top of page

Cái tôi quá lớn, sai lầm của người thành công sớm!

Updated: Apr 17, 2023

Những người có cái tôi quá lớn họ rất ít khi để tâm đến suy nghĩ cảm xúc người khác. Có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó họ thường coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Họ luôn cho mình là đẹp là sang, là giỏi là hay, là đỉnh là chóp, còn người khác không là gì.. !?

Từ điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến – egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Con người từ khi sinh ra đời đã tồn tại cái tôi và cái tôi trong mỗi người phát triển theo năm tháng, nó thuộc về cá tính riêng biệt của mỗi người mặc dù chúng ta cùng sống trong một xã hội.

1. Người có cái tôi quá lớn là người không chịu thua kém ai

Trong bất kỳ công việc nào họ đều cho mình là đúng, không chịu lắng nghe không chấp nhận cái sai của mình từ đó hình thành tính cách kiêu ngạo, hống hách bảo thủ cố chấp, nếu nóng nảy không kiểm soát được bản thân có thể gây họa làm khổ mình khổ người khác.

Những người có cái tôi quá lớn họ rất ít khi để tâm đến suy nghĩ cảm xúc người khác. Có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó họ thường coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Họ luôn cho mình là đẹp là sang, là giỏi là hay, là đỉnh là chóp, còn người khác không là gì.. !?

Cái tôi quá lớn, sai lầm của người thành công sớm!

2. Hạ cái tôi bằng cách nào?

Trước tiên chúng ta cần biết nhận diện và chấp nhận điểm hạn chế của mình. Sau đó có thể thực tập sửa dần như sau:

  1. Hãy quay về bên trong và thấu hiểu bản thân mình. Ta chấp nhận những điểm yếu – điểm mạnh để tu sửa và phát huy những điều cần thiết. Nên tác ý với bản thân để tu tập nhắc tâm nhiều lần trong ngày bằng cách thực tập quan sát tâm theo phương pháp thiền Vipassana.

  2. Nhận ra những quy luật tự nhiên của cuộc sống thông qua học tập, quan sát và đúc kết. Ví như quy luật Nhân Quả, Vô Thường, … để thấy rằng bản chất thật sự của cuộc sống không phải là cái tôi, cái của tôi.

  3. Tự xây dựng cho mình môi trường phù hợp – Tam Bảo (nhóm bạn tốt, tủ sách hay, Thầy hiền trí) cùng tu tập và phát triển tâm thức mỗi ngày.

3. Khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết

Hạ cái tôi như thế nào?

“Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu,, Khiêm tốn bao nhiêu còn chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa!”. Cuộc sống không nhất thiết điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi có chấp, hãy lắng nghe để thấu hiểu, nhìn lại mình để điều chỉnh cân bằng bản thân, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.

Núi cao không cần giải thích về độ cao của chính mình, mà vẫn đứng sừng sững trong mây; biển lớn không cần giải thích độ sâu của mình, mà vẫn cứ dung nạp trăm sông không ngừng nghỉ; đất dày không cần giải thích độ dày của mình, mà tấm lòng vẫn bao la nâng đỡ vạn vật …

Một người trở nên thành hay bại, hạnh phúc hay khổ đau, vui vẻ hay u uất đa phần phụ thuộc vào “cái tôi” trong chính bản thân họ. Có câu tính cách con người tạo nên số phận.

Hạnh phúc hay đau khổ chủ yếu do cách nghĩ và cảm nhận sự việc của mỗi người. Con người ý thức được cái TÔI của mình là gì từ đó điều chỉnh cái tôi của bản thân để hoà nhập với mọi người, tuỳ cơ ứng biến để phù hợp với môi trường cuộc sống sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Cái tôi quá lớn chính là rào cản ngăn bạn phát triển bản thân. Hãy cùng hóa giải cái tôi quá lớn của mình để sống hạnh phúc thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống bạn nhé! 

