top of page

4 Yếu Tố Cốt Lõi Giúp Bạn Phát Triển Bản Thân Bền Vững

Khi nhắc đến khía cạnh phát triển bản thân, hiện nay lại có rất nhiều người quan niệm rằng: "Cứ cố gắng làm việc nhiều hơn thì tự khắc giá trị của bản thân sẽ được nâng tầm và chạm đến vinh quang thành công". Song đa phần lại quên rằng, nếu cứ cố gắng mà không có phương pháp đúng đắn, không có hướng đi rõ ràng thì rất dễ rơi vào tình trạng “giậm chân tại chỗ”.


Nếu tệ hơn, việc cố gắng mù quáng thậm chí sẽ khiến bạn lạc lối, rẽ nhầm vào những hướng đi không phù hợp. Điều này sẽ khiến bạn hao tốn rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí còn khiến bạn đánh mất niềm tin vào chính bản thân mình. Cũng chính vì lẽ đó, tôi sẽ giới thiệu 4 yếu tố cốt lõi giúp bạn phát triển bản thân bền vững (bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được) trong bài viết ngày hôm nay.


1. Kiến thức mà bạn học

Đa phần ai trong chúng ta cũng đã trải qua quá trình ghi nạp kiến thức phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức sách vở/nền tảng để giúp ta hình thành lối tư duy khoa học lẫn xã hội. Khi đã lên đến Đại học và tiến đến con đường sự nghiệp, các bạn buộc phải tự mình Thu NạpChọn Lọc ra kiến thức có giá trị, thật sự bổ ích và có tính thực tiễn giúp ích cho sự nghiệp và cuộc sống.


Bởi nếu không tự mình chủ động Chọn Lọc thông tin kiến thức, bạn sẽ bị những thông tin sáo rỗng, tiêu cực tràn lan trên mạng xã hội bủa vây; và cũng chính những lúc này đây bạn đã vô tình bỏ qua cơ hội rèn luyện tư duy của bản thân, việc này kéo dài lâu sẽ khiến cuộc sống lẫn sự nghiệp bạn khó có thể tiến bước thêm.


Sách vở chính là ngọn lửa bất diệt của tri thức
Chọn lọc kiến thức tinh hoa sẽ giúp bạn hình thành lối tư duy sâu sắc.

Để có thể làm được điều đó, bạn hãy tự xây cho mình một tủ sách tinh hoa, chẳng hạn như: sách kỹ năng (chuyên môn đúng với công việc bạn đang làm), sách dạy về đạo đời, sách nói về đối nhân xử thế, sách cổ học,...


Hơn thế nữa, bạn phải đảm bảo rằng những kiến thức mình thu nạp, những gì mình học tập phải đảm bảo đủ 3 yếu tố: lợi mình - lợi người - lợi thiên nhiên. Tức những kiến thức đó không chỉ biết làm lợi cho bản thân, mà còn phải đem lại lợi ích cho người khác và xã hội xung quanh cùng phát triển.


2. Kỹ Năng Cứng Và Kỹ Năng Mềm (Sự Lành Nghề)

Kỹ năng cứng chính là những kỹ năng chuyên môn phục vụ cho chính công việc của bạn. Liên tục trau dồi và rèn luyện kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đang làm.


Và tất nhiên không chỉ trau dồi và phát triển kỹ năng cứng - vốn chỉ phục vụ cho công việc chuyên môn, bạn hãy tiếp tục học hỏi kỹ năng mềm, từ đó vận dụng một cách hợp tình hợp lý để giúp gia tăng chất lượng đời sống của bạn, chẳng hạn như: cách bạn giao tiếp, đối nhân xử thế hàng ngày; cách bạn tạo mối quan hệ xung quanh và cách nuôi dưỡng hệ tâm thức của bản thân,...


Kỹ năng mềm của cô gái đang đứng: thuyết trình trước đám đông.
Kỹ năng cứng giúp bạn thành "thợ lành nghề". Kỹ năng mềm giúp bạn thành chuyên gia.

Ngoài ra, việc không ngừng đào sâu, tìm tòi và vun bồi những kỹ năng mềm không chỉ giúp ích cho bạn trong cuộc sống, mà còn giúp bạn khai mở những năng lực tiềm ẩn và vượt bậc khỏi ngưỡng trung bình.


