top of page

Ba "báu vật" đời người nhất định phải tìm - Phần 1

Updated: Feb 22

Chúng ta đều biết rằng môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi bản thân, là yếu tố quyết định một con người sẽ hình thành những phẩm chất và nhân cách như thế nào.


Một đứa trẻ bình thường được đặt trong môi trường giáo dục tốt cũng có thể trở thành một người tài năng và giàu nhân cách. Ngược lại, một môi trường tệ sẽ biến những người tài năng hoặc có tố chất trở thành những con người sa đoạ, xấu ác và tệ hơn là đánh mất những giá trị tốt đẹp nhất của một kiếp sống. 


Môi trường có vai trò và tầm quan trọng như vậy nhưng có lúc nào chúng ta đặt câu hỏi: Đâu là môi trường sống lý tưởng nhất? Những yếu tố nào kiến tạo nên một đời sống lý tưởng?

Bài viết sau sẽ giải thích cặn kẽ ba yếu tố quan trọng bậc nhất để xây dựng môi trường sống lý tưởng.


Đâu là môi trường sống lý tưởng nhất? Những yếu tố nào kiến tạo nên một đời sống lý tưởng?
Đâu là môi trường sống lý tưởng nhất? Những yếu tố nào kiến tạo nên một đời sống lý tưởng?

Tầm quan trọng của môi trường sống

Câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của môi trường sống:


 “Thuở nhỏ gia đình Mạnh Tử nghèo khó, hai mẹ con lay lắt sống ở những xóm nghèo gần nghĩa địa. Thấy người ta đào, chôn, lăn, khóc... Mạnh Tử cũng bắt chước làm theo. Mẹ Mạnh Tử thấy thế rất lo ngại, bà thầm nghĩ :

- "Chỗ này không phải là chỗ cho con ta ở".

Rồi lập tức bà dọn đồ đạc ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người cân bán mậu dịch đổi chác, cũng bắt chước làm theo. Mẹ thấy vậy càng lo ngại hơn nhiều, bà lại nghĩ:

- "Chỗ này cũng không phải là chỗ cho con ta ở."

Rồi tiếp tục bà dọn đồ đạc đến ở cạnh trường học. Lần này bà rất hài lòng vì từ khi về đấy Mạnh Tử bắt chước học hành chăm chỉ, lễ phép. Bà vui vẻ nghĩ :

- "Đây mới là chỗ đáng cho con ta ở vậy!".


Cách giáo dục con của mẹ Mạnh Tử quả thực đầy hiểu biết và tình thương. Thấy con ở môi trường không tốt mà làm những việc không nên làm, nói những điều không nên nói, người mẹ lập tức dời nơi ở cho con. Đến khi dời nhà đến trường học, Mạnh Tử siêng năng học hành, mẹ Mạnh Tử mới hài lòng mà để con mình sống ở đây.


Chọn môi trường thích hợp để phát triển là việc rất quan trọng vì giáo dục con người chính là quản lý môi trường sống. Cuộc đời của ta phụ thuộc rất nhiều vào những gì ta tiếp xúc hàng ngày. Mẹ của Mạnh Tử hiểu rất rõ điều này nên đã chọn cho con mình một nơi ở lý tưởng để phát triển, Mạnh Tử thành một bậc hiền triết kể ra cũng không lấy gì làm lạ.


Giáo dục con người chính là quản lý môi trường sống.
Giáo dục con người chính là quản lý môi trường sống.

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc đâu là môi trường sống tốt nhất cho bản thân mình? Có bao giờ bạn dành thời gian tìm kiếm trên Internet xem thế nào là môi trường sống tốt nhất? Có bao giờ bạn tìm hiểu xem các bậc thánh nhân và vĩ nhân ngày xưa họ nói gì về tiêu chuẩn của một môi trường sống tốt nhất?


Nhiều người cho rằng, môi trường sống lí tưởng là đạt được cuộc sống tiện nghi, vật chất từ nhà cửa, đồ đạc, của cải,… càng hiện đại, đắt đỏ bao nhiêu thì chất lượng cuộc sống càng tốt bấy nhiêu.


