top of page
Writer's pictureNguyễn Anh Tuân

Câu chuyện về Dạy con qua cách dạy ở trường Westpoint

Updated: Apr 17, 2023

Nhiều người dạy con theo hướng nuông chiều, cho con những điều tốt đẹp nhất vì đó là những điều trước đây họ không có được. Nhưng liệu đó có phải là điều mà chúng ta nên làm? Có một phương pháp rèn luyện ở trong trường đại Westpoint đang được rất nhiều người tìm hiểu. Liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả đối với hành trình đồng hành cùng con trong thời hiện đại? Chúng ta hãy thử tìm hiểu để có những góc nhìn mới nhé.

Dạy con – cách dạy từ câu chuyện ở trường Westpoint

Trong giới CEO quốc tế, nếu nghe ai nói người đó từng học ở Westpoint, người ta sẽ nhìn họ từ trên xuống dưới, nhìn như một thực thể lạ. Nhìn như thể đây là một con người không thể xếp hạng được, một con người hoàn hảo. Chương trình học tại đây rất đa dạng từ vũ trụ đến cách bắt tay, từ cách giao tiếp đến cách gấp mùng mền, chiếu gối. Đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu nhân tâm.

Sinh viên vừa mới vào trường đã bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ, rồi đem qua trụng nước đá, để sau này dù có bất cứ sự cố gì trong đời họ cũng cảm thấy bình thường.

Kỷ luật là một trong những yếu tố quan trọng trong dạy con

Trích : Nhiều người nghe qua thấy rùng mình, cho là quá khắc nghiệt. Nhưng mục tiêu của Westpoint là đào tạo ra những thủ lĩnh của thế giới. Vì vậy nếu nhìn nhận ở góc độ đào tạo nhân tài thì đó là điều kiện để khơi dậy những năng lực, là áp suất chứ không phải khắc nghiệt. “Không có áp lực than bùn sẽ không bao giờ biến thành kim cương” Những sinh viên ưu tú của Westpoint cần một lò luyện áp suất mạnh để trui rèn họ trở thành những miếng thép cứng chắc.

Vậy, để một đứa trẻ trưởng thành đầy nghị lực, bố mẹ phải dạy con bằng tình thương hay bằng áp lực? Một đứa trẻ còn yếu đuối về tình cảm và sức khỏe có thể tình thương là quan trọng. Nhưng một đứa trẻ đã ở mức 5 hoặc 6 điểm – tức là đã bắt đầu vững vàng và tự bước đi được trên đôi chân của mình – thì phải đưa áp lực vào để đứa trẻ bật lên điểm 9. Lúc này, sự yêu thương và bảo bọc con quá mức sẽ vô tình giết chết năng lực tự lập. Nếu muốn trẻ phát huy hết năng lực của mình, bố mẹ phải biết khéo léo sử dụng hai phương tiện “tình yêu thương” và “rèn nghị lực”. Đó là sự kết hợp giữa “ân” và “uy” để đứa trẻ trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

Dạy con 3 gốc – không chỉ phát triển Nghị lực cho con

Vốn là một nhà kinh doanh nhưng chúng tôi lại bén duyên và dấn thân với hành trình giáo dục cách đây hơn mười năm. Điều này xuất phát từ việc tìm trường cho con, chúng tôi cho con tiếp xúc với rất nhiều môi trường nhưng hầu như đều không như ý. Trường quá đầu tư về ngoại ngữ thì các con lại không có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các kiến thức khác. Còn trường tập trung dạy văn hóa lại thiếu hẳn về mặt kỹ năng. Các con chỉ suốt ngày cắm cúi vào những bài dạy trên lớp mà không hề có vận động, biết đến những trò chơi tuổi thơ hạnh phúc mà chúng tôi từng có trước đây.

Các con không chỉ được học kiến thức mà còn kỹ năng

Và chúng tôi đã quyết định mở hệ thống trường Tuệ Đức với hệ triết lý Đạo đức – Trí tuệ – Nghị lực. Một đứa trẻ không chỉ được dạy kiến thức mà còn phải vun bồi tình thương cũng như sự dụng cảm để các con có thể mạnh mẽ vững chãi khi bước vào cuộc đời. Chúng tôi chủ trương trong quá trình đào tạo không chỉ dạy cho các con các kiến thức mà còn có các chương trình kỹ năng xuyên suốt.

Trong trường chúng tôi kẹp giáo dục và các hoạt động kỹ năng vào hầu hết các chương trình. Chẳng hạn như trong giờ ăn cơm các con sẽ tự đi lấy và dọn thức ăn của mình. Đồ ăn chỉ lấy vừa đủ, nếu bạn nào lấy nhiều quá thì phải cố gắng ăn hết, trường hợp bạn nào không dùng hết sẽ phải nhận hình phạt giúp tăng nghị lực: thụt dầu, hít đất. Hình phạt này không chỉ giúp các con nhớ đến việc cẩn trọng khi lấy đồ ăn mà còn biết ghi nhớ công lao của những người đã lao tác để tạo nên bữa ăn đó.

Nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng dù có dạy tốt ra sao nhưng tụi trẻ vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều khi về với gia đình. Dạy tự lập nhưng về nhà vẫn được nuông chiều, dạy các con về thói quen đọc sách sẽ rất khó khi ba mẹ chúng vẫn cầm điện thoại, quá bận rộn với chiếc laptop… Vậy là chúng tôi thành lập câu lạc bộ Dạy con nên người và càng ngày càng có nhiều người đến với câu lạc bộ. Sau dần dần chúng tôi nhận ra triết lý này cần lan rộng đến nhiều gia đình hơn nữa. Và thế là lớp “Dạy con 3 gốc” ra đời.

Dạy con 3 gốc đã thay đổi quan điểm về Dạy con của hàng ngàn ba mẹ

Khóa học này là nơi cha mẹ được học và rèn luyện triết lý giáo dục 3 gốc. Có môi trường với thầy sách bạn để cùng nhau rèn luyện, đưa ba gốc về gia đình của mình. Chúng ta thường chỉ mong muốn làm sao để con thật ngoan, trong khi đó con của ngày hôm nay chính mà do những gì mà bạn gieo của những ngày trước. Có quá nhiều cha mẹ bị mất kết nối với con để rồi gây ra những mối bất hòa trong gia đình. Chỉ khi chúng ta có được phương pháp đúng đắn thì mới có cách để đồng hành cùng con trong hạnh phúc. Thông qua các hoạt động ở lớp, các chương trình camping gắn kết đã giúp nhiều cha mẹ nhận ra và tìm được cách dạy con đúng đắn.

“Cha mẹ là Nhân, con cái là Quả”, chúng ta chỉ có thể trao cho con những gì chúng ta có. Ngay từ bây giờ bạn có thể tìm đến những phương pháp đúng đắn bằng cách tham gia các hoạt động của cộng đồng sống tử tế. Hành trình chuyển biến chính bạn là hành trình thay đổi cho chính gia đình, cho con để từ đó có được những giây phút thật sự hạnh phúc, trọn vẹn và ý nghĩa.

43 views

Câu chuyện về Dạy con qua cách dạy ở trường Westpoint

Updated: Apr 17, 2023

Nhiều người dạy con theo hướng nuông chiều, cho con những điều tốt đẹp nhất vì đó là những điều trước đây họ không có được. Nhưng liệu đó có phải là điều mà chúng ta nên làm? Có một phương pháp rèn luyện ở trong trường đại Westpoint đang được rất nhiều người tìm hiểu. Liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả đối với hành trình đồng hành cùng con trong thời hiện đại? Chúng ta hãy thử tìm hiểu để có những góc nhìn mới nhé.

Dạy con – cách dạy từ câu chuyện ở trường Westpoint

Trong giới CEO quốc tế, nếu nghe ai nói người đó từng học ở Westpoint, người ta sẽ nhìn họ từ trên xuống dưới, nhìn như một thực thể lạ. Nhìn như thể đây là một con người không thể xếp hạng được, một con người hoàn hảo. Chương trình học tại đây rất đa dạng từ vũ trụ đến cách bắt tay, từ cách giao tiếp đến cách gấp mùng mền, chiếu gối. Đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu nhân tâm.

Sinh viên vừa mới vào trường đã bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ, rồi đem qua trụng nước đá, để sau này dù có bất cứ sự cố gì trong đời họ cũng cảm thấy bình thường.

Kỷ luật là một trong những yếu tố quan trọng trong dạy con

Trích : Nhiều người nghe qua thấy rùng mình, cho là quá khắc nghiệt. Nhưng mục tiêu của Westpoint là đào tạo ra những thủ lĩnh của thế giới. Vì vậy nếu nhìn nhận ở góc độ đào tạo nhân tài thì đó là điều kiện để khơi dậy những năng lực, là áp suất chứ không phải khắc nghiệt. “Không có áp lực than bùn sẽ không bao giờ biến thành kim cương” Những sinh viên ưu tú của Westpoint cần một lò luyện áp suất mạnh để trui rèn họ trở thành những miếng thép cứng chắc.

