top of page

“CÓ NÊN NGHỈ VIỆC HAY KHÔNG?” BÍ QUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH CHUẨN XÁC

Hẳn trong số chúng ta ai cũng từng có suy nghĩ mông lung với công việc và trạng thái cuộc sống. Thậm chí có người còn quyết định nghỉ việc và đi tìm một hành trình mới mẻ hơn. Thật ra, những giây phút mông lung, vô định như thế chính là trạng thái chúng ta bước vào hành trình đi tìm bước ngoặt cuộc đời.

Trong bài viết sau đây, tôi sẽ chỉ rõ cho các bạn hai thời điểm vì sao bạn cảm thấy mông lung, chán nản không lý do với cuộc sống và công việc hiện tại. Đồng thời, sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi nhức nhối trong lòng bấy lâu nay là: “Có nên nghỉ việc hay không?”

1. HAI TRẠNG THÁI VÔ ĐỊNH TRONG CUỘC ĐỜI

Cuộc đời có hai lần chúng ta sẽ bước vào trạng thái rất hoang mang.

Lần thứ nhất là khi chúng ta bước ra khỏi cổng trường đại học, mơ hồ với vô vàn những nỗi lo lắng về công việc, sự nghiệp, tương lai… Và thường sẽ kết thúc năm 25 – 30 tuổi.

Lần thứ hai là rơi vào khoảng độ 35 – 40 tuổi, khi ta đã đạt được những thành công bên ngoài như sự nghiệp, nhà cửa, vợ con ổn định… nhưng sâu bên trong ta vẫn thấy thiếu điều gì đó, luôn muốn tìm về những điều có chiều sâu hơn.

Đó là giai đoạn mà bạn sẽ thường xuyên xuất hiện những câu hỏi: “Không lẽ cuộc sống của chúng ta cứ đi làm, kiếm tiền, rồi già rồi chết?” “Mình ba mấy tuổi rồi, sự nghiệp có rồi, nhà cửa có rồi, vợ con đầy đủ rồi không lẽ cứ cày bừa như thế này, rồi đến chết hay sao?”…

Có nên nghỉ việc hay không

Cô nên nghỉ việc hay không với câu hỏi khi cuộc đời cứ trôi qua vô định như thế này


1.2. HIỂU RÕ GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI QUAN TRỌNG

Giai đoạn thứ hai tôi thường gọi là “giai đoạn vàng” của cuộc đời. Mà mỗi người nếu biết nắm bắt thì sẽ chuyển hướng cuộc đời sang một trang mới, sâu sắc hơn rất nhiều. Đây chính là giai đoạn các bạn tìm về giá trị sống cốt lõi, triết lý sống, lẽ sống của chính mình theo chiều sâu! Giai đoạn đằng trước đó là các bạn đi tìm nghề nghiệp, sự nghiệp thôi chứ triết lý sống thì chưa hình thành được.

Một số bạn ở đây là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp, các bạn viết ra giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn cho công ty nhưng theo kinh nghiệm của tôi nếu mình chưa biến thành nhịp đập trái tim mình, chưa truyền cảm hứng cho anh em và chưa ăn, ngủ, thở với nó thì đó chưa phải là sứ mệnh của mình.

Hay một số bạn trẻ viết ra giá trị cốt lõi, sứ mệnh của mình thì viết chơi thôi, chứ chưa đến từ suy nghĩ sâu sắc. Nên nhiều bạn nói rằng mình có giá trị sống là các bạn tưởng thôi, thực chất chưa có đâu.

Đây cũng là giai đoạn các bạn bắt đầu tìm đọc những cuốn sách về tâm thức và minh triết trong đời sống như: Trở về từ cõi sáng, Muôn kiếp nhân sinh, sách về Lời phật dạy, sách của các tác giả Osho, Krishnamurti… Tức là những cuốn sách này không giúp các bạn theo đuổi công danh, sự nghiệp bên ngoài … Nó có ứng dụng nhưng đi rất sâu vào nội tâm.

Trước đây, có thể bạn không quan tâm tới các đầu sách này, nhưng giai đoạn này nó bắt đầu chạm vào tâm các bạn. Thì ở giai đoạn này, khi các bạn tầm sư học đạo, các bạn đọc nhiều sách, học hiểu hành mỗi ngày thì triết lý sống, nhân cách cốt lõi dần dần sẽ thành hình. Ngày trước nó có nhưng mờ,nó sẽ dần sáng ra.

Với kinh nghiệm của tôi, các bạn đã có đủ trải nghiệm rồi nhanh thì mất 1-3 năm dài thì 3 – 5 năm. Còn các bạn còn trẻ cần trải nghiệm, va đập nhiều thì mất 5-10 năm là bình thường. Khi các bạn tìm thấy triết lý sống, giá trị sống thì chúng ta cũng có xu hướng thay đổi, điều chỉnh nghề nghiệp để phù hợp với các giá trị ấy.