Sự thật là, người giàu, người thành công cũng khóc. Có những người đứng trên đỉnh cao của danh vọng và giàu có, sống trong nhung lụa ngọc ngà nhưng tâm trạng luôn bất an vì sợ bị lợi dụng, sợ thất bại, sợ bị đánh giá và mất đi những gì đang có. Và họ cũng phải đối mặt với  nhiều sự đố kị dòm ngó của xung quanh. Họ không hạnh phúc như chúng ta vẫn nghĩ!

Có những gia đình cả hai vợ chồng gây dựng nên sự nghiệp lẫy lừng, nhưng con cái vẫn hư hỏng, vợ chồng đổ vỡ, hiềm khích với anh em hay cha mẹ…


Vậy chắc chắn sự thành công hay giàu có không đảm bảo cho một cuộc sống bình an và hạnh phúc.


Vậy đâu là môi trường sống lí tưởng, xứng đáng để mỗi chúng ta tạo dựng?


Qua quan sát rất nhiều người thành công, vĩ nhân và thánh nhân trên thế giới, tôi nhận ra có một người nói về môi trường sống rất kỹ lưỡng và đúng đắn, ngài đã đúc kết lại rằng, một môi trường sống tốt nhất sẽ có 3 yếu tố - 3 báu vật: thầy hiền trí, tủ sách hay và nhóm bạn tốt.


Một môi trường sống tốt: thầy hiền trí, tủ sách hay và nhóm bạn tốt.
Một môi trường sống tốt: thầy hiền trí, tủ sách hay và nhóm bạn tốt.

Thầy hiền trí

Người thầy hiền trí là người thầy có trí tuệ và đạo đức hơn người, là người thổi hồn nhân cách sống.

Báu vật đầu tiên là có bậc thầy hiền trí – người đưa đường chỉ lối cho mình.

 “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” – Bài học về tôn sư trọng đạo được truyền tải qua câu tục ngữ nhắc ta phải biết ơn, trân quý những người thầy đã dạy dỗ ta. “Chữ” ở đây là những lời dạy hay và ắt hẳn những lời dạy đó phải có ý nghĩa và khiến cho cuộc sống của ta tốt đẹp hơn thì ta mới khởi lòng biết ơn. Vậy như thế nào là một người thầy có những lời dạy hay?


Người thầy mà tôi nhớ nhất là người thầy đã đứng dạy những lớp bổ túc mỗi tối, truyền lửa thêm cho lứa học trò chúng tôi mà không màng tới tiền bạc. Nghĩa cử cao đẹp đến từ trái tim sẽ chạm tới trái tim. Đó là một người thầy hiền trí. Hiền nghĩa là đạo đức, trí nghĩa là trí tuệ. Người thầy thì phải trí tuệ hơn người và đạo đức hơn người thì mới xứng đáng làm thầy. Người thầy không chỉ trao truyền kiến thức, mà là người thổi hồn nhân cách sống cho học trò.

Xã hội ngày nay với nhịp sống hối hả và học tập vội vã, dễ khiến ta nhìn nhận sai lệch về danh xưng “người thầy”.


Người dạy có trí mà không có đức thì không phải người thầy. Người dạy về kinh doanh, làm giàu – rất đông trong xã hội ngày nay - truyền cho ta ngoại lực chứ không phải nội lực, khiến ta lệ thuộc vào lớp học, cứ học đi học lại nhiều lần cũng không phải người thầy.


Ngược lại, người dạy có đạo đức mà thiếu tài trí cũng không phải bậc thầy. Họ chỉ bảo cho ta tận tâm, nhưng vì thiếu hiểu biết nên họ chỉ cho ta sai đường dù luôn ở bên cạnh giúp đỡ.

Vậy nên, hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng người thầy của mình. Thầy phải kết hợp cả 2 yếu tố, vừa phải có đạo đức, vừa phải có trí tuệ. Người thầy hiền trí thực sự sẽ soi đường chỉ lối, giúp mình tự rèn dũa nội lực, nhân cách và khả năng tự học để học trò có thể đứng vững trên đôi chân của mình.


