top of page

5 cách cai nghiện game cho con chỉ trong vòng 1 tuần mà cha mẹ nào cũng nên biết

Với sự phát triển của xã hội thì hiện nay việc nuôi con xuất hiện nhiều vấn đề. Trong đó việc chủ động cai nghiện game cho con là điều mà nhiều cha mẹ đang hướng tới. Nhưng làm như thế nào mới hiệu quả? Làm như thế nào để không để lại những hậu quả đáng tiếc. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ hôm nay sẽ giúp ích được cho nhiều ba mẹ trên hành trình đồng hành cùng con trẻ.

Cai nghiện game online cần làm sớm vì quá nhiều hậu quả xấu


Trên thực tế không chỉ con trẻ mà hiện nay nhiều người lớn cũng đang rơi vào cạm bẫy của game online. Điều này cũng không có gì khó dễ hiểu khi các hình thức game online luôn có hình thức sinh động, nội dung cải tiến liên tục.


Nghiện game không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn cả tinh thần

Không thể phủ nhận được tác dụng giải trí của game nhưng nếu chơi quá nhiều trong một ngày và trong thời gian dài thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả. Chẳng hạn như:

  • Chậm phát triển về thể chất: do chơi game khiến trẻ dễ bỏ bê việc ăn uống. Tình trạng chán ăn, ăn qua loa, thiếu ngủ do dành thời gian chơi game sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ. Thông thường nếu chơi quá lâu sẽ dẫn đến chậm phát triển về cả chiều cao, cân nặng nhiều trẻ còn bị suy dinh dưỡng, thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.

  • Suy nhược cơ thể: khi chơi game với nội dung, suy nghĩ liên tục sẽ làm cho não bộ bị kích thích, căng thẳng mà không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Đặc biệt hormone dopamine tiết ra thường xuyên cũng tác động đáng kể đến chức năng của não bộ. Con dễ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm

  • Dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật: do phần lớn các nội dung của game đều ít nhiều có nội dung bạo lực nên dễ kích thích hành vi của trẻ ngoài đời thực. Ngoài ra trẻ dễ có những hành vi nói dối, lừa gạt ba mẹ bạn bè… để có tiền chơi game.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách: đặc biệt với giai đoạn chuyển giao giữa trẻ nhỏ và trưởng thành các con rất dễ có xu hướng suy nghĩ lệch lạc khi tự mình khám phá thế giới qua các trò chơi trực tuyến. Ngoài ra khi trẻ chơi game thường ảnh hưởng đến không có nhu cầu tương tác với người khác nên rất dễ dẫn đến hiện tượng giảm khả năng tương tác, rối loạn ngôn ngữ, tự kỷ…

Còn rất nhiều hậu quả khác mà có thể ba mẹ chưa lường trước được. Chẳng hạn như: tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần, giới hạn nghề nghiệp… Chính vì vậy mà cha mẹ nên áp dụng các biện pháp thật sự hiệu quả để giúp con tránh xa được quá đam mê vào điện tử, tivi…

5 cách cai nghiện game cho con mà ba mẹ nào cũng có thể làm

Việc từ bỏ thói quen dành quá nhiều thời gian cho game của con không hề dễ dàng. Nhưng cũng rất nhiều cha mẹ đã thành công. Nếu bạn thật sự trăn trở muốn giúp con thì có thể tham khảo các cách sau.

Cùng con tìm hiểu hậu quả nếu ham chơi game

Để con từ bỏ được thói quen đã hình thành là điều không hề dễ dàng, vì thực tế nó đã giúp con có được niềm vui, giải tỏa được căng thẳng. Đặc biệt các bé chơi game tốt thường khá thông minh, sử dụng máy tính tốt… Muốn con từ bỏ được thói quen này ba mẹ cần có sự trao đổi nhẹ nhàng để cùng con thấy được những hậu quả nếu con vẫn tiếp tục duy trì thói quen.

Có thể con sẽ chưa chấp nhận ngay được những điều mà bạn chia sẻ nhưng dần dần với sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn sẽ giúp con dần dần điều chỉnh thói quen của mình. Thực tế cũng có rất nhiều bé chủ động giảm thời gian chơi game, tuân thủ những lịch được cha mẹ đưa ra. Dùng phương pháp này bạn cần hết sức kiên nhẫn và đồng hành cùng con.

Giảm dần thời gian chơi game của con

Đừng bắt con ngừng chơi game ngay mà hãy cho trẻ thời gian để thích nghi với việc giảm dần thời gian chơi. Việc ngưng chơi quá đột ngột dễ tạo ra tâm lý bứt rứt khó chịu thậm chí phản kháng.