Đặc biệt bạn nên nhớ rằng, kỹ năng quan trọng nhất vẫn là kỹ năng TỰ HỌC. Đây là kỹ năng giúp bạn có được tâm thế chủ động học hỏi, chủ động đào sâu vào kiến thức từ sách vở lẫn đời sống, nhằm đáp ứng cho mục tiêu phát triển bạn đã đề ra. Khi biết cách kết hợp năng lực Tự Học cùng với sự nỗ lực phát triển, bạn sẽ trở thành một nhân tố xuất sắc cho dù ở bất kỳ lĩnh vực vào đi chăng nữa.


3. Xu Hướng Tính Cách Của Bản Thân

Xác định xu hướng tính cách là một phương pháp giúp bạn định hình được điểm mạnh, điểm yếu, cũng như sở trường của bản thân một cách dễ dàng hơn. Và rồi từ việc hiểu rõ bản thân mình ra sao, mình có năng lực tiềm ẩn như thế nào sẽ giúp bạn vẽ được “tấm bản đồ” trong hành trình phát triển bản thân.


Ví dụ, nếu bạn là người mang nhóm tính cách năng động, thích giao tiếp, thích kết nối với mọi người, cũng như thích chia sẻ những kiến thức mình học được. Bạn có thể tập trung đào luyện những kiến thức hoặc kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình (public speaking); kỹ năng dẫn chương trình; kỹ năng giảng dạy,...


Bảng xu hướng tính cách DISC
Xác định được xu hướng tính cách sẽ giúp bạn tìm ra sở trường và đam mê.

Tuy nhiên bạn phải ghi nhớ rằng, xu hướng tính cách có thể thay đổi theo thời gian - phụ thuộc vào môi trường mình đã trải qua như thế nào và con người mình tiếp xúc thường ra sao. Vì vậy khi sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ xác định xu hướng tính cách, nhớ là phải có sự quan sát và phân tích kỹ càng, đồng thời phải có tâm thế đón nhận khách quan, đừng để bản thân dính mắc vào bất kỳ bộ công cụ nào bạn nhé!


4. Nhân Cách Cốt Lõi (Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực) - Yếu tố quan trọng nhất!

Nếu đã có kiến thức, có kỹ năng và xác định được xu hướng tính cách thì bạn lại vừa kiếm được tiền, vừa làm được công việc đam mê, đúng sở trường và có thể thành công rất nhanh. Song nếu không nuôi dưỡng nội lực, nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta thì bạn sẽ rất dễ vướng vào vòng xoáy 3 Độc: Tham - Sân - Si - đó những yếu tố độc hại sẽ bào mòn sức khỏe tinh thần và biến mọi thành công của bạn thành sự hoang mang, vô định, chán nản và cảm thấy trống rỗng với mọi thứ.


Đó là lý do vì sao có nhiều người đã đạt được đỉnh vinh quang từ tiền tài, danh vọng, quyền lực,... Nhưng rồi cuối cùng họ lại chọn cách kết thúc đời mình - tất thảy cũng chỉ vì thiếu đi hai chữ “Nội Lực”.


Một người đang ngồi thiền trên tảng đá.
Nuôi dưỡng tâm hồn/nhân cách cốt lõi chính là yếu tố quan trọng nhất để bạn có một cuộc đời hạnh phúc.

Cũng chính vì lẽ đó nên việc chú trọng nuôi dưỡng Nội Lực - mà ở đây chính là Đạo Đức, Trí Tuệ và Nghị Lực (nhân cách cốt lõi) của mỗi con người chúng ta - chính là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể phát triển bản thân một cách bền vững và có một cuộc đời ý nghĩa, an yên và thật sự hạnh phúc.


Cách đơn giản nhất để trui rèn nội lực chính là sống và rèn luyện cùng Ba Báu Vật (thầy hiền trí - sách hay - bạn tốt). Ngoài ra tôi cũng sẽ gợi ý thêm cho bạn những phương pháp nuôi dưỡng nhân cách dựa theo nền tảng Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực như sau:


  • Đạo đức

Theo nhà triết học vĩ đại Socrates từng khẳng định: Con người, về bản chất, là một sinh vật có đạo đức. Hạnh phúc chỉ khởi sinh khi chúng ta sống có đạo đức. Còn khi con người có những hành vi trái đạo đức, thực tế là nội tâm đã (và sẽ) bị tổn thương. Điều này đối với bản thân những người có hành vi xấu xa chính là bất hạnh.


