn nhân viên về mặt chuyên môn và tố chất lãnh đạo rõ nét thì nhân viên mới nể và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức. Khi đó, đội nhóm không hẳn là sẽ không mâu thuẫn nhưng sẽ cùng ngồi lại và giải quyết với sự tôn trọng và nâng đỡ nhau.

Và người sếp đủ trí tuệ, thì sẽ không phải đối mặt với tình trạng: người tài nghỉ việc, tuyển dụng khó, không đặt đúng người vào vị trí, mâu thuẫn đội nhóm theo hướng tiêu cực.

Lãnh đạo phải luyện phát triển bản thân thật tốt và đưa văn hóa vào triển khai, phát triển trong đội ngũ, để đào tạo và huấn luyện. Vì đây cách duy nhất giúp Doanh Nghiệp phát triển và hạn chế được mâu thuẫn đội nhóm.

3.2 Xây dựng văn hóa Doanh Nghiệp đủ mạnh

Chữ “đồng chí” chính là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp không phải là cái áo, cái logo, mà giá trị cốt lõi chính là sự đồng điệu về chí hướng. Khi đó tâm thức sẽ trùng khớp, người ta gọi là đồng chí. Đó là nền tảng để tổ chức không phải “lợi dụng mâu thuẫn” để doanh nghiệp phát triển.

Văn hóa doanh nghiệp chính là nhân cách của một vị Sếp. Lãnh đạo phải xây dựng nhân cách của mình thành một tấm gương sáng, đóng vai trò người Thầy hiền trí trong Doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng chèo lái con thuyền ra khơi.

Các cổ nhân như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng theo Trần Hưng Đạo đánh giặc vì có ý nghĩa với đất nước và được thỏa chí nam nhi. Thì dù họ có chết trên lưng ngựa thì họ vẫn vui, đây là cách bên tôn giáo, quân đội vẫn đang sử dụng. Đó là tinh thần bất hủ của cổ nhân, vậy ở thời hiện đại chúng ta phải làm gì?

Sau khi nghiên cứu và phân tích cách dùng người, tài lãnh đạo của các bậc Trí thời cổ xưa, tôi đã áp dụng xây dựng chính doanh nghiệp của mình với giá trị cốt lõi sâu sắc. Giải quyết triệt để mâu thuẫn đội nhóm, khâu tuyển dụng đến đào tạo và xây dựng văn hóa Doanh nghiệp

Các bạn có thể tham khảo một số bí quyết trong nghệ thuật lãnh đạo tại đây.

Giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa tốt đẹp sẽ hút những người đủ trăn trở với ý nghĩa công việc mà tổ chức bạn tạo ra. Từ tầm nhìn-ý nghĩa sẽ thu phục được nhân tâm, thì chuyện mâu thuẫn không còn là lý do để nhân tài nghỉ việc, thậm chí lại là cơ hội để tổ chức gắn kết hơn.

Dù bạn có làm sếp hay nhân viên, đừng quên đào tạo và nâng tầm bản thân mỗi ngày!

42 views0 comments
bottom of page