Giảm dần thời gian chơi game cũng là biện pháp nên áp dụng

Ban đầu nên giảm chơi từ 15 đến 30 phút sau đó là ấn định một thời gian chơi cố định trong tuần. Chú ý cần có những hoạt động bổ ích để bù đắp vào thời gian chơi của trẻ: hoạt động thể thao, các trò chơi bổ ích, đọc sách… Việc giúp đỡ cha mẹ việc nhà sau đó được chơi trong 1 tiếng vào cuối tuần cũng là một cách làm hay mà bạn nên tham khảo.

Hướng con đến cách hoạt động rèn luyện thể chất

Đây cũng là một trong rất nhiều cách có thể áp dụng trong quá trình giúp con rời bỏ game, tivi. Các hoạt động thể chất sẽ giúp con lấp được thời gian trống, đầu óc thoải mái sau quá trình học tập căng thẳng. Các hoạt động có thể tham khảo như: võ thuật, bơi lội, các môn thể thao…

Việc tham gia các hoạt động thể thao cũng là cách để con giao tiếp thêm với thế giới bên ngoài. Nhờ đó tăng cường sự tự tin, các kỹ năng cần thiết rất có lợi cho con về sau này.

Dạy con sinh hoạt, học tập khoa học

Thông thường trẻ có nhiều thời gian chơi game tức là thời gian biểu hàng ngày của trẻ chưa được hợp lý. Bạn nên đứng ở vai trò một người bạn đồng hành góp ý để con tự điều chỉnh cho phù hợp.


Hãy giúp con có những hoạt động khoa học thay vì đưa điện thoại cho con

Việc tự xây dựng kế hoạch sẽ giúp con sớm có được tính tự lập cũng như tình thần trách nhiệm. Nhưng để rèn luyện được thì cũng cần phải có sự kiên trì, chấp nhận từ ba mẹ. Nếu con làm sai thì hãy nhẹ nhàng khuyên bảo và nhắc nhở để con hoàn thành đúng lịch trình. Chú ý ngoài nhắc nhở thì cũng nên kết hợp khen ngơi khi cần để giúp con tự tin hơn.

Dành nhiều thời gian cho con

Hiện nay cha mẹ quá bận rộn nên thường phó mặc cho trẻ với chiếc điện thoại, tivi… Chính vì vậy tình trạng trẻ nghiện game ngày càng trở thành một xu hướng của thời đại. Vẫn biết thời gian không có nhiều nhưng bạn hãy dành thời gian thật sự chất lượng cho con, ngồi xuống để thật sự trò chuyện, hiểu được những gì mà con muốn truyền đạt để hiểu hơn về thế giới xung quanh con. Từ đó có được những lời khuyên đúng đắn giúp con tự tin hơn trên hành trình của mình.

Đừng chỉ tìm phương pháp dạy con hãy làm bạn cùng con

Bạn có thể đọc sách cùng con, chơi thể thao cùng con, đi ăn, đi du lịch cùng cũng là biện pháp khá hay giúp gắn kết thêm tình cảm của gia đình cũng như giữa cha mẹ và con cái.

Câu chuyện thực tế về cách cai nghiện game của mẹ Hiền - học viên khóa Dạy con 3 gốc

Chị Hiền Không Quạo là học viên của khóa Dạy con 3 gốc K2 và hiện tại chị đang tiếp tục đồng hành cùng khóa học để lan tỏa triết lý 3 gốc tới nhiều cha mẹ hơn nữa.

Nhà chị Hiền có bạn Bin đang học lớp 7 và bạn Bon đang học lớp 5. Cũng giống như bao đứa trẻ ở thời điểm ham chơi hơn ham học này, hai cậu bé cũng là một tín đồ của game online. Nhất là trong thời kỳ giãn cách, học qua online thì càng là điều kiện thuận lợi để hai em thỏa thích với thú vui của mình. Có những hôm hai bạn nói là học nhưng thực chất là ngồi chơi cùng nhau. Điều này cuối cùng cũng bị mẹ phát hiện và hành trình chị Hiền đã chọn không phải là cấm cản mà là đồng hành cùng con.


Đã có rất nhiều ba mẹ thành công khi linh hoạt áp dụng các biện pháp

Cách của chị đã làm được đúc kết trong vài dòng như sau:

  • Làm bạn: ĐỒNG + HÀNH. Không phải loại bỏ mà THAY THẾ: Thay thế game các hoạt động khác tích cực hơn, vui hơn hoặc vui bằng.

