top of page

Search Results

423 results found with an empty search

  • 4 bí quyết nuôi dạy con đúng cách của những bậc cha mẹ thông thái!

    Trong thời đại kim tiền ngày nay, nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng để con có thể trở thành người thành công trong tương lai, việc để lại tiền bạc và tài sản chính là yếu tố tiên quyết. Tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ quên một điều quan trọng rằng: tiền bạc không thể nào mua được đức hạnh của một đứa trẻ. Và chính đức hạnh - những giá trị đạo đức cao đẹp, sẽ giúp con trẻ có được hạnh phúc và thành công vững bền từ việc trở thành một người sống tử tế, biết hiếu thuận. Sau đây là 4 bí quyết nuôi dạy con đúng cách, cũng như là 4 phương pháp hàm dưỡng nhân cách đạo đức cho con mà cha mẹ thông thái nào cũng nên thấu rõ. 1. Dạy con biết sẻ chia và giúp đỡ người khác Giúp đỡ người khác được xem là hành động có giá trị nhân văn cao đẹp và khi được thực hiện một cách tự nguyện, nó sẽ hình thành nếp sống đẹp cho trẻ và tác động tích cực tới trẻ trong quá trình phát triển nhân cách. Khi trẻ biết mở lòng “cho đi”, các em sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn. Không chỉ là mang lại niềm vui, sự thoải mái cho bản thân và người được giúp đỡ, mà khi gặp khó khăn, cũng sẽ có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ các em. Trước khi khiến trẻ có thể tự nguyện thực hiện hành động giúp đỡ người khác, giáo dục nhận thức cho trẻ về tình yêu thương, lòng nhân ái là điều đầu tiên phụ huynh cần phải làm. Cha mẹ có thể kể con nghe những câu chuyện về sự tử tế hay cho con xem những hình ảnh, tin tức về lòng nhân ái, để giáo dục cho con biết đó là phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có, từ đó thúc đẩy những hành động, việc làm giúp đỡ người khác trong trẻ. Khi trẻ đã nhận thức được thế nào là tình thương, lòng tốt thì cha mẹ nên hướng dẫn, khuyến khích bé thể hiện những điều đó qua hành động. Có nhiều cách để trẻ thực hiện hành động giúp đỡ người khác, tham gia hoạt động thiện nguyện là một trong những cách làm thiết thực nhất. Không chỉ giúp đỡ xã hội, trẻ cũng cần được giáo dục về hành động đỡ đần cha mẹ trong việc nhà. Phụ huynh nên dạy trẻ làm những việc nhỏ nhất như gấp quần áo, lau bàn ăn, dọn dẹp đồ chơi, hay tự vệ sinh cá nhân… Trẻ tự lập, tự giác sẽ sống có trách nhiệm và khiến bố mẹ đỡ vất vả trong việc nhà. 2. Giúp con biết ơn những gì mình đang có Lòng tham của con người có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại. Rất nhiều người vì tham lam mà trở nên lầm đường lạc lối, khiến những tai họa “không nên có” ập đến lúc nào không hay. Vì thế, những bậc cha mẹ thông thái trên thế giới sẽ chú trọng về việc dạy con giá trị của sự biết ơn, tức là biết trân trọng những gì mình đang có. Để có thể nuôi dưỡng lòng biết ơn trong trẻ, trước tiên cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con. Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau. Thậm chí, khi con giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ... Có như vậy, con mới học tập và làm theo. Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Hãy khuyến khích trẻ quan sát, cũng như yêu cầu trẻ đặt mình vào hoàn cảnh của những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn như: “Nếu con là bạn ấy, con sẽ cảm thấy thế nào?” Cứ như thế, trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen nhìn nhận lại những gì mình đang có và biết quý trọng chúng hơn. Đồng thời, việc này cũng sẽ hình thành trong trẻ thói quen chủ động giúp đỡ, chia sẻ với người khác. Và khi trẻ có những hành động giúp đỡ người khác, cha mẹ đừng quên khen ngợi và có phần thường nhỏ để khuyến khích con duy trì và chủ động giúp đỡ mọi người. 3. Dạy con biết tôn trọng người khác Tôn trọng người khác là một trong những thói quen văn minh nhất thể hiện đạo đức và văn hóa của một người. Dạy con tôn trọng người khác chính là để giúp con trở thành một người có phẩm chất cao đẹp, biết giúp đỡ và yêu thương người khác. Từ đó, mai sau con trưởng thành, con sẽ được mọi người nể trọng và yêu mến, đi đến đâu cũng được chào đón và hậu thuẫn. Một ví dụ cụ thể về việc tôn trọng người khác là khi con gặp một người lớn tuổi, như người già hoặc giáo viên, hãy dạy con thói quen chủ động chào hỏi và dùng kính ngữ đối với họ. Tương tự như thế khi gặp bạn bè đồng trang lứa và thậm chí là người kém tuổi hơn, hãy dạy con thói quen đối xử với mọi người một cách hòa nhã, lịch sự; không sử dụng từ ngữ thô bạo, không uy hiếp hay tỏ ra thô lỗ với người khác. Ngoài ra, cha mẹ hãy nói lời khen ngợi khi con thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Tuy nhiên, thay vì chỉ nói đơn giản “tốt”, “ngoan”, cha mẹ có thể nói chi tiết hơn rằng: “Con biết đứng xếp hàng mua bánh là ngoan lắm”. Khi cha mẹ khen ngợi một cách rõ ràng, trẻ sẽ dần ý thức về hành vi tốt và cảm thấy được đánh giá cao những nỗ lực của mình. Cha mẹ nên hiểu rõ rằng, việc dạy con tôn trọng người khác không chỉ giúp con trở thành một người đứng đắn, mà đồng thời còn là để góp phần xây dựng một xã hội tử tế và biết tôn trọng nhau cho thế hệ mai sau. 4. Giúp con hiểu rõ tầm quan trọng của chữ “tín” Giữ chữ tín là bài học căn bản nhất trong tất cả các bài học đạo đức. Muốn con được mọi người tin tưởng và tín nhiệm, cha mẹ nên rèn cho con cách giữ lời hứa từ khi còn nhỏ. Đồng thời, cha mẹ hãy chú trọng vào việc giúp con hiểu rõ tầm quan trọng của lời nói, cũng như nên có phương án nhắc nhở thích hợp nếu con không thể thực hiện theo đúng những gì mình đã nói ra. Để cho con thấu rõ bài học về chữ “tín”, cha mẹ trước nhất hãy làm gương cho con bằng cách thể hiện mình là một người biết chịu trách nhiệm cho những gì đã hứa hẹn. Ví dụ, nếu cha mẹ hứa dắt con đi chơi vào cuối tuần, hãy đảm bảo rằng bản thân cha mẹ sẽ thực hiện điều đó và không để con thất vọng. Cha mẹ cũng có thể thường xuyên nhắc nhở con về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa ở trong đời sống thường ngày. Ví dụ khi con hứa sẽ giữ bí mật cho bạn sau khi bạn đã chia sẻ một điều bí mật quan trọng, cha mẹ cần nhắc nhở con rằng việc tiết lộ bí mật của người khác có thể gây tổn thương và mất tín nhiệm. Và nếu con không thể giữ được bí mật, con cần chịu trách nhiệm và xin lỗi bạn một cách chân thành. Ngoài ra, còn một phương pháp khác mà cha mẹ có thể áp dụng để rèn đức tính biết giữ lời hứa cho con. Cha mẹ hãy thường xuyên trao cho con những nhiệm vụ nhỏ và đơn giản mà con có thể đảm nhận và hoàn thành. Khi con thực hiện tốt, hãy khen ngợi và ghi nhận sự tín nhiệm của con. Lời Kết 4 phương pháp nuôi dạy con đúng cách là những cách nuôi dưỡng nhân cách đạo đức cho con ngay từ thuở nhỏ. Khi con có đạo đức, tự khắc con sẽ tự hình thành cho mình những nếp sống hướng thiện, thấu rõ đạo xử thế cũng như vẹn toàn chữ “hiếu” với mẹ cha. Tuy nhiên, hành trình giáo dưỡng nhân cách cho con là một hành trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn để cha mẹ có thể đồng hành cùng con trẻ. Hơn thế nữa, cha mẹ cũng phải xác định được những lựa chọn đúng đắn và thiết thực nhất trong việc dạy con. Có như thế, con mới có đủ sự thông tuệ để vững chãi trong hành trình trở thành một người thành công song vẫn sống có đạo đức. Trong lớp “Dạy Con 3 Gốc”, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp dạy con trên nền tảng Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực để giúp các bạn - những người đang giữ vai trò của bậc cha mẹ, có phương pháp đúng đắn trong việc chuyển hoá chính mình và đồng hành cùng con một cách trọn vẹn nhất.

  • Ikigai và cách người Nhật đi tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống

    Khi nhắc đến Ikigai người ta hay nhắc đến lối sống của người Nhật. Đây là lối sống đã in vào rất sâu văn hóa cũng như tâm trí của họ. Cụ thể lối sống này như thế nào và có tác động đến người Nhật ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá câu trả lời qua những chia sẻ trong bài viết hôm nay. Ikigai là gì và lợi ích của nó mang lại Đây là triết lý sống bắt nguồn từ thế kỉ thứ 8 - thời Heian (năm 794-1185). Đây là triết lý được ghép từ hai từ là “ikiru” - sống và “kai” thấy được hy vọng. Hiểu một cách đơn giản là lý do để sống/ tồn tại mà cụ thể hơn là nguồn cảm hứng cũng như động lực để bạn duy trì cuộc sống mỗi ngày. Đây là một triết lý tương tự như tinh thần Lagom, Hygge khi nhắc tới Bắc Âu. Và chắc chắn phải có sự phù hợp nhất định thì Ikigai mới tồn tại cho đến nay và trở thành một nét văn hóa không thể thiếu khi nhắc đến người Nhật Bản. Ikigai là triết lý đã xuất hiện từ rất lâu Trong Ikigai bao gồm: Điều bạn yêu thích (Đam mê và sứ mệnh), Điều bạn làm giỏi (Đam mê và nghề nghiệp), Điều giúp bạn kiếm ra tiền (Chuyên môn và kỹ năng), Điều thế giới cần (Sứ mệnh và kỹ năng). Theo quan niệm của người Nhật thì mỗi người đều có một khả năng đặc biệt và sẽ làm tốt nhất điều đó. Chỉ khi chúng ta khám phá và thấu hiểu Ikigai của chính mình thì mới tìm được hạnh phúc thật sự. Tức là hạnh phúc không phải chỉ là làm công việc mình thích hay đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Bạn cần phải tìm được sứ mệnh của chính mình và hết mình vì điều đó. Ikigai chính là sự tổng hợp, giao thoa của nhiều yếu tố giúp bạn cân bằng giữa đời sống bên ngoài và bên trong. Nhờ đó giúp bạn: Hiểu rõ được bản thân: theo chiều sâu để thấy được ý nghĩa đam mê, mục tiêu, giá trị, tài năng của chính mình. Nhờ đó mà bạn sẽ thấy được những điều quan trọng của mình khi đến với cuộc đời này Cảm nhận được niềm hạnh phúc thực sự từ việc làm được những điều mình thích và thực sự có ích đối với cuộc sống Xây dựng những mối quan hệ chất lượng từ việc làm cùng, giao lưu với những người có cùng niềm vui, sở thích. Nhờ Ikigai mà con người dường như xích lại gần nhau hơn. Có được sự cân bằng trong cuộc sống từ sự đủ đầy từ bên trong. Nhờ đó biết được sự cân bằng nghỉ ngơi để có được hạnh phúc một cách trọn vẹn nhất. Sự tác động của Ikigai với lối sống của người Nhật Như vậy, Ikigai hướng đến sự cân bằng và đủ đầy từ bên trong. Cụ thể nó đã tác động đến lối sống của người Nhật như sau: Hãy cẩn thận từ những việc nhỏ: việc làm việc thật cẩn trọng với sự biết ơn là điều rất chú trọng trong phong cách của người Nhật. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này được dạy rất rõ cho các trẻ em Nhật khi còn ngồi trên ghế nhà trường và thấy được sự tỉ mỉ này trong từng khâu trong các nhà máy, doanh nghiệp. Có lẽ, đây là điều tạo nên sự ngăn nắp, chỉn chu cũng như lối sống đơn giản đã ăn sâu vào văn hóa của họ. Người Nhật có những quy tắc về văn hóa đã xuất hiện từ lâu đời Buông bỏ là một trong những yếu tố được nhắc đến khi nói đến Ikigai cũng như phong cách sống của người Nhật. Đây là phong cách có nguồn gốc từ Thiền tông. Tức là con người càng ít sự ràng buộc về vật chất thì càng sống tích cực và thanh thản hơn. Người Nhật chọn cách đơn giản từ trang phục đến nếp ăn uống hàng ngày. Họ tập bỏ đi những điều không cần thiết và giữ ở mức tối giản nhất có thể. Bạn hãy thử phân loại và bỏ đi những thứ không quan trọng bạn sẽ cảm nhận được điều này. Có tinh thần cầu tiến mạnh và cá tính riêng là điều mà tinh thần Ikigai mang lại cho người Nhật. Họ rất coi trọng học vấn và xem đây là chìa khóa để thay đổi cuộc sống của mỗi con người. Có thể nói nhờ biết được sự khó khăn về vị trí địa lý của Nhật Bản mà người Nhật luôn cố gắng học tập và thay đổi không ngừng để khẳng định vị trí của mình. Ngoài ra họ là những người kiên định theo mục tiêu đặt ra và có tinh thần trách nhiệm cao. Đây là một trong những yếu tố khiến tinh thần làm việc của người Nhật luôn được thế giới nể phục Nhìn lại:Vòng tròn Ikigai có thật sự làm người người Nhật hạnh phúc? Chúng ta cần đặt lại câu hỏi này vì Nhật Bản cũng là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Rất nhiều người phải điều trị stress và chọn cách kết thúc cuộc đời một cách tiêu cực. Cũng chính vì những mục tiêu do Ikigai mà người Nhật xoay vòng trong áp lực vô hình là sự công nhận của xã hội. Họ sẽ gò mình để làm những điều mà cấp trên mong muốn, để hòa đồng với mọi người xung quanh. Ngoài ra cũng chính do tinh thần tự lập, không làm phiền đến người khác cũng làm cho người Nhật gia tăng thêm áp lực, hạn chế sự tiếp xúc với xã hội, nhất là trong thời đại Covid. Như vậy, bạn có thể áp dụng Ikigai nhưng cần có sự linh hoạt và đặt mục tiêu rõ ràng với những việc mà mình làm và cần có sự linh hoạt thay đổi. Theo tôi để có được sự hạnh phúc từ bên trong thì chúng ta cần phải có được vòng tròn nhân cách cốt lõi. Điều này tôi chưa thấy được trong vòng tròn Ikigai của Nhật. Áp lực là điều có thể nhìn thấy rất rõ trong lối sống của Nhật Vòng tròn nhân cách cốt lõi được tôi chia sẻ trong lớp Chánh kiến gồm Trí tuệ, Đạo đức, Nghị lực. Do bao gồm nhiều yếu tố nên chúng ta có thể chọn một vài yếu tố nổi trội để rèn luyện trước. Yếu tố nào thuộc về đạo đức? Có bạn tập cho đi, có bạn tham gia các tổ chức thiện nguyện, hàng tháng tới thăm các trại dưỡng lão, người già neo đơn hay trại trẻ mồ côi, giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn. Chúng ta mạnh yếu tố gì thì ưu tiên phát triển yếu tố đó trước. Mỗi người sẽ có những thế mạnh khác nhau. Tôi có một cậu em ngoài Hà Nội để rèn luyện bốn tâm vô lượng của nhà Phật Từ-Bi-Hỷ-Xả - bốn tâm mà sẽ phát triển tình yêu thương của mỗi con người thì cậu ấy luyện tâm Từ trước. Còn tôi thì bắt đầu từ tâm Xả. Buông bỏ những dính mắc và ham muốn của mình, để tập sống giản dị và biết đủ. Khi thực tập các tâm thức này thì khi một tâm mạnh lên thì các tâm kia cũng sẽ được phát triển theo. Yếu tố nào thuộc về Nghị lực? Có người trui rèn sự kiên trì, nổ lực làm tốt những việc nhỏ với một sự bền bỉ đó là Nhẫn. Nếu đặt ra những mục tiêu vượt ngưỡng an toàn của bản thân để vượt lên nỗi sợ đó là Dũng. Để học cách quay vào bên trong, quan sát được chiều sâu của tâm thức thì rèn được chữ Tĩnh. Tùy thuộc mỗi giai đoạn và tùy từng người mà lựa chọn cho phù hợp. Về Trí tuệ, sẽ học những khóa học gì, vị thầy nào? Kế hoạch xây dựng tam bảo như thế nào? Để có được sự hiểu biết sâu sắc thì nhất thiết phải đi hết tiến trình văn tư tu, trong đó, việc trải nghiệm thực hành để rút ra bài học và sửa lỗi là quan trọng nhất. Kết luận Ikigai là một trong những triết lý đẹp đáng học hỏi trong văn hóa cũng như cuộc sống của người Nhật. Tuy nhiên chúng ta cần có sự học hỏi có chọn lọc dựa trên những bài học họ đã trải qua cũng như trải nghiệm của chính mình. Việc có được sự đủ đầy, cân bằng, hạnh phúc từ bên trong là điều ai cũng mong muốn nhưng để có được điều đó chúng ta cần sự vun bồi giá trị ba gốc rễ mỗi ngày. Hành trình này không thể đi nhanh và không thể đi một mình, hãy xây dựng cho mình lộ trình cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp để có được sự cân bằng cũng như hạnh phúc một cách trọn vẹn nhất.