Giai đoạn nhận ra chân lý cuộc đời

Khi các bạn tìm thấy triết lý sống, giá trị sống thì chúng ta cũng có xu hướng thay đổi, điều chỉnh nghề nghiệp để phù hợp với các giá trị ấy.


Ví dụ, các bạn làm nghề quán nhậu, khi nhận ra công việc này chẳng giúp nhiều người sống tốt lên mà thậm chí còn xấu đi: mê mờ, nghiện ngập… thì các bạn muốn đổi sang công việc khác để giúp mọi người sống an vui hơn. Thì đây cũng là một dạng tìm được triết lý sống, biết gieo nhân thiện, bỏ nhân á.c.Và các bạn quyết định đóng của quán nhậu.

Nên chủ doanh nghiệp cũng điều chỉnh mà những bạn đi làm công ăn lương cũng có xu hướng nghỉ việc để tìm công việc phù hợp hơn. Thường trong tầm khoảng 10 nghề thì chỉ có khoảng tầm 3 nghề trùng triết lý sống của mình thôi, còn 7, 8 nghề là không trùng.

2. 2 TRẠNG THÁI NỘP ĐƠN NGHỈ VIỆC – HIỂU RÕ ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG

Vậy sẽ có hai loại nộp đơn nghỉ việc: 1. Nghỉ việc vì không chịu đựng được áp lực, thiếu nghị lực, bất tài, đổ lỗi cho bên ngoài… Những bạn này khi vào môi trường, công việc mới sự yếu đuối y chang, còn nguyên thì sớm muộn cũng sẽ gặp thất bại. 2. Nghỉ việc vì tìm được giá trị sống, triết lý sống sâu sắc nên điều chỉnh công việc để cho phù hợp. Thì dạng này rất tốt. Các bạn nắm bắt và vượt qua được giai đoạn này thì sẽ chạm vào sự vững chãi nội tâm và sâu sắc từ bên trong. Nên đây là giai đoạn “vàng” của các bạn: Thành hình triết lý sống, thành hình nhân cách đạo đức theo chiều sâu, mạnh dạn từ bỏ những gì ngược lại triết lý sống.

Hãy gõ cửa sẽ mở, hãy tìm rồi bạn sẽ nhận ra đâu là con đường đúng đắn cần đi! Hãy dấn thân để sống xứng đáng một kiếp người bạn nhé.

“CÓ NÊN NGHỈ VIỆC HAY KHÔNG?” BÍ QUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH CHUẨN XÁC

Hẳn trong số chúng ta ai cũng từng có suy nghĩ mông lung với công việc và trạng thái cuộc sống. Thậm chí có người còn quyết định nghỉ việc và đi tìm một hành trình mới mẻ hơn. Thật ra, những giây phút mông lung, vô định như thế chính là trạng thái chúng ta bước vào hành trình đi tìm bước ngoặt cuộc đời.

Trong bài viết sau đây, tôi sẽ chỉ rõ cho các bạn hai thời điểm vì sao bạn cảm thấy mông lung, chán nản không lý do với cuộc sống và công việc hiện tại. Đồng thời, sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi nhức nhối trong lòng bấy lâu nay là: “Có nên nghỉ việc hay không?”

1. HAI TRẠNG THÁI VÔ ĐỊNH TRONG CUỘC ĐỜI

Cuộc đời có hai lần chúng ta sẽ bước vào trạng thái rất hoang mang.

Lần thứ nhất là khi chúng ta bước ra khỏi cổng trường đại học, mơ hồ với vô vàn những nỗi lo lắng về công việc, sự nghiệp, tương lai… Và thường sẽ kết thúc năm 25 – 30 tuổi.

Lần thứ hai là rơi vào khoảng độ 35 – 40 tuổi, khi ta đã đạt được những thành công bên ngoài như sự nghiệp, nhà cửa, vợ con ổn định… nhưng sâu bên trong ta vẫn thấy thiếu điều gì đó, luôn muốn tìm về những điều có chiều sâu hơn.

Đó là giai đoạn mà bạn sẽ thường xuyên xuất hiện những câu hỏi: “Không lẽ cuộc sống của chúng ta cứ đi làm, kiếm tiền, rồi già rồi chết?” “Mình ba mấy tuổi rồi, sự nghiệp có rồi, nhà cửa có rồi, vợ con đầy đủ rồi không lẽ cứ cày bừa như thế này, rồi đến chết hay sao?”…

Có nên nghỉ việc hay không

Cô nên nghỉ việc hay không với câu hỏi khi cuộc đời cứ trôi qua vô định như thế này


1.2. HIỂU RÕ GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI QUAN TRỌNG

Giai đoạn thứ hai tôi thường gọi là “giai đoạn vàng” của cuộc đời. Mà mỗi người nếu biết nắm bắt thì sẽ chuyển hướng cuộc đời sang một trang mới, sâu sắc hơn rất nhiều. Đây chính là giai đoạn các bạn tìm về giá trị sống cốt lõi, triết lý sống, lẽ sống của chính mình theo chiều sâu! Giai đoạn đằng trước đó là các bạn đi tìm nghề nghiệp, sự nghiệp thôi chứ triết lý sống thì chưa hình thành được.