Và theo tôi ở vẫn thường hay nói, “ đạo đức là vị tha lớn hơn vị kỷ”, tức đừng chỉ sống cho riêng bản thân mà hãy biết giúp đỡ và yêu thương người khác bằng một tấm lòng chân thành nhất của bạn. Vì vậy, hãy nuôi dưỡng Đạo Đức của bản thân bằng cách:


1. Đi làm thiện nguyện cùng nhóm bạn tốt, cùng các tổ chức thiện nguyện cộng đồng.

2. Sống đúng với pháp luật, không làm những hành vi xấu từ những việc nhỏ nhất như: vứt rác bừa bãi, phá hoại của công, chạy xe lạng lách,...

3. Học hỏi để phân biệt những điều tốt xấu, có được tri thức về đạo đức đúng đắn rồi từ đó áp dụng vào đời sống.


  • Trí Tuệ

Trí tuệ là sự hiểu biết rõ ràng như thật, đúng đắn dựa trên nền tảng luật Nhân Duyên Quả. Nhờ có trí tuệ ta luôn thấu rõ và có giải pháp cho mọi vấn đề. Trí Tuệ chính là dây cương dẫn lối cho Đạo Đức và Nghị Lực. Thiếu đi Trí Tuệ, Đạo Đức sẽ trở thành sự dính mắc mù quáng. Thiếu đi Trí Tuệ, Nghị Lực sẽ trở thành những hành động phá hoại, gây khổ mình và khổ biết bao nhiêu người khác.


Để có được Trí Tuệ sáng suốt, các bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:


1. Đọc sách vĩ nhân, anh hùng, cuộc đời các bậc minh triết,... Sau đó suy ngẫm và đúc kết để từ đó nhân sinh quan của ta ngày thêm đa chiều và sâu sắc.

2. Nghe và ngẫm bài học của thầy hiền trí thường xuyên. Đó có thể là những bài Chánh Pháp; những bài triết lý về đạo đức, nhân cách sống từ những người thầy hiền trí mà bạn tâm đắc nhất.

3. Thiền Vipassana 10 ngày, quay trở về nhìn nhận tâm ý vận hành. Học được cách quán tâm/quản trị cảm xúc, không để cho cảm xúc dẫn dắt lý trí thì Trí Tuệ sáng suốt của bạn sẽ khởi sinh.


Gợi ý nhỏ: Nếu không đủ thời gian, bạn có thể lên Youtube và tìm kiếm những bài học thiền dành cho người mới bắt đầu; hoặc bạn có thể tham gia lớp Chánh Kiến 2 tại viện Đào tạo Bách Khoa BKE. Chỉ trong 2 ngày offline tại lớp, bạn sẽ có được tuyệt chiêu sửa tâm tính từ bên trong, tiết kiệm ít nhất 10 năm thực hành Thiền.


  • Nghị lực

Nghị lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể hiện thực hóa mục tiêu và ước mơ của bản thân.


Cũng như Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Thật vậy, nếu bạn có trí thông minh vượt bậc, có những sáng kiến và ý tưởng rất hay, song lại không có đủ kiên trì để hiện thực hóa những ý tưởng đó vậy thì mọi thứ bạn nghĩ ra đều chỉ là viển vông. Để có thể rèn Nghị Lực, các bạn có thể áp dụng những cách sau:


1. Tìm cho mình một Nhóm Bạn Tốt. Rèn nghị lực trong thời gian đầu rất khó, vì vậy hãy tìm cho mình nhóm bạn chịu xông pha, sẵn sàng nâng đỡ và thúc ép bạn duy trì những thói quen tốt, những điều hay, những lẽ phải thì chắc chắn Nghị Lực sẽ dần lớn mạnh.

2. Rèn một môn thể thao hoặc học võ. Việc này sẽ giúp bạn tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe. Có như thế thì bạn mới có đủ khí lực, sức khỏe, cũng như năng lượng sống để có thể duy trì làm việc đến tận cùng.