  • 20 câu nói của thầy Trần Việt Quân giúp bạn sống ý nghĩa hơn!

    Nhắc đến triết lý 3 gốc: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị lực, chắc hẳn ai ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ đến thầy Trần Việt Quân - người thầy hiền trí cùng với những chia sẻ quý báu về Chánh Kiến, quy luật nhân quả, ba báu vật cuộc đời, ý nghĩa của một kiếp sống,... Thầy là một diễn giả có sức ảnh hưởng lớn, là người đã dành ra 25 năm nghiên cứu và đúc kết những tri thức quý báu từ cổ nhân, những giáo lý đạo học, những giáo điều hàn lâm từ Tây sang Đông trở nên thật dễ hiểu, thật thực tiễn, có thể dễ dàng ứng dụng vào đời sống thường trực. Theo đó, những giá trị thầy lan tỏa đã giúp hàng nghìn người đang lạc lối tìm lại được giá trị sống đích thực, đánh thức sứ mệnh cao cả của mỗi cá nhân để có thể sống trọn một kiếp người thật ý nghĩa. 20 câu nói hay của thầy Trần Việt Quân giúp bạn nâng tầm tâm thức Sau đây là 20 câu nói hay, mang đậm giá trị nhân văn về cuộc sống của thầy Trần Việt Quân. Hãy cùng chiêm nghiệm để tự mình đúc kết những chân lý quý báu, có thể giúp bạn nâng tầm hệ điều hành tâm thức, khai mở những góc nhìn đúng đắn, giúp cuộc sống muôn phần sâu sắc và an vui. Hạnh phúc là bớt si mê đi một chút, bớt một chút lòng tham và bớt chút giận dữ. Bạn nào có cái nhìn về cuộc đời càng sâu sắc, bạn đó sẽ sống càng hạnh phúc. Bạn nào có cái nhìn về cuộc đời càng cạn, bạn đó càng không hạnh phúc. Cuộc đời con người có 4 nút thắt cần gỡ: Sự nghiệp, mối quan hệ trong tình yêu hôn nhân, con cái, sức khỏe bản thân (sự phát triển chiều sâu của bản thân). Ai gỡ được từng nút thắt như đã nói trên, các bạn sẽ trở thành con người sâu sắc và minh triết trong đời sống. Hầu hết năng lực của chúng ta sẽ không lớn lên được nếu thiếu đi 2 yếu tố: một là môi trường có ba báu vật cuộc đời (thầy hiền trí - tủ sách hay - nhóm bạn tốt), hai là khó khăn đủ lớn cho chúng ta. Để nội tâm thực sự mạnh mẽ, cần phải có hai năng lực song song: Hành thiện (điều thiện làm ngay), ngăn ác (không làm điều ác, không làm điều hại mình, hại người). Khổ đau làm cho chúng ta trăn trở mà từ đó tìm ra giải pháp. Không có khổ đau, chúng ta sẽ không có nhu cầu để tìm ra giải pháp. Trải nghiệm chỉ có giá trị khi nó làm cho các bạn tăng trưởng về trí tuệ. Đạo đức mang lại hạnh phúc, trí tuệ mang lại tự do, kỷ luật mang lại sức mạnh. Những gì mình làm trong thời gian rảnh sẽ quyết định số phận , bởi khi không ai điều khiển cuộc đời của mình, mình tự điều khiển cuộc đời của mình. Thế giới bên trong phản ánh thế giới bên ngoài! Muốn sửa thế giới bên ngoài phải sửa từ trong tâm. Niềm tin đến từ đâu? Từ sự nhận thức. Trình độ hiểu biết nằm ở đâu thì niềm tin nằm ở đấy. Nhận thức của chúng ta tới đâu, thì chúng ta sẽ sống theo lối nhận thức ấy. Dư luận không quan trọng, mà biết theo đúng (thiện) bỏ sai (ác) mới quan trọng. Đừng vội tin những gì mình biết mà phải xem xét lại, xem điều đó liệu có hợp lý không? Có đúng không? Cái gì mà cũng tin thì nó sinh ra mê tín. Chưa kịp tìm hiểu mà đã tin thì gọi là mê tín. Cuộc đời có 2 bàn tay, một bàn tay để giúp chính mình và một bàn tay để giúp cho người khác. Hiểu mình là để sửa mình, hiểu người là để giúp người. Một con người thành công là một con người thành đạt và có nhân cách sống tốt đẹp. Được sống không quan trọng, cách sống giữa cuộc đời mới quan trọng. Chúng ta không được quyền chọn hoàn cảnh khi sinh ra, nhưng được quyền tạo dựng nhân cách sống. Nếu cố gắng mà vẫn không tìm được ý nghĩa cuộc đời thì hãy sống một đời lương thiện, thế là đủ. Lời kết Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn bao giờ hết nếu chúng ta sống đúng lẽ phải, đúng với cốt lõi của đạo làm người dựa trên nền tảng của sự hiểu biết đúng đắn. Hơn thế nữa, cuộc sống cũng sẽ trở nên hạnh phúc và ấm áp hơn khi ta biết sống vì mình và vì người, tức là sống với một trái tim rộng mở, đầy yêu thương, biết sẻ chia, biết gắn kết. Những câu nói hay của thầy Trần Việt Quân chính là những lời khuyên đáng giá khi bạn chẳng may rơi vào bế tắc, rối bời. Lúc đó hãy để tâm tịnh lại, suy ngẫm về những câu nói đầy ý nghĩa này. Bởi biết đâu bạn sẽ nhận ra những chân lý mới, thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống để yêu đời, yêu người, hướng tới một cuộc sống hướng thiện và đầy ý nghĩa. Hãy cùng sống và lan tỏa điều tử tế, hãy cùng học tập và vun bồi 3 gốc rễ: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực bên trong mỗi chúng ta nhé!

  • 6 bí quyết xây dựng đội nhóm theo triết lý của Phật

    Trong những năm gần đây tại các khối doanh nghiệp, việc có thể xây dựng đội nhóm tinh nhuệ và gắn kết vốn vẫn là một ‘bài toán’ nan giải cho biết bao nhà lãnh đạo. Trong đó, khả năng quản lý và gắn kết đội nhóm một cách hiệu quả của người sếp trở thành một trong những yếu tố then chốt, có thể quyết định được sự thành bại của toàn bộ doanh nghiệp. Cũng như trong những lần chia sẻ ở lớp Xây Dựng Đội Ngũ tại Viện Đào Tạo Bách Khoa BKE, tôi vẫn thường nhấn mạnh một quan điểm quan trọng rằng: “Sếp chính là chốt chặn của doanh nghiệp”. Tất cả các quyết định được đưa ra người lãnh đạo đều có sức ảnh hưởng to lớn đến đội ngũ trong tổ chức, doanh nghiệp. Hành Trình Đúc Kết Phương Pháp Xây Dựng Đội Nhóm Hiệu Quả Ngày xưa lúc mới bắt đầu khởi nghiệp thì tôi cũng như bao người. Vừa bước chân ra cổng trường đại học, tôi liền nhận ra rằng bản thân chẳng hiểu một chút gì về quản trị cả. Thế là tôi đi học một lớp Giám đốc Nhân sự ròng rã suốt 6 tháng, học từ quy trình, bản mô tả công việc, KPI…. Dẫu vậy sau 3 năm sau học BSC, càng học tôi càng cảm thấy rối rắm, khiên cưỡng và không áp dụng được vào doanh nghiệp của mình. Những năm đó tôi có câu hỏi lớn và rất trăn trở về việc xây dựng đội ngũ. Chẳng hạn như việc làm thế nào để xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp gắn kết, nhiệt huyết, tinh nhuệ, cống hiến và đồng hành bền bỉ? Hơn thế nữa, vì tôi vốn là người nghiên cứu về Đông Phương học, do đó tôi vẫn luôn thắc mắc làm sao để ứng dụng, kết hợp các phương pháp quản trị của phương Tây và minh triết phương Đông vào doanh nghiệp của mình. Dày công nghiên cứu biết bao năm, sau cùng tôi đã khám phá ra một công thức gồm 6 bước rất đơn giản để xây dựng văn hoá công ty, nếu biết cách áp dụng khéo léo sẽ mang lại kết quả đột phá cho đội ngũ trong tổ chức, doanh nghiệp của mình! Đó chính là mô hình Lục Hòa theo lời Phật dạy. Sau đây là tóm tắt 6 chữ "hoà" để kiến tạo nên một đội nhóm mạnh mẽ. 1. Thân hòa đồng trụ (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) “Thân hòa đồng trụ” tức là mọi người sẽ cùng làm việc chung với nhau một cách hoà thuận, phối hợp với nhau dựa trên lợi ích tổng hòa của tập thể đội ngũ. “Trụ” ở đây chính là cùng chung sống, làm việc cùng công ty hay trong một môi trường nào đó. Khi nhiều người sống chung đụng hằng ngày như thế thì phải biết hòa thuận, đồng hành và nâng đỡ cho nhau; tuyệt nhiên không dùng sức mạnh, uy lực để lấn át, hạ thấp lẫn nhau. Một trong những cách để mọi người trong cùng một tập thể có thể chung sống hòa hảo với nhau nằm ở phương pháp 3 “cùng” - cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Đây chính là 3 bước nền tảng để mọi người có cơ hội tiếp xúc, quan sát và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Các công ty hiện nay mọi người làm việc chung nhưng sự giao tiếp, kết nối rất hạn chế. Mọi người không có cơ hội để "sống" cùng nhau. Do đó phía quản trị thường tổ chức team building, tạo cơ hội cho nhân sự đi chơi, gắn kết với nhau. Tuy nhiên điều đó là quá ít ỏi để gắn kết đội ngũ! Cùng ăn, cùng ở, cùng làm còn để biến “tình đồng nghiệp” thành “tình anh em”. Tại tổ chức của bạn, từ sếp lẫn nhân viên đã xây dựng được văn hóa 3 “cùng” với nhau hay chưa? Thời gian qua đã dành thời gian, trò chuyện, tìm hiểu công việc và cuộc sống của nhau hay chỉ có công việc thôi? Có biết đồng đội mình đang gặp vấn đề gì không? Có chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cho nhau hiểu hay không? Mấu chốt của việc gắn kết đội ngũ là phải làm hàng ngày và hàng tuần. Những người trong cùng một đội nhóm cần phải xem nhau như anh em, gia đình thì sau đó mới có thể thấu hiểu, đồng hành và nâng đỡ nhau đến tận cùng. 2. Kiến hòa đồng giải (có ý kiến thì cùng nhau chia sẻ, đưa về thống nhất chung) “Kiến hòa đồng giải” nghĩa là mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì thì phải giãi bày, chỉ bảo cho nhau hiểu. Có như thế, trình độ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, như vậy thì mới có thể giữ vững sự gắn kết giữa những người trong một đoàn thể. Theo đó các bạn nên nhớ rằng: “Con người phù hợp là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp.” Vì vậy, một trong những việc quan trọng nhất khi tổ chức nhân sự đó là tìm được những người cùng chí hướng, cùng hoài bão và đồng lòng với bạn. Trong quá trình đồng hành, các bạn cần thường xuyên chia sẻ, kiến giải với nhau về văn hoá, quan điểm, tầm nhìn, kế hoạch hành động của tổ chức. Hãy luôn đảm bảo từ lãnh đạo đến nhân viên đều có tư duy: “Mình là một đội, không phải một mình!” Sự chia sẻ kiến thức còn là một cách để nâng tầm đội ngũ ở đa dạng khía cạnh từ trình độ nhận thức, cuộc sống; kỹ năng chuyên môn, quản trị… Khi một tổ chức có văn hoá “kiến hòa đồng giải” thì nhân sự sẽ được tạo điều kiện để hiểu sâu sắc, đồng hành, nâng đỡ cho nhau để tăng trưởng năng lực nhanh chóng. Không những vậy, văn hóa này cũng sẽ giúp con người trong doanh nghiệp đó gia tăng các phẩm chất tâm tốt đẹp, từ đó có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn! 3. Khẩu hoà vô tranh (lời nói hoà hiệp, không tranh cãi nhau) Muốn mọi người trong một tổ chức không đối chọi nhau thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa, nhã nhặn khi ở bên cạnh nhau, nhất thiết không được trách mắng, cãi cọ nhau. Khác với việc nhẫn nhịn ở mọi tình huống phi lý vì sợ mất hoà khí, “khẩu hòa vô tranh” nghĩa là không nên tranh cãi để hơn thua, đối chọi nhau hay ỷ thế lấn lướt người khác. “Hoà” ở đây là phải giữ lời nói cho ôn hoà, nhã nhặn khi thảo luận một vấn đề. Lời nói ra phải có tinh thần nâng đỡ, xây dựng, giải quyết vấn đề và làm sáng tỏ mục tiêu cho nhân sự, tổ chức thay vì chê trách, phán xét phiến diện người khác. Điều này sẽ giúp không khí chung quanh trở nên hòa hảo hơn, thúc đẩy mọi người có thể đóng góp ý kiến, góc nhìn cá nhân một cách cởi mở và tích cực hơn. Có ‘thân’ hoà mà ‘khẩu’ không hoà, nghĩa là nhân sự vẫn ăn thua nhau trong từng câu nói, tìm cách mỉa mai châm chọc nhau thì sẽ gây ra rạn nứt nội bộ, bè phái và đấu đá nhau. Khẩu hoà là một trong những yếu tố cần thiết nhất và đầu tiên, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hạnh phúc! 4. Ý hòa đồng duyệt (bàn luận và thống nhất ý kiến chung) Những người trong cùng một tập thể có thể hoan hỷ với nhau, biết thông cảm khi quan điểm khác nhau; không sanh tâm đố kỵ, kiêu ngạo, chỉ trích và phê phán nhau chính là tinh thần mà “ý hòa đồng duyệt” muốn truyền tải. Trong một tổ chức, sự hòa hảo giữa các cá nhân thường xuất phát từ sự nể nang quyền thế, vị trí chức vụ, hoặc năng lực cá nhân. Tuy nhiên, có đôi khi lời nói nghe rất hòa nhã và tôn trọng, song tâm niệm bên trong lại âm thầm bất bình và phán xét lẫn nhau. Điều này có nghĩa là, bên ngoài thì tỏ vẻ kính trọng nhưng bên trong là sự khinh bỉ, ganh đua. Vì vậy cái “ý" (trong ý niệm) rất quan trọng, nó là động lực trổ ra lời nói và hành động. Do đó, để nhân sự trong một tổ chức có thể toàn tâm toàn ý “hòa” với nhau thì cần tôn trọng, lắng nghe nhau, không phán xét và cần giúp đỡ nhau hướng tới một lối sống hướng thiện. Chiều sâu của “ý hòa đồng duyệt” là mỗi người quay về soi sáng, sửa lỗi chính mình và tôn trọng người khác. Khi đã xem đồng nghiệp trong công ty là anh em, là gia đình thì nên giữ tâm thế khoan dung, hỷ xả, buông bỏ sự buồn phiền, hờn giận, chấp nhặt trong công việc lẫn cuộc sống. Có như vậy thì môi trường làm việc mới thật sự đem lại hạnh phúc cho mỗi con người trong cùng một doanh nghiệp, công ty. 5. Giới hoà đồng tu (giới hoà cùng giữ) Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng đều có những quy củ và luật lệ riêng, nếu không thì sẽ không thể nào quản lý được con người trong tổ chức đó. Cũng như vậy, “giới hòa đồng tu” nhắc nhở mọi người tinh thần tự giác giữ gìn kỷ luật, đạo đức, cũng như trách nhiệm chung cho toàn thể. Mỗi người tuỳ theo cấp bậc khác nhau sẽ có những giới luật khác nhau. Tuy nhiên có một điều chúng ta luôn cần ý thức đó là: cần có tinh thần tự giác, kỷ luật bản thân để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình và trách nhiệm với công việc chung. Ngoài ra có thể tạo một hệ giá trị (giới luật) để tất cả cùng rèn luyện phát triển về giá trị tâm thức, hướng tới điều thiện lành, tránh xa điều xấu ác. Trong một tổ chức mà chỉ ai biết việc người nấy, nghiễm nhiên để mặc những sự việc bất thiện liên hoàn diễn ra thì đó là một tổ chức thất bại. 6. Lợi hoà đồng quân (lợi hoà cùng chia) “Lợi hòa đồng quân” có nghĩa là phải biết chia sẻ những lợi ích đạt được, đó có thể là lợi ích cả về tinh thần lẫn vật chất; không được chiếm làm của riêng hay giành nhiều về phần mình. Khi ở cùng với nhau trong một tổ chức/đoàn thể, nếu có người tặng cho gì đó thì phải đem san sẻ đồng đều cho tất cả. Tuyệt nhiên không vì tình riêng mà kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu mà phải lấy công bằng làm trọng. Ngoài lợi ích vật chất thì còn có lợi lạc về trí tuệ, tình anh em, sự phát triển tâm thức, sức khoẻ… vv. Giữ được tinh thần bình đẳng như thế thì mọi tổ chức, mọi đội ngũ thì tinh thần gắn kết, hòa hợp với nhau mới có thể phát triển vững mạnh. Thực hiện được “lợi hoà đồng quân”, tổ chức sẽ khoác lên cho mình một chiếc áo đầy sắc màu với những giá trị mang đậm tính dung hoà và bình đẳng. Và tất nhiên, khi chúng ta giữ được tinh thần bình đẳng như thế thì tinh thần gắn kết, hòa hợp của mọi tổ chức sẽ ngày càng vững mạnh. LỜI KẾT Thân hòa đồng trụ, kiến hòa đồng giải, khẩu hoà vô tranh và ý hòa đồng duyệt là để thông suốt, nhắc nhở nhau để tiến bộ. Giới hòa đồng tu là để sự tiến bộ đó đi theo nẻo đường hướng thiện. Và lợi hòa đồng quân là để sẻ chia là những giá trị tuyệt vời mà mỗi thành viên của bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào cũng xứng đáng nhận được. Tổ chức bạn hiện đang có "hoà" nào trong "6 hoà" này? Bạn đang mong muốn xây dựng chữ "hoà" nào nhất cho tổ chức, doanh nghiệp của mình? Nếu muốn hiểu sâu và ứng dụng thực tiễn các phương pháp quản trị đội nhóm hiệu quả tương tự như 6 Phép Lục Hòa, vậy thì sắp tới tôi có lớp Team - Bí Quyết Xây Dựng Đội Ngũ: đào sâu và ứng dụng các phương pháp xây dựng đội ngũ gắn kết, hòa hợp, có thể tự vận hành phát triển doanh nghiệp, làm việc hiệu suất cao trong hạnh phúc!