Một số bạn ở đây là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp, các bạn viết ra giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn cho công ty nhưng theo kinh nghiệm của tôi nếu mình chưa biến thành nhịp đập trái tim mình, chưa truyền cảm hứng cho anh em và chưa ăn, ngủ, thở với nó thì đó chưa phải là sứ mệnh của mình.

Hay một số bạn trẻ viết ra giá trị cốt lõi, sứ mệnh của mình thì viết chơi thôi, chứ chưa đến từ suy nghĩ sâu sắc. Nên nhiều bạn nói rằng mình có giá trị sống là các bạn tưởng thôi, thực chất chưa có đâu.

Đây cũng là giai đoạn các bạn bắt đầu tìm đọc những cuốn sách về tâm thức và minh triết trong đời sống như: Trở về từ cõi sáng, Muôn kiếp nhân sinh, sách về Lời phật dạy, sách của các tác giả Osho, Krishnamurti… Tức là những cuốn sách này không giúp các bạn theo đuổi công danh, sự nghiệp bên ngoài … Nó có ứng dụng nhưng đi rất sâu vào nội tâm.

Trước đây, có thể bạn không quan tâm tới các đầu sách này, nhưng giai đoạn này nó bắt đầu chạm vào tâm các bạn. Thì ở giai đoạn này, khi các bạn tầm sư học đạo, các bạn đọc nhiều sách, học hiểu hành mỗi ngày thì triết lý sống, nhân cách cốt lõi dần dần sẽ thành hình. Ngày trước nó có nhưng mờ,nó sẽ dần sáng ra.

Với kinh nghiệm của tôi, các bạn đã có đủ trải nghiệm rồi nhanh thì mất 1-3 năm dài thì 3 – 5 năm. Còn các bạn còn trẻ cần trải nghiệm, va đập nhiều thì mất 5-10 năm là bình thường. Khi các bạn tìm thấy triết lý sống, giá trị sống thì chúng ta cũng có xu hướng thay đổi, điều chỉnh nghề nghiệp để phù hợp với các giá trị ấy.

Giai đoạn nhận ra chân lý cuộc đời

Khi các bạn tìm thấy triết lý sống, giá trị sống thì chúng ta cũng có xu hướng thay đổi, điều chỉnh nghề nghiệp để phù hợp với các giá trị ấy.


Ví dụ, các bạn làm nghề quán nhậu, khi nhận ra công việc này chẳng giúp nhiều người sống tốt lên mà thậm chí còn xấu đi: mê mờ, nghiện ngập… thì các bạn muốn đổi sang công việc khác để giúp mọi người sống an vui hơn. Thì đây cũng là một dạng tìm được triết lý sống, biết gieo nhân thiện, bỏ nhân á.c.Và các bạn quyết định đóng của quán nhậu.

Nên chủ doanh nghiệp cũng điều chỉnh mà những bạn đi làm công ăn lương cũng có xu hướng nghỉ việc để tìm công việc phù hợp hơn. Thường trong tầm khoảng 10 nghề thì chỉ có khoảng tầm 3 nghề trùng triết lý sống của mình thôi, còn 7, 8 nghề là không trùng.

2. 2 TRẠNG THÁI NỘP ĐƠN NGHỈ VIỆC – HIỂU RÕ ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG

Vậy sẽ có hai loại nộp đơn nghỉ việc: 1. Nghỉ việc vì không chịu đựng được áp lực, thiếu nghị lực, bất tài, đổ lỗi cho bên ngoài… Những bạn này khi vào môi trường, công việc mới sự yếu đuối y chang, còn nguyên thì sớm muộn cũng sẽ gặp thất bại. 2. Nghỉ việc vì tìm được giá trị sống, triết lý sống sâu sắc nên điều chỉnh công việc để cho phù hợp. Thì dạng này rất tốt. Các bạn nắm bắt và vượt qua được giai đoạn này thì sẽ chạm vào sự vững chãi nội tâm và sâu sắc từ bên trong. Nên đây là giai đoạn “vàng” của các bạn: Thành hình triết lý sống, thành hình nhân cách đạo đức theo chiều sâu, mạnh dạn từ bỏ những gì ngược lại triết lý sống.

Hãy gõ cửa sẽ mở, hãy tìm rồi bạn sẽ nhận ra đâu là con đường đúng đắn cần đi! Hãy dấn thân để sống xứng đáng một kiếp người bạn nhé.

13 views0 comments
bottom of page