3. Khắc phục những thói xấu nhỏ nhất. Ví dụ, những thói quen thức khuya, hút thuốc, nhậu nhẹt, trì hoãn,... Tất thảy đều có thể khắc phục được nếu bạn thật sự biết cách quán tâm và kiềm chế bản thân (Về việc này thì bạn có thể tham gia học thiền Vipassana như tôi đã đề cập).


LỜI KẾT

Bên trên là 4 yếu tố phát triển bản thân một cách bền vững, mà trong đó yếu tố thứ 4 chính là cốt lõi quan trọng nhất để ta có thể nâng tầm hệ tâm thức bản thân, đồng thời có thể kiến tạo được cho mình một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Đó cũng chính là những gì tôi chia sẻ trong bài giảng “4 vòng tròn đào tạo”, các bạn có thể xem video sau để hiểu rõ hơn về tiến trình phát triển bản thân bền vững.


Ngoài ra các bạn cũng nên nhớ rằng, việc phát triển bản thân là một tiến trình cả đời và đòi hỏi chúng ta phải liên tục rèn luyện tinh tấn. Đừng vội nản chí, cũng đừng vội kiêu căng cho rằng bản thân đã quá giỏi để cần tiến bộ thêm. Thế giới luôn biến chuyển, không gì là bất biến. Nếu không có ý thức trau dồi bản thân mỗi ngày thì bạn sẽ sớm bị bỏ xa trong xã hội hiện đại đấy!


Nếu đã loay hoay tìm tòi vô số phương pháp nhưng vẫn cảm thấy bản thân mãi “giậm chân tại chỗ”. Hoặc nếu bạn luôn cảm thấy hoang mang, vô định, không rõ được bản thân đam mê những gì, cần những gì và thật sự phù hợp với điều gì, bạn có thể tham gia lớp “Chìa Khóa Đọc Vị Bất Kỳ Ai” - đây chính là trình khám phá chính mình với 6 bộ công cụ tâm lý - huyền học giúp bạn đánh thức và khai quật những tố chất, tài năng đặc biệt để giúp bạn thăng hoa và sống cuộc đời rực rỡ!


4 Yếu Tố Cốt Lõi Giúp Bạn Phát Triển Bản Thân Bền Vững

Khi nhắc đến khía cạnh phát triển bản thân, hiện nay lại có rất nhiều người quan niệm rằng: "Cứ cố gắng làm việc nhiều hơn thì tự khắc giá trị của bản thân sẽ được nâng tầm và chạm đến vinh quang thành công". Song đa phần lại quên rằng, nếu cứ cố gắng mà không có phương pháp đúng đắn, không có hướng đi rõ ràng thì rất dễ rơi vào tình trạng “giậm chân tại chỗ”.


Nếu tệ hơn, việc cố gắng mù quáng thậm chí sẽ khiến bạn lạc lối, rẽ nhầm vào những hướng đi không phù hợp. Điều này sẽ khiến bạn hao tốn rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí còn khiến bạn đánh mất niềm tin vào chính bản thân mình. Cũng chính vì lẽ đó, tôi sẽ giới thiệu 4 yếu tố cốt lõi giúp bạn phát triển bản thân bền vững (bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được) trong bài viết ngày hôm nay.


1. Kiến thức mà bạn học

Đa phần ai trong chúng ta cũng đã trải qua quá trình ghi nạp kiến thức phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức sách vở/nền tảng để giúp ta hình thành lối tư duy khoa học lẫn xã hội. Khi đã lên đến Đại học và tiến đến con đường sự nghiệp, các bạn buộc phải tự mình Thu NạpChọn Lọc ra kiến thức có giá trị, thật sự bổ ích và có tính thực tiễn giúp ích cho sự nghiệp và cuộc sống.


Bởi nếu không tự mình chủ động Chọn Lọc thông tin kiến thức, bạn sẽ bị những thông tin sáo rỗng, tiêu cực tràn lan trên mạng xã hội bủa vây; và cũng chính những lúc này đây bạn đã vô tình bỏ qua cơ hội rèn luyện tư duy của bản thân, việc này kéo dài lâu sẽ khiến cuộc sống lẫn sự nghiệp bạn khó có thể tiến bước thêm.