  • 7 HIỆU ỨNG TÂM LÝ KINH ĐIỂN

    Đôi khi chúng ta làm điều gì đó và không hiểu sao mình lại làm như vậy? Thực ra có những hiệu ứng tâm lý phía sau những hành động mà nếu không để ý kỹ chúng ta không biết. 7 hiệu ứng đại kinh điển của tâm lý học sẽ giúp chúng ta lý giải nhiều hiện tượng tuy gần gũi nhưng không phải ai cũng hiểu. 1. HIỆU ỨNG BÁNH ĐÀ Sau kì nghỉ, bạn quay lại làm việc nhưng luôn cảm thấy khác thường và khó khăn? Đối diện với công việc bạn cảm thấy có một lực kéo lại về phía sau, khiến bạn không muốn bắt tay vào công việc, cảm giác muốn né tránh? Đây chính là biểu hiện mà người ta vẫn thường gọi là “hiệu ứng bánh đà”. Vì để cho bánh đà không ngừng chuyển động, ngay từ khi bắt đầu chúng ta phải dùng rất nhiều sức lực, một vòng rồi một vòng và lặp lại…Khi đạt đến một mức độ nào đó thì trọng lực và động lượng sẽ tạo thành một phần của lực đẩy. Lúc này, bạn không cần phải tốn thêm sức lực nào nữa, bánh đà sẽ giữ nguyên trạng thái tăng tốc và không ngừng chuyển động. Hiệu ứng bánh đà nói lên một quy luật tất yếu trong cuộc sống: Khi tích luỹ điều gì đó đủ nhiều thì sau đó trạng thái đó nó sẽ tự động vận hành! Điều này đúng cho cả những việc gấp và cả những thói quen lâu dài. Ví dụ. Khi viết văn, phần khó nhất là phần mở bài, tuy nhiên chỉ cần ngồi vào bàn, đặt bút viết những dòng đầu tiên thì công việc viết sẽ bắt đầu được kích hoạt. Bánh đà bắt đầu chuyển động và chúng ta sẽ dần đi vào trạng thái tuôn chảy những ý tưởng. Tương tự, khi rèn luyện thói quen tập thể dục. Những ngày đầu là những ngày rất khó khăn. Tuy nhiên nếu chúng ta thiết lập được bánh đà, bỏ ra mỗi ngày 5,10 phút để chạy ra ngoài. Thì sau 1 khoảng thời gian 10-20 ngày, khi năng lượng được tích lũy đủ thì chúng ta sẽ bước ra ngoài để chạy một cách dễ dàng. Chuẩn bị đối mặt với thử thách mới thì phải vượt qua được vấn đề tâm lý, còn lại thì nắm lấy mấu chốt để giải quyết đó là bí quyết của thành công! Hiệu ứng bánh đà không có nghĩa là là một lần vất vả, suốt đời nhàn hạ. Mà là ngay tại thời điểm bắt đầu nếu bạn dễ dàng bỏ cuộc và đầu hàng với tâm lý chống cự của mình, thì bạn đang bỏ qua cơ hội để bản thân được trưởng thành. 2. HIỆU ỨNG CÂY NẤM Bước ra khỏi "vùng an toàn" thật khó. Nhiều bạn trẻ mới bắt đầu đi làm luôn cảm thấy mình không được coi trọng. Họ sẽ được giao làm những việc lặt vặt, bị phớt lờ hoặc bỏ mặc cho bản thân tự lo liệu. Họ nhận về không ít những lời phán xét, chê bai, chỉ trích, thậm chí còn bị kỷ luật và bị phạt. Cảm giác tủi thân một mình này giống như cây nấm mọc lặng lẽ trong một góc tối. Song nấm sinh trưởng phải trải qua quá trình như vậy, và sự trưởng thành của con người cũng phải trải qua quá trình tương tự. Cảm giác "mù mịt tương lai" sẽ kéo dài trong suốt "thời kỳ nấm" - nó không được coi trọng cho đến khi cao lớn và khỏe mạnh. Nếu chúng ta tin vào giá trị của mình, cách duy nhất để chúng ta vươn lên là sự cố gắng không ngừng, làm việc chăm chỉ mỗi phút giây. Khi đó, mọi kết quả sẽ được thời gian chứng minh. Chúng ta đừng tự co rụt mình lại, tự ti và suy nghĩ tiêu cực. Mọi sự trì trệ, lo lắng hèn nhát sẽ kéo dài thời gian thành "cây nấm". Đến cuối cùng, loay hoay rất nhiều nhưng lại bỏ lỡ cơ hội, không thể thay đổi tương lai. 3. HIỆU ỨNG LỒNG CHIM Năm 1907, nhà tâm lý học người Mỹ William James và nhà vật lý Carlson đã tranh luận về một vụ cá cược thú vị. James nói: "Tôi có một kế hoạch chắc chắn sẽ khiến bạn nuôi một con chim". Carlson không tin: "Không thể nào, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nuôi chim". Vì vậy, James đã tặng Carlson một chiếc lồng chim tinh xảo. Kể từ ngày đó, những vị khách đến nhà Carlson luôn quan tâm hỏi anh sau khi nhìn thấy chiếc lồng trống rỗng: "Con chim của anh đâu?". Những lời giải thích lặp đi lặp lại của Carlson chỉ khiến các vị khách thêm bối rối. Thời gian trôi qua, Carlson bực mình đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua một con chim. Carlson hoàn toàn bị điều khiển bởi "lồng chim" của James, sự tự nhận thức biến mất và kết quả bị người khác thao túng. Vì ai đó đã cho tôi một cái lồng chim, nên tôi đã nuôi một con chim. Đây là hiệu ứng tâm lý "lồng chim". Trong cuộc sống của chúng ta, tình huống vô thức bị thao túng bởi những thứ khác cũng là một biểu hiện của hiệu ứng lồng chim. Nhiều người thường nói muốn "thắt lưng buộc bụng" nhưng vẫn cứ mua những thứ mình không cần. Họ thường chấp nhận mua thêm những phụ kiện kèm theo, chỉ để tô điểm cho bộ quần áo mới được hợp thời trang hơn. Tác động của hiệu ứng lồng chim đối với cuộc sống có hai mặt, mấu chốt nằm ở cách vận dụng nó. Một trong những cách để tận dụng hiệu ứng tâm lý này đó là tạo ra môi trường thuận lợi để giúp rèn luyện và học tập. Ví dụ: Muốn đọc sách thì hãy để sẵn cuốn sách trên bàn, trong phòng ngủ, những chỗ dễ với tay để lấy… Để khi nào, chỉ cần có ý nghĩ đọc sách thì luôn tiện tay tìm được một cuốn sách ưng ý để đọc mà không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm. Muốn rèn thói quen vận động, tập thể dục hãy mặc sẵn bộ đồ thể thao để bất cứ lúc nào cũng có thể ra ngoài vận động ngay lập tức mà không cần chần chừ… Ứng dụng “hiệu ứng lồng chim” để tạo ra những thói quen hữu ích, khiến bản thân được phát triển cả ba phẩm chất Đạo đức - Trí tuệ - Nghị Lực đó là bí quyết giúp bạn tiến bộ. 4. HIỆU ỨNG NGỰA HOANG Quản lý cảm xúc là khởi đầu của việc quản lý cuộc sống của bạn. Trên các đồng cỏ châu Phi có một loại dơi ma cà rồng thường cắn vào chân ngựa hoang để hút máu. Chúng rời đi sau khi hút đầy máu, nhưng rất nhiều con ngựa hoang cũng vì nó hành hạ đến chết. Theo các nhà động vật học, lượng máu bị dơi hút rất ít, còn lâu mới đủ để gây chết người. Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết cho những con ngựa hoang dã này là cơn thịnh nộ và phi nước đại. Phản ứng cảm xúc dữ dội của chúng là nguyên nhân gây ra cái chết ngay lập tức, trong khi dơi ma cà rồng chỉ là một tác động bên ngoài. Cũng giống như kiểu người dễ mất kiểm soát cảm xúc, họ vì một chuyện vặt vãnh mà nổi cáu, giận dữ, do đó khó làm được việc lớn. Họ thường tự giày vò mình bằng lỗi lầm của người khác, để rồi cuối cùng tự làm hại mình như đàn ngựa hoang này. Nếu bạn không thể học cách quản lý cảm xúc của mình, cuộc sống của bạn sẽ trở nên mất kiểm soát. Khi bạn thấy rằng mọi thứ đều không ổn, trước tiên hãy suy nghĩ xem bạn có đang ở trong tình thế khó xử về mặt cảm xúc hay không. Hãy học cách bình tĩnh trong mọi tình huống. Xem mình có đang bị sa đà quá mức vào cảm xúc hay không? Khi phát hiện mọi chuyện đều không như ý, trước tiên nên xem xét lại bản thân có đúng là đang quá sa đà vào cảm xúc. Nhận diện cảm xúc, suy ngẫm kỹ để đưa ra hành động sáng suốt là cách ứng xử của người khôn ngoan. Khoá học rèn luyện về Quan Sát Tâm: Chánh Kiến 2 - Kiến tạo con đường hạnh phúc 5. HIỆU ỨNG VEBLEN Hiệu ứng Veblen được biết đến như một “căn bệnh” sĩ diện của con người. Trong cuộc sống, tuy rằng thông thường những hàng hóa càng đắt thì người mua càng ít. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà kinh tế học Thorstein Veblen, rất nhiều cá nhân đã chọn mua những sản phẩm đắt tiền để có được cảm giác hài lòng và mức độ hạnh phúc cao hơn. Ông phân tích rằng, có hai nguyên nhân khiến con người ta tiêu dùng những thứ hàng hoá đắt tiền và xa xỉ: Nguyên nhân thứ nhất là sự ghen tị. Những người thiếu điều kiện thường có xu hướng thích phô trương để che giấu điều này. Theo đó, họ lựa chọn các sản phẩm có giá trị hay đắt tiền để được đánh giá cao về bản thân. Nguyên nhân thứ hai là sự kiêu hãnh. Đa phần mọi người đều muốn thể hiện danh tiếng bằng cách phô trương các sản phẩm mình sử dụng đều có nhãn hiệu. Chính vì hai nguyên nhân này mà nhiều “ông lớn” trong các ngành kinh doanh đã thực hiện những chiến dịch quảng bá, truyền thông rầm rộ để thu về những con số đáng nể! Để tránh khỏi cạm bẫy của hiệu ứng Veblen, người tiêu dùng cần luôn giữ được sự tỉnh táo trong quá trình mua sắm. Và cần biết giá trị thật của mình nằm ở đâu, tránh chạy đua theo lối sống phô trương, khoe mẽ đi kèm nhiều hệ luỵ. 6. HIỆU ỨNG GIÓ NAM Nhà văn người Pháp Jean de La Fontaine đã viết một câu chuyện ngụ ngôn như này: Gió Bắc và gió Nam thi xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Gió Bắc bắt đầu thổi, ra sức thổi thật mạnh nhưng nó không khiến người đi đường bị bay áo ngược lại do quá lạnh người ta càng cuốn chặt và mặc nhiều áo hơn. Gió Nam bắt đầu thổi những cơn gió thật nhẹ, thoang thoảng cùng với một chút nắng. Người ta cảm thấy thật thoải mái, phóng khoáng trước khoảnh khắc đó và muốn cởi chiếc áo của mình ra để tận hưởng. Và kết quả chiến thắng đã thuộc về gió Nam. Sở dĩ, gió Nam đạt được mục đích là vì nó hiểu rất rõ nhu cầu của người người đi đường và dự đoán được hành động của họ. Điều này xuất phát từ việc quan sát kỹ lưỡng để hiểu rõ tình huống. Ngược lại, nếu thiếu sự quan sát đa chiều, sự thấu hiểu, đồng cảm hay cố chấp làm theo ý kiến chủ quan của mình thường chúng ta sẽ có những hành động sai lầm. Theo “hiệu ứng gió Nam”, khi xử lý các mối quan hệ giữa con người với nhau phải đặc biệt chú ý đến cách thức ứng xử và vận dụng ngôn từ. Cùng một mục tiêu nhưng nếu vận dụng cách thức khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau. Người thông minh nhất định phải có được sự uyển chuyển, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử. “Vạn sự tuỳ duyên”, tuỳ hoàn cảnh, tình huống mà hành xử phù hợp. Đặc biệt nên tránh sự cực đoan, bảo thủ và rập khuôn sẽ dẫn đến những kết cục không mấy tốt đẹp! 7. HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN “Hiệu ứng bầy đàn” là một thuật ngữ mô tả một hiện tượng nhiều người trong xã hội cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó đã khiến cho rất nhiều người khác a dua làm theo. Nhà sinh vật học người Pháp Henri Fabre đã từng làm một thí nghiệm với sâu róm, ông đặt một đàn sâu róm lên rìa của một bồn hoa, con nọ nối đuôi con kia thành vòng tròn, cạnh rìa bồn hoa. Sau đó Henri Fabre rải một ít lá thông mà sâu róm rất thích ăn vào trong bồn hoa. Đàn sâu róm bắt đầu nối đuôi nhau bò vòng quanh bồn hoa hết vòng nọ đến vòng kia. Chúng đi liền 7 ngày 7 đêm, và rồi đàn sâu róm đã chết dần do mệt và đói. Một điều đáng thương là, chỉ cần một con sâu róm trong đàn thay đổi một chút lộ trình là có thể ăn được lá thông ở ngay bên cạnh. Tâm lý bầy đàn chỉ ra nhiều khi chúng ta hành động hoàn toàn hùa theo số động, mà bỏ qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin. Ví dụ như hùa theo mua mã cổ phiếu đang được đẩy giá, tham gia các mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận Ponzi, mua các sản phẩm được truyền thông có nhiều người mua… Tâm lý đám đông rất dễ dẫn đến mù quáng khiến người ta bị rơi vào những trò lừa bịp hoặc gặp thất bại. Kết luận Trên đây là 7 hiệu ứng tâm lý mà con người thường gặp phải. Những hiệu ứng tâm lý này chi phối không nhỏ đến đời sống cũng như tâm lý và cách chúng ta ra quyết định. Trong thực tế, dù rất am hiểu các học thuyết tâm lý, tuy nhiên chúng ta vẫn gặp khó khăn, loay hoay trong việc ra quyết định và quản lý cảm xúc. Đôi khi ta vẫn tự nhủ mình, đó là sự “thao túng tâm lý”, nhưng chúng ta vẫn không bước qua được cảm xúc mạnh mẽ Cách tốt nhất để làm chủ cảm xúc của mình đó chính là thực hành thiền Vipassana - tức kỹ thuật nhận biết, tách rời với chính suy nghĩ và cảm xúc của chính mình! Các bạn chưa có điều kiện tham gia khoá thiền thì có thể học lớp Chánh Kiến 2 để nắm thật chắc kỹ thuật Quan Sát Tâm. Rồi ứng dụng vào cuộc sống là sẽ ok nhé!

