top of page

THÀNH CÔNG là khi bạn biết đứng dậy sau mỗi lần THẤT BẠI

Trong cuộc sống, đôi lúc ta sẽ vấp phải những thất bại nặng nề khiến ta muốn buông xuôi hoặc từ bỏ tất cả mọi thứ. Thế nhưng, khi ngẫm lại, chính những yếu tố khó khăn, thất bại đấy lại chính là bài học đường đời thực tiễn nhất cho ta thêm vững mạnh.

Người nào mà có mọi thứ quá sớm và quá dễ dàng, không phải trải qua “khổ đế” thì về lâu dài rất yếu đuối, thiếu nghị lực; nội tâm lại không vững trước những biến cố ập đến bất ngờ, bởi lẽ những người như thế làm gì có kinh nghiệm để đương đầu với thử thách hay khó khăn.

Đó là lý do vì sao bạn trẻ nào được bảo bọc quá mức, được nuôi theo kiểu “gà công nghiệp” thì năng lực tự lập về sau sẽ rất yếu kém, chỉ biết ỷ lại vào sự sắp đặt của người khác, thậm chí là dễ sa ngã trên đường đời vì thiếu nhân sinh quan, thiếu kinh nghiệm đối nhân xử thế. Muốn nuôi dạy con trưởng thành vững chải thì trước tiên phải thông qua tam bảo (thầy hiền trí, tủ sách hay, nhóm bạn tốt) và tạo môi trường cho con rèn luyện nội lực.

Thành công là khi bạn biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại

 Thành công là khi bạn biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại


Bạn hãy luôn nhớ rằng, khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện nội lực, bản lĩnh.

Mà NGHỊ LỰC thôi thì chưa đủ, phải lấy NGHỊ LỰC để làm nền tảng nuôi dưỡng cả ĐẠO ĐỨC và TRÍ TUỆ. Có  nghị lực nhưng thiếu đạo đức thì rất dễ làm việc xấu ác, lợi mình mà hại người thì tức là đang tạo nghiệp xấu cho cả mình và cho cả người.

Người nào mà thiếu đạo đức, dù có danh lợi hay giàu có đến đâu thì cũng chỉ sống một đời đầy nghiệp chướng, bị người đời khinh ghét, tâm trí không thể nào bình an và hạnh phúc được. Còn có nghị lực nhưng thiếu trí tuệ thì gọi là nỗ lực mù quáng, cứ bỏ sức làm mà chẳng cần biết hướng đi, chẳng vận dụng quan sát, phân tích và đúc kết nhân quả của việc đang làm thì rất khó để thành công.

Vì vậy, các bạn phải liên tục tu dưỡng tâm thức bằng TAM BẢO – thầy hiền trí, tủ sách hay, nhóm bạn tốt. Để cho thân khỏe, tâm an, trí minh bằng cách chỉ làm những việc lợi người, lợi mình và lợi thiên nhiên.

Các bạn phải nhìn sâu nhân quả của mỗi hướng đi, học thêm thiền chánh niệm để tuệ đủ sáng mà soi xét vấn đề đúng đắn. Có như thế thì sau này cuộc sống của các bạn mới dễ thở hơn, thân tâm mới được an lạc và hạnh phúc từ tâm mới được nuôi dưỡng.

Tiền bạc có thể mất đi, nhưng phước đức và tri thức đúng sẽ theo ta mãi mãi!

Còn bạn nào đã trải qua nhiều lần thất bại, sợ phải bắt đầu lại thì cũng đừng sợ hãi, nản chí làm gì. Các bạn chỉ cần chú tâm quan sát, phân tích và đúc kết nhân quả để lấy cái THẤT BẠI đấy mà biến nó thành KINH NGHIỆM. Vậy thì khi lần tới bắt đầu lại, các bạn không phải bắt đầu lại từ đầu, mà các bạn bắt đầu từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân.

Vinh quang của đời người không phải là không bao giờ thất bại, mà là cách chúng ta đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Thất bại thật sự là chỉ khi bạn bỏ qua mọi nỗ lực cố gắng, bỏ qua mọi cơ hội để nâng tầm tâm thức bản thân mà thôi.