  • Giúp con có thói quen: Đọc sách hay, chơi với bạn tốt, học Thầy hiền trí (3 ngoại lực)

  • Tăng trưởng: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực (3 nội lực)

  • Theo tiến trình: Văn - Tư - Tu (Học cùng con, Tư duy cùng con và chơi cùng con, thực hành cùng con).

Đương nhiên để làm được điều này không phải ngày một ngày hai là có thể làm được mà đó là cả một quá trình đồng hành cùng con. Thậm chí trong thời gian đầu mẹ Hiền cũng đã có những biện pháp cứng rắn để đồng hành. Chẳng hạn như cho con chơi game liên tục - không được nghỉ - đến lúc con quá mệt thì phải xin để NGƯNG - hứa lần sau sẽ không còn ham chơi game như vậy nữa.

Nhưng các con cai nghiện game hoàn toàn có thể tái nghiện trong thời gian ngắn nếu không có các hoạt động hữu ích. Chính vì vậy chị Hiền đã thay thế bằng các hoạt động như đọc sách, chơi thể thao… Nhờ vậy mà không chỉ hai bạn cai được game mà cả nhà còn có thời gian chất lượng để bên nhau, nhất là thời gian cuối tuần các bạn được về nhà (hiện các bé nhà chị Hiền đang học ở Trường Xanh Tuệ Đức)

Một vài gợi ý của chị Hiền Không Quạo chia sẻ trong một chương trình cho các ba mẹ cần tham khảo:

  • Cài đặt phần mềm để kiểm soát việc con chơi game: Microsoft Family: tại đây

  • Ipad: khóa các ứng dụng/ website ko muốn cho con sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định: Xem ngay

  • Không cấm con, hãy dùng tuyệt chiêu: BÁNH MÌ KẸP GIÁO DỤC: Thỏa thuận nguyên tắc chơi GAME với con.

Hành trình đồng hành cùng con trẻ là một quá trình lâu dài, thậm chí cả đời vậy nên việc áp dụng cách cai nghiện game cho con chỉ là một hoạt động rất nhỏ trên hành trình ấy. Không có đứa trẻ nào hư cả chỉ là chúng ta chưa có cách đồng hành thật sự đúng đắn. Hãy thật sự kiên trì, lắng nghe đồng hành để con có những hướng đi thật sự đúng đắn ba mẹ nhé!

2,717 views

5 cách cai nghiện game cho con chỉ trong vòng 1 tuần mà cha mẹ nào cũng nên biết

Với sự phát triển của xã hội thì hiện nay việc nuôi con xuất hiện nhiều vấn đề. Trong đó việc chủ động cai nghiện game cho con là điều mà nhiều cha mẹ đang hướng tới. Nhưng làm như thế nào mới hiệu quả? Làm như thế nào để không để lại những hậu quả đáng tiếc. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ hôm nay sẽ giúp ích được cho nhiều ba mẹ trên hành trình đồng hành cùng con trẻ.

Cai nghiện game online cần làm sớm vì quá nhiều hậu quả xấu


Trên thực tế không chỉ con trẻ mà hiện nay nhiều người lớn cũng đang rơi vào cạm bẫy của game online. Điều này cũng không có gì khó dễ hiểu khi các hình thức game online luôn có hình thức sinh động, nội dung cải tiến liên tục.


Nghiện game không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn cả tinh thần

Không thể phủ nhận được tác dụng giải trí của game nhưng nếu chơi quá nhiều trong một ngày và trong thời gian dài thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả. Chẳng hạn như:

  • Chậm phát triển về thể chất: do chơi game khiến trẻ dễ bỏ bê việc ăn uống. Tình trạng chán ăn, ăn qua loa, thiếu ngủ do dành thời gian chơi game sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ. Thông thường nếu chơi quá lâu sẽ dẫn đến chậm phát triển về cả chiều cao, cân nặng nhiều trẻ còn bị suy dinh dưỡng, thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.

  • Suy nhược cơ thể: khi chơi game với nội dung, suy nghĩ liên tục sẽ làm cho não bộ bị kích thích, căng thẳng mà không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Đặc biệt hormone dopamine tiết ra thường xuyên cũng tác động đáng kể đến chức năng của não bộ. Con dễ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm

  • Dễ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật: do phần lớn các nội dung của game đều ít nhiều có nội dung bạo lực nên dễ kích thích hành vi của trẻ ngoài đời thực. Ngoài ra trẻ dễ có những hành vi nói dối, lừa gạt ba mẹ bạn bè… để có tiền chơi game.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách: đặc biệt với giai đoạn chuyển giao giữa trẻ nhỏ và trưởng thành các con rất dễ có xu hướng suy nghĩ lệch lạc khi tự mình khám phá thế giới qua các trò chơi trực tuyến. Ngoài ra khi trẻ chơi game thường ảnh hưởng đến không có nhu cầu tương tác với người khác nên rất dễ dẫn đến hiện tượng giảm khả năng tương tác, rối loạn ngôn ngữ, tự kỷ…