  • 8 Cách Tuyển Dụng Nhân Sự Hiệu Quả - Tinh Hoa Trí Tuệ Cổ Nhân

    Đối với doanh nghiệp con người chính là nòng cốt và hạt nhân của doanh nghiệp đó. “Con người đi trước, công việc theo sau” (Từ tốt đến vĩ đại). Do đó, yếu tố con người luôn được các nhà lãnh đạo, quản lý chú trọng. Muốn có một đội ngũ mạnh và giỏi sếp phải nằm lòng về Thuật dụng nhân - tức tuyển và dùng người. Sau đây là 8 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả, đúc kết từ trí tuệ cổ nhân hàng ngàn năm. 1. Tuyển dụng nhân sự Tạm thời (ngắn hạn) Đây là cách thông thường, phổ biến tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ, qua cuộc khủng hoảng vừa rồi doanh nghiệp bạn mở cửa trở lại, tự nhiên hụt đi khoảng mười mấy nhân sự. Các bạn đăng tuyển, thiếu người quá nên tuyển tạm thời một số bạn vào lấp chỗ trống. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tuyển được nhóm nhân sự này trên các kênh tuyển dụng online, mạng xã hội…vv. Dùng cách này có thể có kết quả nhanh, có người ngay cho các bạn nhưng phải rất cẩn thận. Đang ở góc độ quá cần người thì có thể hợp lý. Nhưng các bạn phải để ý rất kỹ: Cái tâm ý của mình vận hành lúc đó là gì? Là tâm xác định dùng người để lâu dài hay để tạm thời? Nếu tâm mình toả ra ý định dùng người tạm thời thì nhân viên đến với chúng ta cũng là vì tạm thời mà thôi, vì nó khớp với năng lượng đó. Nên khoảng vài tháng sau, khi thấy công việc khác tốt hơn, họ nghỉ thì các bạn cũng đừng trách họ. Nếu xác định dùng tạm người thì không đi đường dài được. Doanh nghiệp nào mà giữ tư tưởng liên tục dùng người tạm thời thì nhân sự sẽ cực kì bất ổn, doanh nghiệp cũng sẽ chìm nổi lên xuống khó mà ổn định được. 2. Tuyển dụng nhân sự bằng Lương Thưởng Kể từ khi chuyển qua nền kinh tế thị trường (GDP) rất nhiều các doanh nghiệp đang sử dụng chính sách lương, thưởng, đãi ngộ như một công cụ chính để hút người về. Nhưng sự thực thì tình trạng đào tạo nhân viên đến lúc làm được việc, lành nghề rồi nghỉ là rất nhiều. Đó là tình trạng chảy máu chất xám khiến các doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề. Với chính sách này, lương càng cao thì hút người về càng nhiều, tuy nhiên khi nhân viên làm tốt lương cao, khi sai phạm sẽ bị phạt. Cách này đánh vào nhu cầu (tâm tham) để lôi kéo nên khi gặp một doanh nghiệp chính sách tốt hơn, lãnh đạo không giữ chân được người giỏi, mất nhiều chi phí đào tạo. Cái này trước người xưa cũng có dùng, nhưng những bậc dùng người đại tài thì thường không quá chú trọng. Đây cũng là cách mà hầu hết 80-90% các doanh nghiệp đang dùng. Cách này cũng giúp bạn tìm được người, tuy nhiên thực tế là lương thưởng, hay chính sách đãi ngộ tốt không phải là cách để bạn giữ chân được những nhân viên giỏi, lành nghề. 3. Tuyển dụng nhân sự bằng Tầm nhìn Tầm nhìn không phải là sự thấy trước được tương lai, mà là sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực, về cơ hội, rủi ro của tổ chức để quyết định đưa doanh nghiệp đi về đâu? Như vậy, tầm nhìn doanh nghiệp nằm ở người chủ. Thông thường hiện nay, tầm nhìn của người chủ được chia làm hai hướng: tầm nhìn hướng về lương thưởng, về tiền và một loại tầm nhìn khác hướng về ý nghĩa cuộc đời, những điều giá trị, có chiều sâu. Cùng một chữ nhưng bản chất hai tầm nhìn rất khác nhau. Để làm tốt vai trò thứ nhất, định hướng doanh nghiệp đi trong 5, 10, 20 năm phát triển đạt được lợi nhuận đã là khó. Dùng tầm nhìn theo hướng thứ hai, lèo lái doanh nghiệp đi theo hướng bền vững còn khó hơn, không nhiều doanh nghiệp làm được điều này! Tuy nhiên nếu các bạn tuyển dụng người về bằng tầm nhìn này thì các bạn tìm được “cộng sự chung chí hướng” chứ không phải nhân viên. Cái ekip đó có thể đi với bạn vài chục năm, hoặc lâu hơn. Vào sinh ra tử với bạn. 4. Tuyển dụng nhân sự bằng Đạo Đức (Tâm) Mục 3,4,5 các bạn phối hợp được nhiều yếu tố cùng một lúc thì nó rất mạnh. “Bí quyết cầu người hiền tài hơn cả chủ doanh nghiệp”. Khi phát triển đến một mức độ nhất định, nếu bạn có giấc mơ lớn hơn, thì biết cầu người hiền tài giỏi hơn cả mình là một điều để giúp Doanh nghiệp bạn phát triển ngoại hạng, vượt xa những gì chỉ một mình bạn làm được. Chủ doanh nghiệp là đầu tàu, cũng chính là chốt chặn của doanh nghiệp! Người nào biết được điều này, thực sự có cái tâm cầu người giỏi, khiêm hạ thì sẽ làm được việc lớn! Thường chúng ta chỉ tuyển được người thấp hơn, kém hơn mình thôi. Kiếm được người bằng mình đã khó, cầu được người giỏi hơn hẳn mình khó khó vô cùng. Và dọc lịch sử mấy nghìn năm, cũng chỉ có rất ít những tấm gương nổi trội về điều này. Như Lưu Bị hay Bác Hồ cũng là một tấm gương. Ở Việt Nam có một khái niệm đó là trải thảm đỏ mời nhân tài. Nhưng mà nếu hiểu như thế thì mình vẫn đang đặt mình ở địa vị cao hơn họ, ở trên cao mời người ta vào. Chứ chưa thực sự cầu thị, cầu hiền tài. Bạn có thường xuyên đến nhà chơi, tới tận nhà để thăm những người bạn đánh giá là tài năng, người giỏi hơn mình không? Thăm họ, chia sẻ tầm nhìn, niềm khát khao, cái Tâm thực sự của mình? Có những người ta phải gieo nhân ít thì 2-3 năm, nhiều thì 5-10 năm mới cầu được họ về. Nên cầu được hiền tài là cần Khiêm hạ tận cùng và có sự trăn trở, khao khát đến tận cùng! 3,4,5 tạo thành liên hoàn cước vô cùng hay 5. Tuyển dụng nhân sự bằng Đào tạo, Huấn luyện Đào tạo, huấn luyện tổ chức liên tục không ngừng nghỉ là cách làm cho tổ chức bền vững. Tổ chức nào lười đào tạo huấn luyện, lười học hỏi là cứ thời gian là yếu đi. Các bạn làm việc tốt đến đâu tốt mà chủ quan không chịu trau dồi, phát triển bản thân thì lâu dần sẽ bị tụt hậu. Đào tạo, huấn luyện liên tục không ngừng nghỉ là làm cho đội ngũ được nâng tầm. Có nhiều nhân viên hỏi, bạn đi làm sau 10 năm phát triển được gì không? không trả lời được thì đó là thất bại của doanh nghiệp! Đào tạo gồm 2 phần, một là kiến thức, hai là kỹ năng và nhân cách. Hiện nay doanh nghiệp chỉ đào tạo được phần số 1 thôi, còn đào tạo về nhân cách không mấy doanh nghiệp làm được và bị bỏ qua. Đào tạo nhân cách quan trọng vô cùng. Chạy đường dài, bền vững hay không nó nằm ở nhân cách 68. Tuyển dụng nhân sự bằng Hệ Thống (cần cẩn thận) Dùng hệ thống là dùng các bộ công cụ BSC, DISC, KPI… để quản lý con người. Theo kinh nghiệm của tôi dùng hệ thống để làm công cụ thôi, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống. Hệ thống chỉ nên mang tính phục vụ con người, phục vụ sự sáng tạo, chứ không nên là yếu tố ngăn cản và làm chậm đi quá trình sáng tạo của tổ chức. Nhiều doanh nghiệp đầu tư, tốn kém rất nhiều nhưng khi đưa vào vận hành thì nó rất phức tạp, cồng kềnh. Đôi khi, một số doanh nghiệp 100, 200 nhân viên đưa hệ thống vào một thời gian sẽ thấy quy mô nhân sự bị phình ra và chậm đi rất rõ. Nếu đội ngũ không tinh nhuệ hơn thì cần xem lại hệ thống đó. Các đây khoảng mười mấy năm Nokia có một hệ thống phân phối, vận hành, bảo hành chăm sóc với 40% thị phần thị trường điện thoại. Nhưng cũng chính hệ thống ngăn cản sự sáng tạo, nên Apple và Samsung có cơ hội soán ngôi thị trường! Vậy nên đầu tư vào hệ thống cần cân nhắc rất kỹ, dùng những bộ công cụ phải cần hết sức tỉnh táo và cẩn thận. Trong 8 cách thì cách 3,4,5,6,7 là người ngày xưa, cổ nhân nổi tiếng dùng rất nhiều. Còn lương thưởng, hệ thống, hay tạm thời thì họ không dùng, hoặc rất ít. 7. Tuyển dụng nhân sự bằng 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) Ba cùng là cùng ăn-cùng ở-cùng làm. Thời Việt Minh, những người lính xây dựng căn cứ địa ở Củ Chi mà giặc đánh hoài không thắng. Bởi vì, Quân ta sử dụng chiến lược chiến tranh nhân dân hay còn gọi là chiến tranh du kích. Cùng ăn-cùng ở-cùng làm với nông dân, trở thành con của họ trong thời gian vừa đủ, sau đó chuyển sang gia đình khác cùng chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, cách này sẽ dễ phát sinh tình cảm, nên các bạn phải lưu ý. Một đội ngũ gắn kết là một đội ngũ thân nhau và gắn kết với nhau như anh em. Nếu các bạn tìm hiểu về chiến tranh du kích các bạn sẽ học được vô số điều hay về tuyệt chiêu này. Trong lớp Team - Bí quyết xây dựng đội ngũ, tôi dành khoảng 1/5 thời gian chỉ nói về cách để xây dựng đội ngũ - biến đồng đội thành bạn thân. Áp dụng kiến thức Lục hoà mà Đức Phật đã dạy giúp đội ngũ gắn kết, nâng tầm và coi nhau như anh em. Chịu khó nghiên cứu, đúc kết từ cổ nhân thì các bạn sẽ có công thức, ứng dụng rất hiệu quả. Nó không quá khó như các bạn nghĩ đâu! 8. Tuyển dụng nhân sự bằng Ý nghĩa cuộc đời Tuyển dụng bằng ý nghĩa cuộc đời sẽ hút những người đủ trăn trở với công việc mà tổ chức bạn tạo ra. Các cổ nhân như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng theo Trần Hưng Đạo đánh giặc vì có ý nghĩa với đất nước và được thỏa chí nam nhi. Thì dù họ có chết trên lưng ngựa thì họ vẫn vui, đây là cách bên tôn giáo, quân đội vẫn đang sử dụng. Một ví dụ khác dùng ý nghĩa cuộc đời để hút được người. Trong thời điểm chiến tranh Bác Hồ mời và cầu được rất nhiều người giỏi để về chống giặc cứu nước. Một trong những vị tướng đó là bác Trần Đại Nghĩa. Lúc đó bác Nghĩa đang là một kỹ sư rất giỏi bên Pháp với một mức lương rất cao. Chỉ bằng những lời nói chân phương với cái Tâm với tổ quốc, đồng bào rằng dân ta phải thoát khỏi nô lệ, mới có độc lập, tự do, hạnh phúc. Bác Hồ đã thuyết phục được bác Nghĩa về nước mà không phải bằng lương thưởng hay phúc lợi. Như vậy, có một cách để chiêu mộ được hiền tài đó là dùng tầm nhìn & ý nghĩa để cầu người ta về. Chứ không phải dùng lương, thưởng. Nên đẳng cấp đã khác nhau, vênh nhau ở khâu tuyển dụng là như vậy! Kết, Chúng ta suy xét thử ta đang làm cách nào và cần dùng những cách nào để Tuyển và Xây dựng đội ngũ? Cần làm gì để thuần thục nghệ thuật dùng người, sở hữu kỹ năng “Phát triển nguồn nhân lực” để thúc đẩy công ty phát triển và nâng tầm cho anh em? Sau nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng và kế thừa tinh hoa của các bậc thầy Minh triết phương đông và 4 trụ cột bền vững của Bhutan, chúng tôi đã thiết kế nên Hành trình Doanh nghiệp 3 gốc để giúp các doanh nghiệp kiến tạo nên một môi trường làm việc Hiệu quả - Hạnh phúc và Ý nghĩa! Khi đi ra từ một hệ giá trị nền tảng cốt lõi đủ chắc chắn thì việc tuyển dụng nhân sự hiệu quả và xây dựng đội ngũ không còn quá khó như chúng ta nghĩ nữa. Các bạn tham khảo các khoá học về doanh nghiệp tại: https://bke.edu.vn/hanhtrinhdoanhnghiep/

