Bạn có đang chán việc?
Cảm giác chán nản trong công việc xuất hiện rất phổ biến ở mọi ngành nghề. Chán nản dễ bị nhầm lẫn với mệt mỏi, nhưng thực tế lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Với một người mệt mỏi, quá tải, họ chỉ cần nghỉ ngơi, sạc pin lại là có thể tiếp tục công việc của mình.
Nhưng với người chán việc, dù đang có thể trạng tốt, công việc không nặng nề, họ vẫn uể oải, không sẵn sàng để bắt đầu vào công việc. Về lâu dài, nếu không giải quyết tình trạng chán việc, tâm lý chúng ta sẽ càng bất ổn, kéo theo sự đi xuống của chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ.
Chán việc phải làm sao?
Nhận diện nguyên nhân gây chán việc
Có khá nhiều nguyên nhân gây chán việc, tuy nhiên chúng thường rơi vào những nhóm nguyên nhân chính, bao gồm:
Công việc lặp đi lặp lại
Một công việc lặp đi lặp lại sẽ khiến cho bạn cảm thấy thiếu đi khả năng sáng tạo, rập khuôn như một cỗ máy. Hàng ngày mọi việc đều lặp lại, không có những bước đột phá nào đáng kể. Điều này khiến cho chúng ta dễ cảm thấy thiếu động lực vì gần như bạn chỉ làm việc “vì công việc cần như vậy”, không có độ khó cao hơn, không có những thử thách,…
Chưa kể, những dạng công việc lặp đi lặp lại thường là những công việc đơn giản, độ khó không cao. Do đó mức lương được nhận và lộ trình lương thưởng cũng không cao, góp phần làm cho công việc ngày càng mất đi hứng thú. Với dạng công việc này, sự nhàm chán là không thể tránh khỏi do người làm việc không thấy được ý nghĩa trong công việc mà họ đang làm.
Cường độ làm việc cao
Cường độ công việc cao cũng là một trong những yếu tố dẫn đến chán việc, đặc biệt là những công việc liên quan đến đầu óc. Khi đầu óc luôn mệt mỏi, chúng ta khó đạt được cảm giác vui vẻ để tận hưởng công việc, lâu dần thường phát sinh tâm lý trốn tránh, thu mình, ngại việc. Khi tâm lý không tốt, chúng ta dễ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực đối với công việc hiện tại. Bạn không còn cảm thấy công việc là một niềm vui mà thay vào đó chỉ còn là những gánh nặng.
Không hài lòng với vị trí hiện tại
Ganh tị, khó chịu, ấm ức,… là những dấu hiệu thường xuất hiện khi bạn cảm thấy không được tôn trọng trong một công ty, đội nhóm. Sự không hài lòng có thể bắt nguồn từ những yếu tố như: không được xem trọng, không được công nhận đúng với khả năng, không được tin tưởng trao những cơ hội, những dự án quan trọng có tính thử thách,… Những người rơi vào trạng thái này thường không có được tình trạng tinh thần tốt nhất, từ đó dẫn đến việc chán nản, thiếu tập trung cho công việc hiện tại.
Không hòa nhập được với đồng nghiệp, với sếp
Đây là một nguyên nhân chán việc phổ biến thường gặp ở 2 nhóm đối tượng: người trẻ mới bắt đầu đi làm và người có nhiều kinh nghiệm, làm việc lâu năm. Cả 2 nhóm này thường gặp những xung đột về thế hệ, xung đột trong quy trình, cách vận hành, thói quen làm việc,… với những đồng nghiệp khác và đặc biệt là với sếp.
CNgoài ra, kinh nghiệm làm việc cũng ảnh hưởng lớn đến việc hòa nhập với các mối quan hệ trong công ty. Người trẻ chưa có kinh nghiệm thường lúng túng, dẫn đến làm việc không ăn khớp với đồng đội. Nhân viên kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm lại thường có sự tự tin cao, đôi khi thiếu cởi mở tiếp nhận những góp ý mới, cách làm đột phá. Cả hai dạng này đều dẫn đến cảm giác chán việc, đặc biệt là với những công việc cần làm việc đội nhóm, team work.
Không đam mê với công việc hiện tại
Làm việc không đúng đam mê sẽ khiến cho người lao động có xu hướng làm việc cầm chừng, qua ngày để chờ một công việc mới. Điều này dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Ngoài ra, khi thiếu sự đam mê trong công việc, họ sẽ mất đi động lực để đạt đến những mục tiêu cao hơn trong chuyên môn, nghề nghiệp,…
Khi chán việc phải làm sao? Đâu là cách để giúp bạn vực dậy và vượt qua giai đoạn này?
Hầu hết mọi người đều có thể nhận diện được cảm giác của mình khi rơi vào trạng thái chán việc. Nhưng giải pháp để bước qua giai đoạn khó khăn này thì không phải ai cũng biết. Cùng theo dõi bài chia sẻ của thầy Trần Việt Quân về chủ đề Chán việc trong khóa học Chánh kiến – Đánh thức Ý nghĩa Cuộc đời để có thêm góc nhìn về chủ đề này.