Còn rất nhiều hậu quả khác mà có thể ba mẹ chưa lường trước được. Chẳng hạn như: tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần, giới hạn nghề nghiệp… Chính vì vậy mà cha mẹ nên áp dụng các biện pháp thật sự hiệu quả để giúp con tránh xa được quá đam mê vào điện tử, tivi…

5 cách cai nghiện game cho con mà ba mẹ nào cũng có thể làm

Việc từ bỏ thói quen dành quá nhiều thời gian cho game của con không hề dễ dàng. Nhưng cũng rất nhiều cha mẹ đã thành công. Nếu bạn thật sự trăn trở muốn giúp con thì có thể tham khảo các cách sau.

Cùng con tìm hiểu hậu quả nếu ham chơi game

Để con từ bỏ được thói quen đã hình thành là điều không hề dễ dàng, vì thực tế nó đã giúp con có được niềm vui, giải tỏa được căng thẳng. Đặc biệt các bé chơi game tốt thường khá thông minh, sử dụng máy tính tốt… Muốn con từ bỏ được thói quen này ba mẹ cần có sự trao đổi nhẹ nhàng để cùng con thấy được những hậu quả nếu con vẫn tiếp tục duy trì thói quen.

Có thể con sẽ chưa chấp nhận ngay được những điều mà bạn chia sẻ nhưng dần dần với sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn sẽ giúp con dần dần điều chỉnh thói quen của mình. Thực tế cũng có rất nhiều bé chủ động giảm thời gian chơi game, tuân thủ những lịch được cha mẹ đưa ra. Dùng phương pháp này bạn cần hết sức kiên nhẫn và đồng hành cùng con.

Giảm dần thời gian chơi game của con

Đừng bắt con ngừng chơi game ngay mà hãy cho trẻ thời gian để thích nghi với việc giảm dần thời gian chơi. Việc ngưng chơi quá đột ngột dễ tạo ra tâm lý bứt rứt khó chịu thậm chí phản kháng.


Giảm dần thời gian chơi game cũng là biện pháp nên áp dụng

Ban đầu nên giảm chơi từ 15 đến 30 phút sau đó là ấn định một thời gian chơi cố định trong tuần. Chú ý cần có những hoạt động bổ ích để bù đắp vào thời gian chơi của trẻ: hoạt động thể thao, các trò chơi bổ ích, đọc sách… Việc giúp đỡ cha mẹ việc nhà sau đó được chơi trong 1 tiếng vào cuối tuần cũng là một cách làm hay mà bạn nên tham khảo.

Hướng con đến cách hoạt động rèn luyện thể chất

Đây cũng là một trong rất nhiều cách có thể áp dụng trong quá trình giúp con rời bỏ game, tivi. Các hoạt động thể chất sẽ giúp con lấp được thời gian trống, đầu óc thoải mái sau quá trình học tập căng thẳng. Các hoạt động có thể tham khảo như: võ thuật, bơi lội, các môn thể thao…

Việc tham gia các hoạt động thể thao cũng là cách để con giao tiếp thêm với thế giới bên ngoài. Nhờ đó tăng cường sự tự tin, các kỹ năng cần thiết rất có lợi cho con về sau này.

Dạy con sinh hoạt, học tập khoa học

Thông thường trẻ có nhiều thời gian chơi game tức là thời gian biểu hàng ngày của trẻ chưa được hợp lý. Bạn nên đứng ở vai trò một người bạn đồng hành góp ý để con tự điều chỉnh cho phù hợp.


Hãy giúp con có những hoạt động khoa học thay vì đưa điện thoại cho con

Việc tự xây dựng kế hoạch sẽ giúp con sớm có được tính tự lập cũng như tình thần trách nhiệm. Nhưng để rèn luyện được thì cũng cần phải có sự kiên trì, chấp nhận từ ba mẹ. Nếu con làm sai thì hãy nhẹ nhàng khuyên bảo và nhắc nhở để con hoàn thành đúng lịch trình. Chú ý ngoài nhắc nhở thì cũng nên kết hợp khen ngơi khi cần để giúp con tự tin hơn.