  • Cái Bẫy Của Lý Tưởng Sống

    Xã hội và quan niệm số đông cho rằng, đã sống thì cần phải có chí lớn, cần có lý tưởng và làm nên sự nghiệp lớn. Người nào không theo đuổi mục tiêu này thì được cho là nhụt chí, an phận, thiếu cầu tiến. Tuy nhiên liệu có bao giờ chúng ta đặt ra câu hỏi: Chúng ta theo đuổi những mục tiêu, lý tưởng để làm gì? Để thành công hay hạnh phúc? Nếu đuổi theo tham vọng nhưng đánh mất đi chính mình, đặc biệt không cảm nhận được hạnh phúc thì liệu có xứng đáng? Theo đuổi lý tưởng thành công Một trong những định nghĩa phổ biến nhất về thành công đó là có một sự nghiệp vững vàng, ổn định; một công việc lương cao, dư dả để lo được cho cuộc sống và gia đình. Tuy nhiên cũng trên hành trình chúng ta rơi vào những cạm bẫy, ngộ nhận và đánh mất chính mình lúc nào không hay. Khi chưa có đủ điều kiện kinh tế chúng ta lo lắng cho cơm áo gạo tiền. Nhưng khi có điều kiện sống tương đối dư dả rồi thì chúng ta chạy theo nhu cầu hưởng thụ gia tăng, muốn những thứ tốt hơn, đẹp hơn, xịn hơn. Chúng ta muốn có những căn nhà với đầy đủ tiện nghi, muốn chạy chiếc xe mắc tiền hơn và mua sắm những phương tiện hiện đại nhất. Mặt khác, chúng ta cũng đi tìm kiếm sự ngưỡng mộ, công nhận và trọng vọng từ người khác. Chúng ta mong muốn được công nhận về tài năng, sự quan trọng và cảm thấy hãnh diện khi được người khác ngưỡng mộ. Chính vì vậy từ một mục đích ban đầu là chăm lo cho đủ nhu cầu đời sống thì nay chúng ta tin lầm theo những tư tưởng xã hội cho rằng thành công là có đời sống vật chất đủ đầy, được danh vọng và địa vị…. Có bao giờ chúng ta chậm lại để cảm nhận cuộc sống quá nhiều điều phải tính toán, lo toan? Càng thành công, càng có chức vụ cao thì chúng ta càng có nhiều nỗi lo lắng công việc bộn bề níu lấy khiến chúng ta không thể dứt ra. Có lẽ những vị sếp, chủ doanh nghiệp là những người hiểu rõ nhất điều này. Guồng quay bận rộn của xã hội khiến chúng ta không có thời gian dành cho gia đình. Ngày nay càng có nhiều cuộc ly hôn hơn, con cái và bố mẹ ngày càng có nhiều khoảng cách. Đôi khi chỉ vì những sai lầm nhỏ, trót rơi vào những cám dỗ mà chúng ta phải trả giá là hạnh phúc gia đình, tiêu tán sự nghiệp... Chúng ta đã từng chứng kiến không ít người sẵn sàng đánh mất lương tri, gạt bỏ tình thân vì tranh chấp, mâu thuẫn và muốn xâm phạm vào quyền lợi của nhau. Vậy theo đuổi lý tưởng thành công nhưng đánh mất rất nhiều điều quý giá trong cuộc sống, đặc biệt là hạnh phúc gia đình, mối quan hệ thân thiết, và giá trị tâm hồn liệu có đáng? Từ tham vọng đến nô lệ cho tâm trí Cho đến khi đạt được sự đầy đủ về tiện nghi, chúng ta mới thấy rằng sự đầy đủ bên ngoài không thể khỏa lấp, bù đắp được những thiếu thốn bên trong. Càng chạy theo những đối tượng bên ngoài tâm trí chúng ta càng phải vắt kiệt sức lực để xử lý công việc và ngày càng mệt mỏi, rệu rã… Cũng có khi chúng ta tạm hài lòng về vật chất nhưng khi đó tâm trí lại lại đuổi theo và nắm bắt những nhu cầu khác về tinh thần như: muốn nhận được sự công nhận, sự đề cao và ngưỡng mộ... Nếu chưa đạt được những điều đó chúng ta thường so sánh, so bì, đố kỵ rất mệt mỏi, thậm chí ra sức dùng chiêu trò, xu nịnh, luồn lách để đạt được mục đích. Chúng ta hết phản ứng từ chuyện này tới chuyện khác, như một con rối của những tập khí sân giận, mong muốn, thèm khát… Càng cố gắng, càng ra sức nỗ lực hình như chúng ta càng chìm sâu với sự loạn động của tâm trí. Chúng ta có bao giờ cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng với điều đó? Chúng ta không còn là người làm chủ suy nghĩ, tâm trí của mình và ngược lại bị nó đứng đằng sau, giật dây, chi phối. Khi chúng ta còn chưa có khả năng trở về với sự thảnh thơi, định tĩnh, trong sáng, chừng ấy chúng ta sẽ còn trôi lăn mệt nhoài với những tác nhân, ngoại cảnh của đời sống. Sự cân bằng giữa bên trong - bên ngoài Vai trò đích thực của mình là người làm chủ tâm trí và cảm xúc. Đó vốn là hai công cụ tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho loài người để thực hiện vô vàn những trải nghiệm sống động trên thế giới. Nhưng không may, nhiều năm tháng sống trên cuộc đời, chúng ta đã lập trình những thói quen phản ứng ăn sâu vào tiềm thức. Đến mức chúng ta tự đồng hoá và cho rằng mình chính là những phản ứng đấy. Và trở thành nô lệ cho chúng. Hành động, nói năng, làm việc chịu sự giật dây, chi phối của chúng. Điều đó sẽ khiến chúng ta ngày càng đi xa hơn bản chất chân thật của chính mình! Tất cả những hoạt động, trải nghiệm trong đời sống này không có gì là sai. Chỉ vì chúng ta quên đi chức năng làm chủ tâm trí, cảm xúc và cơ thể này để minh định được điều gì là tốt đẹp đáng làm, điều gì nên tránh nên chúng ta mới đi lầm và rơi vào khổ. Một cách tự nhiên chúng ta luôn biết rằng, khi nào chúng ta khổ, nhưng chúng ta cứ phớt lờ những dấu hiệu này. Chúng ta tiếp tục gồng mình lên, chịu đựng để tiếp tục làm nô lệ cho tâm trí và những mục tiêu ảo vọng, viễn cảnh mà nó tạo ra. Chỉ cần dừng lại một chút, chúng ta sẽ nhận ra chúng ta không cần phải gồng lên, căng thẳng và khổ sở như vậy! Bản chất của chúng ta là sự thuần khiết, trong sáng, lúc nào cũng có sẵn. Chỉ cần chậm lại một chút, lắng tâm lại chúng ta sẽ quay về và kết nối được với sự tĩnh tại, sáng suốt bên trong. Bằng cách thật sự nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình, trung thực với chính mình rằng mình có đang “khổ” điều gì không? Khổ chính là một dấu hiệu tuyệt vời để chúng ta quay trở về khám phá lại bản chất thật của chính mình. Để nhận ra và biết buông bỏ những ảo tưởng đang trói buộc chúng ta. Hãy quay về với bản chất của mình, để tìm lại nguồn năng lượng sống dồi dào vốn sẵn có bên trong, để lúc nào bạn cũng có đủ sinh lực để làm việc. Kết nối được với nguồn năng lượng đó thì bạn thực hiện hoạt động gì bên ngoài cũng sẽ luôn giữ được sự cân bằng, và đạt đến thành công một cách hạnh phúc! Các bạn sẽ thực hiện được những “hoài bão, khát khao” với sự quân bình, bình an chứ không phải là sự căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, bất an. Đây là điều rất quan trọng mà không phải ai cũng biết về mối quan hệ giữa Bên Trong và Bên Ngoài! Kết, Lý tưởng là những mong muốn và là động lực để thúc đẩy cuộc sống. Chúng ta rất cần những hoài bão, ước mơ lớn để thực hiện nhiều điều ý nghĩa, tốt đẹp cho cộng đồng và chính mình. Tuy nhiên liệu có thể vững chãi, làm chủ và tự tại được trên hành trình đó hay không phụ thuộc vào bản lĩnh và trí tuệ của chúng ta. Gốc rễ là thế giới bên trong, khi nội tâm các bạn bình ổn, chắc chắn, sáng suốt thì thế giới bên ngoài cũng sẽ thành tựu và tốt đẹp. Những bạn nào muốn hiểu sâu về Cơ chế Thân tâm, hiểu rõ cách cảm xúc, suy nghĩ đang vận hành thì vào lớp Chánh Kiến 1 nhé. Chúng ta sẽ đặt nhiều câu hỏi, phản biện lại nhiều vấn đề trong đời sống mà toàn bộ xã hội đang cho là đúng, liệu có thực sự đúng? Lớp Chánh Kiến 1 là lớp gốc rễ nhất. Sẽ trao cho các bạn tấm bản đồ 70 năm trên hành trình cuộc đời để sống sâu sắc và ý nghĩa!

  • Khám phá 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả để cân bằng cuộc sống

    Bình an và hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được nhưng không phải ai cũng biết cân bằng cuộc sống của mình. Thực tế điều này rất quan trọng giúp bạn có được một cuộc sống thực sự chất lượng. Bạn có thể tham khảo 5 cách sau và tự vạch ra cho mình một lộ trình để sống một cuộc đời ý nghĩa hơn. 1. Biết được ưu điểm nhược điểm của bản thân Không ai hoàn hảo cả, mỗi người đều có những ưu nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như có người làm được các công việc nhanh, hiệu quả… Nhưng lại có những người thường phải có thời gian suy ngẫm, hành động với tốc độ chậm thì mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Tốc độ không phản ánh nên khả năng của mỗi người, kết quả mới giúp bạn đánh giá được. Nhưng quan trọng là tiến trình mà bạn đi đến kết quả đó như thế nào. Việc biết mình có ưu nhược điểm gì rất quan trọng giúp bạn cân bằng cuộc sống của mình. Khi xác định được mình giỏi việc gì, yếu kém việc gì sẽ giúp bạn xác định được những điều nên ưu tiên trong cuộc sống. Chú ý điều này không cố định và có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh của cuộc sống. Những công việc phát huy được điểm mạnh sẽ giúp bạn có hứng khởi hơn khi làm việc, từ đó tạo động lực để bạn hoàn thành những công việc khác. 2. Lên kế hoạch sát với thực tế Một trong những yếu tố khiến cho một ngày của bạn trở nên nặng nề là khi bạn bắt đầu công việc mà không biết mình phải làm gì, nên làm gì trước làm gì sau. Để đến khi kết thúc mỗi ngày bạn lại thấy mình chưa làm gì cả, trong khi công việc thì lại tồn đọng rất nhiều. Lên kế hoạch giúp bạn cân bằng được hoạt động trong ngày Trong lớp X3 năng suất, chúng tôi thấy khá nhiều học viên rơi vào tình trạng này. Đặc biệt khi bạn đảm nhận một lúc rất nhiều vai trò: nhân viên, làm mẹ, làm vợ… thì việc xây dựng kế hoạch hàng ngày lại vô cùng quan trọng. Khi bắt đầu ngày mới, hãy xác định ngày hôm nay bạn nên làm gì, có kế hoạch gặp ai… Từ đó sắp xếp được kế hoạch trong cả một ngày. Việc lập kế hoạch ngày chính là cách để bạn xác định được mục tiêu ngắn hạn. Khi cân đối được các công việc mình phải làm sẽ giúp bạn phân phối được năng lực làm việc, từ đó lần lượt hoàn thành và cảm thấy một ngày của mình có ý nghĩa hơn. Một điều cần phải chú ý nữa là phải chú ý vào hiệu quả công việc và có sự thay đổi nếu không thực sự phù hợp. Đừng để mình mắc kẹt lại ở một công việc rồi không có thời gian để làm các công việc khác. Việc hoàn thành hết các mục tiêu trong ngày cũng giúp bạn cảm thấy tự tin hơn vào chính bản thân mình, từ đó tự tin để xây dựng các kế hoạch lớn hơn. 3. Luôn giữ vững tinh thần lạc quan Cuộc sống là một bức tranh nhiều màu sắc, có những mảng sáng thì cũng sẽ có những mảng tối. Điều quan trọng là bạn đối diện với những điều mà mình gặp như thế nào. Một tâm thế sẵn sàng đối diện, chấp nhận những điều sắp tới cũng sẽ giúp bạn cân bằng rất tốt tâm trạng của mình. Khi thành công đừng vội mừng mà hãy tiếp tục học hỏi để phát triển không ngừng. Còn khi thất bại cũng đừng quá bi quan mà hãy bình tĩnh lắng lại để nhìn ra bài học của chính mình. Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan Khi bạn giữ cho mình một tinh thần lạc quan là khi bạn sẵn sàng đối diện với sự thành công hay thất bại. Đây là tâm thế mà không phải ai cũng có được. Trên thực tế có rất nhiều người trên con đường đi của mình gặp thất bại, và họ bị bế tắc không có cách nào để tiến về phía trước. Đây cũng là một rào cản dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống. Chính vì vậy việc chuẩn bị cho mình một tâm thế lạc quan là hết sức cần thiết. 4. Chăm sóc sức khỏe tinh thần Chúng ta thường quan tâm đến thế giới bên ngoài mà ít khi quan tâm đến thế giới bên trong của chính mình. Thực tế đây là một phần hết sức thiếu sót dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cuộc sống. Việc quá bận rộn, chạy theo bên ngoài khiến bạn dần bị rút năng lượng và rơi vào tình trạng cạn kiệt lúc nào không hay. Hãy dành thời gian để chăm sóc tâm hồn mình mỗi ngày là cách giúp bạn có được sự quân bình. Bạn có thể chọn ngồi thiền, đi dạo, đọc sách… tùy theo điều kiện cho phép. Thời gian chất lượng dành cho bản thân giúp bạn có thời gian nhìn nhận lại, tái tạo năng lượng… Để từ đó có được sự cân bằng hơn cả trong công việc và cuộc sống. 5. Sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu Có rất nhiều người đang trong quá trình thăng tiến của sự nghiệp thì lại rơi vào vùng trũng của sức khỏe. Điều này quả thật là một điều đáng tiếc nhưng cũng là một lời nhắc nhở bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Bạn thành công nhưng chỉ để đến gặp bác sĩ thì việc thành công liệu có còn ý nghĩa? Đừng bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe mỗi ngày Chính vì vậy ngoài việc sắp xếp thời gian làm việc hãy dành ra khoảng một giờ cho việc tập thể dục. Ngoài ra việc cân bằng chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng, tùy theo tình hình sức khỏe hãy lựa chọn những chế độ ăn thật sự phù hợp. Thời gian ăn uống, tập luyện thể thao cũng chính là thời gian chất lượng giúp bạn có được sự cân bằng sau những giờ làm việc căng thẳng. Kết luận Bạn chỉ có thể cân bằng được cuộc sống nếu có được sự cân bằng giữa công việc, các mối quan hệ và nội tâm của chính mình. Chỉ khi mọi thứ cân bằng thì bạn mới cảm thấy an vui hạnh phúc, từ đó sống một cuộc đời thật sự ý nghĩa.