Sách vở chính là ngọn lửa bất diệt của tri thức
Chọn lọc kiến thức tinh hoa sẽ giúp bạn hình thành lối tư duy sâu sắc.

Để có thể làm được điều đó, bạn hãy tự xây cho mình một tủ sách tinh hoa, chẳng hạn như: sách kỹ năng (chuyên môn đúng với công việc bạn đang làm), sách dạy về đạo đời, sách nói về đối nhân xử thế, sách cổ học,...


Hơn thế nữa, bạn phải đảm bảo rằng những kiến thức mình thu nạp, những gì mình học tập phải đảm bảo đủ 3 yếu tố: lợi mình - lợi người - lợi thiên nhiên. Tức những kiến thức đó không chỉ biết làm lợi cho bản thân, mà còn phải đem lại lợi ích cho người khác và xã hội xung quanh cùng phát triển.


2. Kỹ Năng Cứng Và Kỹ Năng Mềm (Sự Lành Nghề)

Kỹ năng cứng chính là những kỹ năng chuyên môn phục vụ cho chính công việc của bạn. Liên tục trau dồi và rèn luyện kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đang làm.


Và tất nhiên không chỉ trau dồi và phát triển kỹ năng cứng - vốn chỉ phục vụ cho công việc chuyên môn, bạn hãy tiếp tục học hỏi kỹ năng mềm, từ đó vận dụng một cách hợp tình hợp lý để giúp gia tăng chất lượng đời sống của bạn, chẳng hạn như: cách bạn giao tiếp, đối nhân xử thế hàng ngày; cách bạn tạo mối quan hệ xung quanh và cách nuôi dưỡng hệ tâm thức của bản thân,...


Kỹ năng mềm của cô gái đang đứng: thuyết trình trước đám đông.
Kỹ năng cứng giúp bạn thành "thợ lành nghề". Kỹ năng mềm giúp bạn thành chuyên gia.

Ngoài ra, việc không ngừng đào sâu, tìm tòi và vun bồi những kỹ năng mềm không chỉ giúp ích cho bạn trong cuộc sống, mà còn giúp bạn khai mở những năng lực tiềm ẩn và vượt bậc khỏi ngưỡng trung bình.


Đặc biệt bạn nên nhớ rằng, kỹ năng quan trọng nhất vẫn là kỹ năng TỰ HỌC. Đây là kỹ năng giúp bạn có được tâm thế chủ động học hỏi, chủ động đào sâu vào kiến thức từ sách vở lẫn đời sống, nhằm đáp ứng cho mục tiêu phát triển bạn đã đề ra. Khi biết cách kết hợp năng lực Tự Học cùng với sự nỗ lực phát triển, bạn sẽ trở thành một nhân tố xuất sắc cho dù ở bất kỳ lĩnh vực vào đi chăng nữa.


3. Xu Hướng Tính Cách Của Bản Thân

Xác định xu hướng tính cách là một phương pháp giúp bạn định hình được điểm mạnh, điểm yếu, cũng như sở trường của bản thân một cách dễ dàng hơn. Và rồi từ việc hiểu rõ bản thân mình ra sao, mình có năng lực tiềm ẩn như thế nào sẽ giúp bạn vẽ được “tấm bản đồ” trong hành trình phát triển bản thân.


Ví dụ, nếu bạn là người mang nhóm tính cách năng động, thích giao tiếp, thích kết nối với mọi người, cũng như thích chia sẻ những kiến thức mình học được. Bạn có thể tập trung đào luyện những kiến thức hoặc kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình (public speaking); kỹ năng dẫn chương trình; kỹ năng giảng dạy,...


Bảng xu hướng tính cách DISC
Xác định được xu hướng tính cách sẽ giúp bạn tìm ra sở trường và đam mê.

Tuy nhiên bạn phải ghi nhớ rằng, xu hướng tính cách có thể thay đổi theo thời gian - phụ thuộc vào môi trường mình đã trải qua như thế nào và con người mình tiếp xúc thường ra sao. Vì vậy khi sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ xác định xu hướng tính cách, nhớ là phải có sự quan sát và phân tích kỹ càng, đồng thời phải có tâm thế đón nhận khách quan, đừng để bản thân dính mắc vào bất kỳ bộ công cụ nào bạn nhé!