Dành nhiều thời gian cho con

Hiện nay cha mẹ quá bận rộn nên thường phó mặc cho trẻ với chiếc điện thoại, tivi… Chính vì vậy tình trạng trẻ nghiện game ngày càng trở thành một xu hướng của thời đại. Vẫn biết thời gian không có nhiều nhưng bạn hãy dành thời gian thật sự chất lượng cho con, ngồi xuống để thật sự trò chuyện, hiểu được những gì mà con muốn truyền đạt để hiểu hơn về thế giới xung quanh con. Từ đó có được những lời khuyên đúng đắn giúp con tự tin hơn trên hành trình của mình.

Đừng chỉ tìm phương pháp dạy con hãy làm bạn cùng con

Bạn có thể đọc sách cùng con, chơi thể thao cùng con, đi ăn, đi du lịch cùng cũng là biện pháp khá hay giúp gắn kết thêm tình cảm của gia đình cũng như giữa cha mẹ và con cái.

Câu chuyện thực tế về cách cai nghiện game của mẹ Hiền - học viên khóa Dạy con 3 gốc

Chị Hiền Không Quạo là học viên của khóa Dạy con 3 gốc K2 và hiện tại chị đang tiếp tục đồng hành cùng khóa học để lan tỏa triết lý 3 gốc tới nhiều cha mẹ hơn nữa.

Nhà chị Hiền có bạn Bin đang học lớp 7 và bạn Bon đang học lớp 5. Cũng giống như bao đứa trẻ ở thời điểm ham chơi hơn ham học này, hai cậu bé cũng là một tín đồ của game online. Nhất là trong thời kỳ giãn cách, học qua online thì càng là điều kiện thuận lợi để hai em thỏa thích với thú vui của mình. Có những hôm hai bạn nói là học nhưng thực chất là ngồi chơi cùng nhau. Điều này cuối cùng cũng bị mẹ phát hiện và hành trình chị Hiền đã chọn không phải là cấm cản mà là đồng hành cùng con.


Đã có rất nhiều ba mẹ thành công khi linh hoạt áp dụng các biện pháp

Cách của chị đã làm được đúc kết trong vài dòng như sau:

  • Làm bạn: ĐỒNG + HÀNH. Không phải loại bỏ mà THAY THẾ: Thay thế game các hoạt động khác tích cực hơn, vui hơn hoặc vui bằng.

  • Giúp con có thói quen: Đọc sách hay, chơi với bạn tốt, học Thầy hiền trí (3 ngoại lực)

  • Tăng trưởng: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực (3 nội lực)

  • Theo tiến trình: Văn - Tư - Tu (Học cùng con, Tư duy cùng con và chơi cùng con, thực hành cùng con).

Đương nhiên để làm được điều này không phải ngày một ngày hai là có thể làm được mà đó là cả một quá trình đồng hành cùng con. Thậm chí trong thời gian đầu mẹ Hiền cũng đã có những biện pháp cứng rắn để đồng hành. Chẳng hạn như cho con chơi game liên tục - không được nghỉ - đến lúc con quá mệt thì phải xin để NGƯNG - hứa lần sau sẽ không còn ham chơi game như vậy nữa.

Nhưng các con cai nghiện game hoàn toàn có thể tái nghiện trong thời gian ngắn nếu không có các hoạt động hữu ích. Chính vì vậy chị Hiền đã thay thế bằng các hoạt động như đọc sách, chơi thể thao… Nhờ vậy mà không chỉ hai bạn cai được game mà cả nhà còn có thời gian chất lượng để bên nhau, nhất là thời gian cuối tuần các bạn được về nhà (hiện các bé nhà chị Hiền đang học ở Trường Xanh Tuệ Đức)

Một vài gợi ý của chị Hiền Không Quạo chia sẻ trong một chương trình cho các ba mẹ cần tham khảo:

  • Cài đặt phần mềm để kiểm soát việc con chơi game: Microsoft Family: tại đây

  • Ipad: khóa các ứng dụng/ website ko muốn cho con sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định: Xem ngay

  • Không cấm con, hãy dùng tuyệt chiêu: BÁNH MÌ KẸP GIÁO DỤC: Thỏa thuận nguyên tắc chơi GAME với con.

Hành trình đồng hành cùng con trẻ là một quá trình lâu dài, thậm chí cả đời vậy nên việc áp dụng cách cai nghiện game cho con chỉ là một hoạt động rất nhỏ trên hành trình ấy. Không có đứa trẻ nào hư cả chỉ là chúng ta chưa có cách đồng hành thật sự đúng đắn. Hãy thật sự kiên trì, lắng nghe đồng hành để con có những hướng đi thật sự đúng đắn ba mẹ nhé!

2,717 views0 comments
bottom of page