  • 99% người học nhân tướng không rõ điều này, kể cả bạn!

    “Đàn ông miệng rộng thì sang. Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.” Từ xa xưa, việc xem tướng dường như đã trở thành một công cụ đắc lực để tiên đoán tính cách vận mệnh của một người trong văn hóa xã hội phương Đông. Và không chỉ dừng lại ở những quan niệm dân gian xưa cũ, giới khoa học cũng đã chỉ ra rằng tướng mạo của con người có mối quan hệ mật thiết với tâm tính và hành vi của người đó. Cho đến ngày nay, rất nhiều người trong số chúng ta đã tin tưởng và áp dụng những đúc kết này để phỏng đoán, nhận định về người khác hoặc để lựa chọn bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng, v... v... Thế nhưng, bản chất thật của nhân tướng không chỉ có vậy, những điều ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Sự thật là hầu hết mọi người đều không nhận thức được rằng chính mình đang hiểu và áp dụng Nhân Tướng sai cách. 2 hiểu lầm thường thấy cho người xem nhân tướng Trên thực tế, có rất nhiều người dính mắc vào lý thuyết tướng số khi bắt đầu tìm hiểu về thuật xem tướng mà chẳng rõ giá trị cốt lõi, nền tảng vận hành của bộ môn nhân tướng học ra sao. Cũng vì từ đó mà đa phần những ai tìm học về nhân tướng thường có những quan niệm sai lầm, những phán xét không có cơ sở mà gây nên những việc hao tổn phước báu, vừa hại mình và vừa hại người. Sau đây là 2 hiểu lầm thường thấy nhất ở phần đông người đọc tướng (thầy bói) và người đi xem tướng. Cố gắng đổi vận bằng phẫu thuật thẩm mỹ Ngày nay, không khó để thấy hình ảnh của những người sau khi tìm hiểu về bói toán, nhân tướng học… lại bắt đầu trở nên lo lắng, hoang mang vì nghĩ rằng bản thân đã trót lỡ mang tướng xấu. Những người này sau đó liền cố gắng tìm kiếm nguồn lực bên ngoài để cố gắng “thay tướng, đổi vận”, mặc cho việc phải đổ bao nhiêu công sức, tiền tài và khiến cả hình tướng biến dạng, cốt cũng mong có thể cải đổi vận mệnh của bản thân mình. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, việc thay đổi tướng mạo không thể nào thay đổi được số mệnh của một người. Các bạn nên hiểu rằng, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài. Chính từ cách bạn hình thành nhân cách sống, cách bạn đưa ra quyết định và hành động sẽ dẫn đến hình tướng bên ngoài thay đổi. Vận mệnh của bạn quyết định từ bên trong (suy nghĩ, lời nói, hành động) chứ không phải đặc điểm trên khuôn mặt. Ví như, người có trán cao rộng thì được cho là người thông minh, hiểu biết rộng, suy nghĩ sâu sắc. Tuy nhiên nếu trên thực tế người này suy nghĩ cạn cợt, nói năng ấp úng, hành động bộp chộp thì khó mà làm được việc lớn hay thành công. Vậy nên nếu bạn có vẻ ngoài không như mong muốn từ thuở sinh ra, nếu bạn không có “trán cao”, “mũi thẳng” như bao người thì cũng đừng vội tự ti, đừng vội cho rằng những điều này sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh cả đời của bạn. Điều đầu tiên bạn nên làm chính là rèn tâm sửa tính, tu dưỡng nội lực của bản thân. Bởi đó mới chính là trọng số sẽ thay đổi hình tướng lẫn vận mệnh của bạn. Chỉ nhìn vào vẻ ngoài để đánh giá người khác Có rất nhiều người cố gắng chọn bạn đời, chọn người yêu, chọn bạn bè,... Bằng cách dò xét những đặc điểm (đa phần là điểm xấu) của người khác, để rồi nếu bắt gặp điểm không tốt thì lập tức dị nghị, lánh xa người đó. Tệ hơn nữa là vì dính mắc vào lý thuyết tướng số, nhiều người nghiễm nhiên gán nhãn cho những người có tướng mạo không tốt ấy là: tiểu nhân, gian xảo, thâm hiểm, độc hại. Dẫu cho họ chưa một lần tiếp xúc qua hoặc thử thấu hiểu con người, tâm tư của những người đó. Việc chỉ dựa vào vẻ bề ngoài để phán xét, nhận định về tính cách một người như thế là một việc làm vô cùng nguy hại, có thể gây hao tổn biết bao phước báu của bản thân và đồng thời cũng để lại ảnh hưởng tiêu cực cho người khác. Chẳng hạn như một người tự xưng mình biết xem tướng, sau đấy lại đi phán đoán vận mệnh của người khác một cách hời hợt thông qua vài đặc điểm trên gương mặt của họ. Như vậy, việc này sẽ khiến người nghe sinh ra tâm lý hoang mang, lo sợ về tướng số của bản thân. Để rồi trong những phút giây lo lắng đó, họ sẽ có những quyết định thiếu đi sự sáng suốt mà không suy nghĩ đến hậu quả. Và đây cũng chính là một việc làm hại người, gây hao tổn rất nhiều phước đức cho những ai phán xét người khác chỉ dựa vào vẻ ngoài. 4 cách xem tướng chuẩn xác Tôi sẽ nhắc lại một lần nữa ở khía cạnh nhân tướng học, rằng việc quan sát hình tướng bên ngoài chỉ là góc nhìn đơn chiều và có xu hướng phiến diện. Ai học nhân tướng mà chỉ bám chấp vào vẻ ngoài để phán đoán thì tức là người đó học còn hời hợt, chưa thật sự hiểu rõ cái cốt lõi của bộ môn nhân tướng học. Để có thể đánh giá được đúng 90% tính cách và vận mệnh của một người, chúng ta có tới 4 cấp độ xem tướng như tôi đã từng giảng trong lớp Nhân tướng học ứng dụng. 1. Bộ vị Nếu ví nhân tướng như một cái cây, vậy thì tai, mắt, mặt, mũi, miệng,... Hay nói cách khác là những đặc điểm nhận dạng trên tổng quan khuôn mặt của một người chính là phần cành lá. Bộ vị cao - thấp, rộng - hẹp, dài - ngắn, nông - sâu ra sao sẽ cho ta nắm được sơ bộ về tính cách của người đó. Chẳng hạn như người có tướng trán vuông thường sống thực tế, cầu toàn và kỹ tính. Chính vì thế họ được xem là những người rất thích hợp với công việc liên quan tới kinh doanh, máy móc, không thích hợp với những công việc yêu cầu tính tưởng tượng, sáng tạo. Ngược lại, những người có tướng trán tròn thường được cho là có sức tưởng tượng phong phú, thích hợp với những công việc liên quan sáng tạo. Tuy nhiên, việc nhìn vào bộ vị để đánh giá chỉ phần nào ứng nghiệm nếu người đó đã qua tuổi trung niên. Bởi như tôi đã đề cập, hình tướng của một người sẽ thay đổi dựa trên tâm tính lâu dài mà họ hình thành trong cuộc sống. 2. Gân xương - cốt cách Tiếp đến chính là phần “thân”, tức là cách một người đi, đứng, nằm, ngồi ra sao để xem được dáng vẻ, tác phong của họ trong thường ngày như thế nào. Xem xem họ đi đứng vững vàng, chững chạc hay hấp tấp, liêu xiêu? Dáng đi thanh thoát, khoan thai hay nặng nề, chậm chạp? Ví như những người có tướng đi chậm chạp, đầu hơi cúi và né tránh ánh nhìn người khác thường là những người thiếu tự tin, có tính cách trầm lặng và ngại giao tiếp. Ngoài ra, có những người có bước đi nhanh, vững chãi và không bị loạn nhịp thường là người tự tin, chín chắn, hòa đồng và có xu hướng lãnh đạo. Từ việc nhìn vào gân xương và cốt cách của một người, ta có thể biết được phần nào tính cách và lối sống, cách sinh hoạt của người đó. 3. Thần khí và khẩu khí “Rễ phụ” là phần thứ ba, chính là ta xét về cái thần (ánh mắt) và khí (giọng nói) của một người. Xem ánh mắt họ tĩnh hay động, vui tươi hay u sầu, cương nghị hay sợ hãi? Xét giọng nói họ vang khỏe, rõ ràng hay yếu ớt, lòng vòng? Thần và Khí chiếm trọng số 80% khi xem nhân tướng. Nếu lần đầu tiên gặp 1 người, chưa có bất kỳ thông tin gì thì thông qua thần khí ta đã có thể dự đoán phần lớn tính cách của họ. Ví dụ như người có nội kết hay tinh thần bên trong không được ổn định, đang phải trải qua nhiều vấn đề. Thần khí mà họ thể hiện ra thông qua ánh mắt sẽ lờ đờ, mệt mỏi. Nhìn vào mục quang không có sự tinh nhạy và sáng rõ. Khí lực trong giọng nói thì yếu ớt, kèm theo hơi thở ngắn và đứt quãng. Nội dung lời nói ra cũng không thể hiện sự rõ ràng mà trở nên lòng vòng và thiếu mạch lạc. Thần khí cũng có thể được ví như “nhựa sống” của một con người. Đánh mất thần khí tức là bản thân cũng dễ gặp cảnh “đoản mệnh” hơn. Đây là phần cực kỳ quan trọng tôi luôn chia sẻ trong lớp “Nhân tướng học ứng dụng”. Để hiểu lý do vì sao thần khí lại có thể quyết định số phận một người nhiều đến thế, các bạn rất nên tham gia lớp để nắm chắc phần này và học được cách “giữ khí” cho bản thân nhé. 4. Hành vi và thái độ sống Cuối cùng đến phần quan trọng nhất là “bộ rễ” của cây nhân tướng học, tức bao gồm hành vi, thái độ sống, cách đối nhân xử thế của một người. Liệu họ có điềm tĩnh, vững vàng trước khó khăn, thử thách không hay lại hấp tấp, dễ nổi nóng khi gặp chuyện bất như ý? Những việc họ làm có đang hướng thiện, tạo phước không hay chỉ đang hướng đến những điều vô bổ, độc hại? Chịu khó quan sát hành vi và thái độ sống của một người, bạn sẽ nắm được những gì có trong ý niệm của người đó. Đây chính là trọng số quan trọng nhất trong bộ môn nhân tướng để có thể hiểu rõ nhất về bản chất của một người. Lời kết Nắm được bốn cách xem tướng này chính là bạn đã nắm giữ được bí quyết để thấu hiểu và tiên liệu cuộc đời của bản thân và những người xung quanh một cách toàn vẹn nhất. Tuy vậy sự hiểu biết này cũng chính là con dao hai lưỡi. Nếu vì điều này khiến ta nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, chán nản (trường hợp hình tướng ta không tốt), hoặc sinh tâm ỷ lại, tự cao (nếu hình tướng ta xuất chúng, thiện lành). Hay khiến ta xa lánh những người có hình tướng xấu. Hoặc cố tìm những nguồn lực và sự tác động bên ngoài để “cải vận”... Thì vô tình việc xem tướng đã phản tác dụng và ta cũng hành xử sai quy luật Nhân - Quả rồi. “Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”. Mấu chốt của việc nắm giữ thuật Nhân Tướng chính là để ta có cơ hội hiểu mình - sửa mình, hiểu người - nâng đỡ người. Đồng thời việc sửa mình, cải vận này của ta hoàn toàn có thể điều chỉnh từ bên trong, thuận theo quy luật tự nhiên, theo quy luật Nhân - Quả. Có như vậy dòng chảy cuộc đời ta mới ngày càng thuận lợi, tươi đẹp hơn và hài hòa vào dòng chảy của vũ trụ, đất trời.