THÀNH CÔNG là khi bạn biết đứng dậy sau mỗi lần THẤT BẠI

Trong cuộc sống, đôi lúc ta sẽ vấp phải những thất bại nặng nề khiến ta muốn buông xuôi hoặc từ bỏ tất cả mọi thứ. Thế nhưng, khi ngẫm lại, chính những yếu tố khó khăn, thất bại đấy lại chính là bài học đường đời thực tiễn nhất cho ta thêm vững mạnh.

Người nào mà có mọi thứ quá sớm và quá dễ dàng, không phải trải qua “khổ đế” thì về lâu dài rất yếu đuối, thiếu nghị lực; nội tâm lại không vững trước những biến cố ập đến bất ngờ, bởi lẽ những người như thế làm gì có kinh nghiệm để đương đầu với thử thách hay khó khăn.

Đó là lý do vì sao bạn trẻ nào được bảo bọc quá mức, được nuôi theo kiểu “gà công nghiệp” thì năng lực tự lập về sau sẽ rất yếu kém, chỉ biết ỷ lại vào sự sắp đặt của người khác, thậm chí là dễ sa ngã trên đường đời vì thiếu nhân sinh quan, thiếu kinh nghiệm đối nhân xử thế. Muốn nuôi dạy con trưởng thành vững chải thì trước tiên phải thông qua tam bảo (thầy hiền trí, tủ sách hay, nhóm bạn tốt) và tạo môi trường cho con rèn luyện nội lực.

Thành công là khi bạn biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại

 Thành công là khi bạn biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại


Bạn hãy luôn nhớ rằng, khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện nội lực, bản lĩnh.

Mà NGHỊ LỰC thôi thì chưa đủ, phải lấy NGHỊ LỰC để làm nền tảng nuôi dưỡng cả ĐẠO ĐỨC và TRÍ TUỆ. Có  nghị lực nhưng thiếu đạo đức thì rất dễ làm việc xấu ác, lợi mình mà hại người thì tức là đang tạo nghiệp xấu cho cả mình và cho cả người.

Người nào mà thiếu đạo đức, dù có danh lợi hay giàu có đến đâu thì cũng chỉ sống một đời đầy nghiệp chướng, bị người đời khinh ghét, tâm trí không thể nào bình an và hạnh phúc được. Còn có nghị lực nhưng thiếu trí tuệ thì gọi là nỗ lực mù quáng, cứ bỏ sức làm mà chẳng cần biết hướng đi, chẳng vận dụng quan sát, phân tích và đúc kết nhân quả của việc đang làm thì rất khó để thành công.

Vì vậy, các bạn phải liên tục tu dưỡng tâm thức bằng TAM BẢO – thầy hiền trí, tủ sách hay, nhóm bạn tốt. Để cho thân khỏe, tâm an, trí minh bằng cách chỉ làm những việc lợi người, lợi mình và lợi thiên nhiên.

Các bạn phải nhìn sâu nhân quả của mỗi hướng đi, học thêm thiền chánh niệm để tuệ đủ sáng mà soi xét vấn đề đúng đắn. Có như thế thì sau này cuộc sống của các bạn mới dễ thở hơn, thân tâm mới được an lạc và hạnh phúc từ tâm mới được nuôi dưỡng.

Tiền bạc có thể mất đi, nhưng phước đức và tri thức đúng sẽ theo ta mãi mãi!

Còn bạn nào đã trải qua nhiều lần thất bại, sợ phải bắt đầu lại thì cũng đừng sợ hãi, nản chí làm gì. Các bạn chỉ cần chú tâm quan sát, phân tích và đúc kết nhân quả để lấy cái THẤT BẠI đấy mà biến nó thành KINH NGHIỆM. Vậy thì khi lần tới bắt đầu lại, các bạn không phải bắt đầu lại từ đầu, mà các bạn bắt đầu từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân.

Vinh quang của đời người không phải là không bao giờ thất bại, mà là cách chúng ta đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Thất bại thật sự là chỉ khi bạn bỏ qua mọi nỗ lực cố gắng, bỏ qua mọi cơ hội để nâng tầm tâm thức bản thân mà thôi.

64 views0 comments
bottom of page