Thầy hiền trí – trí tuệ hơn người và đạo đức hơn người
Thầy hiền trí – trí tuệ hơn người và đạo đức hơn người


Hãy tìm cho mình ít nhất một bậc thầy hiền trí

Bạn càng có nhiều bậc thầy hiền trí, bạn càng có điều kiện để học hỏi được nhiều. Bạn có nhiều hơn cơ hội được tham vấn những trải nghiệm quý báu của họ, để rồi từ đó bạn đúc kết cho mình quyết định và hướng đi trong đời.


Hãy thử mở điện thoại lên và tra trong danh bạ của bạn, có bao nhiêu người thầy sẵn lòng nhấc máy và cho bạn lời khuyên khi bạn cần? Nếu bạn có từ 5 tới 10 vị như vậy, chúc mừng bạn: Bạn là người vô cùng may mắn. Vì có thể cuộc sống có những lúc bước tới đường cùng, bạn vẫn có những người thầy có thể cho bạn giải pháp để tháo gỡ. Đó là tầm quan trọng của việc phải “chọn thầy”. Người đó chính là bậc thầy hiền trí. Họ có thể trong vai là bố mẹ, là sếp hoặc bất kỳ ai, chỉ cần họ có đầy đủ trí tuệ và đạo đức hơn người.


Ngày xưa trên con đường học đạo, Đức Phật hễ nghe thấy có vị chân sư ở chỗ nào là sẽ tìm tới, dù phải vượt núi băng ngàn, dù phải dầm sương dãi nắng tháng này qua tháng khác. Ngài không quản ngại mọi khó khăn vất vả, đến tận nơi gặp chân sư để tham vấn, học hỏi, thực tập. Đến trí tuệ như Đức Phật mà cũng rất nỗ lực để tầm sư học đạo như vậy thì ta mới rõ sự đặc biệt quan trọng của người thầy hiền trí.


Cùng nghiệm lại từ những câu chuyện trong lịch sử. Các vị vua nổi tiếng xưa nay, khi đứng trước những quyết định khó khăn, trọng đại, đều tham khảo lời dạy từ các vị minh sư, thậm chí nhiều vị phải vào trong núi sâu để tầm sư học đạo.

Thiền sư Vạn Hạnh là cố vấn của vua Lê Đại Hành, thầy dạy của vua Lý Thái Tổ - vị vua đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý.


Danh sư Chu Văn An được xem là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.
Danh sư Chu Văn An được xem là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.

Danh sư Chu Văn An – tư nghiệp Văn Miếu- Quốc Tử Giám, là thầy dạy của thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. Có lần một người học trò đã hỏi: “Từ nhà vua đến đông đảo các sĩ phu và quan chức đều là học trò của thầy, sao thầy không ở lại để đảm đương một trọng trách?”. Ngài điềm đạm trả lời: “Cái quan trọng của con người không ở chỗ chức tước mà ở phẩm giá con người. Giữ một chức phận nhỏ mà có ích cho đời thì đáng quý biết bao nhiêu. Còn giữ chức tước lớn mà không làm gì có lợi cho dân, cho nước thì chức tước ấy có nghĩa gì?


Sinh thời, ngài được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.


Trong cuộc sống, nếu lúc nào mà bạn đi đến cùng đường rồi mà không tìm ra lối thoát, hãy nghĩ đến các bậc thầy hiền trí, họ sẽ cho mình lời giải. Vậy nên, một bậc thầy của cuộc đời phải là một bậc thầy hiền trí. Vì chỉ sự thông tuệ, sáng suốt, và phẩm hạnh đức độ, mới xứng đáng là người ta trao trọn niềm tin và nâng đỡ ta trong đời.

Hãy nhớ: Thầy hiền trí – Báu vật đầu tiên và cao quý của mỗi người.

Ảnh: Ai cũng nên có cho mình một bậc thầy hiền trí

>> Để biết được 2 báu vật còn lại, mời bạn xem tiếp bài viết: Ba "báu vật" đời người, tạo môi trường sống lí tưởng - Phần 2

Kiến thức được trích trong lớp Chánh Kiến 1: Giá trị đời người và tấm bản đồ đi trên hành trình cuộc đời 

Khoá học mà ai cũng nên học ít nhất một lần trong đời, để rút ngắn 5-10 năm học Phát triển bản thân!