Vậy, để một đứa trẻ trưởng thành đầy nghị lực, bố mẹ phải dạy con bằng tình thương hay bằng áp lực? Một đứa trẻ còn yếu đuối về tình cảm và sức khỏe có thể tình thương là quan trọng. Nhưng một đứa trẻ đã ở mức 5 hoặc 6 điểm – tức là đã bắt đầu vững vàng và tự bước đi được trên đôi chân của mình – thì phải đưa áp lực vào để đứa trẻ bật lên điểm 9. Lúc này, sự yêu thương và bảo bọc con quá mức sẽ vô tình giết chết năng lực tự lập. Nếu muốn trẻ phát huy hết năng lực của mình, bố mẹ phải biết khéo léo sử dụng hai phương tiện “tình yêu thương” và “rèn nghị lực”. Đó là sự kết hợp giữa “ân” và “uy” để đứa trẻ trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

Dạy con 3 gốc – không chỉ phát triển Nghị lực cho con

Vốn là một nhà kinh doanh nhưng chúng tôi lại bén duyên và dấn thân với hành trình giáo dục cách đây hơn mười năm. Điều này xuất phát từ việc tìm trường cho con, chúng tôi cho con tiếp xúc với rất nhiều môi trường nhưng hầu như đều không như ý. Trường quá đầu tư về ngoại ngữ thì các con lại không có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các kiến thức khác. Còn trường tập trung dạy văn hóa lại thiếu hẳn về mặt kỹ năng. Các con chỉ suốt ngày cắm cúi vào những bài dạy trên lớp mà không hề có vận động, biết đến những trò chơi tuổi thơ hạnh phúc mà chúng tôi từng có trước đây.

Các con không chỉ được học kiến thức mà còn kỹ năng

Và chúng tôi đã quyết định mở hệ thống trường Tuệ Đức với hệ triết lý Đạo đức – Trí tuệ – Nghị lực. Một đứa trẻ không chỉ được dạy kiến thức mà còn phải vun bồi tình thương cũng như sự dụng cảm để các con có thể mạnh mẽ vững chãi khi bước vào cuộc đời. Chúng tôi chủ trương trong quá trình đào tạo không chỉ dạy cho các con các kiến thức mà còn có các chương trình kỹ năng xuyên suốt.

Trong trường chúng tôi kẹp giáo dục và các hoạt động kỹ năng vào hầu hết các chương trình. Chẳng hạn như trong giờ ăn cơm các con sẽ tự đi lấy và dọn thức ăn của mình. Đồ ăn chỉ lấy vừa đủ, nếu bạn nào lấy nhiều quá thì phải cố gắng ăn hết, trường hợp bạn nào không dùng hết sẽ phải nhận hình phạt giúp tăng nghị lực: thụt dầu, hít đất. Hình phạt này không chỉ giúp các con nhớ đến việc cẩn trọng khi lấy đồ ăn mà còn biết ghi nhớ công lao của những người đã lao tác để tạo nên bữa ăn đó.

Nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng dù có dạy tốt ra sao nhưng tụi trẻ vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều khi về với gia đình. Dạy tự lập nhưng về nhà vẫn được nuông chiều, dạy các con về thói quen đọc sách sẽ rất khó khi ba mẹ chúng vẫn cầm điện thoại, quá bận rộn với chiếc laptop… Vậy là chúng tôi thành lập câu lạc bộ Dạy con nên người và càng ngày càng có nhiều người đến với câu lạc bộ. Sau dần dần chúng tôi nhận ra triết lý này cần lan rộng đến nhiều gia đình hơn nữa. Và thế là lớp “Dạy con 3 gốc” ra đời.

Dạy con 3 gốc đã thay đổi quan điểm về Dạy con của hàng ngàn ba mẹ

Khóa học này là nơi cha mẹ được học và rèn luyện triết lý giáo dục 3 gốc. Có môi trường với thầy sách bạn để cùng nhau rèn luyện, đưa ba gốc về gia đình của mình. Chúng ta thường chỉ mong muốn làm sao để con thật ngoan, trong khi đó con của ngày hôm nay chính mà do những gì mà bạn gieo của những ngày trước. Có quá nhiều cha mẹ bị mất kết nối với con để rồi gây ra những mối bất hòa trong gia đình. Chỉ khi chúng ta có được phương pháp đúng đắn thì mới có cách để đồng hành cùng con trong hạnh phúc. Thông qua các hoạt động ở lớp, các chương trình camping gắn kết đã giúp nhiều cha mẹ nhận ra và tìm được cách dạy con đúng đắn.

“Cha mẹ là Nhân, con cái là Quả”, chúng ta chỉ có thể trao cho con những gì chúng ta có. Ngay từ bây giờ bạn có thể tìm đến những phương pháp đúng đắn bằng cách tham gia các hoạt động của cộng đồng sống tử tế. Hành trình chuyển biến chính bạn là hành trình thay đổi cho chính gia đình, cho con để từ đó có được những giây phút thật sự hạnh phúc, trọn vẹn và ý nghĩa.

43 views0 comments
bottom of page