Cái tôi quá lớn, sai lầm của người thành công sớm!

Updated: Apr 17, 2023

Những người có cái tôi quá lớn họ rất ít khi để tâm đến suy nghĩ cảm xúc người khác. Có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó họ thường coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Họ luôn cho mình là đẹp là sang, là giỏi là hay, là đỉnh là chóp, còn người khác không là gì.. !?

Từ điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến – egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Con người từ khi sinh ra đời đã tồn tại cái tôi và cái tôi trong mỗi người phát triển theo năm tháng, nó thuộc về cá tính riêng biệt của mỗi người mặc dù chúng ta cùng sống trong một xã hội.

1. Người có cái tôi quá lớn là người không chịu thua kém ai

Trong bất kỳ công việc nào họ đều cho mình là đúng, không chịu lắng nghe không chấp nhận cái sai của mình từ đó hình thành tính cách kiêu ngạo, hống hách bảo thủ cố chấp, nếu nóng nảy không kiểm soát được bản thân có thể gây họa làm khổ mình khổ người khác.

Những người có cái tôi quá lớn họ rất ít khi để tâm đến suy nghĩ cảm xúc người khác. Có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó họ thường coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Họ luôn cho mình là đẹp là sang, là giỏi là hay, là đỉnh là chóp, còn người khác không là gì.. !?

Cái tôi quá lớn, sai lầm của người thành công sớm!

2. Hạ cái tôi bằng cách nào?

Trước tiên chúng ta cần biết nhận diện và chấp nhận điểm hạn chế của mình. Sau đó có thể thực tập sửa dần như sau:

  1. Hãy quay về bên trong và thấu hiểu bản thân mình. Ta chấp nhận những điểm yếu – điểm mạnh để tu sửa và phát huy những điều cần thiết. Nên tác ý với bản thân để tu tập nhắc tâm nhiều lần trong ngày bằng cách thực tập quan sát tâm theo phương pháp thiền Vipassana.

  2. Nhận ra những quy luật tự nhiên của cuộc sống thông qua học tập, quan sát và đúc kết. Ví như quy luật Nhân Quả, Vô Thường, … để thấy rằng bản chất thật sự của cuộc sống không phải là cái tôi, cái của tôi.

  3. Tự xây dựng cho mình môi trường phù hợp – Tam Bảo (nhóm bạn tốt, tủ sách hay, Thầy hiền trí) cùng tu tập và phát triển tâm thức mỗi ngày.

3. Khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết

Hạ cái tôi như thế nào?

“Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu,, Khiêm tốn bao nhiêu còn chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa!”. Cuộc sống không nhất thiết điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi có chấp, hãy lắng nghe để thấu hiểu, nhìn lại mình để điều chỉnh cân bằng bản thân, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.

Núi cao không cần giải thích về độ cao của chính mình, mà vẫn đứng sừng sững trong mây; biển lớn không cần giải thích độ sâu của mình, mà vẫn cứ dung nạp trăm sông không ngừng nghỉ; đất dày không cần giải thích độ dày của mình, mà tấm lòng vẫn bao la nâng đỡ vạn vật …

Một người trở nên thành hay bại, hạnh phúc hay khổ đau, vui vẻ hay u uất đa phần phụ thuộc vào “cái tôi” trong chính bản thân họ. Có câu tính cách con người tạo nên số phận.

Hạnh phúc hay đau khổ chủ yếu do cách nghĩ và cảm nhận sự việc của mỗi người. Con người ý thức được cái TÔI của mình là gì từ đó điều chỉnh cái tôi của bản thân để hoà nhập với mọi người, tuỳ cơ ứng biến để phù hợp với môi trường cuộc sống sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Cái tôi quá lớn chính là rào cản ngăn bạn phát triển bản thân. Hãy cùng hóa giải cái tôi quá lớn của mình để sống hạnh phúc thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống bạn nhé! 

bottom of page