Ba "báu vật" đời người nhất định phải tìm - Phần 1

Updated: Feb 22

Chúng ta đều biết rằng môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi bản thân, là yếu tố quyết định một con người sẽ hình thành những phẩm chất và nhân cách như thế nào.


Một đứa trẻ bình thường được đặt trong môi trường giáo dục tốt cũng có thể trở thành một người tài năng và giàu nhân cách. Ngược lại, một môi trường tệ sẽ biến những người tài năng hoặc có tố chất trở thành những con người sa đoạ, xấu ác và tệ hơn là đánh mất những giá trị tốt đẹp nhất của một kiếp sống. 


Môi trường có vai trò và tầm quan trọng như vậy nhưng có lúc nào chúng ta đặt câu hỏi: Đâu là môi trường sống lý tưởng nhất? Những yếu tố nào kiến tạo nên một đời sống lý tưởng?

Bài viết sau sẽ giải thích cặn kẽ ba yếu tố quan trọng bậc nhất để xây dựng môi trường sống lý tưởng.


Đâu là môi trường sống lý tưởng nhất? Những yếu tố nào kiến tạo nên một đời sống lý tưởng?
Đâu là môi trường sống lý tưởng nhất? Những yếu tố nào kiến tạo nên một đời sống lý tưởng?

Tầm quan trọng của môi trường sống

Câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của môi trường sống:


 “Thuở nhỏ gia đình Mạnh Tử nghèo khó, hai mẹ con lay lắt sống ở những xóm nghèo gần nghĩa địa. Thấy người ta đào, chôn, lăn, khóc... Mạnh Tử cũng bắt chước làm theo. Mẹ Mạnh Tử thấy thế rất lo ngại, bà thầm nghĩ :

- "Chỗ này không phải là chỗ cho con ta ở".

Rồi lập tức bà dọn đồ đạc ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người cân bán mậu dịch đổi chác, cũng bắt chước làm theo. Mẹ thấy vậy càng lo ngại hơn nhiều, bà lại nghĩ:

- "Chỗ này cũng không phải là chỗ cho con ta ở."

Rồi tiếp tục bà dọn đồ đạc đến ở cạnh trường học. Lần này bà rất hài lòng vì từ khi về đấy Mạnh Tử bắt chước học hành chăm chỉ, lễ phép. Bà vui vẻ nghĩ :

- "Đây mới là chỗ đáng cho con ta ở vậy!".


Cách giáo dục con của mẹ Mạnh Tử quả thực đầy hiểu biết và tình thương. Thấy con ở môi trường không tốt mà làm những việc không nên làm, nói những điều không nên nói, người mẹ lập tức dời nơi ở cho con. Đến khi dời nhà đến trường học, Mạnh Tử siêng năng học hành, mẹ Mạnh Tử mới hài lòng mà để con mình sống ở đây.


Chọn môi trường thích hợp để phát triển là việc rất quan trọng vì giáo dục con người chính là quản lý môi trường sống. Cuộc đời của ta phụ thuộc rất nhiều vào những gì ta tiếp xúc hàng ngày. Mẹ của Mạnh Tử hiểu rất rõ điều này nên đã chọn cho con mình một nơi ở lý tưởng để phát triển, Mạnh Tử thành một bậc hiền triết kể ra cũng không lấy gì làm lạ.


Giáo dục con người chính là quản lý môi trường sống.
Giáo dục con người chính là quản lý môi trường sống.

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc đâu là môi trường sống tốt nhất cho bản thân mình? Có bao giờ bạn dành thời gian tìm kiếm trên Internet xem thế nào là môi trường sống tốt nhất? Có bao giờ bạn tìm hiểu xem các bậc thánh nhân và vĩ nhân ngày xưa họ nói gì về tiêu chuẩn của một môi trường sống tốt nhất?


Nhiều người cho rằng, môi trường sống lí tưởng là đạt được cuộc sống tiện nghi, vật chất từ nhà cửa, đồ đạc, của cải,… càng hiện đại, đắt đỏ bao nhiêu thì chất lượng cuộc sống càng tốt bấy nhiêu.