4. Nhân Cách Cốt Lõi (Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực) - Yếu tố quan trọng nhất!

Nếu đã có kiến thức, có kỹ năng và xác định được xu hướng tính cách thì bạn lại vừa kiếm được tiền, vừa làm được công việc đam mê, đúng sở trường và có thể thành công rất nhanh. Song nếu không nuôi dưỡng nội lực, nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta thì bạn sẽ rất dễ vướng vào vòng xoáy 3 Độc: Tham - Sân - Si - đó những yếu tố độc hại sẽ bào mòn sức khỏe tinh thần và biến mọi thành công của bạn thành sự hoang mang, vô định, chán nản và cảm thấy trống rỗng với mọi thứ.


Đó là lý do vì sao có nhiều người đã đạt được đỉnh vinh quang từ tiền tài, danh vọng, quyền lực,... Nhưng rồi cuối cùng họ lại chọn cách kết thúc đời mình - tất thảy cũng chỉ vì thiếu đi hai chữ “Nội Lực”.


Một người đang ngồi thiền trên tảng đá.
Nuôi dưỡng tâm hồn/nhân cách cốt lõi chính là yếu tố quan trọng nhất để bạn có một cuộc đời hạnh phúc.

Cũng chính vì lẽ đó nên việc chú trọng nuôi dưỡng Nội Lực - mà ở đây chính là Đạo Đức, Trí Tuệ và Nghị Lực (nhân cách cốt lõi) của mỗi con người chúng ta - chính là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể phát triển bản thân một cách bền vững và có một cuộc đời ý nghĩa, an yên và thật sự hạnh phúc.


Cách đơn giản nhất để trui rèn nội lực chính là sống và rèn luyện cùng Ba Báu Vật (thầy hiền trí - sách hay - bạn tốt). Ngoài ra tôi cũng sẽ gợi ý thêm cho bạn những phương pháp nuôi dưỡng nhân cách dựa theo nền tảng Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực như sau:


  • Đạo đức

Theo nhà triết học vĩ đại Socrates từng khẳng định: Con người, về bản chất, là một sinh vật có đạo đức. Hạnh phúc chỉ khởi sinh khi chúng ta sống có đạo đức. Còn khi con người có những hành vi trái đạo đức, thực tế là nội tâm đã (và sẽ) bị tổn thương. Điều này đối với bản thân những người có hành vi xấu xa chính là bất hạnh.


Và theo tôi ở vẫn thường hay nói, “ đạo đức là vị tha lớn hơn vị kỷ”, tức đừng chỉ sống cho riêng bản thân mà hãy biết giúp đỡ và yêu thương người khác bằng một tấm lòng chân thành nhất của bạn. Vì vậy, hãy nuôi dưỡng Đạo Đức của bản thân bằng cách:


1. Đi làm thiện nguyện cùng nhóm bạn tốt, cùng các tổ chức thiện nguyện cộng đồng.

2. Sống đúng với pháp luật, không làm những hành vi xấu từ những việc nhỏ nhất như: vứt rác bừa bãi, phá hoại của công, chạy xe lạng lách,...

3. Học hỏi để phân biệt những điều tốt xấu, có được tri thức về đạo đức đúng đắn rồi từ đó áp dụng vào đời sống.


  • Trí Tuệ

Trí tuệ là sự hiểu biết rõ ràng như thật, đúng đắn dựa trên nền tảng luật Nhân Duyên Quả. Nhờ có trí tuệ ta luôn thấu rõ và có giải pháp cho mọi vấn đề. Trí Tuệ chính là dây cương dẫn lối cho Đạo Đức và Nghị Lực. Thiếu đi Trí Tuệ, Đạo Đức sẽ trở thành sự dính mắc mù quáng. Thiếu đi Trí Tuệ, Nghị Lực sẽ trở thành những hành động phá hoại, gây khổ mình và khổ biết bao nhiêu người khác.


Để có được Trí Tuệ sáng suốt, các bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:


1. Đọc sách vĩ nhân, anh hùng, cuộc đời các bậc minh triết,... Sau đó suy ngẫm và đúc kết để từ đó nhân sinh quan của ta ngày thêm đa chiều và sâu sắc.