  • Top 5 Website Đáng Đọc Về Sức Khỏe Thuận Tự Nhiên

    Cuộc sống hiện đại đã mang đến cho con người nhiều tiện nghi hơn, đời sống vật chất khấm khá hơn. Con người có nhiều điều kiện để hưởng thụ cho những nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, ngày nay số lượng người mắc phải những căn bệnh nan y hiểm nghèo tăng lên nhanh chóng, như ung thư các bệnh về tim mạch, hệ tiêu hóa… Đặc biệt ngoài thân bệnh thì các tâm bệnh như trầm cảm, tự kỷ, tâm thần… cũng tăng lên nhanh chóng. Vậy điều gì đã xảy ra? Tại sao khoa học, y kỹ thuật hiện đại hơn nhưng lại không cứu được con người. Câu trả lời là nguyên nhân của mọi bệnh tật ốm đau đều do lối sống không thuận tự nhiên mà ra. Con người có đang sống “thuận” với tự nhiên? Con người tự tạo ra những nhu cầu, những phương tiện cả vật chất và tinh thần chỉ để đáp ứng nhu cầu ngày càng phình to của chính mình, không có sự dừng lại, vượt xa nhu cầu thực tế ban đầu của nó. Và càng chạy theo sự thỏa mãn đó thì con người tranh đấu càng nhiều, ganh tị càng nhiều, giành giật càng nhiều và rồi stress, căng thẳng, hiềm khích oán giận nhau càng nhiều. Kéo theo hàng loạt tâm bệnh khi tình trạng xảy ra trong thời gian dài. Và khi con người hưởng thụ tiện nghi càng nhiều thì tiêu hao nguồn lực của mẹ thiên nhiên. Lẽ ra sự sống sẽ được tăng trưởng nếu chúng ta không ngốn nhiều tài nguyên của mẹ trái đất. Nhưng vì con người “cần” nên đã khai thái từ rừng, đất, sông suối, nguồn nước sạch, các loài cây để dệt vải... Rác từ các nhà máy sản xuất không có đủ dung lượng bầu không gian để phân hủy tạo nên một sự ô nhiễm lớn. Và khi môi trường ô nhiễm thì thân thể con người cũng nhiễm bệnh. Ta bóp nghẹt sự sống thì không gian sự sống con người cũng được thu hẹp. Những biểu hiện của lối sống thiếu tự nhiên? Sau đây là một số những biểu hiện cho thấy chúng ta đang không lắng nghe nhu cầu thực sự của chính mình và dẫn đến sự mất cân bằng, thiếu tự nhiên: Ăn Cách chúng ta đang ăn: chúng ta ăn uống quá mức cần thiết. Thức ăn thừa bỏ đi rất nhiều. Thức ăn trong nước có nhưng phải mua được thực phẩm nhập khẩu, từ trái cây, các loại hạt, các sản phẩm chế biến. Chế biến nhiều thì “mầm sống” trong thực phẩm dần mất đi, thay thế là các loại gia vị, màu thực phẩm… Mặc dù khiến chúng ta rất ngon miệng nhưng không có tính chất nuôi dưỡng. Một sự thật rất hiển nhiên là: Để nuôi sống cơ thể chúng ta không cần quá nhiều thức ăn đến thế. Ngủ Cách chúng ta đang ngủ. “Ngủ ngày cày đêm” - Ban ngày là năng lượng của sự hoạt động bởi được tiếp nhận nguồn năng lượng dương của ánh sáng mặt trời. Làm việc và lao động vào ban ngày thì chúng ta mới hoạt bát, tỉnh táo. Còn ban đêm là lúc vạn vật thu về nuôi dưỡng, muôn vật đang nghỉ ngơi thì con người lại bắt ép cơ thể ăn uống, vui chơi, nhảy múa hát hò, hay hoạt động căng thẳng trí óc và ban đêm. Nó đi ngược lại với nguồn năng lượng chung và và ngược lại với sự cộng hưởng của muôn vật. Học - Làm Là con người chúng ta cũng cần lao động, học tập và làm việc. Tuy nhiên bao nhiêu trong số con người hiện đại làm việc trong sự thư giãn. Chỉ vì rất nhiều mục đích của tâm trí chúng ta tự nhào nặn ra, để chạy theo một mục tiêu nào đó. Có thể vì để kiếm được thêm tiền để tiêu xài thêm, muốn được khen, được công nhận, thích vinh quang, thích mọi người tung hô tâng bốc… Mà rồi làm việc quá sức, làm nhiều nhưng dễ duôi dễ dãi cũng nhiều, vì stress rồi thì lại nướng thời gian trong các quán bar, quán nhậu, tiệm karaoke. Cả hai chiều hướng đều mất quân bình. Sự mất quân bình khiến tâm con người không sáng suốt. Không sáng suốt thì càng gây ra nhiều vấn đề. Vậy những điều trên chúng ta đã nhận ra rằng, lối sống không thuận tự nhiên sẽ dẫn chúng ta đến những nguy cơ tiềm tàng của bệnh tật, héo mòn và tổn hao sự sống như thế nào? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta tiếp tục sống theo lối sống không tự nhiên và rồi hết thảy không bệnh tật này, muộn phiền này sẽ đến với ta và rất nhiều những vấn đề khác, có tính chất chung cộng hưởng với tập thể? Nguyên lý thiết lập lối sống thuận tự nhiên Đầu tiên, chúng ta cần điều chỉnh lại những nhu cầu của bản thân, sắp xếp lại cuộc đời của mình để biết điều gì thừa – cần bỏ, điều gì thiếu – cần thêm. Ví dụ thừa sự lo lắng, luôn luôn chạy đua “trong tâm trí” để đạt công việc, mục tiêu hay ước mơ. Thừa sự hưởng thụ như nhà, xe, tới những nơi sang trọng, quần áo đẹp. Càng có càng tổn hơi sức chăm chút và bảo quản. Học cách chấp nhận bản thân sống giản dị và có giá trị (năng lực làm việc, tính tình hòa hợp, dễ thương) thì người ta đã có điều gì đó trân trọng mình rồi. Ít mà giữ gìn, ít mà thẳng thớm, tươm tất, gọn gàng, sạch bóng thì tốt hơn là nhiều mà lòe loẹt không gọn gàng, lộn xộn. Đơn giản là trước tiên, sau đó là số lượng. Thiếu là thiếu chẳng hạn như sự quay về hít thở, hít thở, dọn dẹp căn nhà và làm điều gì đó để cảm thấy bình yên, tươi mát trong tâm hồn. Con người bây giờ hiếm có cơ hội này. Nhưng chăm sóc được điều đó thì cơ thể không những luôn khỏe mạnh mà tâm trí được cân bằng, sẽ luôn luôn tỉnh táo. Top 5 website về sức khoẻ thuận tự nhiên giúp phát triển hài hoà thân tâm Sau đây là 5 website tìm hiểu chăm sóc sức khỏe thuận tự nhiên các bạn có thể tham khảo: 1. Thanhlocthantam.vn Đây là trang web của một tu sĩ cũng như là một tiến sĩ y khoa Đại học Y dược TP.HCM và là tiến sĩ Dược khoa tại Mỹ - thầy Thích Tâm Thành. Thầy đã dành trọn cuộc đời mình để nghiên cứu về lĩnh vực thân tâm con người, từ đó hiểu tận gốc rễ nguyên nhân các bệnh tật của con người. Các phương pháp chữa trị của thầy có sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn Y khoa hiện đại, kết hợp phương pháp thanh lọc thân tâm thuận tự nhiên và kết hợp điều trị các vấn đề gây mất quân bình tâm ở con người. Một trong những khóa học nổi tiếng của thầy được cả thế giới đón nhận đó là khóa “Thanh lọc thân tâm”, điều trị các bệnh nan y, mãn tính, các rối loạn thân bệnh và chữa lành cơ thể và làm quân bình tâm. Thầy hướng dẫn khóa học này tại các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Đức, Thụy Điển, Áo, Ý, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Việt Nam… từ năm 2006. Trang web này sẽ mô tả chi tiết cho bạn về hành trình của Khóa học Thanh lọc thân tâm, bao gồm: Bài giảng, cách làm nguyên liệu, cách tự thực hành ở nhà…. 2. Songchanhniem.com Đây cũng là trang web của thầy Tâm Thành tuy nhiên còn tập hợp và tổng hợp nhiều kiến thức về y khoa và sức khỏe khác, đặc biệt là liên quan đến lối sống thực hành tỉnh thức và thuận tự nhiên để phòng chống bệnh tật, giảm tỷ lệ mắc các chứng bệnh về tâm lý, tâm hồn… Trang web này tập hợp rất nhiều bài thuốc hay bằng nguyên liệu tự nhiên để điều trị những chứng bệnh thông thường trong đời sống 3. Runggoi.com “Nhịn ăn là cách chúng ta dừng lại để thư giãn, nghỉ ngơi, giúp cho thiên nhiên trong ta được diễn thế tự nhiên, tự phục hồi và cân bằng. Qua đó, cơ thể đào thải độc tố, chuyển hóa rác trong tự thân, nâng cao sức khỏe và chữa lành mọi bệnh tật một cách tự nhiên.” Thầy Nguyễn Huỳnh Thuật là một người đã có những trải nghiệm về chữa bệnh không dùng thuốc và thanh lọc thân tâm từ năm 1998. Thầy đã tổ chức các khóa thanh lọc thân tâm bằng nhịn ăn trong suốt 20 năm nay và đã chữa lành những loại bệnh mãn tính của con người, giúp thiết lập lại một đời sống quân bình và tỉnh thức Hiện nay các chương trình của thầy được tổ chức thường xuyên và đều đặn tại khu vực miền Bắc và miền Nam. 4. Gnh.vn/suckhoe Đây là trang web tập hợp các đơn vị chữa bệnh theo phương pháp thuận tự nhiên, được cộng đồng sống tử tế GNH tổng hợp. Các khoá học bao gồm: Khoá học Tác động cột sống, Y học viễn đông (hiểu căn bản về nguyên nhân gốc rễ bệnh tật - rất hay), các đơn vị chữa bệnh miễn phí, các sách sức khỏe khuyến đọc…vv “Thân và Tâm là hai thực thể không thể tách rời nhau mà tồn tại. Khi Thân của chúng ta không khỏe mạnh thì Tâm của chúng ta bần thần mệt mỏi…” 5. Khaiminh.vn “Phương pháp thực dưỡng là phương pháp ăn uống và sinh sống thuận theo tự nhiên, lấy triết lý Âm Dương của Đông phương làm nền tảng và lấy hạt cốc (như gạo lứt, lúa mì lứt…) làm thức ăn chính”. Thực phẩm tốt là thực phẩm sạch hữu cơ, tự nhiên, cân bằng âm dương và phù hợp với bộ máy tiêu hóa của loài người. Các món thực dưỡng là các thực phẩm hữu cơ, tự nhiên, không hóa chất. Trong chế biến không sử dụng bột ngọt, bột nêm, đường, chất bảo quản, phẩm màu, và bất kỳ hóa chất nào. Trang web này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn tìm hiểu về phương pháp ăn uống, giữ gìn sức khỏe bằng thực dưỡng. Đồng thời có nhiều khóa học miễn phí, các bài tập và phương pháp thực hành chi tiết để áp dụng! Kết luận Quay về với lối sống thuận tự nhiên là cách tốt nhất để chúng ta sống một cuộc đời khoẻ mạnh, hoà hợp với thiên nhiên và phát huy tối đa tiềm năng của chính mình. Hãy trang bị cho mình những hiểu biết và kiến thức đúng đắn để chăm sóc sức khoẻ thân và tâm của mình một cách chủ động, sáng suốt và bền vững! Chúc các bạn thành công!