Sự thật là, người giàu, người thành công cũng khóc. Có những người đứng trên đỉnh cao của danh vọng và giàu có, sống trong nhung lụa ngọc ngà nhưng tâm trạng luôn bất an vì sợ bị lợi dụng, sợ thất bại, sợ bị đánh giá và mất đi những gì đang có. Và họ cũng phải đối mặt với  nhiều sự đố kị dòm ngó của xung quanh. Họ không hạnh phúc như chúng ta vẫn nghĩ!

Có những gia đình cả hai vợ chồng gây dựng nên sự nghiệp lẫy lừng, nhưng con cái vẫn hư hỏng, vợ chồng đổ vỡ, hiềm khích với anh em hay cha mẹ…


Vậy chắc chắn sự thành công hay giàu có không đảm bảo cho một cuộc sống bình an và hạnh phúc.


Vậy đâu là môi trường sống lí tưởng, xứng đáng để mỗi chúng ta tạo dựng?


Qua quan sát rất nhiều người thành công, vĩ nhân và thánh nhân trên thế giới, tôi nhận ra có một người nói về môi trường sống rất kỹ lưỡng và đúng đắn, ngài đã đúc kết lại rằng, một môi trường sống tốt nhất sẽ có 3 yếu tố - 3 báu vật: thầy hiền trí, tủ sách hay và nhóm bạn tốt.


Một môi trường sống tốt: thầy hiền trí, tủ sách hay và nhóm bạn tốt.
Một môi trường sống tốt: thầy hiền trí, tủ sách hay và nhóm bạn tốt.

Thầy hiền trí

Người thầy hiền trí là người thầy có trí tuệ và đạo đức hơn người, là người thổi hồn nhân cách sống.

Báu vật đầu tiên là có bậc thầy hiền trí – người đưa đường chỉ lối cho mình.

 “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” – Bài học về tôn sư trọng đạo được truyền tải qua câu tục ngữ nhắc ta phải biết ơn, trân quý những người thầy đã dạy dỗ ta. “Chữ” ở đây là những lời dạy hay và ắt hẳn những lời dạy đó phải có ý nghĩa và khiến cho cuộc sống của ta tốt đẹp hơn thì ta mới khởi lòng biết ơn. Vậy như thế nào là một người thầy có những lời dạy hay?


Người thầy mà tôi nhớ nhất là người thầy đã đứng dạy những lớp bổ túc mỗi tối, truyền lửa thêm cho lứa học trò chúng tôi mà không màng tới tiền bạc. Nghĩa cử cao đẹp đến từ trái tim sẽ chạm tới trái tim. Đó là một người thầy hiền trí. Hiền nghĩa là đạo đức, trí nghĩa là trí tuệ. Người thầy thì phải trí tuệ hơn người và đạo đức hơn người thì mới xứng đáng làm thầy. Người thầy không chỉ trao truyền kiến thức, mà là người thổi hồn nhân cách sống cho học trò.

Xã hội ngày nay với nhịp sống hối hả và học tập vội vã, dễ khiến ta nhìn nhận sai lệch về danh xưng “người thầy”.


Người dạy có trí mà không có đức thì không phải người thầy. Người dạy về kinh doanh, làm giàu – rất đông trong xã hội ngày nay - truyền cho ta ngoại lực chứ không phải nội lực, khiến ta lệ thuộc vào lớp học, cứ học đi học lại nhiều lần cũng không phải người thầy.


Ngược lại, người dạy có đạo đức mà thiếu tài trí cũng không phải bậc thầy. Họ chỉ bảo cho ta tận tâm, nhưng vì thiếu hiểu biết nên họ chỉ cho ta sai đường dù luôn ở bên cạnh giúp đỡ.

Vậy nên, hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng người thầy của mình. Thầy phải kết hợp cả 2 yếu tố, vừa phải có đạo đức, vừa phải có trí tuệ. Người thầy hiền trí thực sự sẽ soi đường chỉ lối, giúp mình tự rèn dũa nội lực, nhân cách và khả năng tự học để học trò có thể đứng vững trên đôi chân của mình.