2. Nghe và ngẫm bài học của thầy hiền trí thường xuyên. Đó có thể là những bài Chánh Pháp; những bài triết lý về đạo đức, nhân cách sống từ những người thầy hiền trí mà bạn tâm đắc nhất.

3. Thiền Vipassana 10 ngày, quay trở về nhìn nhận tâm ý vận hành. Học được cách quán tâm/quản trị cảm xúc, không để cho cảm xúc dẫn dắt lý trí thì Trí Tuệ sáng suốt của bạn sẽ khởi sinh.


Gợi ý nhỏ: Nếu không đủ thời gian, bạn có thể lên Youtube và tìm kiếm những bài học thiền dành cho người mới bắt đầu; hoặc bạn có thể tham gia lớp Chánh Kiến 2 tại viện Đào tạo Bách Khoa BKE. Chỉ trong 2 ngày offline tại lớp, bạn sẽ có được tuyệt chiêu sửa tâm tính từ bên trong, tiết kiệm ít nhất 10 năm thực hành Thiền.


  • Nghị lực

Nghị lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể hiện thực hóa mục tiêu và ước mơ của bản thân.


Cũng như Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Thật vậy, nếu bạn có trí thông minh vượt bậc, có những sáng kiến và ý tưởng rất hay, song lại không có đủ kiên trì để hiện thực hóa những ý tưởng đó vậy thì mọi thứ bạn nghĩ ra đều chỉ là viển vông. Để có thể rèn Nghị Lực, các bạn có thể áp dụng những cách sau:


1. Tìm cho mình một Nhóm Bạn Tốt. Rèn nghị lực trong thời gian đầu rất khó, vì vậy hãy tìm cho mình nhóm bạn chịu xông pha, sẵn sàng nâng đỡ và thúc ép bạn duy trì những thói quen tốt, những điều hay, những lẽ phải thì chắc chắn Nghị Lực sẽ dần lớn mạnh.

2. Rèn một môn thể thao hoặc học võ. Việc này sẽ giúp bạn tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe. Có như thế thì bạn mới có đủ khí lực, sức khỏe, cũng như năng lượng sống để có thể duy trì làm việc đến tận cùng.

3. Khắc phục những thói xấu nhỏ nhất. Ví dụ, những thói quen thức khuya, hút thuốc, nhậu nhẹt, trì hoãn,... Tất thảy đều có thể khắc phục được nếu bạn thật sự biết cách quán tâm và kiềm chế bản thân (Về việc này thì bạn có thể tham gia học thiền Vipassana như tôi đã đề cập).


LỜI KẾT

Bên trên là 4 yếu tố phát triển bản thân một cách bền vững, mà trong đó yếu tố thứ 4 chính là cốt lõi quan trọng nhất để ta có thể nâng tầm hệ tâm thức bản thân, đồng thời có thể kiến tạo được cho mình một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Đó cũng chính là những gì tôi chia sẻ trong bài giảng “4 vòng tròn đào tạo”, các bạn có thể xem video sau để hiểu rõ hơn về tiến trình phát triển bản thân bền vững.


Ngoài ra các bạn cũng nên nhớ rằng, việc phát triển bản thân là một tiến trình cả đời và đòi hỏi chúng ta phải liên tục rèn luyện tinh tấn. Đừng vội nản chí, cũng đừng vội kiêu căng cho rằng bản thân đã quá giỏi để cần tiến bộ thêm. Thế giới luôn biến chuyển, không gì là bất biến. Nếu không có ý thức trau dồi bản thân mỗi ngày thì bạn sẽ sớm bị bỏ xa trong xã hội hiện đại đấy!


Nếu đã loay hoay tìm tòi vô số phương pháp nhưng vẫn cảm thấy bản thân mãi “giậm chân tại chỗ”. Hoặc nếu bạn luôn cảm thấy hoang mang, vô định, không rõ được bản thân đam mê những gì, cần những gì và thật sự phù hợp với điều gì, bạn có thể tham gia lớp “Chìa Khóa Đọc Vị Bất Kỳ Ai” - đây chính là trình khám phá chính mình với 6 bộ công cụ tâm lý - huyền học giúp bạn đánh thức và khai quật những tố chất, tài năng đặc biệt để giúp bạn thăng hoa và sống cuộc đời rực rỡ!


527 views1 comment
bottom of page