  • Bí quyết tìm ra Ý nghĩa cuộc đời

    Có bao giờ bạn thấy trống vắng, chông chênh… Có bao giờ bạn cảm thấy chán nản, lạc lõng… Có bao giờ bạn cảm thấy hạnh phúc trên thế giới này thật giả tạm, chỉ loé sáng trong chốc lát rồi vụt tắt? Trong cuộc sống bấp bênh, vô định này đã có lúc nào bạn cảm thấy đau đớn, hoang mang đến tột cùng và bất lực về thân phận của kiếp nhân sinh? Trong tất cả muôn loài chỉ có con người mới đặt câu hỏi về “ý nghĩa cuộc đời”. Vậy làm thế nào để tìm thấy ý nghĩa cuộc đời? Các bước thực hành để tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó là gì? Đánh thức ý nghĩa cuộc đời Con người được cho là loài thông minh nhất trên Trái Đất hiện nay. Với khả năng tư duy vượt trội con người được cho là sinh vật có khả năng tự nhận thức về chính mình cao nhất trong tất cả muôn loài. Chính vì lẽ đó, con người luôn tìm cho mình lý do để sống. Nếu một ngày chúng ta cảm thấy mình không còn điều gì để phấn đấu, không còn động lực để tiến về phía trước, ắt hẳn chúng ta sẽ rất khắc khoải, lạc lõng, cô đơn. Tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn chênh vênh, lạc lõng như vậy. Gần 40 năm cuộc đời chạy đua mải miết theo guồng quay cuộc sống. Cho đến năm 40 tuổi tôi mới bắt đầu nhìn nhận lại cuộc đời mình, đúc kết theo chiều sâu và tìm ra ý nghĩa cuộc sống! Có phải các bạn đã tìm kiếm rất nhiều thứ trong đời nhưng rồi tất cả đều khiến các bạn thất vọng? Có phải bạn đã từng đánh đổi và trả giá rất đắt để đổi lấy sự nghiệp, danh vọng, tiền tài, địa vị…? Nhưng rồi khi đạt được tất cả đằng sau những thứ đó không khiến bạn thỏa mãn. Những hạnh phúc đó bạn chỉ vừa mới chạm tay trong chốc lát nó đã vụt tắt. Và rồi bạn lại tiếp tục đuổi bắt, tìm kiếm. Trò chơi trốn tìm hạnh phúc này không bao giờ kết thúc. Bạn mãi là người lạc đường, lạc lõng, giữa thế gian vô tận. Bạn nhận ra điều gì? Có phải, hầu hết chúng ta đều bị mắc kẹt, luẩn quẩn chỉ vì chúng ta chạy theo bên ngoài quá nhiều? Chúng ta gần như mất kết nối và đánh mất cái bên trong, lạc mất nội tâm của mình? Để rồi càng lao ra bên ngoài càng cảm thấy trống rỗng, lạc lõng, cô đơn. Vậy, điều đầu tiên để chúng ta nhận ra ý nghĩa cuộc đời là chúng ta cần quay về với bên trong của mình. Bên trong mới là cái trụ, cái gốc vững chắc để chúng ta bước đi trên hành trình cuộc đời này! Trải nghiệm chưa đủ chưa thể nhận ra ý nghĩa cuộc đời Thông thường người trả lời được câu hỏi: ý nghĩa cuộc đời là gì thường là những người có nhiều trải nghiệm hoặc tương đối lớn tuổi một chút, có những khó khăn nghịch cảnh đủ lớn. Còn hỏi một bản trẻ mười mấy, đôi mươi ý nghĩa cuộc đời là gì các bạn khó trả lời được. Có hai loại trải nghiệm: trải nghiệm trong tư tưởng và trải nghiệm bên ngoài. Trải nghiệm trong tư tưởng là các bạn trăn trở, đào bới thật nhiều bên trong để lật lại, xem xét lại các vấn đề một cách kỹ lưỡng và hiểu chính mình. Còn trải nghiệm bên ngoài là những va đập bên ngoài cuộc sống. Với những mối quan hệ, công việc, những trải nghiệm thông qua các giác quan, cảm xúc và tình cảm… Khi các bạn có những trải nghiệm bên ngoài cộng với việc có sự quan sát, phân tích, đúc kết lại bên trong thì các bạn sẽ có một góc nhìn sâu sắc, đa chiều về cuộc sống và chính mình. Đó là lý do những người có những trải nghiệm lớn, đi được nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, học nhiều vị thầy lớn… thì hỏi “ý nghĩa cuộc đời của anh là gì?” thì họ trả lời rất dễ. Còn những người sinh ra được nuôi như gà công nghiệp, được bao bọc rất kỹ. Lớn lên lấy vợ, lấy chồng, sinh con rồi cặm cụi đi kiếm tiền để lo cho những đứa con thì 40,50 tuổi hỏi “ý nghĩa cuộc đời” họ không trả lời được. Đặt một câu hỏi để các bạn suy ngẫm nhé: Nếu ý nghĩa cuộc đời của chúng ta là lớn lên, lấy vợ, lấy chồng, sinh con, rồi già, rồi chết. Thì cuộc đời con chó nó cũng giống như vậy đúng không? Như vậy thì chúng ta mới khai thác được phần con trong chữ con người thôi. Bản chất chúng ta còn có phần người trong đó nữa. Và sâu sắc hơn còn có cả phần thánh - tức những phẩm chất rất cao quý mà chỉ ở những bậc thánh, vĩ nhân lớn mới có. Vậy, chúng ta đang ở chặng nào trên hành trình cuộc đời: Con - Người - Thánh? Làm thế nào để chúng ta chạm vào ý nghĩa chiều sâu để phát triển bản thân? Để phát triển từ chất Con lên thành Người, rồi từ chất Người lên phẩm chất của bậc Thánh? Để hiểu được điều này các bạn cần tìm ra nguyên nhân - kết quả (Nhân quả) của việc tìm ra ý nghĩa cuộc đời là gì? Nhân Duyên Quả để tìm ra ý nghĩa cuộc đời *Nhân duyên quả tức: Nguyên nhân + điều kiện => Kết quả Thường ngoài lớp Chánh Kiến là lớp học để Đánh thức ý nghĩa cuộc đời, tôi cũng có buổi chia sẻ ngắn về Giá trị cuộc đời tầm 2-3 tiếng. Thì có một vài bạn bảo: Em học xong em chưa thấy ý nghĩa cuộc đời của em ở đâu nên em thấy học 2,3 tiếng này tốn thời gian. Theo các bạn, để tìm được ý nghĩa cuộc đời thì nhân là ở bên trong hay bên ngoài? Nhân là các bạn. Do đó lời tôi dạy chỉ là duyên thôi. Tức tôi đúc kết lại hành trình của mình và chia sẻ lại với các bạn những nguyên lý chung nhất, cốt lõi nhất để các bạn hình dung về con đường phía trước. Và những công thức cốt lõi nhất, đủ đơn giản để các bạn tìm ra được tấm bản đồ cho riêng mình. Còn nhân là ở các bạn: Các bạn có thật sự trăn trở, khát khao để tìm ra ý nghĩa cuộc đời hay không? Các bạn có chấp nhận dấn thân bước ra đời để trải nghiệm nhiều thứ, chấp nhận gian khổ, khó khăn? Các bạn có biết lựa chọn con đường đúng để đi và có quan sát, đúc kết lại hành trình của mình không? Như vậy, công thức hoặc tấm bản đồ tôi trao cho bạn là duyên, cộng với nhân bên trong là bạn. Nhân đủ mạnh + duyên phù hợp thì sẽ trổ quả, tức bạn sẽ chạm đến ý nghĩa cuộc đời. 3 yếu tố cốt lõi mà tôi đã đúc kết cho các bạn đó chính là: Đạo đức - Trí tuệ - Nghị Lực. Chỉ cần tập trung phát triển và vun bồi ba yếu tố này nhất định các bạn sẽ chạm vào chiều sâu, trở nên sống có ý nghĩa. Để có Trí tuệ các bạn cần nắm được hai thứ: đó là Quan sát - Phân tích - Đúc kết và Văn - Tư - Tu. Quan sát - Phân tích - Đúc kết là để tư duy theo chiều sâu, chiêm nghiệm lại những bài học, hành trình mình đã đi qua dù là trong công việc, cuộc sống hay bất cứ trải nghiệm nào. Còn Văn - Tư - Tu là học những kiến thức, bài giảng tinh hoa để từ từ áp dụng vào cuộc sống và thấm nhuyễn. Mài bén hai yếu tố này không sớm thì muộn trí tuệ của các bạn sẽ nở hoa. Để có Nghị lực thì các bạn cần rèn luyện được cho mình 3 yếu tố: Dũng - Nhẫn - Tĩnh. Dũng là dũng cảm làm việc khó, chấp nhận dấn thân, bước ra khỏi vùng an toàn, làm những điều có ý nghĩa. Nhẫn là nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ làm đến tận cùng. Và tĩnh là sự điềm nhiên, an tĩnh trước mọi biến cố, dao động, sóng gió cuộc đời. Để hiểu mình là ai, hiểu bản chất cuộc đời mà không có chữ dũng, nghị lực thì các bạn đi không tới được. Đạo đức là tình thương yêu, là chất keo gắn kết mọi người, muôn loài. Tình yêu thương giúp bạn thăng hoa trong cuộc sống. Nền tảng của đạo đức bao gồm bốn yếu tố mở ra vô lượng mà các bạn nắm thật chắc sẽ không bao giờ bị đi lạc. 3 gốc rễ của một con người này được tôi chia sẻ trong khoá học Chánh Kiến 1 - Đánh thức ý nghĩa cuộc đời. Khóa học đúc kết những công thức đơn giản và cốt lõi nhất để giúp bạn chạm vào ý nghĩa cuộc sống. Khi bạn đã nhận ra mình là ai bạn sẽ bước đi ung dung, tự tại, sống sâu sắc mà không sóng gió nào xô ngã được. Như vậy, để tìm được ý nghĩa cuộc đời bạn phải bắt đầu đặt câu hỏi (nhân). Và thứ hai kết hợp với các duyên bên ngoài: trải nghiệm, học hỏi từ các bậc thầy lớn thì dần dần các bạn sẽ vỡ ra. Tuỳ duyên hay tạo duyên? Để tìm được ý nghĩa cuộc đời cần đầy đủ nhân (nguyên nhân), duyên (điều kiện). Với duyên, chúng ta cần tạo duyên hay tuỳ duyên? Tuỳ duyên là thái độ biết quan sát, nhận định đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng để có cách ứng xử, giải quyết hợp lý, không cưỡng cầu. Tuy nhiên, cụm từ tuỳ duyên cũng rất dễ bị hiểu lầm theo nghĩa thiếu chủ động, ù lì, chờ đợi thứ có sẵn mà không hành động. Đấy là thái độ của người “ôm cây đợi thỏ”, “há miệng chờ sung” hoàn toàn không mang ý nghĩa tích cực nào. Ví dụ, chúng ta muốn đọc sách để tăng trướng trí tuệ nhưng nếu như không biết tạo duyên, lúc nào cũng viện lí do "tôi bận quá", "tôi không có thời gian" thì sẽ không bao giờ thực hiện được. Tạo duyên là chúng ta tranh thủ vào những khoảng thời gian trống như: thời gian nghỉ buổi trưa, buổi sáng dậy sớm hơn một chút, buổi tối trước khi đi ngủ dành ra 15 phút để đọc sách. Đi xe trên đường không đọc sách được thì đeo tai nghe...Toàn bộ thời gian trống đó mình dành để đọc sách thì đó là tạo duyên Người nào biết tạo duyên là người hiểu được gốc cổ nhân dạy, cổ nhân không dạy chúng ta tùy duyên đâu, cổ nhân dạy chúng ta tạo duyên. Tạo Duyên trước rồi mới Tuỳ Duyên sau. Tạo Duyên là mình chủ động tạo dựng những điều kiện để bản thân được phát triển. Và khi có đủ nhân và duyên rồi, thì theo thời gian quả sẽ trổ. Kết luận Ý nghĩa cuộc đời bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi. Nhưng để khám phá ra nó buộc bạn phải dấn thân thật sâu sắc. Bạn phải đào bới đủ sâu, đủ lâu cả bên trong lẫn bên ngoài đặc biệt là học hỏi từ những minh sư, vị thầy lớn. Chẳng có ai sống cạn cợt mà tìm thấy ý nghĩa cuộc đời cả. Chỉ có những người họ sống sâu sắc, luôn nhìn nhận lại mọi vấn đề chiều sâu thì họ mới trở thành ngọn đuốc của cuộc đời mình, họ trở thành thầy của chính mình. Và cũng lúc đó tìm thấy ý nghĩa cuộc đời!

  • 5 đặc điểm nhân tướng trọng yếu nhà tuyển dụng cần biết

    Từ khóa chính: đặc điểm nhân tướng, xem tướng tuyển người, nhân tướng trong tuyển dụng Trong quá trình tuyển dụng các vị trí cho doanh nghiệp cũng như trường học tôi ứng dụng khá nhiều các kiến thức về nhân tướng học. Nhờ hiểu được ứng viên mà bạn có thể lựa chọn được người phù hợp, gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Đặc biệt là giúp họ được đặt đúng vị trí, có định hướng phát triển. Nếu bạn đang loay hoay trong vấn đề tuyển dụng thì những đặc điểm sau có thể là gợi ý cho bạn. Khám phá 5 đặc điểm nhân tướng mà nhà tuyển dụng nên biết Giữa muôn vàn hồ sơ, ứng viên thì việc tìm được những ứng viên phù hợp quả thật không dễ dàng. Vì mỗi người họ có những nét tính cách khác nhau và bạn cần phải có nhận định chính xác trong thời gian ngắn để biết mình có nên nhận họ vào làm hay không? Hay họ có phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp của bạn đang cần? Thực tế chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện được qua những đặc điểm sau: Trán có thể nhận diện được trí tuệ của một người Đây là bộ phận dễ nhận diện được phần nào trí tuệ của một người. Người có trán cao thường là người rất thông minh, suy nghĩ sâu sắc. Đây là một trong những đặc điểm giúp một người dễ dàng hòa nhập và đáp ứng công việc. Ngoài ra một người thông minh trong công việc cũng như ứng xử hàng ngày cũng sẽ nhận được sự thiện cảm ngay từ lần đầu gặp. Chính vì vậy đây là một trong những đặc điểm về ứng viên bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem lại kỹ lưỡng vì người có trán cao, rộng thường suy nghĩ thái quá. Tức là họ có khả năng suy nghĩ nhiều nhưng thường không sâu, một số người có xu hướng tưởng tượng thái quá, xa rời thực tế. Một dạng trán khác cũng thường gặp là trán thấp và hẹp, thông thường những người bảo thủ, khó tiếp nhận ý kiến của người khác. Nhân tố này là một trong những cản trở đối với công việc đòi hỏi phải làm việc nhóm nhiều. Vì họ thường giữ khư khư quan điểm của mình, khó hòa mình cùng với cái chung của tập thể. Ánh mắt nói gì về một người? Đây là một đặc điểm quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi tiếp xúc với ứng viên. Thiện cảm của chúng ta với ứng viên cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Những người đứng đắn có ánh mắt sáng nhưng không lộ, trông trong trẻo, có phần đen và trắng phân minh. Khi nhìn họ có xu hướng nhìn thẳng. Ngược lại nếu một người có nhiều tia máu đỏ, lờ đờ thiếu sức sống, ánh mắt hay láo liên thì thường là những người có thần khí kém, tâm hay động, nóng tính. Đây là những đặc điểm không thuận lợi cho quá trình làm việc. Ánh mắt nói lên nhiều về tính cách của một người Ánh mắt cũng giúp bạn hiểu hơn về lối sống, tính cách của ứng viên đặc biệt là các bạn trẻ. Những bạn có sức khỏe yếu, hay thức khuya thì không thể có ánh mắt tinh anh, sáng khỏe. Quan sát gò má để biết thêm về ứng viên Theo quá trình nghiên cứu và trải nghiệm, tôi nhận thấy đây là một trong những đặc điểm quan trọng giúp bạn xác nhận được tài vận và uy quyền của một người. Đây là đặc điểm giúp xác định được người này có làm được leader, quản lý hay không. Người có góc má cao thường có mong cầu lớn trong cuộc sống Người có gò má cao thường có tính năng nổ quyết liệt nhưng lại có tính khí quyết liệt quá mức. Họ thường khá bảo thủ, bướng bỉnh và ít lắng nghe sự góp ý của người khác. Người này thường nếu đặt ở vị trí phát triển thị trường, bán hàng thì khá là nhanh nhưng công việc về con người, phát triển theo chiều sâu, suy ngẫm nhiều thì lại không phù hợp với họ. Tuyển người qua quan sát mũi Đây cũng là đặc điểm quan trọng, phần trung tâm của gương mặt giúp bạn xác định được khả năng đi đến tận cùng trong công việc của ứng viên. Những người có mũi cao thường là những người có nghị lực và tính thực tế cao. Họ có xu hướng nói được làm được, có khả năng ý tưởng và triển khai được những gì mà họ suy ngẫm vào thực tế. Những người có mũi thấp thường hay dễ nản, dễ chán, khó đi đến tận cùng của vấn đề. Còn với những ứng viên có mũi tròn, hài hòa với gương mặt là những người có khả năng kết nối tốt, hòa ái rất phù hợp với vị trí nhân sự, chăm sóc khách hàng. Còn những ứng viên có mũi gãy lệch, cánh mũi hẹp thường có tâm tính hẹp hòi, tính toán, ít suy nghĩ cho người khác. Đây là nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết của đội ngũ - cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi tuyển dụng. Giọng nói cũng phản ánh tính cách của ứng viên Phần này được xếp trong Khí lực của Nhân tướng thể hiện phần nội lực của ứng viên. Thông thường người có uy lực mạnh mẽ thường có xu hướng thích cạnh tranh với người khác. Với những người này thì việc tuyển dụng vào vị trí phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường thì rất tốt vì họ thường là những người rất quyết đoán, có tham vọng cao và bền bỉ trong mục tiêu của mình. Qua quan sát giọng nói sẽ giúp bạn hiểu được phần nào tính cách ứng viên Những người có tông giọng trầm ổn thường là những người có tính cách ôn hòa, khéo léo trong lời ăn tiếng nói. Những người này thường phù hợp làm việc với con người, chăm sóc người khác. Còn những người nói năng có xu hướng đay nghiến, chua ngoa, hay gắt gỏng là những người dễ sân giận, không khéo léo trong giao tiếp, có cái tôi cao. Đây cũng là một trong những trường hợp nhân sự cần cẩn trọng hơn trong tuyển dụng. Những người có giọng nói nhỏ, dễ bị hụt hơi thường là những người có khí lực yếu, tâm dễ bị xao động, hay lo lắng. Họ thường thiếu sự kiên nhẫn trong công việc, khó đi đến cùng dù có mục tiêu rõ ràng. Đừng vội “nhìn mặt mà bắt hình dong” Trong dân gian có khá nhiều quan điểm về cách nhìn người “Những người ti hí mắt lươn Trai thời trộm cướp gái tranh chồng người” “Bụng bí rợ ở đợ mà ăn” Chúng ta thường có xu hướng nhìn vào một đặc điểm của người khác mà có những suy nghĩ sai lầm khi tiếp xúc với một người. Thực tế, những điều chúng ta thấy chỉ là những phần bề nổi, chỉ có thể nhìn được tính cách của một người. Chúng ta cần có quá trình quan sát thực tế, về cách nói năng ứng xử thì mới kết luận chính xác về một người. Thông thường trong quá trình tuyển dụng tôi sẽ dựa vào nhiều yếu tố để xác định được tính cách của học viên. Chẳng hạn như cách họ làm hồ sơ: cẩn thận hay sơ sài? Hành văn ngắn gọn mạch lạc hay dài dòng lan man. Ngoài ra cách đặt câu hỏi cũng có thể giúp bạn biết được độ nhạy cũng như sự trung thực của ứng viên. Thông thường trong lớp Nhân tướng tôi không nhấn mạnh sự chính xác của một đặc điểm nào cả. Tôi thường khuyến khích học viên của mình học cách quan sát thật nhiều để có được kết luận chính xác nhất. Ngoài ra, nhận định của chúng ta cũng nên thay đổi vì nhân tướng của một người hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian phụ thuộc theo lối sống cũng như quá trình tu dưỡng, rèn luyện của họ. Kết luận Việc tìm được một ứng viên quả thật không hề dễ nhưng với những đặc điểm về nhân tướng học sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn. Nhưng với một người có kinh nghiệm tuyển dụng bạn cần phải học hỏi không ngừng để thu nạp cho mình kiến thức cũng như kỹ năng để nhận biết ứng viên thật sự phù hợp. Từ đó đưa được vào đội ngũ và cùng họ chinh phục những mục tiêu lớn.

bottom of page