Thầy hiền trí – trí tuệ hơn người và đạo đức hơn người
Thầy hiền trí – trí tuệ hơn người và đạo đức hơn người


Hãy tìm cho mình ít nhất một bậc thầy hiền trí

Bạn càng có nhiều bậc thầy hiền trí, bạn càng có điều kiện để học hỏi được nhiều. Bạn có nhiều hơn cơ hội được tham vấn những trải nghiệm quý báu của họ, để rồi từ đó bạn đúc kết cho mình quyết định và hướng đi trong đời.


Hãy thử mở điện thoại lên và tra trong danh bạ của bạn, có bao nhiêu người thầy sẵn lòng nhấc máy và cho bạn lời khuyên khi bạn cần? Nếu bạn có từ 5 tới 10 vị như vậy, chúc mừng bạn: Bạn là người vô cùng may mắn. Vì có thể cuộc sống có những lúc bước tới đường cùng, bạn vẫn có những người thầy có thể cho bạn giải pháp để tháo gỡ. Đó là tầm quan trọng của việc phải “chọn thầy”. Người đó chính là bậc thầy hiền trí. Họ có thể trong vai là bố mẹ, là sếp hoặc bất kỳ ai, chỉ cần họ có đầy đủ trí tuệ và đạo đức hơn người.


Ngày xưa trên con đường học đạo, Đức Phật hễ nghe thấy có vị chân sư ở chỗ nào là sẽ tìm tới, dù phải vượt núi băng ngàn, dù phải dầm sương dãi nắng tháng này qua tháng khác. Ngài không quản ngại mọi khó khăn vất vả, đến tận nơi gặp chân sư để tham vấn, học hỏi, thực tập. Đến trí tuệ như Đức Phật mà cũng rất nỗ lực để tầm sư học đạo như vậy thì ta mới rõ sự đặc biệt quan trọng của người thầy hiền trí.


Cùng nghiệm lại từ những câu chuyện trong lịch sử. Các vị vua nổi tiếng xưa nay, khi đứng trước những quyết định khó khăn, trọng đại, đều tham khảo lời dạy từ các vị minh sư, thậm chí nhiều vị phải vào trong núi sâu để tầm sư học đạo.

Thiền sư Vạn Hạnh là cố vấn của vua Lê Đại Hành, thầy dạy của vua Lý Thái Tổ - vị vua đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý.


Danh sư Chu Văn An được xem là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.
Danh sư Chu Văn An được xem là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.

Danh sư Chu Văn An – tư nghiệp Văn Miếu- Quốc Tử Giám, là thầy dạy của thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. Có lần một người học trò đã hỏi: “Từ nhà vua đến đông đảo các sĩ phu và quan chức đều là học trò của thầy, sao thầy không ở lại để đảm đương một trọng trách?”. Ngài điềm đạm trả lời: “Cái quan trọng của con người không ở chỗ chức tước mà ở phẩm giá con người. Giữ một chức phận nhỏ mà có ích cho đời thì đáng quý biết bao nhiêu. Còn giữ chức tước lớn mà không làm gì có lợi cho dân, cho nước thì chức tước ấy có nghĩa gì?


Sinh thời, ngài được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.


Trong cuộc sống, nếu lúc nào mà bạn đi đến cùng đường rồi mà không tìm ra lối thoát, hãy nghĩ đến các bậc thầy hiền trí, họ sẽ cho mình lời giải. Vậy nên, một bậc thầy của cuộc đời phải là một bậc thầy hiền trí. Vì chỉ sự thông tuệ, sáng suốt, và phẩm hạnh đức độ, mới xứng đáng là người ta trao trọn niềm tin và nâng đỡ ta trong đời.

Hãy nhớ: Thầy hiền trí – Báu vật đầu tiên và cao quý của mỗi người.

Ảnh: Ai cũng nên có cho mình một bậc thầy hiền trí

>> Để biết được 2 báu vật còn lại, mời bạn xem tiếp bài viết: Ba "báu vật" đời người, tạo môi trường sống lí tưởng - Phần 2

Kiến thức được trích trong lớp Chánh Kiến 1: Giá trị đời người và tấm bản đồ đi trên hành trình cuộc đời 

Khoá học mà ai cũng nên học ít nhất một lần trong đời, để rút ngắn 5-10 năm học Phát triển bản thân!


286 views0 comments
bottom of page